Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và nguồn lợi của cá nục sồ decapterus maruadsi (temminck schlegel, 1843) ở vùng biển vịnh bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
NGUỒN LỢI CỦA CÁ NỤC SỒ DECAPTERUS
MARUADSI (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1843)
Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. VÕ NGỌC THÁM
TS. VŨ VIỆT HÀ
Sinh viên thực hiện

: HOÀNG NGỌC SƠN

Mã số sinh viên

: 53131382

KHÁNH HÒA, THÁNG 6 NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MƠN NI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
--------------------o0o--------------------



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
NGUỒN LỢI CỦA CÁ NỤC SỒ DECAPTERUS
MARUADSI (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1843)
Ở VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ

GVHD: Th.S VÕ NGỌC THÁM
TS VŨ VIỆT HÀ
SVTH: HỒNG NGỌC SƠN
MSSV: 53131382

KHÁNH HỊA, THÁNG 6 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Trường Đại
học Nha Trang, Ban Lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản đã
tạo điều kiện để tơi có thể thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của ThS. Võ Ngọc Thám Viện Nuôi trồng Thủy sản và TS. Vũ Việt Hà Viện
Nghiên cứu Hải sản – hai người thầy hướng trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn đặc biệt sâu sắc và lời cảm ơn chân thành vì sự giúp đỡ q báu đó.
Xin được gửi lời biết ơn đến ThS. Trần Văn Cường, ThS. Phạm Quốc Huy, ThS.
Nguyễn Văn Giang cùng các cán bộ nghiên cứu khác thuộc Phòng Nghiên cứu Nguồn
lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản nơi tôi thực hiện luận văn đã giúp đỡ và chia sẻ
kinh nghiệm trong q trình tơi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhận những quan tâm, chia sẻ động viên, khích lệ của gia
đình và các bạn Lương Thị Hải Yến, Nguyễn Đức Tú, Giáp Văn Thụ, đó là động lực to

lớn để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Khánh Hịa, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Ngọc Sơn


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... vi
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 1
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá nục sồ ............................................................... 1
1.2. Một số đặc điểm tự nhiên vịnh Bắc Bộ................................................................. 4
1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nục sồ trên thế giới ................... 6
1.3.1. Các nghiên cứu về sinh học sinh trưởng .................................................... 6
1.3.2. Các nghiên cứu về sinh học sinh sản ......................................................... 9
1.3.3. Các nội dung nghiên cứu liên quan đến đánh giá nguồn lợi ................... 11
1.3.4. Các nội dung nghiên cứu khác ................................................................. 12
1.4. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nục sồ tại Việt Nam. ............... 12
1.4.1. Các nghiên cứu về sinh học sinh trưởng .................................................. 13
1.4.2. Các nghiên cứu về sinh học sinh sản ....................................................... 14
1.4.3. Các nội dung nghiên cứu liên quan đến đánh giá nguồn lợi ................... 15
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.2. Tài liệu nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 19
2.3.1. Khu vực nghiên cứu.................................................................................. 19

2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
2.4.1. Dữ liệu độc lập nghề cá ........................................................................... 21
2.4.2. Dữ liệu phụ thuộc nghề cá ....................................................................... 21
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 24


2.5.1. Các chỉ số nguồn lợi................................................................................. 24
2.5.1.1. Năng suất khai thác ................................................................................ 24
2.5.1.2. Trữ lượng nguồn lợi tức thời tức thời .................................................... 24
2.5.1.3. Phân bố .................................................................................................. 24
2.5.2. Các chỉ số sinh học .................................................................................. 25
2.5.2.1. Tần suất chiều dài .................................................................................. 25
2.5.2.2. Tỉ lệ đực cái và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ....................... 25
2.5.2.3. Hệ số thành thục sinh dục (Gonado Somatic Index – GSI) ................... 26
2.5.2.4. Chiều dài lần đầu tham gia sinh sản (Lm50) ........................................... 26
2.5.2.5. Mùa sinh sản .......................................................................................... 26
2.5.2.6. Các hệ số tử vong ................................................................................... 26
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28
3.1. Các chỉ số nguồn lợi............................................................................................ 28
3.1.1. Năng suất khai thác ................................................................................... 28
3.1.2. Mật độ và phân bố..................................................................................... 30
3.1.3. Trữ lượng nguồn lợi tức thời tức thời ....................................................... 30
3.2. Các chỉ số sinh học ............................................................................................. 31
3.2.1. Tần suất chiều dài ..................................................................................... 31
3.2.2. Tỉ lệ đực cái và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục .......................... 34
3.2.3. Hệ số thành thục sinh dục ......................................................................... 36
3.2.4. Chiều dài lần đầu sinh sản (Lm50) ............................................................. 37
3.2.5. Mùa sinh sản ............................................................................................. 38
3.2.6. Hệ số tử vong............................................................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 43

 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 43
 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 44


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 50
Phụ lục A. .................................................................................................................. 50
Phụ lục B. .................................................................................................................. 51
Phụ lục C. .................................................................................................................. 54
Phụ lục D. .................................................................................................................. 57
Phụ lục E. .................................................................................................................. 60
Phụ lục F. .................................................................................................................. 68
Phụ lục G................................................................................................................... 69


i

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Cá nục sồ Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843) ....................2
Hình 2.1: Hệ thống trạm điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy ở vịnh Bắc Bộ và
điểm lấy mẫu sinh học nghề cá (Viện Nghiên cứu Hải sản, 2013) ...............................20
Hình 2.2: Các cách đo chiều dài cá (Jennings et al., 2002). ..........................................22
Hình 3.1: Phân bố năng suất đánh bắt trung bình của cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ
trong năm 2012 dựa trên số liệu điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy ............29
Hình 3.2: Phân bố năng suất đánh bắt trung bình của cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ
trong năm 2013 dựa trên số liệu điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy ............29
Hình 3.3: Mật độ (kg/km2) cá nục sồ tại vịnh Bắc Bộ trong mùa gió Đơng Bắc và mùa
gió Tây Nam giai đoạn 2012 – 2013 .............................................................................30
Hình 3.4: Kích thước trung bình (mm) của cá nục sồ khai thác hàng tháng ở vùng biển

vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. ....................................................................32
Hình 3.5: Tần suất chiều dài và đường cong sinh trưởng Von Bertalanffy của cá nục sồ
cái ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. ..........................................33
Hình 3.6: Tần suất chiều dài và đường cong sinh trưởng Von Bertalanffy của cá nục sồ
ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. ................................................33
Hình 3.7: Tần suất chiều dài và đường cong sinh trưởng Von Bertalanffy của cá nục sồ
đực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. .........................................33
Hình 3.8: Biểu đồ tỉ lệ đực/cái hàng tháng trong quần thể cá nục sồ ở vùng biển vịnh
Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013. .............................................................................34
Hình 3.9: Biến động tỉ lệ các giai đoạn thành thục tuyến sinh dục hàng tháng trong quần
thể cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013............................35
Hình 3.10: Biến động tỉ lệ các giai đoạn thành thục tuyến sinh dục theo kích cỡ chiều
dài trong quần thể cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013. ..36
Hình 3.11: Biến động hệ số thành thục sinh dục của cá nục sồ theo tháng/năm ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013..............................................................37
Hình 3.12: Biểu đồ tương quan tỉ lệ thành thục sinh dục và chiều dài của cá nục sồ ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013.....................................................37
Hình 3.13: Biến động GSI hàng tháng của cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai
đoạn 2012 – 2013. ........................................................................................................39


ii

Hình 3.14: Đường cong sản lượng chuyển đổi từ tần suất chiều dài của cá nục sồ cái ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 - 2013.....................................................40
Hình 3.15: Đường cong sản lượng chuyển đổi từ tần suất chiều dài của cá nục sồ ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. ............................................................41
Hình 3.16: Đường cong sản lượng chuyển đổi từ tần suất chiều dài của cá nục sồ đực ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2012 – 2013. ...................................................41



iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các tham số sinh trưởng của cá nục sồ ở các nước Đông Nam Á trên vùng
biển Đông (theo dự án SEAFDEC). ................................................................................8
Bảng 1.2: Hệ số tử vong của cá nục sồ ở các vùng biển trong khu vực ........................9
Bảng 1.3: Chỉ số chín muồi tuyến sinh dục ở Malaysia của cá nục sồ .........................10
Bảng 1.4: Hệ số tử vong của cá nục sồ qua các nghiên cứu trước đây tại vùng biển Việt
Nam ...............................................................................................................................14
Bảng 2.1: Thống kê số trạm nghiên cứu đã thực hiện trong các chuyến điều tra nguồn
lợi ở từng dải độ sâu ......................................................................................................21
Bảng 2.2: Thống kê số lượng mẫu cá nục sồ đã thu thập và phân tích sinh học trong giai
đoạn từ tháng 01/2012 – 12/2013 và tháng 4/2015 .......................................................23
Bảng 3.1: Năng suất đánh bắt trung bình (kg/h) theo các dải độ sâu chuyến điều tra
nguồn lợi theo mùa gió Đơng Bắc (2012) và mùa gió Tây Nam (2013). ....................28
Bảng 3.2: Biến động trữ lượng nguồn lợi cá nục sồ (tấn) theo dải độ sâu qua hai chuyến
điều tra nguồn lợi bằng tàu đánh lưới kéo đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong mùa gió
Đơng Bắc và mùa gió Tây Nam (2012 – 2013) ............................................................31
Bảng 3.3: Kích cỡ lần đầu sinh sản của cá nục sồ tại một số vùng biển thuộc Việt Nam
.......................................................................................................................................38
Bảng 3.4: Hệ số tử vong của cá nục sồ tại một số vùng biển của Việt Nam ...............42


iv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT


TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH
Food and Agriculture

Tổ chức Lương thực và Nông
Organization of the United

FAO
nghiệp Liên hợp quốc

Nations

Trung tâm phát triển nghề cá

Southeast Asian Fisheries

Đông Nam Á

Development Center

GSI

Hệ số thành thục sinh dục

Gonado Somatic Index

Lm50

Chiều dài lần đầu sinh sản


Length at first maturity

SEAFDEC

Chiều dài lý thuyết tối đa cá có
L-infinity

L∞
thể đạt tới
FL (mm)

Chiều dài đến chạc vây đi

Fork Length

TL (mm)

Chiều dài tồn thân

Total Length

SL (mm)

Chiều dài tiêu chuẩn

Standard Length

W (g)


Khối lượng

Weight

Wsd (g)

Khối lượng tuyến sinh dục

Gonad Weight

N

Số lượng mẫu hoặc cá thể

Sample size or Number of
Individuals
F

Giới cái

Female

M

Giới đực

Male

Juv.


Cá non, chưa phân biệt đực, cái

Juvenile

V (m3)

Thể tích

Volume

CPUE (kg/h)

Năng suất khai thác

Catch per Unit of Effort

CPUA

Mật độ trên một đơn vị diện
Catch per Unit of Area

(kg/km2)

tích


v

E


Hệ số khai thác

F

Hệ số tử vong do khai thác

Fishing mortality rate

M

Hệ số tử vong tự nhiên

Natural mortality rate

Z

Hệ số tử vong tổng số

Total mortality rate

Hệ số sinh trưởng phương trình
Curvature parameter

K
sinh trưởng Von Bertalanffy


vi

MỞ ĐẦU

Cá nục sồ Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843) là loài cá nổi nhỏ thuộc
họ cá khế (Carangidae) và là đối tượng khai thác quan trọng của nghề cá Việt Nam [6]. Theo
điều tra cho thấy, Sản lượng đánh bắt trung bình chiếm 10,0% tổng sản lượng các mẻ lưới
( ALMRV, 1998). Phân bố nguồn lợi cá nục ở vịnh Bắc Bộ có sự biến động theo mùa. Trong
mùa gió Đơng Bắc (từ tháng 10 – 3), cá nục sồ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đơng và Đơng
Bắc Bạch Long Vĩ, phía Nam đảo Long Châu, Đơng Bắc hịn Mê và vùng khơi Thanh Hóa –
Hà Tĩnh, ngược lại ở mùa gió Tây Nam (tử tháng 4 – 9) cá nục sồ phân bố nhiều ở các khu vực
gần bờ. Cá nục sồ sinh sản rải rác quanh năm, tập trung ở các tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8, tháng
8 – 10 là giai đoạn cuối của mùa sinh sản [12]. Cá con phân bố chủ yếu ở khu vực Cát Bà, Nga
Sơn, Nam Hà, hòn Mê và Bạch Long Vĩ.
Trong những năm gần đây, trước áp lực của hoạt động khai thác ngày càng tăng ở vịnh
Bắc Bộ, nguồn lợi hải sản ở đây đã có sự suy giảm, trong đó có nguồn lợi cá nục sồ. Quản lý
nghề cá nói chung đang đối mặt với nhiều thách thức do thiếu thông tin về hiện trạng nguồn lợi
và đặc điểm sinh học cơ bản của các loài hải sản. Đánh giá nguồn lợi nhằm cung cấp thông tin
khoa học cho công tác quản lý nghề cá trở lên cần thiết. Nhằm cập nhật thông tin về hiện trạng
nguồn lợi và đặc điểm sinh học cơ bản của loài cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và nguồn lợi của loài cá nục
sồ Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ”.
Với các nội dung nghiên cứu như sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm nguồn lợi cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, gồm:
năng suất khai thác, đặc điểm phân bố nguồn lợi theo không gian và thời gian, trữ
lượng nguồn lợi tức thời trong vùng biển nghiên cứu.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, gồm
các tham số của phương trình sinh trưởng von Bertalanffy, tần suất chiều dài, tỉ lệ
đực cái trong quần thể, xác định chiều dài sinh sản lần đầu (Lm50), mùa sinh sản, biến
động tỉ lệ thành thục sinh và biến động hệ số thành thục sinh dục tương đối của loài.
3. Nghiên cứu xác định các hệ số tử vong của loài cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ,
gồm hệ số tử vong tự nhiên, hệ số tử vong do khai thác và hệ số khai thác.
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Góp phần cập nhật thông tin về đặc điểm nguồn lợi và một số tham số sinh học

của loài cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.


vii

 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá nguồn lợi cá nục sồ Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843)
tại vùng biển vịnh Bắc Bộ nhằm cung cấp thông tin khoa học cho công tác quản lý nghề
cá là cần thiết vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững. Trong đánh giá nguồn lợi, thông
tin về đặc điểm sinh học là dữ liệu đầu vào, là nền tảng để thực hiện các mơ hình đánh
giá nguồn lợi từ đó đưa ra các tư vấn cần thiết cho công tác quản lý nghề cá. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cập nhật thơng tin về hiện trạng nguồn lợi và đặc điểm
sinh học của loài, làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn lợi và quản lý nghề cá.


1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá nục sồ
Loài cá nục sồ (Decapterus maruadsi) thuộc họ cá khế (Carangidae) (Hình 1.1), là
lồi cá nổi nhỏ phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới, từ phía Đơng Ấn Độ Dương qua Tây
Thái Bình Dương tại những vùng nước ấm và dọc ven biển Trung Hoa, Việt Nam, Nhật,
Malaysia, Philippines, Indonesia. Ở biển Việt Nam, cá nục sồ bắt gặp ở hầu hết các vùng
biển, từ vịnh Bắc Bộ đến ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ [12].
Hiện tại giống Decapterus trên thế giới đã phát hiện được 11 loài [34, 39], trong đó ở
Việt Nam cho đến nay đã bắt gặp 4 loài là D. maruadsi, D. lajang, D. kuroides và D.
russelli [22]. Trong 4 loài này, cá nục sồ (D. maruadsi) là lồi có sản lượng cao nhất
[22]. Hệ thống phân loại của cá nục sồ được mô tả như sau:
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum): Chordata

Lớp (Class): Actinopterygii
Bộ (Order): Perciformes
Họ (Family): Carangidae
Giống (Genus): Decapterus
Loài (Species) : Decapterus maruadsi
(Temminck & Schlegel, 1843)
 Synonym:
 Caranx maruadsi Temminck et Schlegel, 1842, Fauna Japan Pisces.


Caranx scombrinus Valenciennes, 1846.

 Decapterus scombrinus Valenciennes, 1846.
 Decapterus maruadsi Matsubara, 1955, Fish Morph.a.Hier., p.554.
 Decapterus maruadsi Trương, 1955, Hoàng Bột Hải ngư loại điều tra báo cáo,
p.105
 Decapterus maruadsi Thành, 1962, Nam Hải ngư loại chí, p.387, fig.324.
 Tên địa phương
English: Amberstripe scad, Deep-bodied round scad, Round scad, Stonebrass, Whitetip
scad, Blue Mackerel Scad,galunggong.
Malay/Indonesian: Basung, Curut, Sadin, Selar, Selayang, Selayang mata besar.
Spain: Macarela japonesa.


2

Việt Nam: Cá nục sồ, cá nục sị.

Hình 1.1: Cá nục sồ Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843)


 Đặc điểm hình thái
Theo FAO (2010), cá nục sồ có đặc điểm “Thân hình thoi, dẹp bên. chiều dài thân
bằng 4,0 – 4,5 lần chiều cao thân, bằng 3,3 – 3,7 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng
3 – 3,3 lần chiều dài mõm, bằng 3 – 3,6 lần đường kính mắt, bằng 2,4 – 2,9 lần chiều
dài xương hàm trên. Thân hình thoi, dẹp bên, bắp đi nhỏ, dài. Đầu dài hơn chiều cao
thân. Mép sau xương nắp mang trơn, góc trên xương nắp mang lõm. Miệng lớn, chếch,
hàm dưới dài hơn hàm trên. Răng nhỏ, nhọn, hàm trên và hàm dưới đều có một hàng
răng. Khe mang rộng, màng nắp mang khơng liền với eo mang. Tồn thân, má và nắp
mang, phủ vẩy tròn, nhỏ. Vây lưng dài và thấp, có một tia vây độc lập phía sau vây. Vây
ngực dài, mút vây đạt đến hoặc vượt quá lỗ hậu môn. Vây đuôi chia náng sâu. Phần lưng
màu xanh xám, bụng màu trắng bạc. Đỉnh vây lưng thứ hai có màu trắng. Vây lưng thứ
nhất có 7-8 gai cứng, vây lưng thứ nhì có 1 gai cứng và 32-33 tia mềm. Vây hậu mơn
có 3 gai cứng, rời tiếp theo là 28-29 tia mềm. Các vây lưng, vây ngực và vây đi màu
vàng nhạt.”
 Kích cỡ khai thác
Thơng thường cá nục sồ có chiều dài từ 110 – 190mm. Ở cá 1 tuổi, chiều dài thân
đạt đến 130 – 140mm; 2 tuổi đạt 160 – 170mm. Chiều dài cá lớn nhất có thể đạt 350mm,
song chủ yếu tập trung tại lứa tuổi 1 – 2. Tuổi thọ lớn nhất đánh bắt được là 4 tuổi [17].
Cá đánh bắt được có chiều dài dao động từ 60 – 239 mm, chủ yếu là nhóm chiều
dài từ 120 – 189 mm. Thành phần chiều dài của cá đánh bắt được trong mùa gió mùa
Đơng Bắc và Tây Nam hơi khác nhau. Thành phần chiều dài của cá nục sồ đánh bắt


3

được bằng các loại lưới khác nhau gần như nhau. Điều này có thể được giải thích bởi sự
di cư thẳng đứng theo ngày đêm của lồi này [3].
 Tính ăn
Cá nục sồ thuộc loại ăn tạp, trong dạ dày có nhiều chủng loại thức ăn như: Bộ chân
mái chèo (Temora, Saphirina); Bộ có vỏ (Pypocypris), giáp xác lớn (Lucifer); Giáp xác

hai vỏ (Ostracoda); Bơi nghiêng (Amphipoda); ấu trùng chủ yếu là ấu trùng cua; bộ
lưỡng túc (Hyperidae); lớp cá (họ cá trỏng, họ cá bạc má) [2, 17]. Con mồi cơ bản giống
nhau về chủng loại nhưng kích thước thay đổi tùy theo kích thước của cá, cá nhỏ 101 –
150 mm do chưa phát triển đầy đủ, cỡ miệng còn nhỏ nên ăn chủ yếu là Bộ chân chèo
và Bộ có vỏ; cá cỡ trung bình 151 – 200 mm ăn Bộ có vỏ và lớp cá; cá cỡ 201 mm ăn
chủ yếu là cá, tiếp theo là ấu trùng. Hoạt động bắt mồi của cá cũng khác nhau trong mùa
vụ khai thác và các lớp nước [12].
 Di cư
Chu Tiến Vĩnh & ctv (1998) dựa trên tín hiệu ghi lại được trên băng giấy dò cá và
phân tích sản lượng của lưới kéo đáy và tầng giữa của tàu N/C Biển Đông, sự di cư
thẳng đứng theo ngày đêm của cá nục sồ thể hiện rất rõ. Ban ngày các đàn cá ở gần sát
đáy và ban đêm di chuyển lên các tầng nước trên, nhất là ở Vịnh Bắc Bộ khi chuyển từ
mùa đông sang xuân hè [22]. Sự di cư này xảy ra phần lớn ở cá trưởng thành sinh dục.
Cá nục sồ khi đẻ nổi lên tầng mặt và thường đẻ vào ban đêm do đó hiện tượng di chuyển
từ tầng đáy lên tầng trên là do sự thay đổi trạng thái sinh lý trong mùa sinh sản tạo nên
[3]. Nguyễn Tiến Cảnh (1984) cho rằng cá nục nói chung và cá nục sồ nói riêng thường
nổi lên tầng trên chủ yếu để ăn mồi, vì ban đêm sinh vật phù du tập trung phân bố nhiều
ở tầng trên hơn tầng đáy [1]. Nguyên nhân của hiện tượng di cư thẳng đứng này đêm
của cá nục còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau và chưa có đủ cơ sở kết luận vấn đề này,
do đó cần phải được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm. Về thực tiễn, hiện tượng di
cư thẳng đứng ngày đêm có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
khai thác cá nục bằng nghề lưới kéo đáy và nghề lưới vó kết hợp ánh sáng đèn ở nước
ta [3].
Ngồi tập tính di cư thẳng đứng theo ngày đêm, cá nục cịn có tập tính di cư sinh
sản. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, cá nục sồ ở Vịnh Bắc Bộ di chuyển từ vùng giữa
vịnh đến phía Bắc vịnh để đẻ trứng và từ tháng 4 đến tháng 8, chúng di chuyển vào vùng
gần bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Ở vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu, cá nục sồ di chuyển theo


4


hướng Nam - Bắc và từ vùng xa bờ tới gần bờ [22].
 Sản lượng khai thác
Sản lượng cá nục sồ có những biến động rõ rệt trong vịng 60 năm qua (1950 –
2010). Sản lượng khai thác đạt đỉnh trong những năm 90 (trên 100 ngàn tấn), tuy nhiên,
sau đó sản lượng liện tục giảm dần, đến năm 2010 chỉ cịn dưới 50 nghìn tấn trên khắp
thế giới.

Hình 1.2: Biểu đồ sản lượng khai thác cá nục sồ trên thế giới (FAO FishStat).

1.2. Một số đặc điểm tự nhiên vịnh Bắc Bộ
 Nhiệt độ nước biển
Chế độ thủy học của vịnh Bắc Bộ bị chi phối bởi các yếu tố quan trọng: chế độ gió
mùa, nước từ lục địa với nhiệt độ thấp và nước từ biển ngồi có nhiệt độ ổn định với độ
muối cao [19].
Trong mùa gió Đông Bắc, nhiệt độ phân bố theo xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi
và từ Bắc vào Nam, nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong phạm vi từ 14oC – 24oC,
nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 có thể tới 12,2oC. Sự chênh lệch nhiệt độ tầng đáy và
tầng mặt khơng nhiều vì vịnh nơng, sóng gió lớn làm cho khối nước luôn luôn xáo trộn,
nhiệt độ tầng đáy từ 14 – 23oC [19].
Trong mùa gió Tây Nam, nhiệt độ tầng mặt ở vùng nước nơng phía Tây và Bắc có
trị số cao khoảng 30oC, các vùng khác có nhiệt độ thấp hơn (dưới 28oC), nhiệt độ tầng
đáy giảm dần theo độ sâu. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ bờ ra
khơi; nhiệt độ trung bình trong tháng 5 là 26,5oC, đến tháng 8 trên toàn vịnh xấp xỉ 28,6
– 29,8oC. Nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong phạm vi từ 28oC – 31oC. Nhiệt độ
nước tầng đáy giảm dần theo độ sâu từ 29,2 – 24,5oC [19].


5


 Độ mặn nước biển
Trên bề mặt, độ mặn nước biển trung bình năm của vịnh Bắc Bộ ở dải ven bờ dao
động trong khoảng 20,52 – 31,3%o. Khu vực giữa vịnh độ mặn thường cao và ổn định
hơn, đạt tới 32,3%o. Độ mặn tầng đáy trong toàn năm dao động từ 29 – 34,6%o. Độ mặn
trong năm phân bố theo xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ bờ ra khơi [19].
Trong mùa gió Đơng Bắc, nước bị xáo trộn mạnh, độ mặn tầng mặt và tầng đáy ít
chênh lệch. Đến tháng 4 độ mặn nước tầng mặt vùng ven bờ giảm xuống 26%o và ngoài
khơi 34%o [19].
Trong mùa gió Tây Nam, lượng mưa lớn, nước ngọt từ lục địa đổ ra nhiều, độ mặn
tầng mặt giảm. Vào tháng 8 độ mặn tầng mặt giảm xuống 33,5%o ở ngoài khơi và 11%o
ở dải ven bờ. Tại vùng cửa sơng, độ mặn có thể giảm xuống 5%o [19].
 Đặc điểm nền đáy
Ở vịnh Bắc Bộ, đáy biển nói chung bằng phẳng, chất đáy phần lớn là bùn cát, cát
pha bùn. Chướng ngại vật tự nhiên chiếm phạm vi hẹp, do đó có lợi cho nghề lưới kéo
đáy hoạt động.
 Đặc điểm khí tượng
Đặc điểm khí hậu thể hiện rõ nét là mùa gió mùa Đơng Bắc (mùa khơ) từ tháng 11
tới tháng 3 năm sau và mùa gió Tây Nam (mùa mưa) từ tháng 5 – 9. Tháng 4 và tháng
10 là thời kì chuyển tiếp [19].
 Dịng chảy
Hệ thống dòng chảy bề mặt ở vùng biển vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
chế độ gió mùa thịnh hành. Dịng chảy bề mặt được hình thành từ gió mùa, đó là dịng
Tây Nam chảy mạnh dọc theo bờ và thể hiện rõ trong mùa mưa và dịng chảy Đơng Bắc
mạnh trong mùa khơ [19].
Trong mùa gió Đơng Bắc (mùa khơ), dịng chảy bề mặt xuất phát từ Thái Bình
Dương đi vào vịnh Bắc Bộ men dọc theo phía Tây đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi lên
phía Bắc, dòng chảy ngược theo chiều kim đồng hồ, sau đó chảy dọc theo bờ Việt Nam
và đi ra khỏi cửa vịnh Bắc Bộ chảy vào vùng biển miền Trung. Trong khi đó nhánh thứ
hai chảy dọc theo bờ biển miền Trung vào vùng biển Đơng Nam Bộ. Dịng chảy dọc
theo bờ Tây Nam Bộ và theo chiều ngược kim đồng hồ đi gần bờ Thái Lan, rồi chuyển

hướng đến Bắc xích đạo [18].
Trong mùa gió Tây Nam (mùa mưa), dịng chảy chảy từ phía Bắc xích đạo, đi vào


6

vịnh Thái Lan, men dọc theo bờ Thái Lan đi lên phía Bắc và thuận chiều kim đồng hồ
men dọc theo bờ Tây Nam Bộ rồi đi ra khỏi vịnh. Một nhánh khác chảy dọc theo bờ
biển miền Trung, chảy theo hướng Bắc. Các dòng chảy vào vịnh Bắc Bộ đi lên phía Bắc
sau đó thuận chiều kim đồng hồ, chảy dọ theo bờ phía Tây đảo Hải Nam cùng với nhánh
khác đi theo hướng Đơng Bắc [18].
1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nục sồ trên thế giới
Cá nục sồ là một trong những đối tượng khai thác quan trọng và có ý nghĩa kinh
tế đối với những nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương cũng quan tâm chú ý khai thác. Những nghiên cứu về sinh trưởng,
sinh sản và nguồn lợi của cá nục sồ đã được công bố, chủ yếu được thực hiện tại các
nước thuộc khu vực này.
1.3.1. Các nghiên cứu về sinh học sinh trưởng
Sinh trưởng của cá được hiểu là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể trong
q trình phát triển theo thời gian. Đó là kết quả của quá trình trao đổi chất (Nikolski,
1963). Sự tăng trưởng kích thước và khối lượng của cá được kiểm sốt bởi nguồn năng
lượng đi vào cơ thể thơng qua hoạt động dinh dưỡng. Liên quan đến quá trình đồng hóa
thức ăn, tăng trưởng khơng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của lồi mà cịn vào các điều kiện
yếu tố vô sinh (nhất là nhiệt độ nước) và hữu sinh (con mồi, vật dữ, ký sinh, bệnh tật…).
Tăng trưởng của cá bao gồm mối quan hệ tăng trưởng giữa kích thước và khối lượng
của cơ thể. Cá có thể tăng trưởng suốt đời, nhưng theo thời gian tốc độ tăng trưởng giảm
dần. Để giải thích các mối quan hệ của lồi với mơi trường xuất hiện trong q trình
sinh trưởng, cần phải xác lập được các quy luật tăng trưởng cá thể trong mối liên quan
lịch sử phát triển của loài [17]. Từ những nhận thức trên, L. Bertalanffy đã đưa ra được
hai công thức tổng quát cho sự tăng trưởng của cá:

 𝐿𝑡 = 𝐿∞ × (1 − 𝑒 −𝑘𝑡 ) đối với sự tăng trưởng chiều dài cá
 𝑊𝑡 = 𝑊∞ × (1 − 𝑒 −𝑘𝑡 ) đối với sự tăng trưởng khối lượng cá.
Những thông số cần quan tâm chính ở đây là L∞ (Chiều dài tối đa mà cá có thể đạt được),
W∞ (Khối lượng tối đa mà cá có thể đạt được) và hệ số sinh trưởng K. Theo sau những
kết quả nghiên cứu đã được Nikolski (1963) đưa ra, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành
trên khắp thế giới nhằm tìm hiểu và đưa ra các dữ liệu về sự sinh trưởng và phát triển
của nhiều loài cá kinh tế. Cá nục sồ là một trong những đối tượng cá nổi nhỏ có giá trị
kinh tế được đưa vào nghiên cứu từ rất sớm ở khu vực châu Á. Indonesia có các nghiên


7

cứu của Suherman Banon & ctv. (1982); Bambang Sadhomoto & ctv. (1982 – 1983).
Những nghiên cứu của Indonesia tập trung tìm hiểu các tham số sinh trưởng và mối
tương quan chiều dài khối lượng, đồng thời tìm hiểu tỉ lệ giữa sản lượng cá và khả năng
bổ sung quần đàn tại hai vùng biển Java và Arafura. Kết quả thu được tại 2 vùng biển
Java và Arafura ở Indonesia không có sự chênh lệch đáng kể về kích thước tối đa (L∞ =
270 mm; L∞=259 mm), kích thước đánh bắt (Lc = 118 mm ; Lc = 156 mm) và hệ số tăng
trưởng K (K = 0,95 và K = 0,98) [45, 48]. Tại Trung Quốc, có nghiên cứu của Zheng Jie
(1988), Zhu & nnk (1984); Chen Li Young và Song Qiu (1997 – 1999). Những nghiên
cứu của Trung Quốc ngồi những thơng số trên cịn đưa ra phương trình tăng trưởng von
Bertalanffy về chiều dài và khối lượng của cá nục sồ cho vùng biển phía Đơng của họ, làm
cơ sở cho việc sử dụng hợp lý nguồn cá ở thềm lục địa phía Bắc biển Nam Trung Quốc [53,
56, 57]. Ở Nhật Bản, có nghiên cứu của Takeda (1981) về sinh trưởng cá nục sồ ở eo biển
Kii và Seiji Ohshimo (2006) nghiên cứu với nội dung tương tự nhưng ở vùng biển Tây
Kyushu – phía Đơng biển Trung Quốc [42].
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á
(Southeast Asian Fisheries Development Center – SEAFDEC). Tổ chức liên chính phủ
này gồm 10 nước ASEAN và Nhật Bản, được thành lập năm 1967 nhằm thúc đẩy phát
triển thủy sản ở khu vực Đông Nam Á, đào tạo nghiên cứu và cung cấp dịch vụ thông

tin. Trong thời gian 2003 – 2005, SEAFDEC tiến hành dự án “Nghiên cứu nguồn lợi
cá biển ở vùng biển Đông” thực hiện ở các nước Đông Nam Á để nghiên cứu sự sinh
trưởng của cá nục sồ tại vùng biển các nước trong khu vực như Brunei, Malaysia,
Philippines, vịnh Thái Lan đã đưa ra các thông số cụ thể về hằng số tăng trưởng (K),
chiều dài lý thuyết tối đa đạt được (L∞), các hệ số tăng trưởng a,b. Các tham số sinh
trưởng được thể hiện ở Bảng 1.1.


8

Bảng 1.1: Các tham số sinh trưởng của cá nục sồ ở các nước Đông Nam Á trên vùng
biển Đông (theo dự án SEAFDEC).

Nước

K

L∞ (mm)

A

B

Năm

0,39

232

-2,034


3,033

2004

1,70

233

-1,524

2,624

2005

Malaysia (Kuantan)

1,00

260

-

-

2003 – 2005

Malaysia (Tok Bali)

1,20


270

-

-

2003 – 2005

Philippines (Rosario)

0,75

217

0,002×10-2

2,800

2003 – 2005

Philippines (Navotas)

0,41

344

0,009×10-3

3,000


2003 – 2005

Philippines (Dagupan)

0,90

248

0,001×10-2

3,000

2003 – 2005

1,65

302

0,136×10-4

2,978

2003 – 2005

Brunei

Thái Lan (vịnh Thái
Lan)


Bên cạnh việc đưa ra những tham số sinh trưởng, Seiji Ohshimo và ctv. (2006)
còn tiến hành xác định tuổi cá nục sồ bằng đá tai (nhĩ thạch) [42]. Việc xác định tuổi
cá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá nguồn lợi của cá. Nghiên cứu thành
phần tuổi và biết được các tham số sinh trưởng (nhịp điệu sinh trưởng) của cá, chúng
ta có thể đưa ra những kết luận về trữ lượng cá dựa vào thành phần nhóm tuổi của mẻ
lưới khai thác [15]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm cá 0 tuổi bắt đầu từ tháng 8 có
chiều dài cá (FL) khoảng 50 mm. và đến tháng 12 có thể đạt 150 mm. Cá 1 tuổi có
chiều dài khoảng 200 mm, cá 2 tuổi đạt khoảng 240 – 260 mm, cá 3 tuổi có chiều dài
270 – 290 mm, cá nhiều nhất là 6 tuổi và chiều dài tương ứng là 354 mm. Trước đó,
Sakamoto & Takeda (1981) đã xác định tuổi cá nục sồ ở eo biển Kii bằng mơ hình
theo dõi phân bố kích thước chỉ ra rằng ở tháng 4 chiều dài nhóm cá 0 tuổi và 1 tuổi là
190 – 210 mm, có thể đạt 240 mm; chiều dài trung bình của cá 0 tuổi và 1 tuổi là 190
-210 mm, có thể đạt 240 mm; chiều dài trung bình của cá 0 tuổi khoảng 180 mm. từ
đó cho thấy sự tương đồng về kích thước của nhóm cá 0 tuổi vùng biển Tây Kyushu
và eo biển Kii.
Trên cơ sở phân tích số liệu tần suất chiều dài, các tác giả đều đưa ra các hệ số
tử vong: hệ số tử tử vong tự nhiên (M), hệ số tử vong tổng số (Z), hệ số tử vong do


9

khai thác (F) để đánh giá cường lực khai thác (E) của quần thể cá. Những thông tin về
các hệ số tử vong được thể hiện qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Hệ số tử vong của cá nục sồ ở các vùng biển trong khu vực

Vùng biển

Z

M


F

E

Tác giả

Arafura (Indonesia)

4,95

1,85

3,10

0,63

Suherman Banon (1982)

Java (Indonesia)

3,44

1,79

1,65

0,48

Bambang Sadhotomo (1983)


Nam Trung quốc

1,87

0,85

1,02

0,55

Chen Li Young (2003)

Brunei (2004)

4,60

0,55

4,05

0,88

Matzaini H. Juna & ctv
(2007)

Brunei (2005)

13,01


1,45

11,56

0,89

Matzaini H. Juna & ctv
(2007)

Tok Bali (Malaysia)

8,49

2,12

6,38

0,75

Samsudin Basir (2007)

1.3.2. Các nghiên cứu về sinh học sinh sản
Sinh sản là một chức năng rất quan trọng của bất kì sinh vật nào nhằm duy trì
nịi giống và phát huy vị thế của mình trong sinh giới. Đặc tính sinh sản của lồi là
sự thích nghi với những điều kiện xác định của sự sinh sản và phát triển của đàn
con non, tạo nên sự bổ sung cần thiết để duy trì số lượng. Số lượng và chất lượng
của đàn bổ sung phụ thuộc vào chất lượng và thành phần số lượng của quần thể
tham gia sinh sản cũng như vào điều kiện mà trứng và con non phát triển sau này.
Tùy theo khu vực địa lý mà những đặc điểm về sinh sản có thể khác nhau [17].
Những nghiên cứu về sinh học sinh sản tại khu vực châu Á có thể kể tới như Li

Young – Chan Chen Pi (1997 – 1999) tìm hiểu về bãi đẻ trứng của cá nục sồ ở thềm
lục địa biển Bắc Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản tập
trung chủ yếu vào mùa xuân, chu kì sinh sản thu ngắn lại và thời gian đẻ trứng dài hơn
[54]. Weizhong Chen (1999) tìm hiểu về sự phân bố của quần đàn cá nục tại vùng biển
Nam Trung Quốc cho thấy quần đàn cá nục phân bố từ cửa sông Dương Tử (Yangtze)
tới eo biển Đài Loan. Hầu hết cá nục sồ tập trung ở cửa sông Dương Tử để đẻ vào tháng
5 và tháng 6. Sau đó, chúng bắt đầu di cư về phía eo biển Đài Loan vào khoảng đầu
tháng 10 [28].
Sakul Supongpan và ctv. (1998 – 2002) tiến hành nghiên cứu tại vùng biển


10

Andaman – Thái Lan nhận thấy cá nục sồ đẻ quanh năm nhưng đẻ rộ nhất vào tháng 2
đến tháng 4, chiều dài Lm50 là 159 mm (đối với cá đực) và 157 mm (đối với cá cái), tỉ lệ
cá đực/cá cái là 1/1, bãi đẻ của chúng ở Koh Similan, Koh Rajanoi, Koh Kai, Koh Ha
[46].
Theo SEAFDEC (2003 – 2005), kết quả nghiên cứu sinh học sinh sản của các lồi
cá biển trong đó có cá nục sồ đã cho thấy chỉ số chín muồi tuyến sinh dục (GSI), chiều
dài cá tham gia sinh sản lần đầu. kết quả cụ thể ở một số nước như sau:
 Ở Brunei, Matzaini H. Juna và ctv (2007) đã chỉ ra rằng giá trị GSI cao nhất là 0,7 (tháng
7/2004). Năm 2005, đỉnh sinh sản vào tháng 4 (GSI = 1,5), tháng 7 (GSI = 2,3) và tháng
11 (GSI = 2,5). Chiều dài của cá tham gia vào sinh sản lần đầu Lm50 = 192 mm.
 Ở Malaysia, Samsudin Basir (2007) đưa ra kết quả như sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Chỉ số chín muồi tuyến sinh dục ở Malaysia của cá nục sồ

Khu vực
Kuatan

Tok Bali


Cá cái

Cá đực

GSI = 4,2 (tháng 3)

GSI = 2,5 (tháng 3)

GSI = 3,9 (tháng 4)

GSI = 1,5 (tháng 5)

GSI = 3,9 (tháng 6)

GSI = 1,1 (tháng 4)

GSI = 3,0 (tháng 4)

-

 Ở Philippines, nghiên cứu của Rafael V. Ramiscal và ctv. (2007) cho thấy cá nục
sồ đẻ rải rác quanh năm. Vùng biển Rosario chu kì sinh sản bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 3 và đẻ tiếp từ tháng 7 đến tháng 9. Còn đối với biển Navosta, cá nục bắt đầu
đẻ từ tháng 1 – 2, tháng 4 – 5, tháng 7, tháng 9, tháng 11. GSI lớn nhất của cá cái =
8,2 (tháng 11/2004) và GSI lớn nhất của cá đực = 2,9 (tháng 2/2004).
 Ở Thái Lan, Pakjuta Khemakorn và ctv. (2007) tìm hiểu đặc điểm sinh sản cá nục
sồ ở vịnh Thái Lan thấy rằng Lm50 = 166 mm đối với cá đực và Lm50 = 149 mm đối
với cá cái. GSI (cá đực và cá cái) ≥ 4,0.
Ở Nhật Bản, Takeda (2002) trong quá trình nghiên cứu quần đàn cá nục ở eo biển

Kii thuộc quận Wakayama, đã phát hiện quần đàn có sự di cư sinh sản trong thời gian
mùa xuân (tháng 3 – tháng 6). Khi tới mùa sinh sản, cá từ 2 năm tuổi trở lên di cư theo
phía Bắc, quần đàn từ phía ngồi eo biển Kii vào bên trong, và tới biển Harima – nada
để sinh sản [49]. Seiji Ohshimo và ctv. (2006) cho rằng mùa đẻ chính của cá là tháng
6, giá trị hệ số thành thục sinh dục GSI của cá đực và cá cái khoảng 5,8 – 6,5. GSI của
noãn bào nguyên sinh và nỗn bào cấp 2 có giá trị 2 – 5 và 3 – 6, còn giá trị GSI của


11

nỗn bào cấp 3 là 4 – 11 lúc đó cá có FL ≥ 240 mm và cá được 2 tuổi. Từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau, GSI trung bình của cá cái nhỏ hơn 2 và lớn hơn 4 từ tháng 5 đến
tháng 8, mùa vụ bắt đấu sinh sản từ tháng 4 và cá cái có giá trị hệ số sinh sản tương
đối là 2,4. Sự sai khác về GSI, Lm50 , mùa vụ sinh sản nguyên nhân chính có thể do
điều kiện nhiệt độ của vùng địa lý xác định (những loài hay quần thể loài sống trong
các thủy vực thuộc vĩ độ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm so với những loài hoặc
quần thể loài sống ở các thủy vực thuộc vĩ độ cao hơn) và chế độ dinh dưỡng (Trong
hoàn cảnh điều kiện dinh dưỡng tốt, cá sinh sản sớm và tăng số lần đẻ trứng trong
năm) [17].
1.3.3. Các nội dung nghiên cứu liên quan đến đánh giá nguồn lợi
Cá nổi nhỏ là nhóm cá chiếm ưu thế tại châu Á và Thái Bình Dương [29]. Chúng
là nguồn cung cấp “protein giá rẻ” cho những người thuộc bộ phận thu nhập thấp. Cá
nục sồ là một đối tượng nổi bật trong nhóm cá này do giá trị dinh dưỡng tương đối cao,
cung cấp một lượng khoáng chất tương đối lớn trên một đơn vị trọng lượng [29] . Ngoài
ra, cá nục sồ còn phân bố tương đối đồng đều ở các khu vực ven bờ thuộc vùng biển
châu Á – Thái Bình Dương, dễ đánh bắt, không yêu cầu trang thiết bị hiện đại, sản lượng
khai thác lớn [3]. Cá nục sồ thường tập trung di chuyển thành đàn. Đàn di động nhanh,
bề ngang hẹp. Hiệu quả đánh bắt cá nục sồ bằng lưới kéo đáy phụ thuộc rất nhiều vào
việc xác định trung tâm đàn cá. Do vậy nghiên cứu xác định được địa điểm, quy luật
phân bố nguồn lợi của cá có ý nghĩa thực tế lớn [5]. Một số quốc gia thuộc khu vực châu

Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines đã tiến hành nghiên cứu
về nguồn lợi của loài này.
Tại Trung Quốc, những nghiên cứu về cá nục sồ cho thấy cá nục sồ phân bố tại ba
trên bốn vùng biển chính: vùng biển Hồng Hải (Yellow sea), vùng biển phía Nam Trung
Quốc (South China Sea), vùng biển phía Đơng Trung Quốc (East China Sea) [28, 46,
52-54]. Ở các vùng biển Trung Quốc, cá nục sồ tồn tại thành hai quần đàn độc lập: Quần
đàn phía Nam và quần đàn phía Đơng Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu đã thực
hiện, quần đàn cá nục sồ ở khu vực phía Nam có trữ lượng lớn và cho sản lượng khai
thác cao hơn [28, 52, 56, 57]. Đối với quần đàn phía Đơng Trung Quốc, chúng phân bố
ở vùng biển ven bờ, từ cửa sông Dương Tử (Yangtze) tới eo biển Đài Loan [28].
Ở Nhật Bản,nghiên cứu cho thấy cá nục sồ chủ yếu được khai thác tại eo biển Kii,
gần quận Wakayama [49], xung quanh đảo Ishima thuộc quận Tokushima [50] và vùng


12

biển phía Tây quận Kyushu [42]. Quần đàn cá nục tại eo biển Kii thường có nhiều đợt
di cư kiếm ăn và trú đông trong năm. Di cư kiếm ăn thường diễn ra trong khoảng mùa
hè tới đầu mùa thu (từ tháng 6 tới khoảng đầu tháng 11), cá từ hai năm tuổi trở lên sẽ di
chuyển tới các khu vực dải san hô đá ở eo biển Kii, vịnh Osaka và biển Harima – nada.
Di cư trú đông xảy ra đối với cá từ một năm tuổi trở lên, đàn cá hướng về phía Nam,
phần rìa ngồi eo biển Kii để tránh rét.
Ở Thái Lan, cá nục sồ phân bố chủ yếu tại vịnh Thái Lan [27, 29, 30, 41, 43]. Ở
Philippines, cá nục sồ chủ yếu đánh bắt được ở biển Sulu, biển Bohol và các vịnh
Visayan, Moro, Lamon, Tayabas và bờ biển Batangas [44].
Ngoài ra, cá nục còn được bắt gặp ở những khu vực: Biển Andaman, Ấn Độ [51];
eo biển Malacca nằm giữa Indonesia và Malaysia [33]; Biển Arafura, Indonesia [24];
Biển Java, Indonesia [45].
1.3.4. Các nội dung nghiên cứu khác
Một số cơng trình khác cũng được tiến hành dựa trên đối tượng cá nục sồ như những

nghiên cứu của Kishida so sánh hình thái học các nhóm cá nục và chu kì sinh sản và sự phân
bố ấu trùng cá nục sồ Decapterus maruadsi ở biển Đông Trung quốc (Kishida S, 1978); sự
di cư của cá nục sồ Decapterus maruadsi ở eo biển Kii (Takeda Y, 2002); sự sinh trưởng và
tuổi của giống cá nục sồ ở eo biển Kii (Sakamoto và Takeda, 1981); sinh học sinh sản cá nục
sồ ở eo biển Kii (Takeda và Sakamoto, 1987); nghiên cứu tuổi và sinh trưởng của cá nục sồ
vùng biển ngoài khơi Chiết Giang (Zhejiang) [57]. Nghiên cứu về sự phân bố của cá nục sồ
(Decapterus maruadsi) ở biển Hoa Đơng và Hồng Hải [38]. Nghiên cứu về tập tính ăn
của cá nục sồ [55].
1.4. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nục sồ tại Việt Nam.
Sau khi Viện Hải Dương học Đông Dương Nha Trang được thành lập (1922),
những nghiên cứu về cá biển bắt đầu được tiến hành. Sau một thời gian gián đoạn vì bất
ổn do chiến tranh, đến năm 1955 các nghiên cứu này lại được tiếp tục [13].
Trong những năm 1960 – 1965, có nhiều cơng bố khác nhau về sinh học của các
loài cá vịnh Bắc bộ như các cơng trình của Trương Nhân Thu (1960), Bùi Đình Chung
(1962, 1963), Phạm Thược (1963), Druzhinin (1963), Lê Đăng Phan (1966), Nguyễn Bá
Hùng (1965). Các cơng trình đáng chú ý là “Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế của
vịnh Bắc Bộ” (Bùi Đình Chung, 1964) nêu đặc điểm sinh học của 18 loài cá kinh tế in
trong tập san Sinh Vật học, tập số 3 và số 4; cơng trình “Cá kinh tế vịnh Bắc bộ” của


×