Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.68 KB, 31 trang )

Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long.
1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long
(TTL)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long được sở kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103002379 ngày 18 tháng 6 năm
2003 ( trụ sở giao dịch Phòng 403 nhà 17T2 khu đô thị Trung Hoà Nhân
chính), hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề theo đăng ký kinh doanh:
Kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, thuế, tư vấn xét thầu, cung cấp dịch vụ tin
học, tư vấn nguồn nhân lực, dịch vụ tư vấn và định giá tài sản, dịch vụ sét soát
báo cáo tài chính.
Tuy mới hình thành song công ty đã khẳng định vị trí mình trong Hội
Kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam (VACPA) Công ty là một trong 64
công ty được Bộ Tài Chính công nhận là doanh nghiệp kiểm toán độc lập được
phép hành nghề tại Việt Nam theo công văn số 14700/BCT-CĐKT ngày
18/11/2005 và là một trong 24 công ty được Bộ Tài Chính bổ sung trong danh
sách các doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ định giá doanh
nghiệp cổ phần hoá theo công văn số 24499/TC/TCDN về việc thực hiện
Thông tư 126/2004/TT-BTC. Và điều quan trọng là công ty đã tạo nên hình
ảnh của mình trước khách hàng với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu
kinh nghiệm, là các kiểm toán viên cấp quốc gia được Bộ Tài Chính cấp chứng
chỉ Kiểm toán viên (CPA) có từ 5 đến 10 kinh nghiệm được đào tạo trong và
ngoài nước và hàng năm luôn được đào tạo lại qua các khoá học nâng cao và
thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính, kiểm toán, thuế… Một
nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng với phương
châm uy tín và chất lượng hàng dịch vụ là hàng đầu. Sự tin tưởng càng được
khẳng định qua chất lượng của các cuộc kiểm toán và các khách hàng thương
xuyên của công ty trong các lĩnh vực dich vụ kiểm toán do công ty cung cấp.
Với năng lực và kinh nghiêm của mình công ty luôn tin tưởng sẽ đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu chất lượng về dịch vụ kiểm toán cung như tư vấn cho


khách hàng trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ
thống chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính
kế toán, tối đa háo lợi ích cho doanh nghiệp.
1.2 Cơ cấu và tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức
* Chức năng các phòng ban
a. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công
ty:
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám
đốc
Chi nhánh
Lạng Sơn
Kế toán trưởng
Phòng tư
vấn và
đào tạo
Phòng
Kiểm
toán
XDCB
Phòng
Kiểm
toán 2
Phòng Kế
toán TC

Phòng
chính TH
Phòng
Kiểm
toán 1
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty
- Kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào ban của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức
khác;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc) và các cán
bộ tổ chức quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích
khác của các cán bộ quản lý đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội đồng cổ đông;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ
đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi
ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại;
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty;
b. Ban giám đốc:
Ban giám đốc: là nơi điều hành trực tiếp hoạt động kinh tế và kỹ thuật của
công ty, chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại, phê duyêt các văn bản các quy
chế quan trọng của công ty… chiu trách nhiệm trước chủ sở hữu về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
Ban giám đốc bao gồm:

Tổng Giám đốc công ty: Tổ chức thực hiện các quyết định Hội đồng quản
trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, chịu trách
nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng ngày của công
ty, Kiến nghị phương án bố chí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự tại công ty, giám đốc công
ty có quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của công ty trừ các chức danh do
hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Phó Tổng giám đốc và giám đốc các chinh nhánh:
- Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm giám sát chỉ đạo chuyên môn của
các cuộc kiểm toán
- Giám đốc chính nhánh Lạng Sơn: Tổ chức thực hiện các quyết định
công ty, chịu trách nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các
vấn đề hàng ngày của chi nhánh Lạng Sơn, kiến nghị kế hoạch, chế độ,
phát lệ của chi nhánh cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự
tại chi nhánh, giám đốc chi nhánh có quyền bổ nhiệm các trưởng phó
phòng của chi nhánh.
c. Phòng tổ chức hành chính
Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hướng dẩn, theo dõi tổ chức lao động –
hành chính - bảo vệ của các cuộc để họ thực hiện đúng với điều lệ phân cấp
của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời với Tổng giám đốc những sai sót về
công tác tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ để lãnh đạo có chủ trương giải
quyết.
Nghiên cứu về chính sách cán bộ, theo dõi về tổ chức bồi dưỡng, nâng
cao trình độ để quy hoạch cán bộ đạt tỷ lệ cao, tiến hành các thủ tục kiểm điểm
định kỳ, nhận xét các bộ. Chỉ đạo công tác lưu trữ, bổ xung hồ sơ lý lịch
CBCNVC vào sổ BHXH, theo dõi công tác Đảng.
d. Phòng kiểm toán 1
Thực hiên chức năng kiểm toán: Lĩnh vực kiểm toán, thực hiện các chu
trình theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán được
thừa nhận, các quy định hiện hành về kế toán tài chính, thuế và các quy chế

kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo các Nghị
định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư
64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính huớng dẩn thực hiện
Nghị định số 105/ND-CP nhằm đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính
của doanh nghiệp.
e. Phòng kiểm toán 2
Thực hiện chức năng kiểm toán: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp –
Tư vấn cổ phần hoá, Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán, Dịch vụ
chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
f. Phòng tư vấn và đào tạo
Thực hiện chức năng kiểm toán: Lĩnh vực tư vấn tài chính, Dịch vụ tư vấn
thuế, Dịch vụ kế toán, các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán.
g. Phòng kiểm toán XDCB
Thực hịên dịch vụ kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình: thực
hiện theo quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm
theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư
64/20004 và các quy định hiện hành của chính phủ về quả lý đầu tư và xây
dựng.
1.3. Hệ thống kế toán của công ty
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình vừa tập chung. Chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, bộ máy kế toán có sự phối hợp chuyên môn
trong mối quan hệ với các phòng ban. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy kế toán
là phản ánh sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty và cung cấp các
thông tin báo cáo tài chính cho các đối tượng có liên quan như ngân hàng.
Ngoài ra kế toán công ty còn thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm lập dự
toán về chi phí để phân tích tình hình biến động, kết quả kinh doanh trong
tương lại của công ty, lập các báo cáo quản trị các công trình trong thời kỳ
quyết toán nhằm đánh giá chính sác kết quả doanh thu và chi phí bỏ ra của
mộtcuộc kiểm toán. Kiểm soát hiệu quả của các hoạt động kinh tế của công ty.

Tất cả các thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị của
công ty
Sơ đồ tổ chức kế toán
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán phần hành trong công
ty:
* Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của
công ty trong qua trình sử lý các thông tin kinh tế, đồng thời là người kiểm tra
kiểm soát các hoạt kinh tế - tài chính của chủ sở hữu.
Nhiệm vụ chính: tổ chức bộ máy một cách hợp lý không ngừng cải
tiến bộ hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp phù hợp với quy phạm
phát luật, phản ánh trung thực, chính sác, kịp thời các thông tin kinh tế phát
sinh. Tổng hợp lập báo cáo tài chính cũng như các bảng tổng hợp vào cuối kỳ,
phân tích đánh giá tình hình hoạt động tài chính của toàn công ty.
Tính toán các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải thu phải trả
nhằm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Đề xuất các phương pháp sử lý tài sản thất thoát, thiếu và thừa trong
công ty, cũng như tính chính sác thời kỳ, chế độ kết quả tài sản hàng kỳ.
* Kế toán các phần hành
Bao gồm các phần hành:
- Kế toán ngân hàng tiền mặi
Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường
xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp
thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán các
phần hành
Thủ quỹ
Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày,
giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.

Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện các nguyên
nhân làm tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện phát thích hợp,
để giải phóng tiền đang chuyển kịp thời.
- Kế toán tài sản và tiền lương
Nhiệm vụ của kế toán tài sản:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính sác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản
hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn
công ty, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp
thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản,
bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư TSCĐ trong công ty.
- Tính toán và phân bổ chính sác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất –
kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy
định.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập
hợp và phân bổ chính sác chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh
doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số lượng lao động, thời gian kết
quả lao động, tính lương các khoản trích theo lương phân bổ chi phí
nhân công theo đúng đối tượng lao động.
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ
cấp phụ trợ cho người lao động.
- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước và quản lý doanh nghiệp.
* Kế toán tổng hợp:
- Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá trình
quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được tổng hợp
vào cuối tháng.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà
nước.

- Phân tích các hoạt đông sản xuất kinh doanh trên các chỉ tiêu cơ bản,
tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại.
- Thực hiện công tác quyết toán với nhà nước.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đột xuất kinh doanh và quản
lý của công ty
* Thủ quỹ:
- Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo đúng
quy định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành.
- Kiểm két đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền trong
két, thực hiện thu từ ngân hàng, từ các chủ đầu tư.
- Báo cáo nhanh về tổng, thu tổng chi của ngày hôm trước và số dư đầu
ngày báo cáo.
1.3.2. Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán
Những thông tin chung.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào ngày
31/12/200N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hoạch toán kế toán: Việt Nam đồng
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác về nguyên tắc là phải trao đổi ra Việt
Nam đồng tính theo tỷ giá lúc thực tế phát sinh, hay theo giá thoả thuận. Điều
này được nói khá rõ trong chuẩn mực kiểm toán 10 Về ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá.
Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung
Phương pháp hạch toán TSCĐ:
- Nguyên tắc tính giá TSCĐ được áp dụng theo chuẩn mực 03- 04 TSCĐ
hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán Việt Nam theo
Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001.
- Hạch toán khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp luỹ kế và việc
đăng ký thời gian hữu ích được nêu trong Quyết định 206/2003 QĐ –
BTC về việc ban hành chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định.

Trích lập và hoàn dự phòng: Không có
Hệ thống chứng từ sử dụng tại doanh nghiệp
Căn cứ quy mô và đặc điểm của loại hình cổ phần công ty đã xây dựng
nên một hệ thống chứng từ phù hợp cho mình và đúng với chế độ kế toán hiện
hành do nhà nước ban hành.
Hệ thống tài khoản sử dụng tại doanh nghiệp
Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn
Thăng Long được thực hiện theo thông tư hướng dấn số 89/2002/TT – BTC
ngày 09/10/2002 và thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính
Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung
với đặc chưng cơ bản là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được
ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo một trình tự thời gian
phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các
sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
* Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu
sau đây:
Sổ nhật ký chung:
- Là sổ kế toán tổng hợp dùng dể ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính
theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan
hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán ) để phục vụ việc ghi sổ cái.
- Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái.
- Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải
ghi sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên do doanh nghiệp mở thêm Nhật ký đặc
biệt cho đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn nên để tránh sự
trùng lặp khi đã ghi sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký
chung.
- Sổ Nhật ký đặc biêt mà doanh nghiệp sử dụng là:
+ Sổ Nhật ký thu tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh

nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt thu qua ngân hàng, cho
từng loại tiền.
+ Sổ Nhật ký chi tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của đơn
vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho
từng loại tiền
Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định
trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản
được mở một hay một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một
niên độ kế toán.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết
nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp phân tích và kiểm tra
của doanh nghiệp mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được. Trong hình thức
tổ chức kế toán của doanh nghiệp gồm các sổ và thẻ kế toán chi tiết sau:
- Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, mua, ngân hàng, nhà nước, thanh
toán nội bộ
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh
* Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
- Hàng ngày, cắn cứ vào các chứng từ được dùng để làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, hoặc
các sổ Nhật ký đặc biệt đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên
quan. Sau đó căn cứ số liệu trên các sổ trên để ghi vào sổ Cái kế toán
theo các tài khoản phù hợp.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân
Đối số phát sinh
- Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng
tổng hợp chi tiết dược dùng để lập các báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh trên bảng cân đối kế

toán phải bằng tổng phát sinh phát sinh nợ có và tổn phát sinh có trên sổ
Nhật ký chung cùng kỳ.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
CHỨNG TỪ GỐC
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Báo cáo kế toán sử dụng tại doanh nghiệp
Các báo cáo của công ty được thực hiện theo QĐ 1864/1984/QĐ – BTC
ngày 16/12/1998, QĐ số 167/QĐ – BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung
theo TT số 89/2002/TT – BTC này 09/10/2002 của BTC bao gồm:
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B 02 – DNCP ).
- Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác
- Tất cả các chỉ tiêu đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số
liệu của kỳ trước ( để so sánh ); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo
cáo.
- Nguồn gốc số liệu lập báo cáo là việc căn cứ báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh của kỳ trước, căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các
tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
* Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B 01 – DNCP ).
- Phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tổng tài sản và
tổng nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định ( Thời điểm đó
thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán).
- Với nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm: Bảng cân đối
kế toán năm trước, số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4
trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối
kế toán, số dư của các tài khoản ngoài bảng loại 0.
* Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09 – DNCP).
- Là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đính giải trình bổ
sung , thuyết minh những thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản

×