Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.23 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN PHAN HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN PHAN HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Quyết định giao đề tài:


1444/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

1080/QĐ-ĐHNT ngày 19/11/2015

Ngày bảo vệ:

10/12/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch hội đồng:
TS. LÊ KIM LONG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa
học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Phan Hồng Hạnh

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của q phịng ban, q thầy cơ khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại
học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, thầy TS. Phạm Thành
Thái, sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hiệp,
Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Mỹ, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Điền, Ủy ban nhân dân xã
Nghĩa Hòa, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Lâm, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Sơn, Ủy ban
nhân dân huyện Tư Nghĩa, phòng Thống kê huyện Tư Nghĩa và Quý hộ nông dân
huyện Tư Nghĩa đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q
trình thu thập thơng tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Phan Hồng Hạnh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................5
1.1. Cơ sở lý thuyết về nông hộ.......................................................................................5
1.1.1. Khái niệm nông hộ ................................................................................................5
1.1.2. Phân loại nông hộ ..................................................................................................6
1.1.3. Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ. ...............................................7
1.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ .................................................................8
1.2.1. Khái niệm thu nhập nông hộ .................................................................................8
1.2.2. Phân loại thu nhập nông hộ .................................................................................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ .......................................................11
1.3.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................11
1.3.2. Nguồn lực tài chính .............................................................................................11
1.3.3. Nguồn lực vật chất...............................................................................................12
1.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên .............................................................12
1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................13
1.5. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................17
1.5.1. Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ .......................................17
1.5.2. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc có ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ ...18
v


1.5.3. Diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ .........................19
1.5.4. Tiếp cận vốn tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ.........................20
1.5.5. Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ..................21
1.5.6. Khoảng cách từ nơi sống của nơng hộ tới chợ thành phố có ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ ...........................................................................................................22
1.5.7. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ ............23

1.6. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................23
1.6.1. Khung phân tích...................................................................................................23
1.6.2. Mơ hình lượng hóa ..............................................................................................24
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................27
2.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................27
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................28
2.3. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu ....................................................................29
2.3.1. Quy mô mẫu ........................................................................................................29
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................30
2.4. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu..............................................................................31
2.4.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ......................................................31
2.4.2. Thu thập dữ liệu...................................................................................................32
2.5. Các cơng cụ phân tích dữ liệu ................................................................................33
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................35
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........36
3.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên huyện Tư Nghĩa. ..............................36
3.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................36
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................36
vi


3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tư Nghĩa ............................................................37
3.3. Tình hình đời sống dân cư ......................................................................................38
3.4. Kết quả phân tích....................................................................................................39
3.4.1. Thống kê mơ tả mẫu điều tra ...............................................................................39
3.4.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ .................48
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................58
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH .........................................................................59
4.1. Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nơng hộ tại huyện Tư Nghĩa,

tỉnh Quảng Ngãi.............................................................................................................59
4.1.1. Giáo dục và đào tạo .............................................................................................59
4.1.2. Đất đai..................................................................................................................60
4.1.3. Hoạt động tạo thu nhập........................................................................................60
4.1.4. Vốn cho hoạt động sản xuất ................................................................................61
4.1.5. Dân số và kế hoạch hóa gia đình .........................................................................62
4.1.6. Những giải pháp khác..........................................................................................62
4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................64
KẾT LUẬN ...................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu ....................16
Bảng 1.2. Định nghĩa các biến được đưa vào mơ hình .................................................25
Bảng 2.1 Tỷ lệ lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu ..........................................................31
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của chủ hộ.............................................................39
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của nơng hộ.................................40
Bảng 3.3. Quy mơ hộ gia đình và thu nhập của nông hộ ..............................................41
Bảng 3.4. Số người sống phụ thuộc và thu nhập của nông hộ ......................................42
Bảng 3.5. Diện tích đất sản xuất và thu nhập của nơng hộ ...........................................42
Bảng 3.6. Tiếp cận vốn tín dụng và thu nhập của nơng hộ ...........................................43
Bảng 3.7. Tình hình tiếp cận tín dụng của nơng hộ.......................................................43
Bảng 3.8. Số hoạt động tạo thu nhập và thu nhập của nông hộ ....................................44
Bảng 3.9. Khoảng cách từ nơi ở đến chợ thành phố và thu nhập của nông hộ .............44
Bảng 3.10. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ và thu nhập của nông hộ ......................45
Bảng 3.11. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho biến độc lập .......................46

Bảng 3.12. Những khó khăn thường gặp của nơng hộ ..................................................47
Bảng 3.13. Ma trận tương quan giữa các nhân tố..........................................................50
Bảng 3.14 Tóm tắt mơ hình ...........................................................................................51
Bảng 3.15. Mức độ phù hợp của mơ hình .....................................................................51
Bảng 3.16 Hệ số hồi quy của mơ hình hồi quy phụ ......................................................52
Bảng 3.17. Kết quả ước lượng mô hình ........................................................................52
Bảng 3.18. Vị trí quan trọng của các yếu tố ..................................................................56

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ. .....................24
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................27

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu:
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất
các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho nơng hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại

huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Mục tiêu 2: Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của nơng hộ tại
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao thu nhập cho
nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
3. Phướng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây
dựng và hồn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mơ tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về thu
nhập giữa các biến như trình độ học vấn, quy mơ hộ gia đình, số người sống phụ
thuộc, diện tích đất,...Thơng qua phân tích thống kê mơ tả chúng ta có thể kiểm định
sơ bộ các giả thiết nghiên cứu đặt ra.
- Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) dùng để ước lượng mơ hình nhằm
tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát
ra cho 390 nông hộ tại huyện Tư Nghĩa từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2015.

x


Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, số người sống phụ
thuộc, diện tích đất sản xuất, tiếp cận vốn tín dụng, số hoạt động tạo thu nhập và kinh
nghiệm làm việc. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập nơng hộ là diện tích
đất sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ.
Việc nâng cao thu nhập của nơng hộ cịn những khó khăn nhất định, điều này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hộ gia đình nơng thơn ở nơi đây. Khó
khăn mà nơng hộ thường gặp nhất là thiếu vốn sản xuất và giá vật tư nông nghiệp cao.
Diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, cải thiện nhưng còn chưa đồng bộ, nhiều
khu vực của các xã miền núi cần phải đầu tư, tu sửa hệ thống đường sá, thủy lợi để
thuận lợi hơn cho việc chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm hay hoạt động tưới tiêu
trong sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của các nông hộ tại khu vực này chủ yếu là trồng
lúa, ngô, sắn, hoa màu và chăn ni heo, bị. Các hoạt động sản xuất chủ yếu mang tính
chất hộ gia đình, nhỏ lẻ, đem lại thu nhập chưa cao. Tình hình dịch bệnh, hạn hán, lũ
lụt,..đã gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa
phương.
5. Kết luận
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính
sách để cải thiện thu nhập, mức sống cho nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi, bao gồm: chính sách về giáo dục và đào tạo, chính sách đất đai, giải quyết sinh
kế, tạo việc làm cho người dân, chính sách về vốn, chính sách về dân số và kế hoạch
hóa gia đình và một số chính sách khác như đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện xen canh,
đa dạng hóa cây trồng, vật ni,...
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, thu nhập, nông hộ.

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập của người dân luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước trong nhiều năm qua. Bởi vì nó là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, có ý
nghĩa kinh tế, dùng để đánh giá mức sống của dân cư, sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển
của mỗi khu vực, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống
của người dân và xóa đói, giảm nghèo. (Vũ Thanh Liêm và Dương Mạnh Hùng, 2014)
Ở Việt Nam, với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao
động nông thôn là lao động nông nghiệp (GSO, 2012) nhưng thu nhập bình quân của
một người trên một tháng năm 2010 ở khu vực thành thị là 2.130 nghìn đồng và khu

vực nơng thơn là 1.070 nghìn đồng, chênh lệch gần gấp hai lần (GSO, 2011). Chính vì
vậy, nghiên cứu về thu nhập của người dân nói chung và thu nhập của người dân sống
ở nơng thơn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, vấn đề thu nhập nói chung và thu nhập của nơng dân nói
riêng đã được đưa ra thảo luận và đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan tới thu
nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ các góc độ và phạm vi khác nhau như
Thu nhập của nông dân bị tách biệt xã hội về kinh tế (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2013);
Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong
giai đoạn 2000 – 2010 (Trần Thị Lệ Mỹ và cộng sự, 2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ ở An Giang (Nguyễn Lan Duyên, 2014), Phân tích thu nhập của
hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi (Võ Thành Nhân, 2011)...Tuy nhiên, chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu về thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi để làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách nhằm tăng thu nhập cho
người nông dân.
Tư Nghĩa là huyện đồng bằng nằm ở vùng trung tâm của tỉnh Quảng Ngãi, giáp
ranh với thành phố Quảng Ngãi. Huyện Tư Nghĩa nằm dọc theo hai con sông lớn nhất
trong tỉnh (từ bờ Nam sơng Trà Khúc đến bờ Bắc sơng Vệ) và có nhiều sông suối lớn
đem về lượng phù sa bồi đắp hàng năm nên đồng bằng Tư Nghĩa rất màu mỡ phì
nhiêu; có hệ thống kênh mương, thủy lợi ln đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho
người dân yên tâm sản xuất nơng nghiệp. Có thể thấy huyện có nhiều tiềm năng và
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Từ xưa, Tư Nghĩa đã là một vùng trọng
1


điểm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, đời sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ
thuộc vào sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do q trình phát triển đơ thị hóa và các tuyến đường giao thơng được mở rộng; có
nhiều cụm cơng nghiệp mọc lên như cụm cơng nghiệp La Hà, nhà máy sản xuất gạch
Tuynel, gạch Gò Su...Số hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp ngày một tăng, năm
2013 có 1.658 hộ và năm 2014 có 3.157 hộ bị thu hồi đất (Ủy ban nhân dân huyện Tư

Nghĩa, 2014). Và giá cả thị trường không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu
nhập và đời sống người dân nơi đây.
Mặc dù, những năm qua lãnh đạo huyện Tư Nghĩa đã có nhiều cố gắng để thực
hiện các chính sách nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho nông dân nhưng thu nhập
của người dân vẫn cịn ở mức thấp. Năm 2012 thu nhập bình qn đầu người/tháng là
1.050 nghìn đồng (Phịng thống kê huyện Tư Nghĩa, 2013) thấp hơn mức thu nhập
bình quân đầu người 1 tháng của tỉnh Quảng Ngãi là 1.305,1 nghìn đồng và chỉ bằng
một nửa mức thu nhập bình quân đầu người/1 tháng ở khu vực thành thị của tỉnh là
2.030,4 nghìn đồng.(Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2013). Vì vậy, nghiên cứu
về thu nhập của nơng hộ, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ và
làm cách nào để nâng cao thu nhập nông hộ là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi” là cần thiết và hữu ích.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất
các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Mục tiêu 2: Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của nơng hộ tại
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
2


Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao thu nhập cho
nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi?
- Các nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi?
- Những hàm ý chính sách nào có thể giúp nơng hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của mình trong thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu nhập, các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 07 đến tháng 08 năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây
dựng và hoàn thiện bản câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mơ hình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mơ tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về thu
nhập giữa các biến như trình độ học vấn, quy mơ hộ gia đình, số người sống phụ
thuộc, diện tích đất,...Thơng qua phân tích thống kê mơ tả chúng ta có thể kiểm định
sơ bộ các giả thiết nghiên cứu đặt ra.
- Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) dùng để ước lượng mơ hình nhằm
tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
6. Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập của nơng hộ.
Xây dựng mơ hình nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ.
3


Về thực tiễn:
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu cho UBND

huyện Tư Nghĩa định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nơng hộ,
hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu hi vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp
theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài
gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về nơng hộ, thu nhập, các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ; cũng như tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước liên
quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và
đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu
trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các cơng cụ
dùng để phân tích số liệu,...
Chương 3: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Nội dung chương này bao gồm khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh
tế xã hội, đời sống dân cư tại huyện Tư Nghĩa và trình bày kết quả ước lượng mô hinh
kinh tế lượng cũng như kiểm định các giả thuyết đưa ra về các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ trên địa bàn.
Chương 4: Gợi ý chính sách.
Chương cuối này sẽ đề cập tới những gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập
nơng hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Cơ sở lý thuyết về nông hộ
1.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nơng thơn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông
thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. (Đào Thế Tuấn và
cộng sự, 1995)
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư
liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nơng dân
có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nơng dân, có vị
trí, vai trị nhất định trong xã hội.
Nơng hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nơng nghiệp.
Ngồi ra họ còn thực hiện một số hoạt động khác để tăng thu nhập tuy nhiên đó chỉ là
hoạt động phụ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nơng hộ:
Nhà kinh tế học người Nga Tchayanov (1925) cho rằng: Hộ nông dân là đơn vị
kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân là
một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình.
Hộ nơng dân cịn được định nghĩa là nơng dân là các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng
trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng
bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh
khơng cao. (Ellis, 1993)
Nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nơng hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.
FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nơng nghiệp được hình thành thơng qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các

5


thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nơng hộ nhưng khái niệm nơng hộ có
những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất
chính là nơng nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông; là đơn vị
kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
1.1.2 Phân loại nông hộ
Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường: Loại hộ
này có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu
dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nơng hộ phải hoạt động cật
lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt, sự hoạt
động của họ phụ thuộc vào:
+ Khả năng mở rộng diện tích đất đai
+ Có thị trường vật tư họ mua nhằm lấy lãi
+ Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập
+ Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
- Hộ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng
đất, lao động.
Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
- Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
- Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề,
rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt may, dịch vụ
kỹ thuật cho nông nghiệp.
- Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.

- Hộ bn bán: Ở nơi đơng dân cư, có quầy hàng và buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên khơng ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vì
vậy sản xuất cơng nghiệp nơng thơn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
6


nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nơng sang đa ngành hoặc chun
mơn hóa. Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông
thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên. (Phạm Anh Ngọc, 2008)
1.1.3 Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ.
Kinh tế nơng hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong
nơng nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên
sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất
nơng nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội. (Phạm
Anh Ngọc, 2008)
Theo Tchayanov (1924), kinh tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn
tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi phương thức sản xuất có quy luật phát triển riêng của
nó, và trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu
của hộ nơng dân là có thu nhập cao khơng kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào, trồng trọt,
chăn ni hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình.(trích trong Đào
Thế Tuấn, 1995)
Ellis (1988) cho rằng: Kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trường ở bốn yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng. Hộ là
cơ sở hoạt động của xã hội, giúp cho các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng
chung một nguồn vốn, các thành viên cùng sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi
người đều hưởng phần thu nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên, kinh
tế nông hộ là một tổ chức kinh tế của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực như đất đai, tư
liệu sản xuất, lao động, vốn được đóng chung, chung một ngân sách, ngủ chung một
mái nhà, ăn chung; mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ

hộ phát ra.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) về
”Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân đã thực sự trở thành những đơn vị
tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Hộ được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được
toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp
tác sả xuát và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình
là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài
sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định
7


(Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Tóm lại, kinh tế nơng hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ
gia đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát
triển của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.
Đặc điểm của kinh tế nơng hộ
Kinh tế nơng hộ có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động của kinh tế nông hộ chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là lao
động có sẵn mà khơng cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động kinh tế
hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm
việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
- Kinh tế nơng hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động, vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp q trình đó.
- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế

hộ nơng dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong
hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. (Nguyễn Phạm
Hùng, 2014)
1.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ
1.2.1 Khái niệm thu nhập nông hộ
Thu nhập là chỉ báo quan trọng để đánh giá mức sống của một khu vực địa lý,
mức độ phát triển của một quốc gia; là phương tiện giúp con người định hướng giải
quyết nhiều vấn đề trong tiêu dùng của hộ và trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về nơng hộ nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều quan tâm đến thu
nhập của nơng hộ với các cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo Tchayanov (1925): Thu nhập hộ nông dân khơng giống thu nhập của các
xí nghiệp tư bản. Hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm th, chỉ
sử dụng lao động gia đình. Do khơng th lao động nên hộ nơng dân khơng có khái
8


niệm tiền lương và khơng thể tính lợi nhuận, địa tơ, lợi tức. Vì vậy, thu nhập hộ nơng
dân là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.
Trần Xuân Long (2009) cho rằng thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có.
Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ như sau: Thu nhập được
xem là một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai,
vốn, lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Thu nhập của hộ = Tổng giá trị nơng sản thu về - tổng chi phí cho các yếu
tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất.
(Các khoản chi phí này khơng bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào
quá trình sản xuất)
Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình (Cục thống kê
tỉnh Phú Thọ, 2011): Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi

Trong đó:
+ Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình, như: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: quà
tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu
từ cho thuê nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi
ngân hàng, trúng xổ số,... Khơng tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, như: tiền
mai táng phí, hỗ trợ thiếu đói,…
+ Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tương ứng với phạm
vi nguồn thu trong năm của hộ. Khơng tính các chi phí mà chưa cho thu.
+ Trường hợp do thiên tai, bão, lũ, lụt,... làm mất mùa và gây thiệt hại nặng nề
đối với sản xuất, hộ phải đầu tư lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12
tháng qua như sau:

9


Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trả cơng lao động th ngồi...) được tính tồn bộ vào chi phí
sản xuất trong năm.
Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một
lần phân bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn chè, xây ao cá, … được tính
vào chi phí sản xuất trong năm bằng cách lấy tồn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây
dựng kiến thiết cơ bản vườn chè, ao cá, … chia cho số năm sử dụng vườn chè, ao cá,
… đó, số tiền thiệt hại tính bình qn cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất
trong năm.
Tóm lại: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa theo cục thống kê tỉnh
Phú Thọ: Thu nhập của nơng hộ là tồn bộ thu nhập bằng tiền và giá trị hiện vật sau
khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất

định, thường là một năm.
Thu nhập bình quân đầu người/hộ =

(1)

1.2.2 Phân loại thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ được chia thành 3 loại như sau:
Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,....); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm,....) và
nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí,.... Ngồi ra thu nhập phi nơng nghiệp cịn được tạo
ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,....
Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm
công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất
thường khác.

10


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
1.3.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia
đình bởi vì con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra của cải vật
chất. Trong đó, trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi
trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trình độ học vấn
cao sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực khác để tăng thu nhập.

Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động
cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nơng thơn thì cần nguồn lao động
trẻ,có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những cơng việc ở nông thôn thường là những việc
làm nặng nhọc.
Một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ như số nhân
khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, giới tính của chủ hộ, đặc điểm dân tộc...Tỷ lệ phụ thuộc là số
người ăn theo trên một lao động trong hộ. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà
mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều
người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình qn đầu
người thấp hơn những hộ có ít trẻ em. Những hộ dân tộc thiểu số sống ở các vùng núi,
vùng sâu, vùng xa, có cơ sở hạ tầng kém phát triển, ít có điều kiện học hành vì thế kỹ
năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ dân
tộc thiểu số thường có đơng con đất đai ít và khơng màu mỡ,...nên có thu nhập thấp
hơn hộ người Kinh.
1.3.2. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính như một địn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác.
Nguồn lực tài chính của hộ bao gồm tiền tiết kiệm, tiền vay từ bà con, bạn bè, các tổ
chức tín dụng,…
Việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh tế hộ chậm cải thiện vì khó
có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chưa
kể những hộ khơng có vốn để sản xuất, khơng được vay ngân hàng vì khơng có tài sản
11


thế chấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm
bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người
nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái...Nhờ
đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thốt nghèo.
1.3.3. Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm đất đai, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.
Nguồn lực về tài chính có thể hình thành nên nguồn lực vật chất. Tuy nhiên nếu nguồn lực
vật chất sẵn có sẽ góp phần khuếch đại những nguồn lực khác. Đất sản xuất là một trong
những nguồn lực vật chất quý giá giúp cho người dân phát triển kinh tế, bởi vì nông
nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù, nơi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là môi
trường cho cây trồng sinh sinh trưởng và phát triển. Đất sản xuất bao gồm đất trồng lúa,
đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản… Khi người nông dân
canh tác trên một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu tư sẽ thấp hơn nhưng lại
thu về được sản lượng cao hơn so với canh tác trên mảnh đất cằn cỗi, bạc màu, nhiễm
mặn. Những hộ sở hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa cây trồng, nhờ đó cải thiện
mức sống tốt hơn những hộ khác.
Đối với các hộ sống ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, lợn,...) là một phần quan
trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản
xuất. Ngồi ra, lợn nái, bị nái...cung cấp con giống cho chăn ni của hộ gia đình.
Cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm là yếu
tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nơng nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc
làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào nền kinh tế thị
trường. Những người dân sống gần cơ sở hạ tầng có mức sống cao hơn và có khả năng
tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa.
1.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội như
hội phụ nữ, hội nơng dân, Đồn thanh niên,...trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình,
tạo cơng ăn việc làm, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Các tổ chức
này có thể tự giám sát, kiểm tra, động viên lẫn nhau cùng làm kinh tế gia đình. Và
12


chính quyền địa phương có thể tun truyền các kế hoạch phát triển kinh tế hộ thơng
qua các hội đồn thể này.
Nguồn lực tự nhiên như nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên...là yếu

tố ảnh hưởng đến sự phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi. Nước giúp cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển, ngoài ra, cịn có thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và số giờ có
ánh sáng mặt trời trong ngày cũng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển
của các loại cây trồng, vật nuôi.
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về thu nhập nơng hộ tại Việt
Nam. Trong giới hạn của tác giả, do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu liên quan
đến đề tài này, nên sau đây tác giả chỉ trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu
của các tác giả trong nước làm nền tảng cho việc xây dựng khung phân tích cho nghiên
cứu này.
Trần Xuân Long (2009) đã sử dụng dữ liệu chéo năm 2006 được thu thập bằng
phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã với tổng số 135 hộ ở huyện Tri Tôn để ước lượng
một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ ở đồng bằng và miền núi
tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để
ước lượng mơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thu nhập của nông hộ trong
một năm và 8 biến độc lập gồm tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao
động trong hộ, diện tích đất ruộng của hộ, giá lúa, tham dự khuyến nông, số nguồn thu
nhập từ nông nghiệp và số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp. Nghiên cứu đã phân
tích thu nhập theo khu vực địa lý. Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập nơng hộ ở khu vực đồng bằng là trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng
của hộ, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Đối với khu vực đồi núi các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ là số lao động hộ, diện tích đất ruộng của hộ, số
nguồn thu nhập từ nông nghiệp.
Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011) đã ước lượng mơ
hình hồi quy đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở
khu vực nơng thơn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bằng bộ dữ liệu thu được năm 2011
13



từ 5 xã với 182 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tác giả
sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là thu nhập bình
quân/người/tháng và 5 biến độc lập là số nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc
của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi của lao
động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập của nông hộ chịu sự tác động của những
yếu tố là số nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn
của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi của lao động.
Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011) đã sử dụng số liệu từ cuộc điều tra
150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh và 90 hộ Chăm ở An Giang bằng phương pháp chọn
mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên năm 2010 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử
dụng hai mơ hình hồi quy tuyến tính để so sánh, kiểm chứng mức độ tác động của
trình độ học vấn đến thu nhập của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sơng Cửu Long.
Mơ hình 1 với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/người/tháng và 7 biến phụ thuộc
là trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ
tuổi lao động, tiếp cận chính sách hỗ trợ, tham gia hội đồn thể và tình trạng vay vốn
của hộ. Mơ hình 2 với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/người/tháng và 7 biến phụ
thuộc là biến trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong
hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi lao động, tiếp cận chính sách hỗ trợ, tham gia
hội đồn thể và tình trạng vay vốn của hộ sử dụng biến trình độ học vấn trung bình của
lao động trong hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
người dân tộc thiểu số là trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động
trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ, số nhân khẩu của hộ và
độ tuổi của lao động trong hộ. So sánh kết quả phân tích giữa hai mơ hình cho thấy
trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ có tác động đến thu nhập bình
quân/người/tháng mạnh hơn trình độ học vấn của chủ hộ.
Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu được thu thập theo phương
pháp ngẫu nhiên phân tầng tại 598 hộ ở An Giang để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê
để miêu tả thực trạng của các nông hộ và phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để

ước lượng mơ hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của nông hộ. Các biến độc lập tác giả đưa vào nghiên cứu gồm: trình độ học vấn của
14


×