Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ, sinh sản và ương nuôi cá hồng mỹ (sciaenops ocellatus linnaeus, 1766) tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
=======o0o=======

HOÀNG TUÂN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI VỖ, SINH SẢN VÀ ƯƠNG
NUÔI CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) TẠI
QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Khánh Hòa, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
=======o0o=======

HOÀNG TUÂN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI VỖ, SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ
HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:



8620301

Quyết định giao đề tài:

1276 ngày 06/12/2017

Quyết định thành lập HĐ:

1368/QĐ-ĐHNT NGÀY 19/11/2018

Ngày bảo vệ:

29/11/2018

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Phạm Quốc Hùng
Chủ tịch Hội đồng
TS. Nguyễn Tấn Sỹ
Phòng đào tạo Sau đại học

Khánh Hòa, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh. Tôi
xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ cơng trình nào đến thời điểm hiện tại.
Quảng Ninh, ngày 10 tháng 12 năm 2018
Học viên

HOÀNG TUÂN

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình của giáo viên hướng dẫn và được phía Viện Ni trồng thủy sản, Trường Đại học
Nha Trang tạo điều kiện thuận lợi, tơi đã có q trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập
nghiêm túc để hồn thành khóa học nói chung và đề tài tốt nghiệp. Kết quả có được
khơng chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà cịn có sự giúp đỡ của Q thầy cơ, gia đình,
viện Ni trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, q thầy cơ, các anh chị
đi trước đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Quốc Hùng người đã
định hướng, tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện đề tài này. Tơi xin gửi
lịng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Tôi xin cảm ơn anh, em hợp tác xã sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản Bắc
Việt đã giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thiện đề tài này, nhất là anh Ngô Vĩnh Hạnh –
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến q
thầy cơ, gia đình, bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành khóa học cũng
như đề tài tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Nha Trang, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Học viên

HOÀNG TUÂN

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................1
1.1. Đặc điểm sinh học của cá hồng mỹ ..........................................................................1
1.1.1. Hình thái phân loại và phân bố ..............................................................................1
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển .......................................................................2
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................3
1.1.4. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá hồng mỹ .........................................................5
1.2.1. Trên thế giới ...........................................................................................................5
1.2.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................7
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương cá biển ................................................8
1.3.1. Ảnh hưởng mật độ ương ........................................................................................8
1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ cho ăn ............................................................. 9
1.3.3. Ảnh hưởng của độ mặn ........................................................................................11
1.3.4. Các yếu tố khác ....................................................................................................12
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 16

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
2.2.1. Nuôi vỗ và cho đẻ cá hồng mỹ ở độ mặn thấp ....................................................16
2.2.1.1. Nuôi vỗ cá hồng mỹ bố mẹ ở độ mặn thấp ......................................................16
2.2.1.2. Chuẩn bị các loại thức ăn .................................................................................18
2.2.2. Ương cá hồng mỹ từ bột lên giống ở các độ mặn và mật độ khác nhau ............19
v


2.2.2.1. Ương cá hồng mỹ từ bột lên giống ở các độ mặn khác nhau ..........................19
2.2.2.2. Ương cá hồng mỹ từ bột lên giống ở các mật độ khác nhau ........................... 21
2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu .........................................................21
2.2.3.1. Phương pháp xác định các thông số môi trường ..............................................21
2.2.3.2. Phương pháp xác định và tính tốn một số chỉ tiêu .........................................22
2.2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................23
3.1. Sinh sản nhân tạo cá hồng mỹ ................................................................................23
3.1.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục ..................................................................................23
3.1.2. Kết quả cho đẻ ....................................................................................................24
3.1.3. Các giai đoạn phát triển phôi của cá hồng mỹ ....................................................25
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ lên kết quả ương cá hồng mỹ ............................. 29
3.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn lên kết quả ương cá hồng mỹ .......................................29
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ lên kết quả ương cá hồng mỹ ........................................31
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................35
4.1. Kết luận ...................................................................................................................35
4.2. Đề xuất ....................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37

vi



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CV:

Hệ số phân đàn

DHA:

Axit docosahexaenoic

DO:

Hàm lượng oxy hịa tan

EPA:

Axit eicosapentaenoic

FCR:

Hệ số thức ăn

NTTS:

Ni trồng Thủy sản

SD:

Độ lệch chuẩn


SE:

Sai số chuẩn

SGR:

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng

TL:

Chiều dài toàn thân

TLS:

Tỷ lệ sống

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá hồng mỹ .........................................24
Bảng 3.2. Kết quả cho đẻ cá hồng mỹ ............................................................................24
Bảng 3.3. Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi của cá hồng mỹ ..................................28
Bảng 3.4. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ ở các độ mặn thí nghiệm ...........29
Bảng 3.5. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng mỹ ở các mật độ thí nghiệm ............32

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) ...................................................................1
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................16
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm trong các xơ nhựa ............................................................... 20
Hình 3.1. Bể ni vỗ thành thục .....................................................................................23
Hình 3.2. Sự phân chia tế bào phơi ................................................................................26
Hình 3.3. Phơi nang (A) và phơi vị (B) ..........................................................................27
Hình 3.4. Hình thành hệ thần kinh, giác quan (A), Đi tách khỏi khỗi nỗn hồng (B),
Hình thành hệ tuần hồn (C)...........................................................................................27
Hình 3.5. Phơi sắp nở và ấu trùng ..................................................................................28

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu kỹ thuật ni vỗ, sinh sản và ương nuôi cá hồng mỹ (Sciaenops
ocellatus (Linnaeus, 1766) tại Quảng Ninh được thực hiện từ tháng 6/2017 đến tháng
04/2018 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu
đặc điểm sinh sản phổ biến ở cá, phương pháp bố trí thí nghiệm theo kiểu một nhân tố,
ngẫu nhiên hồn tồn. Cá thí nghiệm từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi. Kết quả theo dõi
một số đợt nuôi vỗ của 28 cá thể bố mẹ (14 con đực và 14 con cái) cho thấy tỷ lệ cá
hồng mỹ thành thục sinh dục khá cao từ 78,5 - 92,8% ở cá cái và 85,7 - 100% ở cá
đực. Kết quả cho đẻ 10/14 cặp cá sử dụng phương pháp cho đẻ tự nhiên và nhân tạo
cho thấy số lượng trứng đẻ ra theo phương pháp cho đẻ nhân tạo cao hơn so với
phương pháp cho đẻ tự nhiên 2,1 triệu trứng so với 0,62 triệu trứng. Tuy nhiên, các
chỉ tiêu còn lại về tỷ lệ thụ tinh (85,2% so với 74,5%), tỷ lệ nở (83,5% so với 68,3%),
đường kính trứng (0,85 mm so với 0,82 mm) và đường kính giọt dầu (0,16 mm so với
0,15 mm) đều cao hơn ở phương pháp cho đẻ tự nhiên. Cá bắt đầu thành thục từ tháng
8 đến tháng 9. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá tương tự như ở nhiều lồi cá biển
khác. Đường kính trứng từ 0,65 – 0,75 mm. Cá thường đẻ từ 18h00 đến 23h00. Các
giai đoạn phát triển phôi của cá hồng mỹ tương tự các loài cá biển khác gồm các giai

đoạn chính là thụ tinh; phân chia tế bào; hình thành phơi nang, phơi vị; hình thành hệ
thần kinh, giác quan; đi tách khỏi khối nỗn hồng; hình thành hệ tuần hoàn; và giai
đoạn cá nở. Tổng thời gian phát triển phôi khoảng 20 giờ 15 phút ở nhiệt độ 28oC. Tốc
độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn 20‰ cao
hơn so với độ mặn 16‰ (7,4 %/ngày, 86,9% so với 6,8 %/ngày, 77,6%) và khơng có
sự khác biệt thống kê với độ mặn 18‰ (7,1 %/ngày, 84,0%). Hệ số phân đàn ở độ
mặn 18% và 20‰ thấp hơn so với độ mặn 16‰ (8,4% và 7,7% so với 10,5%). Tốc độ
tăng trưởng đặc trưng về chiều dài ở mật độ 30 con/l cao hơn so với mật độ 40 con/l
và 50 con/l (7,8 %/ngày so với 5,3 %/ngày và 5,1 %/ngày). Hệ số phân đàn ở mật độ
30 con/l cũng thấp hơn so với mật độ 40 con/l và 50 con/l (8,3% so với 11,4% và
11,9%). Khơng có sự khác biệt thống kê về hai chỉ tiêu này giữa mật độ 40 con/l và 50
con/l. Mật độ ương không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá thí nghiệm, cá đạt tỷ lệ
sống từ 85,6 - 88,9%.
Từ khóa: cá hồng mỹ, mật độ, nhiệt độ, độ mặn, Sciaenops ocellatus.

x


MỞ ĐẦU
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với vùng triều rộng lớn, nhiều eo vịnh kín để
phát triển nghề ni thủy sản nói chung và cá biển nói riêng. Với thị trường tiêu thụ cá
sống lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nên từ những năm 90 nghề nuôi cá
biển đã bắt đầu được quan tâm. Hiện nay, ngồi cá nước ngọt, thì một số lồi nước
mặn, lợ như: cá song (mú), cá giò, cá vược, cá đối, cá tráp, cá chim vây vàng được
nuôi trong các lồng bè ở eo vịnh và ao nuôi tôm quảng canh, nguồn cá giống chủ yếu
từ sinh sản nhân tạo, còn lại đến từ con giống tự nhiên hoặc nhập nội.
Cá hồng mỹ hay còn gọi là cá đù đỏ có tên tiếng Anh là red drum là lồi cá rộng
muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mexico và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ. Cá
hồng mỹ sống thành đàn, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng thành thường di cư đến
vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Cá hồng mỹ là đối tượng dễ nuôi, kích

thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt cá thơm ngon giàu dinh dưỡng và đang được
chú trọng phát triển nuôi tại nhiều nước trên thế giới. Sản lượng cá hồng mỹ nuôi trên
thế giới không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, năm 2004 sản lượng đạt
40.000 tấn, năm 2006 là 52.000 tấn và năm 2014 đạt trên 71.000 tấn [27]. Trung
Quốc, Mauritius, Mayotte, Israel và Mỹ là những nước có sản lượng ni lớn nhất,
chiếm 94% tổng sản lượng cá hồng mỹ trên toàn thế giới.
Trung Quốc là nước đầu tiên nhập cá hồng mỹ từ Mỹ vào nuôi từ năm 1995.
Sau 4 năm, nước này đã sản xuất giống nhân tạo thành cơng lồi cá này. Cá hồng mỹ
được nhập vào nuôi tại Việt Nam từ năm 1999 thông qua nhập cá bột bởi Viện Nghiên
cứu Hải sản. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phịng đã sản xuất giống nhân
tạo thành cơng đáp ứng được phần lớn nhu cầu con giống nuôi tại các tỉnh phía Bắc và
Bắc Trung bộ [7]. Thực tiễn cho thấy cá hồng mỹ có thể sống trong cả mơi trường
nước ngọt, nước lợ và nước mặn, từ 0 - 35‰. Cá hồng mỹ sinh trưởng nhanh, thịt
thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng.
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương ấu trùng đóng một vai
trò rất quan trọng nhằm xác định chế độ cho ăn, loại thức ăn, mật độ ương, các yếu tố
môi trường thích hợp. Với đặc trưng bờ biển dài, nhiều đầm phá, vũng, vịnh nên tiềm
năng về diện tích ni cá biển ở nước ta là rất lớn. Do đó, việc nghiên cứu nuôi cá
hồng mỹ ở độ mặn thấp có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng, phát triển ni lồi cá
xi


này. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo, ương cá hồng mỹ
trong điều kiện độ mặn thấp hầu như chưa được đề cập, nhất ở là Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã đề nghị Viện nuôi trồng thủy sản –
Trường đại học Nha Trang cho phép thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ,
sinh sản và ương nuôi cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) tại Quảng
Ninh”.
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ, sinh sản và ương nuôi cá hồng mỹ trong điều kiện

độ mặn thấp 18 - 20‰ tại Quảng Ninh.
Nội dung của đề tài:
Nội dung 1: Nghiên cứu nuôi vỗ và cho đẻ cá hồng mỹ ở độ mặn thấp 18 20‰.
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và mật độ lên kết quả ương ấu
trùng cá hồng mỹ.
Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về khả năng sinh
sản nhân tạo cá hồng mỹ ở độ mặn thấp, ảnh hưởng của độ mặn và mật độ lên kết quả
ương ấu trùng cá hồng mỹ phục vụ nghiên cứu, giảng dạy.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá cơ sở cho
việc mở rộng ương ni cá hồng mỹ ở các vùng có độ mặn thấp góp phần đa dạng hóa
đối tượng ni, hình thức ni, vùng ni góp phần phát triển nghề ni trồng thủy
sản nước lợ mặn tại Quảng Ninh.

xii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cá hồng mỹ
1.1.1. Hình thái phân loại và phân bố
Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Hệ thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Sciaenidae
Giốngi: Sciaenops
Loài: Sciaenops ccellatus (Linnaeus, 1766)

Hình 1.1. Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus)

Cá hồng mỹ có tên khoa học là Sciaenops ocellatus (Linnaeus, 1766), tên tiếng
Anh là redrum, tên tiếng Việt là cá hồng mỹ, cá sủ sao hay cá đù đỏ.
Cá hồng mỹ có cơ thể có hình thon dài, thân hơi trịn lưng có gò cao lên, vẩy
lược lớn vừa và nhỏ. Khoảng cách giữa mắt và đầu khơng có vẩy, bộ phận đầu trừ
mõm, xương trước mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy. Vẩy lẻ khơng có vẩy hoặc
vẩy bẹ thấp, đường bên hoàn toàn, đi ra sau theo vành ngoài của bộ phận lưng. Mắt
trung bình, miệng rộng, ở phía trước, hơi thấp và hơi lệch phía dưới, mơi mỏng, có thể
co duỗi được. Miệng cá có từ 4 - 6 răng nanh nhọn sắc, một số ít là răng cắt ở phía
trước hàm và ở đằng trước của mỗi hàm, tiếp đó là nhiều hàng răng chóp hoặc răng
1


trịn, phía sau mở rộng thành răng tấm sau này sẽ to dần lên như răng hàm và trải rộng
thành 2 - 4 hàng. Vây lưng liên tục, khơng có khía lõm, bộ phận gai và tia vây cũng rất
nở nang, vây lưng to khỏe, có khoảng 10 - 13 gai cứng, 9 - 17 tia vây mềm. Vây hậu
môn có 3 tia gai [36].
Đặc điểm phân bố:
Cá hồng mỹ là loài cá rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở phía Bắc vịnh Mexico
và vùng duyên hải Tây Nam - Đông Nam nước Mỹ, thuộc vùng biển Đại Tây Dương.
Vài năm trở lại đây, cá hồng mỹ đã được di nhập vào nuôi ở một số nước châu Á như:
Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Với lợi thế giá trị kinh tế cao, tốc độ sinh trưởng
nhanh, thích ứng tốt với điều kiện mơi trường, lồi cá này đã nhanh chóng trở thành
một đối tượng ni quan trọng tại nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương [43], [47], [51].
Họ cá Sciaenidae cũng được tìm thấy ở các vùng nước đại dương ôn đới và
nhiệt đới. Chúng sống đáy ở vùng nước nhiều đá ngầm ven bờ, nơi có dịng nước ấm.
Lồi cá này cũng phân bố ở các vùng đáy cát, đá cứng, vùng hỗn hợp bùn cát hoặc
vùng đá san hô chết. Theo chiều ngang, cá hồng mỹ sống từ đáy ven bờ cho đến các
rạn đá hoặc bãi san hô chết ở độ sâu tới 50 - 60 m nước. Một số loài cá hồng mỹ ban
đầu sống ở các vùng cửa sông, lớn lên chúng chuyển ra các vùng nước sâu hơn, có thể

tới độ sâu 150 m nước. Trong điều kiện ni, cá hồng mỹ thích ứng rất tốt với sự thay
đổi của độ mặn và nhiệt độ, nhất là trong điều kiện được thuần hóa tốt. Cá hồng mỹ có
thể sống được ở độ mặn từ 0 – 35‰, nhiệt độ từ 10 – 30oC và nhu cầu oxy hòa tan trên
2,5 mg O2/lít. Cá hồng mỹ thường có tập tính sống thành đàn, phân bố rộng. Khi
trưởng thành, chúng di chuyển đến các vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản.
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cá hồng mỹ sinh trưởng nhanh, cá thể lớn nhất bắt gặp ngồi tự nhiên có chiều
dài 155 cm, khối lượng 45 kg. Cá hồng mỹ sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng
nhanh sau khi đạt cỡ 50 g/con trở lên. Ấu trùng cá hồng mỹ sau 3 ngày tuổi có chiều
dài thân (SL) 2,5 mm, sau 10 ngày đạt 4,2 mm, sau 14 ngày đạt 5,1 mm và sau 21
ngày đạt 10 mm [32], [33]. Cá giống 6 – 8 g/con được nuôi bằng thức ăn công nghiệp
có hàm lượng protein 40% và lipid 10%. Sau 12 tháng nuôi thâm canh trong ao đất, cá
đạt khối lượng từ 1,0 - 1,3 kg, năng suất 9 - 24 tấn/ha, tỷ lệ sống 88,7 - 94,9%, hệ số
2


thức ăn FCR từ 2,2 - 2,6. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trưởng
chậm hơn, sau 12 tháng đạt khối lượng từ 0,9 - 1,2 kg/con [7].
Tốc độ tăng trưởng của cá hồng mỹ phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi, tại các
trang trại ở Florida và vịnh Mexico, cá hồng mỹ có thể đạt 1 - 2 kg/con trong thời gian
14 - 22 tháng. Tuy nhiên, nếu được nuôi tại các vùng nhiệt đới, lồi cá này có tốc độ
sinh trưởng rất nhanh [55]. Tương tự như nhiều loài cá biển khác, sinh trưởng của cá
hồng mỹ phụ thuộc vào mật độ nuôi, cỡ cá thả ban đầu, thời gian nuôi, hệ thống nuôi,
chế độ cho ăn, chăm sóc quản lý mơi trường và dịch bệnh. Cá giống lớn, cỡ 120 g/con
thả trong lồng với mật độ 30 - 60 con/m3, cá đạt khối lượng 800 g/con sau 6 - 7 tháng
nuôi ở Israel. Với mật độ nuôi 140 con/m3, cho ăn bằng thức ăn có hàm lượng protein
cao, cá có thể đạt khối lượng 750 g/con sau 10 - 14 tháng. Ở các tỉnh ven biển phía
Bắc nước ta, cá ni sau 12 tháng có thể đạt khối lượng từ 1,0 - 1,8 kg/con.
Sau khi thụ tinh, phôi phân cắt lần đầu ở thời gian khoảng 20 phút. Sự phân
chia tế bào liên tục sau mỗi 15 - 20 phút, trứng phát triển đến giai đoạn nhiều tế bào

sau 3 giờ. Sự phát triển của trứng trải qua các giai đoạn thông thường tương tự như
nhiều lồi cá biển khác gồm: phơi nang, phôi vị, phôi thần kinh và phôi mầm. Tim
phôi bắt đầu hoạt động sau khoảng 15 giờ và trứng nở sau 19 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC,
độ mặn 30 - 32‰ [1].
Ấu trùng mới nở có chiều dài từ 1,31 – 1,68 mm, trung bình 1,49 mm. Khối
nỗn hồng có chiều dài 0,86 mm. Ấu trùng mang một giọt dầu nằm phía trước của
nỗn hồng giúp chúng thích nghi với đời sống trôi nổi theo chiều thẳng đứng hoặc
chếch 45o so với mặt nước. Giai đoạn đầu, sự hình thành sắc tố ở ấu trùng chưa hồn
thiện, mắt, ống tiêu hóa, hậu mơn và vây đi trong suốt. Ba ngày sau khi nở, nỗn
hồng hầu như được sử dụng hết và kích thước giọt dầu giảm đáng kể. Ấu trùng bắt
đầu mở miệng, cử động hàm và có thể sử dụng thức ăn ngoài là các động vật phù du.
Từ 20 - 30 ngày tuổi, những ấu trùng khỏe mạnh sẽ bơi lội linh hoạt và có màu nhạt
hơn, các ấu trùng yếu có màu đen hay sẫm [1].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tương tự các loài cá khác trong họ cá đù, cá hồng mỹ là loài cá dữ, ăn thịt, sống
đáy. Chúng chủ yếu dinh dưỡng bằng các loại động vật không xương sống như thân
mềm (Mollusca), giáp xác (Crustacea), giun nhiều tơ (Polychaeta) và các loài cá nhỏ.
3


Ở giai đoạn đầu, thức ăn của chúng là động vật phù du như luân trùng (Brachionus
plicatilis), giáp xác chân chèo (copepoda). Khi đạt chiều dài 4 mm, ấu trùng tiếp tục ăn
luân trùng và có thể tiếp tục sử dụng loại thức ăn này cho đến 30 ngày tuổi. Khi đạt
chiều dài 12 mm, ấu trùng ăn copepoda (Tigriopus, Arcatia, Oithoina và Paracalanus)
[33], [37].
Trong sản xuất giống nhân tạo, thức ăn cho ấu trùng cá hồng mỹ chủ yếu là sinh
vật phù du như tảo, luân trùng, copepoda và artemia. Bên cạnh đó người ta cịn sử
dụng các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt cỡ 10 mm trở lên. Giai đoạn thương phẩm,
cá được cho ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 45%, lipid 8 10% hoặc cá tạp [7], [48].
1.1.4. Đặc điểm sinh sản

Cá hồng mỹ là loài rộng muối, chúng có thể sống ở cả nước ngọt, nước lợ và
nước mặn. Khi thành thục, chúng thường di chuyển đến những vùng nước có độ mặn
cao và ổn định để sinh sản. Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá hồng mỹ có sự khác
biệt theo vùng địa lý khác nhau. Ở châu Á, cá sinh sản tập trung từ thàng 1 đến tháng
4, trong khi tại Bắc Trung Mỹ, chúng sinh sản mạnh từ tháng 8 đến tháng 12 [36].
Tuổi thành thục lần đầu của cá hồng mỹ ngoài tự nhiên từ 3,5 – 5 năm, khối
lượng từ 4 – 6 kg/con. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khẳng định, trong điều kiện
ni nhân tạo cá có thể thành thục sinh dục sớm hơn. Khi bắt đầu thành thục, chúng ăn
rất ít, chỉ khoảng 3 lần/tuần. Mỗi cá cái thường thành thục và đẻ trứng hơn một lần
mỗi năm, cá biệt ở một số trại sản xuất giống ở Texas (Mỹ), có những cá thể có thể đẻ
tới 7 lần trong vòng chỉ 26 ngày. Sức sinh sản của cá hồng mỹ phụ thuộc rất lớn vào
tuổi, kích thước cũng như chế độ dinh dưỡng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động
từ 49.224 – 380.435 trứng/kg cá cái [7]. Mỗi cá cái có khối lượng 11 – 14 kg/con, có
thể đẻ 0,5 triệu trứng/lần và đạt tổng cộng từ 1 - 3 triệu trứng/năm. Cá hồng mỹ
thường đẻ vào mùa thu và hoạt động sinh sản của chúng bị chi phối bởi nhiều yếu tố
môi trường như nhiệt độ, độ mặn, tốc độ dòng chảy, thủy triều, mức độ sẵn có của
thức ăn. Trứng cá sau khi đẻ sẽ trôi nổi trong nước nhờ giọt dầu có đường kính từ 0,9
– 1,0 mm [30], [33], [36].
Trước khi đẻ một tuần, cá đực và cá cái thành thục có hiện tượng ngừng ăn và
tách đàn. Khi cá cái bắt đầu thành thục, chúng sẽ gia tăng các hoạt động sinh dục với
4


cá đực. Khi chín muồi sinh dục, cá đực và cá cái thường xuyên bơi thành từng cặp ở
tầng mặt khi sắp đẻ trứng. Cá có thể đẻ nhiều đợt trong ngày nhưng thường diễn ra chủ
yếu từ 19 đến 23 giờ [9].
Hiện nay, trong kích thích sinh sản nhân tạo cá biển người nuôi thường sử dụng
đơn lẻ hoặc kết hợp giữa hai phương pháp là cho đẻ tự nhiên và cho đẻ nhân tạo - tiêm
kích dục tố (hóc mơn). Tùy thuộc vào mùa vụ và sự thành thục sinh dục ở cá mà người
nuôi lựa chọn phương pháp kích thích sinh sản phù hợp. Giai đoạn đầu vụ, người ni

thường tiêm kích dục tố cịn giữa và cuối vụ thường không tiêm. Phương pháp này áp
dụng rộng rãi trong sinh sản nhân tạo cá biển ở nhiều nước nhiệt đới thuộc khu vực
Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Indonesia. Phương
pháp tiêm hóc mơn giúp kích thích sinh sản một cách chủ động hơn nhưng hiệu quả
thường thấp hơn so với phương pháp cho đẻ tự nhiên. Phương pháp khơng dùng hóc
mơn cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn, tỷ lệ nở cao hơn, ấu trùng khoẻ mạnh hơn, cuối cùng là
hiệu quả cho cá đẻ tốt hơn. Tuy nhiên, sự thành công của phương pháp này phụ thuộc
vào mức độ thành thục của cá, chất lượng sản phẩm sinh dục và không chủ động được
thời gian và sự đồng loạt khi cho đẻ. Chu kỳ đẻ trứng của cá biển ít nhiều liên quan
đến tuần trăng hay chu kỳ thủy triều.
1.2. Tình hình sản xuất giống và ni cá hồng mỹ
1.2.1. Trên thế giới
Cá hồng mỹ là lồi được ni phổ biến ở khu vực Bắc Trung Mỹ, chúng được
sản xuất giống thành công lần đầu tiên tại Mỹ năm 1978 và được di nhập vào
Martinique năm 1985. Nguồn cá bố mẹ được khai thác ngồi tự nhiên có khối lượng từ
5 – 7 kg/con, sau đó được đưa vào ni vỗ trong bể, cho ăn bằng cá tươi. Khi thành
thục sinh dục, cá được kích thích sinh sản bằng cách tiêm hormone. Mỗi lần cá cái đẻ
bình quân từ 500.000 – 3.500.000 trứng. Cá bột sau khi nở được ương theo hình thức
thâm canh trong các bể đặt trong nhà theo mơ hình nước trong hay nước xanh hoặc
ương quảng canh trong ao ngoài trời. Cá bột cá được ương với mật độ từ 15 – 30
con/L, sử dụng thức ăn là vi tảo, luân trùng, copepoda, nauplius artemia làm giàu với
DHA và EPA, tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống từ 5 - 17% [58].
Cá hồng mỹ được di nhập vào châu Á năm 1987 tại Đài Loan, đến năm 1991 đã
cho sinh sản nhân tạo thành công. Cá bột được ương trong bể với mật độ 20 - 50 con/L
5


hoặc ngồi ao có thể tích 300 - 500 m2 với mật độ 1 - 5 con/L. Thức ăn được sử dụng
phổ biến là tảo, luân trùng copepoda và nauplius artemia. Sau 30 - 40 ngày ương, cá
đạt chiều dài 3 - 4 cm, tỷ lệ sống từ 5 - 30%. Sau đó, cá được chuyển ra ương trong ao

đất lên cỡ 6 - 8 cm trước khi đưa ra nuôi thương phẩm. Đến nay kỹ thuật sản xuất
giống nhân tạo đã hoàn thiện, hàng năm Đài Loan sản xuất được trên 30 triệu con
giống, giá cá giống dao động từ 0,1 - 0,2 USD/con [42], [65]. Đến năm 1998, Trung
Quốc mới sản xuất giống nhân tạo thành cơng lồi cá này, mỗi năm sản xuất được
hàng trăm triệu con giống phục vụ cho nhu cầu nuôi trong nước và xuất khẩu sang các
nước trong khu vực Đông Nam Á [34].
Cá hồng mỹ bắt đầu được nuôi trong các ao nước lợ tại Mỹ từ cuối những năm
80 đầu những năm 90. Cá thả có kích cỡ ban đầu khoảng 1 g/con nuôi tới giai đoạn 35
g/con, sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein 35 - 51%, khẩu phần 3,7 - 6,5%
khối lượng thân. Kết quả nuôi cho thấy cá sinh trưởng nhanh, thích ứng tốt với môi
trường, hệ số thức ăn (FCR) từ 1,05 - 1,6. Giai đoạn 35 - 60 g/con, cá được cho ăn
thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein 35 - 45%, tỷ lệ sống đạt 98 - 100%, hệ số thức
ăn đạt 1,2 - 2,7. Giai đoạn từ 60 g/con đến khi thu hoạch, sau 11 tháng ni, cá đạt
kích cỡ thương phẩm từ 1.570 g/con, hệ số thức ăn từ 1,11 – 1,53, tỷ lệ sống trên 95%
[62]. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn đầu khá thấp do hiện tượng ăn thịt lẫn
nhau trong quá trình ương nuôi, nhất là ở điều kiện mật độ cao, thiếu thức ăn.
Thử nghiệm nuôi thâm canh cá hồng mỹ trong ao nước lợ tại Carolina (Miền
nam nước Mỹ) cho thấy cá thả ban đầu cỡ 6 – 8 g/con, nuôi trong ao đất sử dụng quạt
nước, mật độ thả 1 – 3 con/m2, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein
40%, sau 12 tháng ni, cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 1.000 – 1.300 kg/con, tỷ lệ
sống từ 88,7 – 94,9%, năng suất 8.997 – 24.082 kg/ha, hệ số thức ăn từ 2,15 – 2,6 [55].
Cá hồng mỹ cịn được ni theo hình thức lồng bè ở các nước châu Á. Tại Trung Quốc
cá giống cỡ 0,2 g/con được thả nuôi trong các lồng nhỏ với mật độ 1.000 con/m3, khi
đạt cỡ 80 – 100 g/con, cá được chuyển sang nuôi trong lồng lớn, mật độ nuôi khoảng
40 con/m3, sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 42%. Sau 10 –11
tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm 800 – 1.000 g/con, tỷ lệ sống trên 75 %, hệ số thức
ăn từ 1,81 – 2,52 [27].

6



1.2.2. Tại Việt Nam
Cá hồng mỹ tuy không phải là lồi bản địa nhưng chúng có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện mơi trường, khí hậu nước ta. Với nhiều ưu
điểm nổi bật như giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sử dụng tốt nguồn thức
ăn cơng nghiệp, thích ứng tốt với mơi trường (độ mặn, nhiệt độ), lồi cá này được ni
phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Năm 2003, Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản I đã thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá hồng mỹ”. Sự thành
công bước đầu trong sản xuất giống nhân tạo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu con
giống của người nuôi trong nước. Đề tài đã đưa ra những kết quả ban đầu tích cực: cá
bố mẹ thành thục và đẻ trứng vào tháng 9 và tháng 10, tỷ lệ thành thục từ 20 - 93%, tỷ
lệ thụ tinh từ 33 - 93%, tỷ lệ nở từ 21 - 92%, thời gian phát triển phôi từ 20 - 22 giờ (ở
nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn 30 - 32‰); mật độ ương cá bột từ 40 – 50 con/L, thức ăn là
vi tảo, luân trùng, copepoda và artemia. Sau 30 ngày ương, cá đạt cỡ 2 - 3 cm, tỷ lệ
sống của cá hương từ 10,9 - 14,2% và cá giống từ 70 - 75% [4], [9].
Giai đoạn đầu, lồi cá này được ni chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó,
các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ - nơi có tiềm năng to lớn để có thể phát triển ni
đối tượng này lại chưa được quan tâm phát triển. Năm 2014, Viện Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Nha Trang bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống thành
cơng lồi cá này với kết quả: tỷ lệ sống của cá bố mẹ, tỷ lệ trứng thụ tinh và ấp nở đạt
trên 80%, tỷ lệ sống của cá hương từ 10,3 - 16,9%, tỷ lệ sống của cá giống đạt từ 63,6
- 81,8%. Tổng số lượng cá hương đã sản xuất được 334.000 con và 203.000 cá giống
cỡ 6 - 7 cm. Hơn nữa, đề tài cũng chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống thành công cho
một số trại tại địa phương, góp phần phát triển ni lồi cá này ở các tỉnh Nam Trung
bộ và Nam bộ [7]. Tuy nhiên, đề tài mới dừng ở mức sản xuất ra con giống và vẫn
chưa đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất
lượng cá giống. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu về chế độ cho ăn, hàm lượng chất làm
giàu thức ăn sống và mật độ ương ni thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
giống cá hồng mỹ là rất cần thiết. Việc sản xuất giống cá hồng mỹ thành cơng đã góp
phần đa dạng hóa đối tượng ni, chủ động được nguồn giống, tạo điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển nghề ni cá lồng trên biển nói riêng và nghề ni trồng thủy sản nói
chung. Từ đó, góp phần giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi cá giống ven bờ, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng người dân ven biển.
7


Các thử nghiệm nuôi cá hồng mỹ bằng lồng trên biển với thức ăn công nghiệp
tại Vũng Ngán (Nha Trang, Khánh Hòa) đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cá
sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt khối lượng từ 1,3 - 2,2
kg/con, tỷ lệ sống từ 70 - 75% [7].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương cá biển
Trong giai đoạn ương giống, đặc biệt là các loài cá dữ, có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả ương như mật độ, thức ăn, hệ thống ương, điều kiện chăm sóc quản
lý, mơi trường và dịch bệnh. Ngồi ra, một số yếu tố khác như dòng chảy, màu sắc bể,
ánh sáng cũng có những ảnh hưởng nhất định lên kết quả ương.
1.3.1. Ảnh hưởng mật độ ương
Mật độ ương là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế,
kỹ thuật của nghề nuôi cá biển do đó ln là một trong những yếu tố được xem xét,
nghiên cứu trong quá trình ương. Mật độ cao sẽ dẫn đến cạnh tranh về không gian
sống, thức ăn qua đó làm giảm sinh trưởng, sức đề kháng, gia tăng hệ số phân đàn, sự
mẫn cảm với tác nhân gây bệnh, tỷ lệ ăn nhau, tỷ lệ hao hụt trong q trình ương. Hiện
tượng này có liên quan đến mật độ ương, kích cỡ cá ban đầu, cách thức cho ăn và
phương pháp phân cỡ [29], [35], [52]. Đã có một số nghiên cứu cho thấy, mật độ ương
có ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn, hệ số phân đàn của
ấu trùng cá biển.
Theo Safaa (2016), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương gồm 50, 80,
110 và 140 con/L lên ấu trùng loài cá Solea aegyptiaca, tác giả nhận thấy các mật độ
này không ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng nhưng lại ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của cá
[54]. Đối với loài Sander lucioperca, khi ương với mật độ 25, 50 và 100 con/L, tác giả
nhận thấy tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột có xu hướng giảm khi tăng mật

độ ni. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi 15, 30, 45 và 60 com/L lên cá chim
vây vàng, Ngô Văn Mạnh (2015) nhận thấy mật độ ương có ảnh hưởng lên tỷ lệ sống
nhưng không ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng. Theo đó, tỷ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng có xu hướng giảm cùng với sự gia tăng của mật độ ương [6].
Khi ương cá song chấm cam (Epinephelus coioides) cỡ 10 – 16 g, với các mật
độ 260, 520 và 780 con/m3 trong hệ thống bể tuần hồn kín, Ly và cộng sự (2005)
nhận thấy lượng thức ăn tiêu thụ giảm khi tăng mật độ nuôi nhưng không ảnh hưởng
8


tới tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) [44]. Theo Rowland và
cộng sự (2006), trên lồi cá rơ biển bạc (Bidyanus bidyanus) cỡ 2,3 g/con khi nuôi
trong bể với các mật độ 50, 100, 200 con/m3, thì tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR
của cá không bị ảnh hưởng nhưng khi nuôi với mật độ cao cá bắt mồi mạnh và năng
suất cao hơn. Khi nuôi ở cùng một mật độ, cá nuôi trong lồng lớn nhanh hơn trong bể
[53]. Theo Hatziathanasius và cộng sự (2002), trên cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus
labrax), khi ương từ cỡ 17 - 21 mm với các mật 5, 10, 15, 20 con/L thì càng tăng mật
độ nuôi tỷ lệ sống càng giảm [29]. Theo Nguyễn Trọng Nho (2004), cá chẽm mõm
nhọn cỡ 30 – 40 mm ương ở mật độ từ 100 – 1.000 con/m3, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống giảm cùng với sự gia tăng của mật độ nuôi [8]. Theo Suteemechaikul và Petchrid
(1986), ở cá chẽm (Lates calcarifer) ương từ cỡ 17 - 31 mm trong bể tuần hoàn nước
với các mật độ 10 – 20 con/L, tác giả nhận thấy mật độ không ảnh hưởng lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của loài cá này [59]. Mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống và FCR tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, hệ thống nuôi và lồi cá
ni, nhìn chung mật độ ni ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của cá nhiều hơn là tốc độ tăng
trưởng.
Hệ thống mương nổi ương cá biển có nhiều nổi bật trong việc gia tăng tốc độ
tăng trưởng, tỷ lệ sống, mật độ và sinh khối cá nuôi. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ ương lên cá chẽm giống, Ngô Văn Mạnh (2008) nhận thấy ở giai đoạn 18 - 50 mm,
mật độ ương từ 5 – 20 con/L ảnh hưởng lên hệ số phân đàn khối lượng, năng suất và

hệ số thức ăn của cá. Hệ số phân đàn cao nhất ở mật độ 20 con/L, năng suất cao nhất ở
mật độ 10 – 20 con/L và FCR thấp nhất ở mật độ 10 và 15 con/L. Tuy nhiên, mật độ
ương lại không ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và tăng trưởng sinh khối khi kết
thúc thí nghiệm. Theo tác giả, hiện tượng ăn thịt lẫn nhau là nguyên nhân chính làm
giảm tỷ lệ sống của cá từ ngày ni thứ 8 – 15, ở nhóm mật độ càng cao tỷ lệ ăn thịt
lẫn nhau càng tăng. Ở giai đoạn từ 60 - 100 mm, mật độ ương từ 13,1 – 24,5 kg/m3 ảnh
hưởng đáng kể đến sinh trưởng về khối lượng, tăng trưởng sinh khối, năng suất và hệ
số thức ăn. Khối lượng cá, tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng sinh khối thấp nhất ở mật
độ 24,5 kg/m3, năng suất cao nhất ở mật độ 24,5 kg/m3, hệ số thức ăn thấp nhất ở các
mật độ 18,6 và 24,5 kg/m3. Tuy nhiên, mật độ nuôi không ảnh hưởng lên sinh trưởng
về chiều dài, hệ số phân đàn và tỷ lệ sống của cá [5].
1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ cho ăn
9


Thức ăn và chế độ cho ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu sinh trưởng,
tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và hệ số phân đàn của cá trong quá trình ương. Việc sử dụng
loại thức ăn phù hợp, chất lượng tốt, tăng thời gian và số lần cho ăn là rất cần thiết
giúp giảm thiểu sự cạnh tranh thức ăn, cải thiện tốc độ sinh trưởng, hệ số thức ăn, chi
phí thức ăn, nguy cơ ơ nhiễm môi trường và công lao động. Chế độ cho ăn cịn bị chi
phối bởi đối tượng ni, giai đoạn ni, hệ thống ni, chi phí đầu tư, các trang thiết
bị hỗ trợ [64]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn 3, 2, 1 lần/ngày và 2, 3, 4,
5 ngày/lần ở cá song mỡ (E. tauvina) nuôi trong lồng nổi, Chua và Teng (1987) nhận
thấy sinh trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống tốt nhất ở chế độ cho ăn 2 ngày/lần [24].
Nghiên cứu tương tự của Ly và cộng sự (2005) trên loài cá song chấm cam (E.
coioides) cũng nhận thấy khẩu phần thức ăn và hệ số thức ăn thấp nhất ở chế độ cho ăn
3 lần/ngày nhưng tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống lại nhanh hơn và hệ số phân đàn thấp
hơn ở các chế độ cho ăn 1 và 2 lần/ngày [45]. Trên lồi cá nóc vân hổ (Takifugu
rubripes) cỡ 4 g/con, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn đạt được ở chế độ
cho ăn 3 lần/ngày tốt hơn so với các chế độ 1 và 5 lần/ngày [40]. Mặc dù đã có khá

nhiều nghiên cứu về chế độ cho ăn trong ương nuôi cá biển nhưng các nghiên cứu trên
cá hồng mỹ hầu như chưa được đề cập. Do vậy việc xác định chế độ cho ăn phù hợp
của loài cá này là rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả ương.
Ngồi chế độ cho ăn, chất lượng thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
ương. Thức ăn có chất lượng tốt, thành phần dinh dưỡng cân đối, dễ tiêu hóa, hấp thu
giúp giảm hệ số thức ăn, hệ số phân đàn, ô nhiễm môi trường, gia tăng tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá. Trong nuôi cá biển, thức ăn công nghiệp và thức ăn cá tạp
được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng cá tạp làm gia tăng đáng kể lượng
thức ăn sử dụng do khẩu phần thức ăn có thể từ 17 - 100% khối lượng thân trong khi
thức ăn công nghiệp chỉ từ 2 - 18% khối lượng thân [10], [17], [41]. Ngoài hệ số thức
ăn cao, việc cho ăn bằng cá tạp cịn gây ơ nhiễm mơi trường, lây lan mầm bệnh, giảm
tỷ lệ sống và gia tăng tỷ lệ ăn nhau bất chấp một số lợi thế của loại thức ăn này như chi
phí thấp, sinh trưởng nhanh và kích thích cá ăn mồi.
Khẩu phần thức ăn cịn có sự thay đổi tùy thuộc vào cỡ cá, chế độ cho ăn, các
yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ [64]. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại
thức ăn khác nhau nhưng thức ăn INVE (Thái Lan) vẫn là loại phổ biến nhất trong
ương giống cá biển. Loại thức ăn này có nhiều ưu điểm nổi bật như giúp cá tăng
10


trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh, chủ
động trong việc cung cấp. Tuy nhiên, loại thức ăn này cũng tồn tại một số nhược điểm
như giá cao nên không đảm bảo hiệu quả kinh tế khi ương cá biển giai đoạn giống lớn.
Để khắc phục hạn chế này, người nuôi thường sử dụng các loại thức ăn công nghiệp
cho nuôi tôm thẻ chân trắng để giảm chi phí thức ăn xuống từ 15 - 20% trong khi vẫn
đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá [10].
1.3.3. Ảnh hưởng của độ mặn
Trong mơi trường sống tự nhiên của các lồi thủy sinh vật, độ mặn là một trong
những yếu tố giới hạn sinh thái, phân bố của các đối tượng nuôi. Tùy thuộc vào đặc
điểm sinh thái, phân bố, sinh học của từng nhóm đối tượng mà chúng có thể thích nghi

với các biên độ dao động độ mặn khác nhau. Độ mặn là một trong những yếu tố mơi
trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của động vật thủy sản.
Ngoài ra, đối với nhiều loài thủy sinh vật, sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi,
sự sinh trưởng của ấu trùng phụ thuộc rất nhiều vào độ mặn của môi trường.
Độ mặn cũng là một trong những yếu tố sinh thái cơ bản có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sinh sản của cá, đặc biệt là những lồi cá có tập tính di cư sinh sản. Sự ảnh
hưởng của độ mặn lên quá trình thành thục sinh dục của cá có sự khác nhau tùy thuộc
vào môi trường mà cá phân bố, đặc điểm loài và giai đoạn phát triển. Về cơ chế, độ
mặn ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bên trong cơ thể cá như
phát triển, thành thục và đẻ trứng. Cuối cùng, nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động
sinh sản nói chung và đã được chứng minh trên nhiều loài [3].
Sự thay đổi của độ mặn có thể làm chậm q trình thành thục sinh dục ở cá
chẽm châu Âu D. labrax và cá đối Mugil cephalus. Độ mặn có ảnh hưởng đến thời
gian rụng và đẻ trứng ở một số loài cá nhất là những lồi có tập tính di cư sinh sản.
Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá hồi Đại Tây Dương, Magwood và cộng sự (1999)
nhận thấy nếu đưa cá vào nước ngọt nuôi sớm hơn 3 – 4 tháng trước mùa sinh sản cá
sẽ rụng trứng sớm hơn và độ đồng đều của tế bào sinh dục cũng cao hơn so với nuôi
trong nước biển [45].
Đối với một số lồi cá ngược sơng đi đẻ, sự biến đổi độ mặn theo mùa, vùng địa
lý mà chúng trải qua trong suốt quá trình di cư sinh sản được xác định là nhân tố có
ảnh hưởng lớn đến sự thành cơng của quá trình sinh sản [19]. Khi lưu giữ cá hồi Đại
11


Tây Dương ở nước biển suốt giai đoạn cá di cư vào vùng nước ngọt trong chu kỳ sinh
sản sẽ làm trì hỗn sự phát triển của trứng. Độ mặn ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nở
của trứng cá rô bạc (Bidyanus bidyanus). Khi ấp trứng trong điều kiện độ mặn cao hơn
so với độ mặn trong bể đẻ cá bố mẹ, tỷ lệ sống của trứng giảm rõ rệt. Trong khi đó,
nếu ấp ở độ mặn thấp hơn, khoảng 6‰, tỷ lệ nở của trứng được cải thiện rõ rệt [28].
Theo Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan (2006), độ mặn có ảnh hưởng đến các chỉ

tiêu sinh sản của cá dìa bố mẹ. Vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 8), việc nuôi vỗ và cho
đẻ cá dìa ở độ mặn cao (32 – 33‰) giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của
trứng, đạt trên 60% [2]. Carumbana và Luchavez (1979) cho rằng cá dìa là lồi rộng
muối có thể sống được ở độ mặn từ 1‰ trở lên [22]. Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ
mặn lên tỷ lệ nở của phơi trên cá dìa, Duray (1998) nhận thấy thời điểm thích hợp để
chuyển phơi từ bể/lồng đẻ vào bể ấp là giai đoạn phơi vị thay vì phơi nang. Điều này
giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng trong quá trình ấp. Tỷ lệ nở và tỷ
lệ sống của ấu trùng cao nhất khi ấp nở phôi ở độ mặn 24‰, thấp nhất ở độ mặn 8‰.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ấu trùng được ương ở độ mặn thấp phát triển
chậm hơn và khả năng thích ứng với mơi trường kém hơn so với ương ở độ mặn cao
[26]. Ấu trùng cá dìa cũng có khả năng chịu dựng được sự thay đổi của độ mặn trong
một phạm vi nhất định. Kết quả thử nghiện cho thấy khơng có sự khác nhau về tỷ lệ
sống của ấu trùng cá dìa ương ở độ mặn 20‰ so với độ mặn 32‰. Tuy nhiên, khi đạt
chiều dài 37 mm trở lên, cá dìa có khả năng thích ứng tốt hơn với độ mặn thấp. Thử
nghiệm lưu giữ cá trong môi trường nước ngọt, sau hai ngày chỉ có 28% cá chết,
chứng tỏ cá dìa là lồi rộng muối [22].
1.3.4. Các yếu tố khác
Ngồi các yếu tố như phân tích ở trên cịn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến
kết quả ương giống cá biển. Kích cỡ cá thả thường liên quan đến tỷ lệ sống, lượng thức
ăn tiêu thụ cũng như hệ số chuyển đổi thức ăn, thời gian nuôi và cỡ thu hoạch. Trên
lồi cá nóc vân hổ và cá song chấm cam, ở kích cỡ từ 4 - 20 g/con, nếu thả cá càng nhỏ
thì tỷ lệ sống càng thấp, tốc độ tăng trưởng càng cao trong khi hệ số phân đàn, tỷ lệ ăn
nhau và khẩu phần thức ăn càng cao [40], [44]. Kích cỡ cá thả cịn bị chi phối bởi hình
thức ni và loại thức ăn sử dụng. Ni cá theo hình thức quảng canh và trong lồng
địi hỏi kích cỡ lớn hơn so với hình thức nuôi siêu thâm canh và nuôi trong ao. Tương
tự, ni cá bằng thức ăn cá tạp cũng địi hỏi kích cỡ cá thả lớn hơn so với sử dụng thức
12


ăn tổng hợp/công nghiệp [57]. Trong nuôi cá biển ở Việt Nam, kích cỡ cá thả phổ biến

dao động từ 2 – 3 cm với gía trung bình dao động từ 800 - 1.200 đồng/cm tùy loài và
thời điểm.
Hệ thống nuôi cũng ảnh hưởng đến kết quả ương nuôi cá biển do liên quan đến
mức độ trao đổi và tuần hồn nước. Hệ thống ni ảnh hưởng trực tiếp đến các thông
số chất lượng nước và gián tiếp đến các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và
nguy cơ xuất hiện bệnh trong q trình ni. Kiểm sốt và duy trì lưu tốc nước hợp lý
giúp cá tăng cường khả năng ăn mồi, tiêu hóa và hấp thu, đồng thời góp phần loại bỏ
chất thải và nâng cao mật độ nuôi. Ngược lại, nếu lưu tốc nước quá mạnh sẽ làm tiêu
hao nhiều năng lượng của cá, làm giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Theo
Merino và cộng sự (2007), các mức lưu tốc nước 9,3, 12,3 và 15,3 cm/giây không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống của cá nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn lại tốt hơn ở các lưu tốc
nhỏ hơn từ là 9,3 và 12,3 cm/giây [49]. Khi ương nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn, tỷ
lệ trao đổi nước hay tuần hoàn nước ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả ương. Tỷ lệ trao
đổi nước có sự thay đổi theo lồi cá, giai đoạn phát triển, mật độ cá ương, mức độ chất
thải - liên quan đến loại thức ăn sử dụng và mức độ ơ nhiễm mơi trường. Nhìn chung,
tỷ lệ trao đổi nước tỷ lệ thuận với kích cỡ cá thả, nên duy trì từ 0,1 - 5 lần/giờ với các
giai đoạn trứng, ấu trùng tới cá giống nhưng khơng nên vượt q 20 lần/giờ vì sẽ gây
xáo trộn quá mức [61], [67]. Theo Schipp và cộng sự (2007), tỷ lệ trao đổi nước trong
ương giống cá chẽm nên ít nhất 3 lần/giờ, gia tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng của mật
độ nuôi [57]. Trong các hệ thống ương nuôi cá biển hiện nay, hệ thống mương nổi có
nhiều ưu điểm nổi bật về khả năng trao đổi nước, loại bỏ chất thải và kích thích sinh
trưởng của cá. Tỷ lệ trao đổi nước trong hệ thống này có thể đạt tới 3 - 10 lần/giờ cho
phép ương cá đạt năng suất từ 60 - 100 kg/m3 [5], [10]. Kích thước và màu sắc bể
ương cũng là yếu tố cần quan tâm trong thiết kế hệ thống. Cá được ương trong bể nhỏ
thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, ăn mồi kém hơn so với ương trong bể lớn do
sự hạn chế về không gian hoạt động. Các bể ương được sơn tối màu như màu đen,
xám, xanh thường cho kết quả ương tốt hơn so với các bể được sơn màu sáng. Mặc dù
vậy, bể tối màu thường gây khó khăn trong việc quan sát hoạt động của cá, phát hiện
cá chết, siphon và loại bỏ chất thải [62].
Ngoài nhiệt độ và độ mặn, ánh sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng

đến kết quả ương giống cá biển. Chế độ chiếu sáng tự nhiên theo chu kỳ ngày đêm
13


×