Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở tây thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 215 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------------

TRẦN VĂN SÁNG

ĐỊA DANH
CĨ NGUỒN GỐC NGƠN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI- 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------------

TRẦN VĂN SÁNG

ĐỊA DANH
CĨ NGUỒN GỐC NGƠN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. NGUYỄN TƢƠNG LAI
2. PGS.TS. ĐOÀN VĂN PHÚC

HÀ NỘI- 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Văn Sáng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VÀ QUY ƢỚC TRÌNH BÀY
1. Danh mục các từ viết tắt
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
DTTS

Dân tộc thiểu số

Địa danh gốc DTTS


Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu
số ở Tây Thừa Thiên Huế

YTTL

Yếu tố tổng loại

YTLB

Yếu tố loại biệt

ĐHTN

Địa hình tự nhiên

ĐVHC

Đơn vị hành chính

CTNT

Cơng trình nhân tạo

CTGT

Cơng trình giao thơng

T

Gốc Tà-ơi


K

Gốc Cơ-tu

P

Gốc Pa-cô

BĐ 1982

Bản đồ Quân sự 1982

BĐ 2007

Bản đồ Quân sự 2007

BĐ 2009

Bản đồ Địa lí tổng hợp Thừa Thiên Huế 2009

DMHC

Danh mục hành chính

2. Quy ƣớc trình bày
(1) Do cố gắng tránh trình bày dài dịng, lặp lại nhiều lần, trừ những lúc cần
giải thích chi tiết, chúng tơi quy ƣớc cách viết cụm từ: “địa danh gốc DTTS” trong
luận án đƣợc hiểu tƣơng đƣơng là “địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở Tây
Thừa Thiên Huế”.

(2) Chữ viết dùng để ghi các địa danh gốc DTTS trong luận án, chúng tôi sử
dụng các quy định về mẫu chữ viết trong các tài liệu sau:


+ Chữ viết dùng để ghi địa danh gốc Cơ-tu theo “Tiếng Katu” của Nguyễn
Hữu Hoành và Nguyễn Văn Lợi, Nxb Khoa học Xã hội, 1998.
+ Chữ viết dùng để ghi địa danh gốc Pa-cô, gốc Ta-ôi theo “Sách học tiếng
Pa-cơ Ta-ơi”, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1986.
+ Chữ viết dùng để ghi địa danh gốc Bru-Vân Kiều theo, Tiếng Bru-Vân Kiều,
Hồng Văn Ma, Tạ Văn Thơng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
(3) Các ví dụ địa danh trình bày trong luận án đƣợc diễn giải nhƣ sau: cách ghi
chữ Quốc ngữ - cách ghi chữ DTTS - ý nghĩa của các thành tố. Ví dụ: thơn A Ngo
(veel Ango - thôn, cây thông)
(4) Để ghi địa danh gốc DTTS theo kí hiệu phiên Quốc tế, luận án sử dùng bộ
kí hiệu phiên âm SIL Doulos IPA.
5. Tên các tộc danh hiện có nhiều cách viết khác nhau, luận án thống nhất cách
viết tên các tộc danh là Tà-ôi, Pa-cô, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều. Cách viết này đƣợc
chúng tôi sử dụng theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục
Thống kê ban hành ngày 02 tháng 3 năm 1979.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................................1
2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới ......................................................1
2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam......................................................5
2.2.1. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lí - lịch sử - văn hố .............5
2.2.2. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận ngôn ngữ học .............................5
2.3.Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên Huế ............................................7

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN .................................................8
3.1. Mục đích .......................................................................................................8
3.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................8
4. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................9
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................10
5.1. Về ý nghĩa khoa học ...................................................................................10
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................10
6. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................11
6.1. Nguồn tƣ liệu của luận án ...........................................................................11
6.1.1. Tƣ liệu thành văn .................................................................................11
6.1.2. Tƣ liệu điền dã .....................................................................................12
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................13
6.2.1. Phƣơng phƣơng miêu tả .......................................................................13
6.1.2. Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã .....................................................13
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ...........................................................................14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA
DANH, ĐỊA BÀN Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ ..................................................15
1.1. DẪN NHẬP....................................................................................................15
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH HỌC ................................................16
1.2.1. Khái niệm địa danh ..................................................................................16


1.2.2.Vấn đề xác định chức năng của địa danh .................................................19
1.2.2.1.Chức năng cá thể hoá đối tƣợng ........................................................20
1.2.2.2.Chức năng định danh sự vật ...............................................................20
1.2.2.3. Chức năng phản ánh hiện thực ..........................................................20
1.2.2.4. Chức năng bảo tồn văn hóa ...............................................................20
1.2.3.Vấn đề phân loại địa danh ........................................................................21
1.2.4.Vị trí của địa danh học trong ngơn ngữ học .............................................25
1.2.4.1.Quan hệ giữa địa danh học với ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp

học ..................................................................................................................25
1.2.4.2.Vị trí của địa danh học trong ngành danh xƣng học ..........................26
1.2.5. Mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác ................27
1.2.6. Các hƣớng tiếp cận địa danh từ góc độ ngơn ngữ học ............................28
1.3. VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH TÂY THỪA THIÊN HUẾ ................................29
1.3.1. Giới thiệu chung về Thừa Thiên Huế ......................................................29
1.3.1.1.Về địa lí ..............................................................................................29
1.3.1.2.Về lịch sử ...........................................................................................30
1.3.1.3.Về nguồn gốc dân cƣ .........................................................................31
1.3.2. Vài nét về địa bàn Tây Thừa Thiên Huế..................................................32
1.3.2.1.Về các dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế .................................32
1.3.2.2. Đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế.....33
1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................40
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ .............................................................42
2.1. DẪN NHẬP....................................................................................................42
2.2. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH ................................43
2.2.1. Nguyên tắc thống kê - thu thập địa danh .................................................43
2.2.2. Kết quả thống kê - thu thập địa danh .......................................................44
2.2.3. Kết quả phân loại địa danh ......................................................................44
2.2.3.1. Phân loại địa danh dựa vào tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên.........45


2.2.3.2. Phân loại địa danh dựa vào tiêu chí nguồn gốc ngơn ngữ ................ 47
2.3. CẤU TRÚC MƠ HÌNH PHỨC THỂ ĐỊA DANH ........................................51
2.3.1. Về yếu tố tổng loại và yếu tố loại biệt trong phức thể địa danh ..............51
2.3.1.1. Quan niệm yếu tố tổng loại ...............................................................52
2.3.1.2. Quan niệm yếu tố loại biệt ................................................................52
2.3.1.3. Về mối quan hệ giữa yếu tố tổng loại với yếu tố loại biệt ................53
2.3.2. Cấu trúc mơ hình phức thể địa danh gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế 54

2.4. CẤU TRÚC CỦA YẾU TỐ TỔNG LOẠI ....................................................56
2.4.1. Về số lƣợng các yếu tố tổng loại: ............................................................56
2.4.2. Về sự chuyển hóa của yếu tố tổng loại ....................................................57
2.4.3. Về khả năng kết hợp của yếu tố tổng loại với yếu tố loại biệt ................59
2.5. CẤU TRÚC CỦA YẾU TỐ LOẠI BIỆT ......................................................62
2.5.1. Về số lƣợng và hoạt động của YTLB trong các loại hình địa danh ........62
2.5.3. Yếu tố loại biệt phức ................................................................................65
2.5.3.1.Yếu tố loại biệt phức xét về mặt từ loại .............................................65
2.5.3.2. Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần trong yếu tố loại biệt phức .65
2.6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................70
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH, NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC TRƢNG
VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA
THIÊN HUẾ ............................................................................................................72
3.1. DẪN NHẬP....................................................................................................72
3.2. PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH ĐỊA DANH ...............................................73
3.2.1. Vấn đề định danh trong ngôn ngữ ...........................................................73
3.2.1.1. Về khái niệm định danh (nomination) ..............................................73
3.2.1.2. Về tính lí do của định danh ...............................................................74
3.2.2. Phƣơng thức định danh tự tạo ..................................................................75
3.2.2.1. Định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tƣợng .............75
3.2.2.2. Định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tƣợng ..........75
3.2.3. Các phƣơng thức định danh theo lối chuyển hoá ....................................76


3.2.3.1. Định danh theo lối chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh ........76
3.2.3.2. Định danh theo lối chuyển hoá giữa các loại địa danh khác nhau ....76
3.3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO ĐỊA DANH ...79
3.3.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh ....................................................................79
3.3.2. Đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh .....................................82
3.3.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố thể hiện qua nguồn gốc ngôn

ngữ ..................................................................................................................82
3.3.2.2. Vấn đề phân loại ý nghĩa địa danh gốc DTTS ..................................86
3.4. ĐẶC TRƢNG VĂN HỐ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH CĨ NGUỒN
GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ .................................91
3.4.1. Mối quan hệ giữa văn hóa với ngơn ngữ trong nghiên cứu địa danh ......91
3.4.1.1. Về khái niệm văn hoá........................................................................91
3.4.1.2. Ngơn ngữ trong mối quan hệ với văn hố ........................................92
3.4.2. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua các thành tố ngơn ngữ...........................95
3.4.2.1. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua yếu tố tổng loại ..............................95
3.4.2.2. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua các chế định ngơn ngữ - văn hóa ...97
3.4.3. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua ngữ nghĩa và sự phản ánh hiện thực
của yếu tố loại biệt .............................................................................................99
3.4.3.1. Sự phản ánh phƣơng diện khơng gian văn hố trong địa danh .........99
3.4.3.2. Sự phản ánh các phƣơng diện văn hóa lịch sử trong địa danh ........104
3.4.3.3. Sự phản ánh phƣơng diện văn hoá - tộc ngƣời của chủ thể định danh 108
3.4.3.4. Sự phản ánh các phƣơng diện xã hội - ngôn ngữ học .....................111
4.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................114
Chƣơng 4. VẤN ĐỀ CHUẨN HĨA CHÍNH TẢ ĐỊA DANH GỐC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾNG VIỆT .........116
4.1. DẪN NHẬP..................................................................................................116
4.2. THỰC TRẠNG CÁCH VIẾT ĐỊA DANH GỐC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TÂY THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾNG VIỆT ............................................117
4.2.1. Cách viết từ ngữ âm học không thống nhất ...........................................117


4.2.1.1. Viết rời các âm tiết của các địa danh có nhiều âm tiết ...................117
4.2.1.2. Viết liền các âm tiết của địa danh đa tiết ........................................120
4.2.2. Cách viết các phụ âm không thống nhất ................................................121
4.2.2.1. Viết không thống nhất phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết ........121
4.2.2.2. Viết không thống nhất phụ âm và tổ hợp phụ âm cuối âm tiết .......123

4.2.3. Cách viết các nguyên âm không thống nhất ..........................................125
4.2.4. Chuyển tự không thống nhất ..................................................................126
4.2.5. Phiên âm kết hợp với sự chuyển dịch “trùng lặp về nghĩa” ..................128
4.2.6. Nhận xét: ................................................................................................129
4.3. CÁCH PHIÊN CHUYỂN ĐỊA DANH GỐC DTTS SANG TIẾNG VIỆT 134
4.3.1. Một số đặc điểm ngữ âm - chữ viết các DTTS ở Thừa Thiên Huế (so
sánh với tiếng Việt và chữ Quốc ngữ) .............................................................134
4.3.1.1. Những tƣơng đồng và khác biệt về ngữ âm ....................................134
4.3.1.2. Những tƣơng đồng và khác biệt về chữ viết ...................................135
4.3.2. Cách phiên chuyển địa danh gốc DTTS sang tiếng Việt .......................135
4.3.2.1. Một số nguyên tắc khi phiên chuyển ..............................................136
4.3.2.2. Những giải pháp cụ thể ...................................................................136
4.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ...............................................................................144
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............166
PHỤ LỤC


MỤC LỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả thu thập địa danh gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế .................44
Bảng 2.2: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên ........45
Bảng 2.3: Kết quả thống kê địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố ......49
Bảng 2.4: Số lƣợng và tần số chuyển hóa của các yếu tố tổng loại ..........................58
Bảng 2.5: Thống kê địa danh theo số lƣợng các âm tiết của yếu tố loại biệt ...........62
Bảng 2.6: Phân loại địa danh theo kiểu cấu tạo của yếu tố loại biệt .........................68
Bảng 4.1: Thực trạng cách viết địa danh gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế .........133

MỤC LỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1:Vị trí của địa danh học trong ngơn ngữ học .............................................27
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa địa danh học với các ngành khoa học khác ................28
Mơ hình 2.1: Cấu trúc phức thể địa danh nói chung .................................................55
Mơ hình 2.2: Cấu trúc phức thể địa danh gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế ..........55


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên
cứu nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý tự
nhiên và nhân văn. Vì vậy, qua nghiên cứu địa danh, chúng ta có thể chỉ ra các
phƣơng thức và nguyên tắc tạo địa danh đặc thù gắn với mỗi vùng phƣơng ngữ và
các khu vực địa - văn hóa khác nhau.
1.2. Là một cán bộ giảng dạy ở một trƣờng đại học trên địa bàn Thừa Thiên
Huế, một vùng đất giàu truyền thống văn hoá và lịch sử, chúng tơi hƣớng đến một
nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu những đặc trƣng văn hố - ngơn ngữ
xứ Huế bằng việc khảo sát hệ thống địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở Tây
Thừa Thiên Huế, qua đó chỉ ra q trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa ngôn ngữ dân
tộc - Việt trên địa bàn.
1.3. Đặc biệt, cho đến nay, việc nghiên cứu địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ
DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng,
nếu khơng muốn nói là đang bỏ sót, chƣa một cá nhân hay tổ chức khoa học nào
quan tâm đến việc này một cách đúng mực. Vì vậy, lựa chọn đề tài này, chúng tơi
hƣớng đến mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về địa danh có
nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở đây, góp phần giữ gìn các đặc trƣng văn hóa - tộc
ngƣời đƣợc ký thác qua mỗi địa danh, cung cấp tƣ liệu cần thiết cho việc lập từ điển
bách khoa và từ điển từ nguyên địa danh Thừa Thiên Huế.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên tìm hiểu
nguồn gốc, cấu tạo và ý nghĩa của các từ ngữ chỉ các địa danh. Việc nghiên cứu địa
danh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới.
Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa [49], ở Trung Quốc, ngay từ đầu Cơng
ngun, nhiều sách địa lí, lịch sử đã ghi chép và chỉ ra cách đọc, ngữ nghĩa của các


2
địa danh. Đầu thời Đông Hán (32-92), Ban Cố đã viết “Hán thư” ghi chép trên 4000
loại địa danh, chỉ ra lý do gọi tên và quá trình diễn biến của địa danh; Lệ Đạo
Nguyên trong “Thủy kinh chú” thời Bắc Nguỵ (466-527) có ghi chép trên hai vạn
địa danh, số đƣợc giải thích là 2.300. Ở phƣơng Tây, từ điển địa danh đầu tiên xuất
hiện ở Ý thế kỷ XVII (Poyares Dicionario de nomes proprios de Regiónes, Rome,
1667) nhƣng Địa danh học thì mãi đến cuối thế kỷ XIX mới ra đời. J.J.Egli, ngƣời
Thuỵ Sĩ có “Địa danh học” công bố năm 1872. Và 30 năm sau (1903), J.W.Nagl
ngƣời Áo cũng cho ra đời cơng trình “Địa danh học”.
Bƣớc sang thế kỷ XX, các Uỷ ban địa danh của nhiều nƣớc trên thế giới ra
đời, nhiều tài liệu khảo cứu bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc các địa danh. Từ năm
1902 đến 1910, J.Gillénon xuất bản “Atlat ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh
theo hƣớng địa lí học. Vào năm 1926, A.Dauzsat, nhà địa danh học Pháp, đã viết
“Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh”, đề xuất phƣơng pháp văn hố địa lí học
để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh. Năm 1948, ông lại cho xuất bản “Địa
danh học Pháp” (La toponymie Francaise). Năm 1963, A.Dauzat và Ch.Rostaing lại
cho ra đời cuốn “Từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” (Dictionnaire
étymologique des noms de lieux en France). Qua các cơng trình này, “cơ sở lí luận
đã được xác lập, đối tượng địa danh đã được xác định, sự phân loại địa danh tương
đối hợp lí, phương pháp nghiên cứu đã mang tính khoa học” [49, tr.22].
Đi đầu và đạt đƣợc nhiều thành tựu trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống lí

luận địa danh học là các cơng trình của các tác giả Xô Viết trƣớc đây. Từ những
năm 60 của thế kỷ XX, nhiều cơng trình nghiên cứu về địa danh có giá trị đã ra đời.
Đáng chú ý trong số đó là: “Dẫn luận địa danh học” (1965) và “Từ điển địa danh
bỏ túi” (1968) của V.N. Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên gọi” (1979) của
E.M.Muzaev; “Địa danh Matxcơva” (1982) của G.P. Xmolixkaja và M.V.
Gorbanhexki. Đặc biệt, cơng trình “Địa danh học là gì?” của A.V.Superanxkaja là
“tác phẩm quan trọng nhất đã tổng kết, thu gọn các tri thức cơ bản của địa danh
học” [33, tr.9], và là công trình “mang tính tổng hợp, trình bày tồn diện những kết
quả nghiên cứu địa danh” [145, tr. 12-13]. Hơn nữa, đây là cơng trình lớn “có giá


3
trị tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên
cứu địa danh tiếp theo ở Liên bang Xô Viết trước đây” [80, tr.11-12].
Một số chuyên luận dành riêng để bàn luận về lý thuyết địa danh nằm trong
hệ thống tên riêng gắn với từng ngôn ngữ. Đáng chú ý là chuyên luận “The Theory
of Proper Names” [170] của Alan Gardiner công bố vào năm 1953. Trong cơng
trình này, địa danh đƣợc tác giả lí giải trong hệ thống các tên riêng về các mặt ý
nghĩa, nguồn gốc ra đời của chúng. Ở một góc độ khác, trong chuyên luận “The
Grammar of Names” [162], John M. Anderson đã dành hơn 300 trang để bàn luận
về danh xƣng học (onomastics), trong đó có địa danh (toponym), từ quan điểm triết
học ngơn ngữ.
Dƣới góc nhìn ngơn ngữ học ứng dụng, các luận án tiến sĩ của Polina
P.Kobeleva [178] và của Barry Cowan [166] đã miêu tả chi tiết địa danh nhƣ một
loại tên riêng đặc biệt có vai trị trong việc giảng dạy và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
Nghiên cứu tên riêng và địa danh từ tiếp cận triết học ngơn ngữ vốn có
truyền thống lâu đời ở châu Âu. Nhiều cơng trình khảo cứu sâu về tên gọi đƣợc tiến
hành trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi bật trong số đó là các cơng trình nghiên
cứu: “Naming and Nessecity” [179]; “Kripke: Names, Necessity and Identity” [174]
và “Reference without Refenrents” [181]. Kết quả nghiên cứu của các chun khảo

này giúp lí giải hình thành tên gọi và sự cần thiết của việc đặt tên, trong đó, địa
danh là một lớp tên gọi tiêu biểu, phổ biến trong mọi ngơn ngữ.
Ở cấp độ chuẩn hóa quốc gia và chuẩn hóa quốc tế địa danh, việc nghiên cứu
địa danh còn thu hút các tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới nhƣ UNESCO với
hội thảo “African ethnonyms and toponyms” [186]; tổ chức United Nations bàn về
việc chuẩn hóa địa danh trong “Manual for the national standardization of
geographical names” [187]. Cơ sở pháp lí của những quy định chuẩn hóa quốc tế
này sẽ là tiền đề cho việc chuẩn hóa địa danh quốc gia trong từng ngơn ngữ và dân
tộc khác nhau.
Gần đây, có nhiều bài báo nghiên cứu về địa danh trên tạp chí quốc tế
chuyên ngành, điều này càng chứng tỏ ngành địa danh học đang ngày một phát triển


4
và có tính ứng dụng thực tiễn cao. Đó là các nghiên cứu về ý nghĩa của địa danh
trong “What is a Name? Reflections on Onomastics” của William Bright [164]; về
vấn đề kế hoạch hóa ngơn ngữ và địa danh trong “Language Planning and
Placenaming in Australia” của Flavia Hodges [173]; về chức năng và vấn đề chính
trị của địa danh trên bản đồ trong các bài viết “Some Considerrations on the
Function of Place Names on Maps” của Peter Jordan [175], “The Political problem
of Bi- and Multilingual Maritime Names in Maps” của Naftali Kadmon [177],
“Motivations for Naming: The Development of a Toponymic Typology for
Australian Placenames” của Jan Tent and David Blair [183]. Hiện nay, ở Mỹ có cả
tạp chí “Name” thuộc Hiệp hội nghiên cứu tên gọi Mỹ, xuất bản định kỳ mỗi tháng
một số chuyên đề về danh xƣng học và địa danh trên thế giới.
Một trong những cơng trình nghiên cứu có tính chun sâu về địa danh học
đƣợc giới nghiên cứu đặc biệt chú ý là: Toponymy - the Lore, Laws and Language
of Geographical Names [176] của nhà nghiên cứu Naftali Kadmon. Đây là một
chuyên luận có tầm ảnh hƣởng đến hầu hết các nghiên cứu về địa danh học thế giới
hiện nay bởi giá trị của nó cả trên phƣơng diện lý thuyết (địa danh) lẫn tính ứng

dụng cao trong thực tiễn. Nội dung chuyên luận xoay quanh 5 vấn đề chính: (1)
Một số chủ đề dẫn luận địa danh học (Some introductory topics); (2) Tên gọi địa lí
(địa danh) nhƣ một hiện tƣợng văn hóa (Geographical name as a cultural
phenomenon); 3) Quá trình biến đổi của địa danh (Transformation of geographical
names); 4) Vấn đề chuẩn hóa địa danh (Standardization and its agents); 5) Địa danh
trên bản đồ và cơ sở dữ liệu số (Toponyms in map and digital databases).
Có thể nói, địa danh học đang là một hƣớng nghiên cứu đƣợc nhiều nhà ngôn
ngữ học, nhân học, địa lí học trên thế giới quan tâm. Những cơng trình nghiên cứu
địa danh trên thế giới nói trên đã vạch ra một khung lý thuyết tƣơng đối khái quát,
từ cách phân loại đến việc miêu tả các lớp địa danh, phƣơng thức định danh. Đây là
những lƣu ý hết sức quan trọng đối với chúng tôi trƣớc khi bắt tay vào nghiên cứu
địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế.


5
2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lí - lịch sử - văn hố
Các cơng trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam xƣa chủ yếu là địa chí lịch
sử và văn hố, tiêu biểu nhƣ: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Đại Việt sử ký tồn
thư” của Ngơ Sĩ Liên; “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú; “Gia
định thành thơng chí” của Trịnh Hồi Đức. Đáng kể nhất là hai cơng trình sau: “Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra)” [111] đã tập
hợp 10.994 địa danh; và “Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ” [64] với
danh mục địa danh làng xã bằng 2 ngôn ngữ Việt và Hán.
Sang thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh dƣới góc nhìn địa lí - lịch sử - văn
hố tiếp tục có nhiều đóng góp cho ngành địa danh học ở Việt Nam nhƣ Đào Duy
Anh [2], Nguyễn Quang Ân [3], Nguyễn Văn Âu [4]. Đặc biệt, “Một số vấn đề về
địa danh Việt Nam” [4] của Nguyễn Văn Âu đã hệ thống hoá địa danh Việt Nam
theo loại, kiểu, dạng và vùng địa danh tƣơng đối rõ ràng và chi tiết.
Một số chuyên khảo đi vào nghiên cứu từng khía cạnh, từng lớp địa danh ở

từng vùng địa lí lịch sử nhất định. Chẳng hạn, các nghiên của Thái Hồng, Ngơ Đức
Thọ trong [55], [124]. Nhiều từ điển về địa danh đƣợc xuất bản, trong đó đáng chú
ý hơn cả là từ điển địa danh do nhóm tác giả biên soạn phục vụ du lịch văn hóa nhƣ
“Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ” [42], “Sổ tay địa danh Việt
Nam” [158], “Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam” [160]. Qua các
từ điển này, ngƣời đọc có thêm những thơng tin chỉ dẫn hữu ích về địa danh, đặc
biệt là các thông tin về lịch sử, văn hố cũng nhƣ lí do, nguồn gốc và ý nghĩa gắn
liền với sự ra đời mỗi địa danh.
2.2.2. Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận ngôn ngữ học
Phải bắt đầu từ những thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các vấn đề về địa danh và lí
luận về địa danh học mới đƣợc quan tâm một cách đích thực, phản ánh đúng bản
chất một phân mơn của ngôn ngữ học. Bài viết “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sơng” [17] của tác giả Hồng Thị Châu đƣợc xem là
cơng trình đầu tiên, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho việc nghiên cứu địa danh


6
từ góc nhìn ngơn ngữ học. Bằng phƣơng pháp ngơn ngữ học lịch sử, tác giả đã cung
cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nguồn gốc và quá trình hình thành địa
danh ở khu vực Đơng Nam Á nói chung, địa danh tiếng Việt nói riêng.
Cho đến nay, đã có khá nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
về địa danh trên các vùng địa lí khác nhau. Đó là những cơng trình của Lê Trung
Hoa [46], của Nguyễn Kiên Trƣờng [144], của Từ Thu Mai [80], của Trần Văn
Dũng [29] và của Phan Xn Đạm [33]... Đây là những cơng trình nghiên cứu có
những đóng góp quan trọng, góp phần xác lập khuynh hƣớng nghiên cứu địa danh
dƣới góc nhìn ngơn ngữ học.
Nhằm góp phần tạo nên sự đa dạng về khuynh hƣớng, phƣơng pháp nghiên
cứu địa danh, Trần Trí Dõi lại nghiên cứu địa danh theo hƣớng so sánh - lịch sử,
giúp lí giải nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ khác
trong tiếng Việt. Những nhận định hết sức thú vị về nguồn gốc, ý nghĩa của địa

danh đƣợc tác giả thể hiện qua các nghiên cứu tiêu biểu trong [24], [25], [26], [28].
Cũng từ góc độ ngơn ngữ học, nhiều bài viết về địa danh đƣợc cơng bố đã bổ
sung lí luận và tƣ liệu địa danh trên nhiều vùng phƣơng ngữ - văn hóa khác nhau,
đáng chú ý là các khảo tả về “yếu tố Kẻ ở Bình Trị Thiên” của Võ Xuân Trang
[139], “hệ thống tên làng” của Huyền Nam [83], “địa danh Đà Nẵng” của Hoàng
Tất Thắng [114] và “địa danh Thái Nguyên” của Nguyễn Đức Tồn [135].
Nhìn một cách tổng thể, bức tranh địa danh học Việt Nam lâu nay chủ yếu
dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu về địa danh tiếng Việt (thuần Việt và Hán Việt),
còn việc tìm hiểu các địa danh gốc DTTS nhƣ một đối tƣợng riêng, độc lập hiện vẫn
còn là một khoảng trống. Nhằm bổ khuyết cho sự thiên lệch nói trên, ít năm gần
đây, một số bài viết đi vào khảo tả về ngữ nghĩa và nguồn gốc các địa danh gốc
DTTS, bƣớc đầu đƣa lại một số kết quả đáng ghi nhận. Đó là những bài viết của Lê
Trung Hoa về địa danh gốc Khơ me, địa danh gốc Chăm trong tiếng Việt [49]; của
Nguyễn Văn Hiệu về địa danh gốc Hán trong vùng địa danh dân tộc Mông-Dao
[56], [57], [58], [59]. Hay địa danh gốc Thái và tên riêng tiếng Kơ-ho của Tạ Văn
Thông [127], [128]; về địa danh Tày-Nùng của Vƣơng Toàn [130] và [131]; về
nguồn gốc một số địa danh gốc Thái và Tày-Nùng của Phạm Đức Dƣơng [22]...


7
Tuy nhiên, cách tiếp cận địa danh gốc DTTS trong các nghiên cứu nói trên
đều xuất phát từ cách tiếp cận một chiều thông qua địa danh ghi bằng chữ Quốc
ngữ, chứ chƣa xuất phát từ cách viết địa danh bằng chữ/tiếng DTTS bản địa để tìm
hiểu cấu trúc, ngữ nghĩa và lí do định danh, từ đó truy ngun nguồn gốc và ý nghĩa
của chúng. Do vậy, kết quả nghiên cứu của một số luận án, luận văn [80], [144],
[33], [29]... có đề cập đến địa danh gốc DTTS trên địa bàn nghiên cứu nhƣng chƣa
đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng.
Có thể nói, việc nghiên cứu địa danh gốc ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam lâu
nay vẫn là một hƣớng đi cịn ít đƣợc khai phá. Vì vậy, những nghiên cứu về địa
danh gốc DTTS nói trên có thể xem là những cơng trình gợi mở cho chúng tôi nhiều

ý tƣởng thú vị trƣớc khi bắt tay vào nghiên cứu địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ
DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế.
2.3.Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đã từng đƣợc nhiều triều
đại phong kiến chọn làm kinh đô một thời. Đây cũng là lý do mà mảnh đất này đƣợc
các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu địa danh ở
Thừa Thiên Huế mới chỉ dừng lại ở một vài khảo sát sơ sài trong một số sách địa
chí xƣa nhƣ “Ơ châu cận lục” của Dƣơng Văn An [1]; “Phủ biên tạp lục” của Lê
Q Đơn [36]; “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn [95].
Léopold Cadiere, một học giả ngƣời Pháp chủ bút tập san “Những người bạn
Cơ đơ” đã có tập khảo cứu “Kinh thành Huế: địa danh” [11], nhƣng chỉ mô tả các
địa danh Hán Việt trong nội thành. Còn cuốn “Địa danh thành phố Huế” [110] của
Trần Thanh Tâm và Huỳnh Đình Kết chỉ thiên về mơ tả sơ qua địa danh thuần Việt
và Hán Việt theo phƣơng pháp điền dã dân tộc học chứ chƣa đề cập đến phƣơng
diện ngôn ngữ học của địa danh. Năm 1969, Richart L.Watson trong bài “Pacoh
names” [191] cũng chỉ mới lƣợc thuật một vài truyền thống đặt tên của ngƣời Pa-cơ.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê danh mục
địa danh đƣợc đặt qua các thời kỳ, chứ chƣa nghiên cứu địa danh một cách công
phu cả từ góc độ văn hóa - lịch sử lẫn từ góc độ ngơn ngữ học.


8
Gần đây, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hải [43] đã bƣớc đầu thống kê,
miêu tả một cách khá hệ thống địa danh làng xã ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do
chủ yếu thu thập và miêu tả địa danh Hán Việt và thuần Việt nên cơng trình cũng
chƣa nghiên cứu các địa danh gốc ngôn ngữ DTTS trên địa bàn.
Có thể nói, ngồi các cơng bố bƣớc đầu của chúng tôi về địa danh gốc ngôn
ngữ DTTS Cơ-tu, Tà-ôi, Pa-cô [99], [100], [101], [102], [103], [104], [105], hiện
chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về địa danh ở Thừa
Thiên Huế nói chung, đặc biệt là chƣa ai đặt vấn đề địa danh gốc ngôn ngữ DTTS ở

Tây Thừa Thiên Huế từ góc độ ngơn ngữ học nhƣ đề tài luận án.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
3.1. Mục đích
Thơng qua việc thu thập, phân tích hệ thống địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ
DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế, luận án hƣớng tới các mục đích sau:
- Giúp nhận diện đặc trƣng ngơn ngữ-văn hóa đƣợc ký thác, lƣu giữ qua các
từ ngữ dùng để gọi tên địa danh ở Tây Thừa Thiên Huế.
- Trên cơ sở nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa, lí do ban đầu của địa danh có
nguồn gốc ngơn ngữ DTTS, luận án hƣớng đến việc mở rộng thu thập cứ liệu địa
danh một cách đầy đủ, bao quát trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp dữ liệu biên soạn
từ điển từ nguyên địa danh và từ điển bách khoa địa danh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận án có 4 nhiệm vụ cần đƣợc giải quyết:
- Trình bày cơ sở lí luận về địa danh học và tổng quan nghiên cứu địa danh,
vấn đề địa danh, địa bàn nghiên cứu, phƣơng pháp, cách tiếp cận đặc điểm ngôn
ngữ - văn hóa các địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế.
- Miêu tả đặc điểm cấu trúc các địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở
Tây Thừa Thiên Huế trên các phƣơng diện: mơ hình phức thể địa danh, các đặc
điểm ngữ pháp, nguồn gốc của yếu tố tổng loại và yếu tố loại biệt.
- Miêu tả đặc điểm định danh các địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở
Tây Thừa Thiên Huế: phƣơng thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị phản
ánh hiện thực của địa danh; đặc trƣng văn hóa thể hiện qua hệ thống các yếu tố tổng
loại và yếu tố loại biệt của phức thể địa danh.


9
- Từ các kết quả nghiên cứu trên, luận án cũng chỉ ra thực trạng viết/ghi địa
danh gốc DTTS ở Thừa Thiên Huế trong tiếng Việt, từ đó đề nghị phƣơng án phiên
chuyển các địa danh này sang tiếng Việt.
4. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.Luận án khảo sát và nghiên cứu hệ thống địa danh có nguồn gốc ngơn
ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế trên các phƣơng diện chính: a) Nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc của các yếu tố tạo thành địa danh; b) Nghiên cứu đặc điểm ý nghĩa,
phƣơng thức định danh và đặc trƣng văn hóa của địa danh thông qua các yếu tố
ngôn ngữ tạo địa danh và giá trị phản ánh hiện thực của chúng; c) Qua việc nghiên
cứu, luận án đặt vấn đề chuẩn hóa địa danh gốc DTTS trong văn bản tiếng Việt hiện
nay, đề xuất cách phiên chuyển địa danh gốc DTTS sang tiếng Việt, tiến tới thống
nhất cách ghi/viết các địa danh trong văn bản tiếng Việt.
4.2. Xác định rõ đối tƣợng và các nội dung nghiên cứu cụ thể, luận án tiến
hành khảo sát, thu thập địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên
Huế trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu sau:
- Về đối tượng khảo sát, luận án chỉ nghiên cứu các địa danh có nguồn gốc
ngơn ngữ DTTS trên hai lớp địa danh thu thập đƣợc sau đây:
+ Lớp địa danh gốc ngơn ngữ DTTS nhƣng đƣợc Quốc ngữ hóa trên bản đồ
(trung ƣơng và địa phƣơng) hoặc đƣợc ghi/viết bằng chữ Quốc ngữ dƣới nhiều hình
thức khác nhau, trong nhiều loại hình văn bản tiếng Việt khác nhau.
+ Lớp địa danh gốc ngôn ngữ DTTS nhƣng đƣợc ngƣời Việt gọi và sử dụng
trong giao tiếp hàng ngày nhƣng chƣa đƣợc Quốc ngữ hóa chính thức trên bản đồ
hay trong văn bản tiếng Việt.
Những số liệu về địa danh Hán Việt và địa danh thuần Việt ở Thừa Thiên
Huế mà chúng tôi thu thập và sử dụng trong luận án chỉ có tính chất minh họa
(trong những trƣờng hợp cần thiết) để miêu tả địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ
DTTS trong đề tài.
- Về khơng gian địa lí, do sự phân bố dân cƣ khá tách biệt giữa đồng bằng
và miền núi, nên cƣ dân nói ngơn ngữ DTTS ở khu vực Tây Thừa Thiên Huế chủ


10
yếu sống tập trung tại hai huyện miền núi Nam Đơng và A Lƣới. Đây là cƣ dân nói
các ngơn ngữ (Cơ-tu, Tà-ôi, Pa-cô, Bru-Vân Kiều) thuộc tiểu chi Katuic. Vì vậy, cứ

liệu địa danh khảo sát của luận án chủ yếu là các địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ
DTTS thuộc nhóm Katuic, chi Mơn-Khmer, ngữ hệ Nam Á.
Những địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở Thừa Thiên Huế nhƣng
nằm ngồi địa bàn nghiên cứu nói trên cũng không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài. Trong một vài trƣờng hợp, luận án sử dụng những địa danh này nhƣ những
thí dụ có tính chất liên hệ, so sánh với đối tƣợng miêu tả của luận án.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Về ý nghĩa khoa học
- Luận án là một trong những hƣớng nghiên cứu đầu tiên tiếp cận một cách
hệ thống cả về lý thuyết lẫn thực tiễn về địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở
Thừa Thiên Huế từ góc độ ngơn ngữ học bằng phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
chuyên ngành và liên ngành. Theo đó, luận án tìm hiểu các địa danh cả về mặt cấu
tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, quá trình biến đổi lẫn vấn đề vay mƣợn, phiên chuyển địa
danh dân tộc - Việt trên văn bản tiếng Việt hiện nay. Luận án cũng góp phần chỉ ra
những mối liên quan mật thiết giữa địa danh với hệ thống ngữ âm, từ vựng và sự
giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ giữa các DTTS trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
- Từ góc độ ngơn ngữ - văn hóa, luận án góp phần tìm hiểu các đặc trƣng văn
hóa các DTTS bản địa qua ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh của địa danh có
nguồn gốc ngơn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế. Hệ thống địa danh tập hợp,
thông qua vốn từ vựng gọi tên địa danh, sẽ là nguồn tài liệu q giá cho các nhà
ngơn ngữ học khi nghiên cứu lịch sử, văn hố, ngơn ngữ của vùng đất và con ngƣời
xứ Huế, đặc biệt ngôn ngữ và văn hóa các DTTS trong lịch sử và hiện nay.
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống địa danh có nguồn gốc
ngôn ngữ DTTS trên địa bàn Tây Thừa Thiên Huế, do vậy, có ý nghĩa thực tiễn hết
sức quan trọng trên các phƣơng diện:


11
- Giúp đồng bào các DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế hiểu rõ các đặc trƣng văn

hóa và ngơn ngữ mẹ đẻ của mình thơng qua việc tìm hiểu địa danh, từ đó rèn luyện
ý thức giữ gìn, phát huy văn hóa, ngơn ngữ và tiếng nói của dân tộc mình trong sự
giao lƣu và tiếp xúc với tiếng Việt, ngôn ngữ quốc gia.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề quan trọng cho các công trình
nghiên cứu về địa danh học có tính ứng dụng trong thực tiễn: biên soạn từ điển bách
khoa địa danh Thừa Thiên Huế, từ điển từ nguyên địa danh Thừa Thiên Huế, lập
mới và bổ sung danh mục các địa danh gốc DTTS trên bản đồ phục vụ cho hoạt
động du lịch, chính trị và quân sự của tỉnh nhà. Luận án cịn góp phần vào cơng tác
thống nhất cách phiên chuyển địa danh gốc DTTS sang tiếng Việt, tiến tới chuẩn
hóa cách viết tên riêng DTTS trong văn bản tiếng Việt.
6. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nguồn tƣ liệu của luận án
Nguồn tƣ liệu địa danh trong luận án là nguồn tƣ liệu đƣợc thu thập hai
chiều: vừa thu thập những đơn vị địa danh đƣợc ghi bằng chữ Quốc ngữ, vừa thu
thập các đơn vị địa danh đƣợc ghi bằng chữ DTTS. Công việc này đƣợc tiến hành
theo trình tự các bƣớc sau:
+ Thu thập các đơn vị địa danh DTTS đƣợc ghi bằng chữ Quốc ngữ trên hệ
thống bản đồ và từ các loại hình văn bản khác nhau trong tiếng Việt.
+ Thu thập các đơn vị địa danh đƣợc ghi bằng chữ DTTS thông qua hình
thức điền dã tại địa bàn nghiên cứu theo các thông tin: nguồn gốc ngôn ngữ, cấu tạo
và phƣơng thức định danh, ý nghĩa của các thành tố, lí do định danh. (thể hiện qua
mẫu phiếu điều tra ở phần Phụ lục).
Tƣơng ứng với hai thao tác thu thập tƣ liệu nói trên là hai nguồn tƣ liệu quan
có đƣợc trong luận án là:
6.1.1. Tư liệu thành văn
Tƣ liệu thành văn đƣợc tập hợp từ các nguồn quan trọng sau:
(1) Danh mục địa danh khảo sát qua hệ thống bản đồ đƣợc soạn thảo vào các
thời kỳ với nhiều tỉ lệ khác nhau. Đặc biệt, chúng tôi chú ý tới cách ghi địa danh



12
trên bản đồ quân sự. Đây là nguồn cứ liệu góp phần lí giải cách ghi khác nhau về
địa danh gốc DTTS, qua đó đặt vấn đề chuẩn hóa chính tả địa danh và chỉ ra quy
luật phiên chuyển địa danh gốc DTTS trong văn bản tiếng Việt. Nguồn bản đồ đƣợc
sƣ tập trong luận án gồm các loại sau:
+ Bản đồ Quân sự do Cục bản đồ Bộ Tổng tham mƣu Quân đội Nhân dân
Việt Nam in năm 1982. Tỉ lệ: 1:100.000 (chế bản dựa theo bản đồ in năm 1967).
+ Bản đồ Quân sự do Cục bản đồ Bộ Tổng tham mƣu Quân đội Nhân dân
Việt Nam in năm 2007. Tỉ lệ: 1:100.000 (chủ yếu dựa trên số liệu bản đồ in năm
1967, bổ sung và chỉnh sửa).
+ Bản đồ địa lí tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉ lệ: 1:125 000, in năm 2009; Bản đồ
hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, Bản đồ huyện A Lƣới, Bản đồ huyện Nam Đông.
(2) Danh mục địa danh đƣợc thu thập từ các loại hình văn bản khác nhau
trong tiếng Việt. Trong đó, nguồn tƣ liệu địa danh đƣợc thu thập từ danh mục các
đơn vị hành chính các cấp ban hành là quan trọng, đây là nguồn tƣ liệu thành văn
chính thống, phần lớn đƣợc dùng cố định, lâu dài; còn danh mục địa danh thu thập
trong các tài liệu văn bản khác nhƣ sách, báo, địa chí, từ điển, cơng báo… thƣờng
xuyên có những thay đổi, tồn tại nhiều cách viết khác nhau không thống nhất.
6.1.2. Tư liệu điền dã
Nguồn thông tin tƣ liệu về địa danh đƣợc điều tra điền dã tại hai huyện A
Lƣới và Nam Đông là nguồn thông tin tƣ liệu hết sức quan trọng để hoàn thành luận
án. Trƣớc khi bắt tay vào nghiên cứu luận án, số lƣợng địa danh có nguồn gốc ngơn
ngữ DTTS đƣợc thể hiện trên bản đồ và trong các loại hình văn bản tiếng Việt, qua
khảo sát của chúng tôi, là rất tùy tiện và thiếu nhất quán. Trƣớc thực trạng nói trên,
chúng tơi cho rằng, chỉ có phƣơng pháp điều tra điền dã, bám sát địa bàn nghiên cứu
để thu thập thơng tin dƣới nhiều hình thức khác nhau về địa danh mới có thể lí giải
đƣợc nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS một cách
hiệu quả nhất. Mỗi loại tƣ liệu đều cho chúng ta những chỉ dẫn về địa danh ở những
thời điểm khác nhau, giúp tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, quá trình hình thành, biến
đổi và nguyên nhân làm sai lệch địa danh gốc DTTS trong văn bản tiếng Việt.



13
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương phương miêu tả
Phƣơng pháp chủ đạo của luận án là phƣơng pháp miêu tả. Trên cơ sở của tƣ
liệu điền dã, chúng tôi áp dụng các thủ pháp luận giải bên trong: thủ pháp phân loại,
hệ thống hóa tƣ liệu (phân địa danh thành các nhóm khác nhau), thủ pháp đối lập để
chỉ ra các đặc điểm về hình thái, ngữ nghĩa của các kiểu loại địa danh, thủ pháp
phân tích thành tố trực tiếp khi miêu tả cấu trúc và ý nghĩa các thành tố trong địa
danh. Mặt khác, chúng tôi tiến hành các thủ pháp luận giải bên ngồi nhƣ: ngơn ngữ
học xã hội, tâm lí học, văn hóa - tộc ngƣời... phân tích các sự kiện, hiện tƣợng ngơn
ngữ trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ với những gì ngồi ngơn ngữ để xem xét các
khía cạnh về đặc điểm cấu tạo, sắc thái biểu cảm, các nhân tố chi phối cách gọi tên
địa danh trong các ngôn ngữ khác nhau trên bình diện đồng đại.
6.1.2. Phương pháp ngơn ngữ học điền dã
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu điền dã tại địa bàn nghiên cứu, luận án đã thu
thập đƣợc hệ thống tƣ liệu địa danh có nguồn gốc ngơn ngữ DTTS theo các nhóm:
nhóm các yếu tố tổng loại chỉ địa danh, các nhóm địa danh xét theo nguồn gốc ngơn
ngữ, các nhóm địa danh xét theo đối tƣợng phản ánh… Công việc điều tra điền dã
đƣợc tiến hành theo các bƣớc: điều tra theo mẫu phiếu cho trƣớc; gặp gỡ, phỏng vấn
những cộng tác viên là cán bộ văn hóa các cấp huyện, xã, thôn; các già làng trƣởng
bản; các cán bộ lão thành cách mạng và các trí thức ngƣời DTTS sống trên địa bàn
nghiên cứu; ghi âm các địa danh ngôn ngữ DTTS do ngƣời dân tộc trực tiếp đọc.
Các cuộc nghiên cứu điền dã này không chỉ giúp cho ngƣời viết thu thập và
thống kê đƣợc số lƣợng địa danh một cách đầy đủ hơn mà còn giúp lí giải nguồn
gốc ngơn ngữ đặt địa danh cũng nhƣ lí do định danh gắn với các đặc trƣng văn hóa
tộc ngƣời, một nhiệm vụ tối quan trọng khi nghiên cứu địa danh.
Bên cạnh sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu thập thêm tƣ liệu
trên hiện trƣờng và phƣơng pháp miêu tả, trong quá trình viết chúng tơi cịn sử dụng

một số phƣơng pháp, thủ pháp chung của các ngành khoa học khác, nhƣ: Phƣơng
pháp quy nạp, diễn dịch, mơ hình hóa, thủ pháp thống kê… để làm rõ hơn các đặc
điểm của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS ở địa bàn nghiên cứu.


14
Trong một chừng mực nhất định, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc áp dụng
để chỉ ra những chuyển biến về âm thanh, ngữ nghĩa và lí do ban đầu của địa danh
qua sự tiếp xúc ngơn ngữ và văn hóa trên địa bàn.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và các phần Phụ lục, Tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận án đƣợc cấu trúc trong 4 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết về địa danh học và vấn đề địa danh, địa bàn ở Tây
Thừa Thiên Huế. Chƣơng này cung cấp cơ sở lí thuyết về địa danh học và những
thơng tin về địa danh, địa bàn nghiên cứu mà đề tài vận dụng và giải quyết trong
luận án.
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc địa danh gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa
Thiên Huế. Chƣơng này đi vào nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và định danh của địa
danh gốc dân tộc thiểu số, miêu tả địa danh về phƣơng diện cấu trúc định danh qua
mơ hình phức thể địa danh, cấu trúc của yếu tố tổng loại và yếu tố loại biệt, các quy
luật chuyển hóa và hoạt động của yếu tố tổng loại.
Chƣơng 3: Đặc điểm định danh, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của địa
danh gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế. Chƣơng này tìm hiểu địa danh về
phƣơng diện định danh, ngữ nghĩa và văn hóa của địa danh gốc dân tộc thiểu số,
qua đó, chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh của địa danh và các
đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời đƣợc ký thác qua địa danh.
Chƣơng 4: Vấn đề chuẩn hóa chính tả địa danh gốc dân tộc thiểu số trong
văn bản tiếng Việt. Chƣơng này đặt vấn đề chuẩn hóa chính tả địa danh gốc dân tộc
thiểu số trong văn bản tiếng Việt là việc làm cần thiết, qua đó, đề xuất giải pháp
phiên chuyển địa danh gốc dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt hiện nay.



×