Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 40 trang )

Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
DẪN LUẬN
Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn tài nguyên nhân lực cung cấp sức lao động cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số bởi nó đóng vai trò tạo ra mọi giá trị về
của cải vật chất, văn hoá và dịch vụ cho xã hội. NNL bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, bất kể trạng thái có hay không làm việc.
Nằm ở phương vị Tây-Bắc của thủ đô Hà Nội, trong phạm vi từ bờ phải sông Hồng đến lưu
vực sông Đà, sông Mã, Tây Bắc là vùng đất rộng người thưa, tiềm năng đất đai, rừng, nguồn nước,
hệ sinh thái động thực vật được xếp vào tốp đứng đầu trong 8 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều
tiềm năng to lớn cho công cuộc CNH-HĐH, đặc biệt là thuỷ điện và khai khoáng.
Tuy nhiên, Tây Bắc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong quá trình
CNH-HĐH. Đó là một loạt các vấn đề như: trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp
nói chung còn lạc hậu, tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng làm nương, độc canh và quảng canh
vẫn phổ biến ở các xã vùng cao. Cán bộ thiếu về số lượng, bất cập về cơ cấu, thấp về trình độ, nhất
là cán bộ khoa học - kỹ thuật cao, cán bộ quản lý kinh tế giỏi, giáo viên các trường phổ thông các
cấp từ tiểu học đến trung học và cao đẳng, đại học. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là con em các
dân tộc thiểu số còn quá ít, trong khi đó đội ngũ cán bộ miền xuôi lên công tác ở Tây Bắc chưa yên
tâm gắn bó lâu dài. Những chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội dành cho Tây Bắc tuy đạt
được những kết quả bước đầu, nhưng chưa bền vững, chưa ổn định và còn cách xa so với mục tiêu
đề ra. Đầu tư của Nhà nước cho vùng Tây Bắc chưa tương xứng cả về vốn ngân sách và đội ngũ cán
bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề.
Trước thực tiễn đó, Báo cáo chuyên đề “Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc” sẽ tập trung đánh giá thực trạng chất lượng NNL và công tác phát triển NNL các
DTTS trong vùng. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển NNL các DTTS đáp ứng yêu cầu CNH-
HĐH của vùng Tây Bắc nói riêng và của cả nước nói chung.
Báo cáo sử dụng số liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê từ năm 1999 đến nay, số
liệu của các báo cáo khoa học và của các công trình chuyên khảo đã công bố.
Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu các số liệu cơ bản
đối với từng dân tộc ở từng địa phương cụ thể. Điều đó đã gây trở ngại lớn tới khả năng phân tích,
tổng hợp. Tuy nhiên, với những số liệu đã thu thập được, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những luận cứ
chính xác hoặc tương đối chính xác, làm cơ sở cho các luận chứng để chứng minh các luận đề trong


khung phạm vi báo cáo.
1
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
NNL: Nguồn nhân lực
DTTS: Dân tộc thiểu số
LĐ: Lao động
LLLĐ: Lực lượng lao động
CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CMKT: Chuyên môn kỹ thuật
ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
BTB: Bắc Trung Bộ
DHNTB: Duyên hải Nam Trung Bộ
UNDP: United National’s Development Progame (Chương trình phát triển của Liên hợp quốc)
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực-nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc)
HDI: Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản lượng quốc nội)
XHH: Xã hội học
2
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
MỤC LỤC
1. Đặc điểm, tình hình 1
1.1. Đặc điểm tự nhiên 1
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội 2
2. Thực trạng dân số và NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới 3
2.1. Dân số và lao động 3
2.1.1. Về quy mô và đặc điểm dân số 3
2.1.2. Về lực lượng lao động 4
2.2. Chất lượng NNL 5

2.2.1. Về năng lực 5
2.2.2. Về phẩm chất 9
2.2.3. Về chất lượng tổng hợp 11
2.3. Cơ cấu NNL 1
6
2.3.1. Về cơ cấu thành phần 16
2.3.2. Về cơ cấu loại hình 17
2.3.3. Về cơ cấu lãnh thổ 19
2.4. Công tác phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới 2
0
2.4.1. Những đổi mới trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng 20
2.4.2. Những đổi mới quản lý của các cấp Chính quyền 21
2.4.3. Nâng cao năng lực làm chủ của Nhân dân trong công tác phát triển NNL 22
3. Một số chính sách và giải pháp phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc 24
3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình 2
4
3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL 2
5
3.3. Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL 2
5
3.4. Các chính sách và giải pháp về tuyển dụng, đãi ngộ 2
6
3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp 2
6
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh 2
3
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL 7
3.7. Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước 2
8

3.8. Giải pháp về nâng cao nhận thức 2
8
3.9. Giải pháp về thay đổi chính sách
Kết luận 28
4
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Tổng
diện tích tự nhiên toàn vùng trên 50.815,000 km2 (chiếm 15,34% tổng diện tích toàn quốc). Phía
Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào, phía Đông giáp vùng Đông Bắc, phía Nam giáp các tỉnh Trung du Bắc Bộ.
Địa hình Tây Bắc được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo mãnh liệt khác nhau nên rất
phức tạp với nhiều vết đứt gãy, uốn nứt và sụt lún. Vùng núi chiếm trên 80% tổng diện tích tự
nhiên; xen kẽ là những bình nguyên và thung lũng hẹp. Ðiểm cao nhất cao 3.143m so với mặt nước
biển, điểm thấp nhất cao 243,18m, độ cao trung bình là 1.700m. Trên 50% diện tích có độ cao >
1.000m; gần 80% diện tích có độ dốc > 25
0
xen kẽ với nhiều thung lũng hẹp hình chữ V. Các dãy
núi trong vùng chạy dài theo hướng Tây Bắc - Ðông Nam - Ðông Bắc. Có nhiều đỉnh cao như đỉnh
Phan Xi Păng: 3.143m, Tả Giàng Phình: 3.090m, Phu Si Lung: 3.076m… Có những cao nguyên
tương đối bằng phẳng như Cao nguyên Mộc Châu, Cao nguyên Nà Sản… Có những thung lũng
rộng làm hình thành những cánh đồng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than, Mường
Tấc.
Những yếu tố địa hình, địa mạo, nham thạch và khí hậu, thuỷ văn đã góp phần hình thành nên
những sắc thái riêng biệt về thổ nhưỡng. Xét trên tổng thể, đất đai Tây Bắc gồm có 23 loại gộp
thành các nhóm là đất mùn Alít trên núi cao (N
1
H) trên bề mặt địa hình có độ dốc từ lớn đến cực
lớn; đất Feralít mùn trên núi trung bình (N

2
FH) phân bố ở địa hình có độ dốc lớn; đất Feralít đồi núi
thấp (N
3
F) phân bố trên địa hình có độ dốc trung bình hoặc tương đối lớn; đất núi đá vôi (Fv) phân
bố ở các vùng đá vôi và địa hình casstơ cổ, nhóm đất dốc tụ và phù xa sông suối (P), đất Feralít biến
đổi do trồng lúa (F1), đất xung tính (T), đất lầy than bùn (Gl) phân bố ở các vùng thấp ven sông suối
và các thung lũng, các chân núi hoặc vùng bằng trước núi, gần khu dân cư.
Khí hậu Tây Bắc mang tính nhiệt đới gió mùa, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.500 –
2.200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
24,7
0
C; cao nhất 41,2
0
C; thấp nhất 19
0
C. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-
29
0
C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,5
0
C. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9
ngày/năm.
Tây Bắc có nhiều sông suối lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Nậm U cùng nhiều
sông suối lớn nhỏ khác. Bình quân cứ 1 km
2
có 2,5 m dòng chảy nhưng khó có điều kiện phát triển
giao thông đường thuỷ bởi sông suối Tây Bắc đều có độ dốc lớn và nhiều ghềnh thác. Chế độ thuỷ
văn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô nước rất cạn - nhiều đoạn cạn khô; nhưng vào mùa mưa nước dâng

cao, chảy xiết, sông suối trở lên hung dữ, không thể đi lại bằng đường thuỷ.
5
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
2.2. Tình hình phát triển KT-XH
Những năm gần đây, bức tranh toàn cảnh kinh tế vùng Tây Bắc đã có nhiều khởi sắc. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung của vùng trong 7 năm 2001 - 2007 tăng > 10% (cả nước > 8%). Thu nhập
bình quân đầu người/tháng cũng tăng dần từ 197 nghìn đồng năm 2002 lên 266 nghìn đồng năm
2004 và 372 nghìn đồng năm 2006. Các ngành kinh tế chủ yếu của vùng Tây Bắc những năm qua có
bước phát triển mới cao hơn các năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ
phát triển cao. Mô hình hoạt động “bốn nhà” đã gắn được lợi ích của người LĐ đối với công ty, lãi
cổ phần được chia và người nông dân được hưởng lợi kinh tế từ liên kết này.
Tây Bắc là vùng sản xuất thủy điện lớn nhất cả nước với nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Sơn
La và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ như Nậm Chiến I, Nậm chiến II, Huổi Quảng... sử dụng công
nghệ đập siêu mỏng. Khai khoáng cũng là thế mạnh công nghiệp của vùng. Ở khu vực ngoài quốc
doanh, sản xuất thực phẩm, đồ uống chiếm tỷ trọng lớn.
Nông nghiệp có bước phát triển nhanh. Sản lượng lương thực có hạt năm 2007 tăng 76% so
với năm 2000. Cơ cấu sản lượng khá cân đối giữa lúa và ngô. Những năm gần đây, vùng Tây Bắc
còn phát triển mạnh cây ăn quả, cây công nghiệp. Chăn nuôi phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất chăn nuôi của vùng giai đoạn 2001 - 2007 đạt hơn 10%/năm, cao hơn trồng trọt.
Thị trường nội địa ổn định, giá cả không có biến động lớn, sức mua của dân cư tăng. Tổng
mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ trong vùng đạt trên 23%/năm. Giao lưu hàng hóa, dịch vụ giữa
Tây Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng khác diễn ra khá sôi động; hoạt động
du lịch tăng trưởng nhanh, nhất là Điện Biên, Lào Cai và Hòa Bình.
Tuy nhiên, Tây Bắc đến nay vẫn là vùng nghèo của cả nước. Thu ngân sách không đủ chi.
GDP bình quân đầu người năm 2007 bằng 40,7% mức trung bình của cả nước, thấp nhất trong các
vùng kinh tế. Kết cấu hạ tầng thấp kém. Năm 2000, chỉ có 562/ 863 xã, phường, thị trấn có điện,
(64,3%); 756 xã có đường ô tô đến trung tâm xã (88,7%). Quy mô công nghiệp nhỏ, sản phẩm
nghèo nàn, không có sản phẩm chủ lực. Sản xuất phân tán, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng và giá thành
sản phẩm kém sức cạnh tranh. Khai khoáng còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị sản xuất công

nghiệp; công nghiệp chế biến không bền vững. Nguyên liệu cho công nghiệp phong phú nhưng chất
lượng thấp, chi phí cao do kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Khu vực FDI quá nhỏ (ở Hòa Bình chiếm
4%, các tỉnh còn lại không đáng kể). Tình trạng độc canh, du canh vẫn tồn tại. Lúa nương còn
nhiều, năng suất thấp. Các cây trồng khác phân tán, chủ yếu phục vụ tự cấp tự túc. Năng suất và
chất lượng cây công nghiệp, cây ăn quả thấp. Phương thức chăn thả còn phổ biến. Cơ cấu sản xuất
lâm nghiệp không hợp lý. Thủy sản vùng lòng hồ các thủy điện có tiềm năng rất lớn, nhưng chưa
được khai thác.
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội đã tác động rất
lớn đến chất lượng NNL các DTTS trong vùng.
6
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
2. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Dân số và LĐ
2.1.1. Về quy mô và đặc điểm dân số
Theo những số liệu thống kê chính thức, tính đến ngày 31/12/2008, toàn vùng Tây Bắc có tổng
dân số 4.017.600 người, chiếm 4,66% dân số cả nước. Trong đó có 23 DTTS [TL-16,tr.8] và một số
thành phần dân tộc khác chiếm khoảng 71,52% dân số toàn vùng (≈ 2.873.387 người), và chiếm
23,7% dân số các DTTS trong toàn quốc.
Các DTTS vùng Tây Bắc có dân số ít và không đồng đều. Trong số 23 DTTS vùng Tây Bắc,
có 02 dân tộc trên 500 nghìn người (dân tộc Thái, Mường); 03 dân tộc có dân số từ 100 nghìn đến
500 nghìn người (dân tộc Tày, Mông, Dao); 05 dân tộc có dân số từ 10 nghìn người đến 50 nghìn
người (dân tộc Nùng, Giáy, Kháng, Xinh Mun, Hà Nhì); 06 dân tộc có dân số từ 5 nghìn người đến
10 nghìn người (dân tộc Sán Chay, Lào, La Ha, Phù Lá, La Hủ, Khơ Mú); 07 dân tộc có dân số dưới
5 nghìn người (dân tộc Hoa, Lự, La Chí, Mảng, Cống, Si La, Bố Y).
Trong số 23 DTTS cư trú trên địa bàn Tây Bắc hiện nay, có 09 dân tộc có dân số chiếm trên
90% tổng số người cùng dân tộc của cả nước. Đó là: dân tộc Xinh Mun (99,82%); La Ha (99,78%);
Kháng (99,67%); Cống (99,64%); Hà Nhì (99,38%); La Hủ (99,30%); Mảng (98,98%); Lào
(96,15%); Lự (90,57%). Xét cùng tiêu chí này, còn có 06 dân tộc có dân số trên 50% tổng số người
đồng tộc trên toàn quốc. Đó là: dân tộc Phù Lá (89,16%); Giáy (72,51%); Si La (65,59%); Bố Y
(63,19%); Mông (60,12%); Khơ Mú (51,01%).

Đa dân tộc, đa văn hoá; đa ngôn ngữ và cư trú đan xen trên 03 vùng sinh thái (rẻo thấp, rẻo
giữa và rẻo cao) là những đặc điểm nổi bật của dân cư các dân tộc vùng Tây Bắc. 23 DTTS cũng là
23 sắc thái văn hoá đặc thù với hàng trăm nét riêng biệt của hàng trăm nhóm địa phương thuộc về 2
ngữ hệ Nam Á và Hán Tạng; 5 nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái, Mông – Dao, Môn – Khơ me, Hán và
Tạng Miến.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê những năm qua cho thấy các
DTTS vùng Tây Bắc có dân số trẻ với tỷ lệ thanh thiếu niên từ 10 – 34 tuổi chiếm 39,9% dân số các
DTTS của vùng; trong đó nam chiếm 49,76%; nữ chiếm 50,24%. Đây là một lực lượng trẻ hùng hậu
cần được chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo để có tri thức, đảm bảo đủ nguồn lực về con người cho sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước. Một số DTTS vùng Tây Bắc có NNL trẻ (10 – 14 tuổi) chiếm tỷ lệ trên
40% dân số là dân tộc Sán Chay: 41,6%; dân tộc Lự: 41,4%; dân tộc Cống: 41,4%; dân tộc Lào:
41,3%; dân dân tộc Thái: 41,2%; dân tộc Giáy: 41,0%; dân tộc La Hủ: 41,0%; dân tộc Si La:
40,8%; dân tộc Tày: 40,72%, dân tộc Mường: 40,6%, dân tộc Hoa: 40,5%; dân tộc Kháng: 40,1%;
dân tộc La Ha: 40,1%; dân tộc Lô Lô: 40,1%.
Với một lực lượng trẻ chiếm tỷ lệ cao trong dân số như vậy, NNL trẻ các DTTS vùng Tây Bắc
hoàn toàn có khả năng làm chuyển biến tích cực sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nếu như
được chăm sóc và bồi dưỡng tốt bởi nhóm người ở độ tuổi này có ưu thế về thể lực và trí lực, có
7
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
khả năng tiếp thu nhanh nhạy các kiến thức khoa học - kỹ thuật, có tính năng động cao. Tuy nhiên,
do ít được đào tạo về trình độ học vấn và trình độ CMKT nên khả năng tạo việc làm cho họ bị hạn
chế, sức trẻ chưa được phát huy.
Tuy dân số các DTTS vùng Tây Bắc nói riêng, dân số cả nước nói chung hiện nay có cơ cấu
trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá. Trong nhiều năm trở lại đây, chỉ số già hoá liên tục tăng (từ
12,0% năm 1989 lên 17,4% năm 1999 và 26,8% năm 2006). Tỷ lệ phụ thuộc của người già tuy chỉ
tăng nhẹ (từ 13,3% năm 1989 lên 14,3% năm 2006) nhưng do tỷ lệ phụ thuộc ở trẻ em giảm rất
nhanh (73,0% năm 1989 lên 56,3% năm 1999 và 40,3% năm 2006) khiến cho tỷ lệ phụ thuộc chung
cũng giảm rất nhanh [TL-27]. Vì vậy, trong chiến lược phát triển NNL các DTTS vùng Tây Bắc,
chúng ta cần phải có các giải pháp về dân số đối với vấn đề phát triển NNL các DTTS vùng Tây
Bắc.

2.1.2. Về lực lượng LĐ
LĐ xã hội (15-60 tuổi) của các DTTS vùng Tây Bắc tính đến 31/06/2008 là 2.249.287 người,
chiếm 78,27% dân số các dân tộc thiểu số toàn vùng. Trong đó, thành thị là 314.900 người (14%);
nông thôn là 1.934.386 người (86%) [TL-29].
Tốc độ tăng dân số và lực lượng LĐ của các DTTS vùng Tây Bắc cao và liên tục nên nguồn
bổ sung vào lực lượng LĐ rất lớn. Tốc độ tăng dân số bình quân thực tế qua các năm ít thay đổi (từ
2,4%-3,5%/năm), LLLĐ tăng bình quân trên 4%/năm và trong những năm tới LLLĐ vẫn tăng ở
mức ≈ 4%/năm.
Tốc độ gia tăng dân số cao khiến cho bình quân số người/hộ lớn. Năm 2004, bình quân đầu
người/hộ là 5,15; cao hơn số bình quân của cả nước (4,36 người/hộ) [TL-27]. Quy mô hộ cao dẫn
đến hệ quả là số người ăn theo lớn, sức ép về LĐ, việc làm cao, thu nhập bình quân đầu người thấp,
mức sống và chất lượng cuộc sống thấp gây ảnh hưởng to lớn đến chất lượng NNL.
Số LĐ DTTS có hoạt động kinh tế thường xuyên tính đến 31/06/2008 là 1.828.670 người,
chiếm 81,3% NNL (trong đó nam chiếm 80,3%; nữ chiếm 79,5%; thành thị chiếm 68,2%; nông thôn
chiếm 71,4%). Nhóm tuổi có hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 25-49 tuổi với
65,4%; thấp nhất là nhóm tuổi 55-59 tuổi với 4,7%.
Trong số NNL các DTTS có việc làm thì có tới 14,2% LĐ chưa đi học (≈ 295.671 người), số
đã tốt nghiệp phổ thông chiếm 82,4% (≈ 1.506.824 người); số có trình độ Cao đẳng chiếm 1,1% (≈
20.115 người); số có trình độ đại học trở lên chiếm 2,3% (≈ 42.059 người).
Số lượng người đang thiếu việc làm bao gồm những LĐ tại thời điểm điều tra không có việc
làm nhưng có nhu cầu làm việc. Ở Tây Bắc, trong tổng số 37.536 LĐ người DTTS không làm việc
tại thời điểm 31/06/2008 thì có tới 29.578 người không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc; số
người không có nhu cầu làm việc là 8.116 người. Họ là những học sinh đang theo học phổ thông,
quân nhân tại ngũ, sinh viên đang theo học ở các trường đào tạo CMKT các cấp, những cử nhân, kỹ
sư đã tốt nghiệp nhưng chưa muốn tham gia vào thị trường LĐ mà còn muốn học thêm những
8
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
chuyên ngành mới hoặc theo học ở cấp cao hơn nhằm tìm kiếm cho mình những việc làm phù hợp
với nguyện vọng, nhu cầu.
Số lượng LĐ DTTS đang thất nghiệp ở Tây Bắc tính đến 30/6/2008 là 75.889 người, chiếm

2,2 tổng số LLLĐ và 4,15% LLLĐ các DTTS trong vùng; trong đó thành thị là 2.276 người; nông
thôn là 73.612 người. Trong số LĐ đang thất nghiệp có 5.995 người chưa đi học (7,9%); 67.010
người đã tốt nghiệp phổ thông (88,3%); 2.883 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học (3,8%).
Nhìn chung, dân số và NNL các DTTS Tây Bắc chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dân số và
NNL cả nước nhưng lại phát triển nhanh về số lượng. Cơ cấu dân số không đều, chưa hợp lý cả về
giới tính, nhóm tuổi, giữa nông thôn và thành thị. Mức sinh tuy đã giảm mạnh nhưng còn rất khác
nhau ở các dân tộc và giữa nông thôn với thành thị. Tỷ lệ dân đô thị thấp. Dân số tuy trẻ, nhưng
đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển sang dân số già. Điểm nổi bật cần chú ý là sự mất cân đối giới
tính có xu hướng tăng lên đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
2.2. Chất lượng NNL
2.2.1. Về năng lực
- Thể lực (sức khoẻ)
Thực trạng thể lực NNL của các DTTS ở Tây Bắc qua đánh giá nhóm thanh thiếu niên cho
thấy đã có những tiến bộ. Chỉ số về chiều cao của nhóm tuổi thiếu niên (từ 11 – 17 tuổi) là 1,41m;
trong đó nam cao 1,46m; nữ cao 1,37m. Cân nặng của nhóm tuổi này là 43,5kg; trong đó nam nặng
46,2kg; nữ nặng 40,9kg. Ở nhóm tuổi thanh niên (từ 18 – 30 tuổi): chiều cao trung bình là 1,48m;
trong đó nam cao là 1,57m; nữ cao 1,40m. Cân nặng trung bình là 47,6kg; trong đó nam nặng
52,6kg; nữ nặng 42,6kg. So với những kết quả khảo sát cách đây 10 năm chúng ta thấy đã có những
bước phát triển [TL-17, tr.83] nhưng vẫn còn thua kém về chỉ số tương ứng chung của cả nước (chỉ
số trung bình của cả nam và nữ thanh niên Việt Nam là cao: 1,62m; cân nặng 49,7 kg [TL-22,
tr.341]).
Qua kết quả khảo sát mức sống dân cư trong cả nước giai đoạn 1997 – 1998 của Tổng cục
Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của người LĐ cho thấy số người bình thường 48,2%; người quá
gầy 3,5%; người gầy 18,5%; người hơi gầy 24,1%; người béo và quá béo 24,1%. Tỷ lệ này nếu xét
riêng ở các DTTS vùng Tây Bắc thì sẽ xấu hơn. Bởi lẽ mức cung cấp calo trung bình cho mỗi người
dân thuộc thành phần các DTTS ở Tây Bắc mới chỉ đạt trung bình 1.932 calo/ngày, so với mức tối
thiểu 2.100 calo/ngày thì còn thiếu 8%; so với mức bình quân chung của cả nước là 2.266 kalo/ngày
thì thua kém tới 14,7%; và nếu so với mức thoả đáng mà tổ chức nông – lương thế giới (FAO) đưa
ra là 2.300 calo/ngày thì còn thiếu tới 16%.
Cơ cấu bữa ăn bất hợp lý. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là Gluxid; gạo và ngô lên đến

trên 80%, nhiều hơn ≥ 10% so với bình quân chung của cả nước; trong khi tính chung trên toàn thế
giới thì ngũ cốc chỉ cung cấp khoảng 65% nguồn dinh dưỡng. Chính vì ăn uống thiếu thốn nên tình
trạng thiếu máu của bà mẹ có thai còn trầm trọng, tỷ lệ trẻ em mới sinh nặng dưới 2.500g cũng như
9
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Cùng với đó là tình trạng vệ sinh thực phẩm hiện nay rất đáng lo
ngại. Việc sử dụng các loại hoá chất không đúng quy định, sử dụng nhiều loại phẩm màu đã bị cấm
để chế biến thực phẩm làm cho một loạt các chỉ tiêu khác liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ vệ
sinh môi trường còn ở mức thấp.
+ Trí lực (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật được đào tạo, kỹ năng nghề
nghiệp)
Về trình độ học vấn, những số liệu thống kê cho thấy công tác giáo dục và đạo tạo của chúng
ta đối với đồng bào các DTTS vùng Tây Bắc trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể. Tỷ
lệ LĐ biết chữ đạt 84,1%, so với năm 1989 đã tăng 13,6%. Đến năm 2006, số người đi học đạt
83,4%; tăng 12,9% so với năm 1999. Tuy nhiên, trình độ văn hoá của NNL các DTTS vùng Tây
Bắc vẫn còn thấp kém.
Tỷ lệ người dân chưa đi học của các DTTS vùng Tây Bắc còn rất cao: 16,6%; cao gấp 2,5 lần
so với bình quân chung cả nước. Trong đó, có một số dân tộc có tỷ lệ người dân chưa đi học rất cao:
người La Hủ là 86,1% dân số trong độ tuổi (từ 5 tuổi trở lên) chưa bao giờ đi học. Tỷ lệ này ở vùng
người Mảng là 62,59%; người Mông là 55,65%; người Hà Nhì là 52,56%... [Xem biểu 1].
Tuy hiện nay tất cả các địa phương trong vùng Tây Bắc đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học nhưng tỷ lệ số người không biết chữ (gồm cả mù chữ và tái mù chữ) vẫn rất cao (15,9%); cao
nhất trong các vùng kinh tế trong cả nước và có chiều hướng gia tăng. Số người biết đọc, biết viết
cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống
(thành thị: 97,5%; nông thôn: 81,8%) và chênh lệch giữa Tây Bắc với các vùng kinh tế khác trong
cả nước. Trong 8 vùng kinh tế thì Tây Bắc chỉ có 84,1% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết;
kém 10% so với tỷ lệ chung của toàn quốc và kém 13,1% so với vùng có tỷ lệ cao nhất là Đồng
bằng Sông Hồng (97,2%) [Xem biểu 2].
Số năm học bình quân của dân số 20 – 24 tuổi của các DTTS vùng Tây Bắc chỉ là 8,10%
(thành thị: 11,85%; nông thôn: 7,5%); thấp hơn 2,1% so với bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ tốt

nghiệp phổ thông trung học của NNL Tây Bắc giảm khá mạnh từ 14,78% năm 2002 xuống còn
10,43% vào năm 2003 [TL-36, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44].
Chất lượng NNL không chỉ thể hiện ở trình độ văn hoá mà quan trọng hơn là trình độ CMKT
thể hiện ở số lượng và chất lượng LĐ đã qua đào tạo (kỹ năng nghề nghiệp).
Các số liệu điều tra năm 2008 cho thấy tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo CMKT ở Tây Bắc chiếm
12,53%. Trong đó, đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm 1,86%; trung học chuyên nghiệp chiếm
2,51%; cao đẳng - đại học chiếm 2,84%; trên đại học chỉ chiếm 0,03%. So với năm 2004, chúng ta
thấy đã có những tiến bộ đáng kể (năm 2004, số LĐ DTTS đã qua đào tạo CMKT chỉ chiếm 6,38%
tổng số LĐ cùng đối tượng). Tuy nhiên, đây vẫn là chỉ số thấp so với tỷ lệ chung của toàn quốc. Và
xét riêng nhóm LĐ là các cán bộ, viên chức nhà nước ở một số địa phương và địa bàn cơ sở thì số
10
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
lượng LĐ DTTS đã qua đào tạo CMKT còn thiếu đến mức trầm trọng. Ở Lào Cai, người Mông
chiếm 29,2% dân số, nhưng số cán bộ người dân tộc Mông chỉ chiếm 13,4% tổng số cán bộ nói
chung. Ở cấp huyện, sự chênh lệch này càng lớn. Người Mông ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên)
chiếm tới 80% dân số, nhưng cán bộ người Mông chỉ chiếm tới 16% tổng số cán bộ các loại của
huyện, các con số tương ứng ở Trạm Tấu (Yên Bái) là 78% và 25%, Mù Cang Chải (Yên Bái) là
94,2% và 58,3%... Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) là 21,6% và 7%... [TL-18].
Số lượng NNL có CMKT không được phân bố hợp lý giữa Tây Bắc với các vùng kinh tế khác,
giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập và giữa các cấp bậc đào tạo. Trong khi số
lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đang ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp với sự
tiến bộ về tri thức của nhân loại, nhưng tỷ lệ công nhân kỹ thuật ở Tây Bắc ngày càng giảm với tốc
độ ngày càng nhanh. Năm 1989, số công nhân kỹ thuật chiếm 70%, đến năm 1999 chỉ còn 30% và
đến năm 2004 chỉ còn 15,3% trong tổng số LĐ được đào tạo. Theo kinh nghiệm của các nước phát
triển (như Mỹ, Nhật Bản, Singapo…), sản xuất sẽ phát triển khi có một đội ngũ nhân lực được đào
tạo hợp lý và có trình độ CMKT với cơ cấu là 1 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần có
4 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu
này ở NNL các dân tộc Tây Bắc là 1; 3,49; 9,08. So sánh với những năm 1989 (1; 2,2; 7,1) và 1999
(1; 1,16; 0,95), chúng ta thấy đã có những tiến bộ nhưng vẫn còn kém xa với những yêu cầu của
công cuộc CNH-HĐH [TL-37].

Về chất lượng NNL các DTTS vùng Tây Bắc, trong Báo cáo Đề tài nghiên cứu “Việc thực
hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ” do Vụ Dân tộc thực
hiện gần đây, nhóm tác giả đã đưa ra những tiêu chí phân loại và đánh giá như sau:
Loại hình thứ nhất: Đội ngũ cán bộ dân tộc ở vùng cao, kinh tế phát triển chậm. Thuộc loại
này có hai cấp độ:
Cấp độ thấp: bao gồm các dân tộc cư trú ở vùng cao, phân tán, cuộc sống chưa ổn định, còn du
canh du cư. Các dân tộc này chủ yếu chỉ có cán bộ cấp bản, xã. Thuộc cấp độ này ở Tây Bắc có 08
dân tộc là Si La, Kháng, Xinh Mun, Mảng, La Ha, Khơ Mú, La Chí, Lự.
Cấp độ khá: Bao gồm một số dân tộc đã có cán bộ, viên chức ở cấp huyện, tỉnh, nhưng chỉ là
cá biệt, năng lực còn rất thấp. Thuộc cấp độ này ở Tây Bắc có tới 08 dân tộc là: Cống, Bố Y, La Hủ,
Phù Lá, Lào, Sán Chay, Giáy, Hà Nhì.
Loại hình thứ hai: Đội ngũ cán bộ dân tộc đã hình thành, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cả
về số lượng lẫn chất lượng. Ở loại này, đã có đại diện ở các cấp trong hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở, nhưng số lượng không nhiều và còn yếu về nhiều mặt. Trong loại này cũng có hai
cấp độ:
Cấp độ thấp: Điển hình ở Tây Bắc là đội ngũ cán bộ của các dân tộc Mông và Dao.
11
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
Cấp độ khá: Đó là tình hình đội ngũ cán bộ dân tộc có số dân trội trong một hoặc vài ba tỉnh.
Đội ngũ này đã có số lượng đáng kể, đảm đương được công việc trên một số lĩnh vực, nhưng vẫn
chưa ngang tầm với nhiệm vụ, vẫn cần có lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia tăng
cường hướng dẫn, giúp đỡ. Cấp độ này ở Tây Bắc tiêu biểu là đội ngũ cán bộ người Thái.
Loại hình thứ ba: Các dân tộc có đội ngũ cán bộ khá đủ về số lượng, đạt được tiêu chuẩn chất
lượng chung, tham gia công tác ở các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Trong loại này cũng
có hai cấp độ:
Cấp độ thấp: ở Tây Bắc đội ngũ cán bộ dân tộc Nùng, Mường là tiêu biểu. Trong đội ngũ này
đã hình thành lực lượng trí thức, tuy chưa nhiều, hầu hết đã có đủ năng lực đảm nhiệm vị trí then
chốt trong lãnh đạo, quản lý và một số ngành, một số có thể thoát ly khỏi địa phương tăng cường
cho các dân tộc, địa phương khác.
Cấp độ cao: Điển hình nhất ở Tây Bắc là đội ngũ cán bộ dân tộc Tày, Hoa [TL-18].

+ Tâm lực (niềm tin, thái độ, ý chí)
Hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc vào 02 vấn đề là mức độ lành nghề và thái độ của người LĐ
đối với công việc. Để nâng cao trình độ CMKT của người LĐ đòi hỏi phải có thời gian nhưng cái có
thể làm ngay là khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của người LĐ, hướng nó vào thực
hiện các mục tiêu CNH-HĐH đất nước.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, bằng việc khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, chúng ta đã phát huy được tính tích cực của cộng đồng các DTTS vùng Tây Bắc, nhờ đó đã
làm nên được những kỳ tích trong lịch sử và chứng minh được sức mạnh của yếu tố con người Việt
Nam mà điển hình là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.
Kết quả điều tra XHH gần đây về niềm tin và ý chí của LĐ trẻ các DTTS. Khi trả lời câu hỏi:
“Theo bạn, để đẩy mạnh CNH-HĐH, LĐ trẻ chúng ta cần có những tiêu chuẩn gì?”. Những yếu tố
cơ bản được đa số ý kiến lựa chọn là: có nghề nghiệp: 70,5% (nhóm 11-17 tuổi) và 87,0% (nhóm
18-30 tuổi); biết ngoại ngữ, tin học: 69,2% (nhóm 11-17 tuổi) và 57,0% (nhóm 18-30 tuổi); nhiệt
tình, tận tâm với công việc: 62,5% (Nhóm 11-17 tuổi) và 56,8% (nhóm 18-30 tuổi); có sức khoẻ:
56,0% (nhóm 11-17 tuổi) và 68,0% (nhóm 18-30 tuổi). Những yếu tố ít được lựa chọn là: biết ganh
đua cạnh tranh: 22,7% (nhóm 11-17 tuổi) và 27,2% (nhóm 18-30 tuổi); độc lập tự chủ: 25,9 (nhóm
11-17 tuổi) và 26,4% (nhóm 18-30 tuổi) [TL-17, tr.211].
Thái độ của LĐ trẻ được đánh giá qua những tâm tư, nguyện vọng và những mong muốn của
họ trước công cuộc CNH-HĐH đang được tiến hành mạnh mẽ trên toàn quốc nói chung, ở địa
phương nói riêng. Khi trả lời câu hỏi: “LĐ trẻ có mong muốn gì trong bối cảnh CNH-HĐH của đất
nước hiện nay?”. Các yếu tố được lựa chọn nhiều nhất vẫn là có việc làm ổn định: 75,9% (Nhóm
tuổi 11-17 là 69,3%; nhóm tuổi 18-30 là 76,1%); Có sức khoẻ tốt: 59,5% (Nhóm tuổi 11-17 là
50,4%; nhóm tuổi 18-30 là 56,6%). Các yếu tố ít được lựa chọn là: kiếm được nhiều tiền: 13,0%
12
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
(Nhóm tuổi 11-17 là 8,1%; nhóm tuổi 18-30 là 9,6%); được vào đoàn: 7,4% (Nhóm tuổi 11-17 là
13,3%; nhóm tuổi 18-30 là 6,7%) [TL-17, tr.213].
Như vậy, NNL, đặc biệt là NNL trẻ các DTTS vùng Tây Bắc chưa có ý chí bứt phá vươn lên
làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội mà vẫn tin theo những chuẩn mực mang tính
khuôn mẫu như trọng lễ nghi, chữ tín, danh dự, sức khoẻ, sống chan hoà chứ chưa có thói quen làm

việc theo kế hoạch, chưa có ý thức độc lập tự chủ. Họ quan tâm đến những lĩnh vực trong một
khuôn khổ nhất định, hạn chế nhưng cơ bản và thiết thực như học tập và sức khoẻ, việc làm ổn định
chứ chưa quan tâm đến những lĩnh vực mở rộng hơn như khoa học công nghệ, giải trí. Đó là hệ quả
do cuộc sống tại vùng Tây Bắc từ khi đổi mới đến nay vẫn ít có những biến đổi, cạnh tranh, khoa
học kỹ thuật chưa phát triển như những vùng kinh tế khác. Thêm vào đó, việc làm ổn định đang là
vấn đề nóng bỏng đối với đa số lực lượng LĐ xã hội của các DTTS vùng Tây Bắc hiện nay thì nói
gì đến niềm tin và ý chí vào những hoạt động xã hội, vui chơi giải trí, kiếm nhiều tiền và các hoạt
động mở rộng khác.
Điều đó cho thấy, tâm lực của NNL trẻ các DTTS là một lực cản lớn đối với công cuộc CNH-
HĐH hiện nay, bởi lẽ phong cách và quan hệ LĐ kiểu cần mẫn, “chịu thương, chịu khó” không còn
thích hợp. Thói quen LĐ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm tích luỹ chính là lực cản đối với việc áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy, quá trình CNH-HĐH đòi hỏi phải có những biện pháp
nhằm thay đổi chính tư duy và tác phong sản xuất người LĐ các DTTS vùng Tây Bắc, chuyển họ
dần trở thành những con người có tác phong công nghiệp.
2.2.2. Về phẩm chất
- Phẩm chất đạo đức của các DTTS ở Tây Bắc kết tinh trong những thuần phong mĩ tục từ
ngàn đời nay và còn in dấu đậm nét trong đời sống xã hội hôm nay, bao hàm trong đó là cả mặt tích
cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, đó là tính nhân ái trong gia đình, cộng đồng, tinh thần đoàn
kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nếp sống kính già, yêu trẻ, tôn trọng già làng, trưởng bản, trưởng
dòng họ, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc, tôn thờ tổ tiên nòi giống…
Mặt tiêu cực của phẩm chất đạo đức thể hiện qua những hủ tục như săn bắt chim thú quý
hiếm, tục cướp vợ dẫn đến nhiều trường hợp cưỡng ép bằng vũ lực mà không xuất phát từ tình yêu,
hôn nhân mua bán dẫn đến hiện tượng thách cưới cao xa, cưới hỏi tốn phí quá mức cần thiết, tệ chặt
phá rừng bừa bãi, trồng cây có chất gây nghiện như thuốc phiện, cần sa, xử dụng các chất ma tuý,
tảo hôn, coi thường phụ nữ. Thêm vào đó là bệnh lười suy nghĩ, ưa nhàn hạ là thói xấu của tính tiểu
nông. Tư tưởng an phận, được mùa thì xa hoa lãng phí; mất mùa thì đổ vạ tại trời và chịu đói nằm
co, người tốt là người chịu làm theo tập quán nên tính sáng tạo của con người bị hạn chế.
+ Phẩm chất chính trị của các DTTS vùng Tây Bắc thể hiện trong tinh thần đoàn kết, thống
nhất để chống áp bức, chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước. Có thể dẫn chứng đặc điểm này
ở đồng bào dân tộc Mông.

13
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
Trong xã hội truyền thống, người Mông không có khái niệm cụ thể về Tổ quốc. Đồng bào cho
rằng Tổ quốc chỉ là những nơi người Mông đang sống, còn những nơi khác là Tổ quốc của các dân
tộc khác. Trong ngôn ngữ của người Mông chỉ có từ “Tráng Tế” là quê hương, là những mảnh đất,
mảnh nương người Mông đang trồng trọt để đảm bảo sự sống. Nhưng trong quá trình đoàn kết dân
tộc, cùng chung lưng chống giặc ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN, người Mông đã
có quan niệm Tổ quốc của người Mông là Tổ quốc Việt Nam. Và tinh thần yêu nước trở thành một
giá trị mới trong bảng giá trị của người Mông [TL-23, tr.199].
Tuy nhiên, trong phẩm chất chính trị của đồng bào các DTTS vùng Tây Bắc cũng có nhược
điểm là do tính thực dụng và cả tin nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Vẫn lấy dân tộc Mông làm ví dụ. Do
đời sống gặp khó khăn, bế tắc, tôn giáo tín ngưỡng truyền thống do có những mặt lỗi thời (giết
nhiều gia súc, cúng bái tốn kém) nên người Mông dễ tin vào kẻ xấu đi theo đạo để thờ Chúa, không
thờ nhiều ma, chỉ đọc kinh, không cần giết gia súc cầu cúng. Vì vậy, chỉ với luận điệu: “Chúa là con
ma to nhất, vì thế theo Chúa thì không phải thờ cúng ma nào khác mà vẫn được lên Thiên Đường về
với tổ tiên” [TL-23, tr.180], những kẻ lợi dụng tôn giáo đã dễ dàng lôi kéo một bộ phận không nhỏ
người Mông ở Tây Bắc theo đạo làm cho số người theo đạo tăng nhanh về số lượng ở nhiều địa bàn
có người Mông cư trú.
+ Phẩm chất thẩm mỹ của các DTTS vùng Tây Bắc thể hiện ở đặc điểm thích ca hát, nhảy
múa, yêu thiên nhiên. Tây Bắc là quê hương của những áng văn học và làn điệu ca vũ dân gian rực
rỡ. Các vũ điệu ở Tây Bắc thường có các động tác phóng khoáng, say sưa mà đượm chất trữ tình với
tiết tấu tưng bừng như tượng trưng của khát vọng yêu đương, của sinh sôi nảy nở, của ước mơ
trường thọ, của thiên nhiên và tâm hồn trẻ mãi không già.
Phẩm chất thẩm mĩ của các DTTS vùng Tây Bắc còn thể hiện ở đặc điểm thích phô trương, ưa
những sắc màu sặc sỡ. Đặc điểm này có thể thấy ở nữ phục nhiều DTTS vùng Tây Bắc như: Mông,
Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La… Nữ phục của các dân tộc này thường nổi bật trước thiên nhiên bởi
sắc màu sặc sỡ. Trên nền chàm sẫm, những đường nét hoa văn cùng những mảng màu gồm các gam
màu sáng chói như trắng tuyết, đỏ lửa, xanh nõn chuối, tím hoa cà, vàng chanh… làm sáng bừng
những khuôn mặt thiếu nữ, làm mềm mại những cổ tay tròn lẳn, làm uyển chuyển những bước chân
nhịp nhàng.

Phẩm chất thẩm mỹ của các DTTS vùng Tây Bắc còn thể hiện ở đặc điểm yêu cái đẹp, cái tốt -
tức cái thiết thực (người lý tưởng trong mắt mọi người không những đẹp mà còn phải hiền lành,
chăm chỉ, khéo léo). Trong các tiêu chí kén chọn “dâu hiền”, “rể thảo” của các DTTS vùng Tây Bắc
thì tiêu chí quan trọng là: nàng dâu phải biết dệt vải, chàng rể phải biết đan chài, làm nương. Điều
này hiểu rộng ra là nàng dâu phải là người cần cù, đảm đang bởi có cần cù, đảm đang thì mới có thể
học được nghề dệt vải - một nghề thủ công tốn nhiều thời gian, công sức và phải có óc thẩm mỹ mới
có thể dệt được những tấm vải đẹp phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Chàng rể phải là người khoẻ
14
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
mạnh, siêng năng bởi có biết đan chài, làm nương thì chàng rể mới có thể hàng ngày xuống suối bắt
cá, lên rừng làm nương lo cái ăn cho gia đình.
2.2.3. Về chất lượng tổng hợp
- Mức sống và chất lượng sống
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai
hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…”.
Đã hơn 30 năm kể từ ngày đất nước thống nhất và hơn 20 năm kể từ công cuộc đổi mới được
thực hiện nhưng mức sống và chất lượng cuộc sống vẫn có một khoảng cách giữa các dân tộc, giữa
thành thị và nông thôn cũng như giữa các vùng miền trong cả nước. Các số liệu thống kê trong
những năm trở lại đây cho thấy Tây Bắc là một trong những vùng có mức sống và chất lượng cuộc
sống thấp nhất trong toàn quốc và khoảng cách cứ tăng dần theo thời gian: năm 2004 bằng 54,7%
mức trung bình cả nước; năm 2002 bằng 55,3%; và cho đến năm 2004 khoảng cách đó đã là 56%.
Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Bắc năm 2007 còn 37,5%, cao nhất cả nước, trong đó Lai Châu là 55,3%;
Điện Biên là 40,8%; Sơn La là 37,1% và Hòa Bình là 30,9% (so với 14,7% cả nước, 21,1% vùng
Đông Bắc, 10,1% vùng đồng bằng sông Hồng) [TL-9; 21].
Theo một báo cáo mới đây của UNDP về tốc độ giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn
1993 – 1998 cho thấy ở 7 vùng sinh thái thì vùng miền núi phía Bắc giảm 20% (từ 79% xuống còn
59%), là mức giảm cao thứ 4 sau Đồng bằng sông Hồng (giảm 34%), Duyên hải Bắc trung bộ (giảm
27%), Đông Nam Bộ (giảm 25%); và cao hơn Tây Nguyên (giảm 18%), Duyên hải Nam trung bộ
(giảm 15%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (gảm 10%). Khoảng cách về tỷ lệ giảm nghèo cũng có

sự khác biệt giữa các dân tộc. Trong khi nhóm dân tộc đa số (dân tộc Kinh) giảm được 23% số hộ
nghèo (từ 54% xuống 31%) trong giai đoạn 1993 – 1998 thì các DTTS chỉ giảm 11% (từ 86%
xuống 75%) [TL-24].
Tốc độ gia tăng dân số cao đã tạo sức ép lớn đến mức sống và chất lượng cuộc sống. Mặc dù
là vùng có dân số và mật độ dân số thấp nhất trong toàn quốc nhưng nhân khẩu bình quân theo hộ
lại cao nhất nước. Năm 2002, trong khi nhân khẩu bình quân/hộ của cả nước chỉ là 4,44 người thì ở
Tây Bắc là 5,15 người/hộ; nhóm những gia đình đặc biệt khó khăn (chủ yếu là đồng bào các DTTS)
có tỷ lệ nhân khẩu/hộ rất cao với 5,85 nhân khẩu/hộ.
Tính đến năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Bắc mới chỉ đạt khoảng 150
USD/người/năm, là mức thấp nhất trong các vùng kinh tế. Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và
nông thôn là 1,38 lần; giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất là 5,96 lần.
Nhiều địa phương của Tây Bắc như: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mường La (Sơn La),
Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu), Tủa Chùa (Điện Biên)… thu nhập bình quân đầu người
mới chỉ đạt trên dưới 100 USD/người/năm [TL-34]. Nếu so GDP bình quân đầu người của Tây Bắc
với GDP bình quân đầu người của cả nước thì mới chỉ bằng trên 1/3; so với một số nước trong khu
15
Thực trạng NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
vực như: Thái Lan chưa bằng 1/10, và GDP của Malaixia gần gấp 20 lần GDP bình quân đầu người
của Tây Bắc [TL-9].
Số người có mức lương thực quy ra thóc ≤ 15kg/người chiếm 28,05%, cao gấp 2,82 lần so với
cả nước và gấp tới 8,68 lần so với Đông Nam Bộ. Tỷ lệ được tiếp xúc với nước sạch là 49,14%; sử
dụng nguồn nước giếng đất và các nguồn nước tự nhiên là 50,86%; tỷ lệ này của cả nước là 69,39%
và 30,61%. Tỷ lệ có nhà ở đơn sơ và tạm bợ là 32,16%; cao gấp 1,3 lần tỷ lệ chung của toàn quốc;
so với vùng có tỷ lệ thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng thì gấp 4,68%. Tỷ lệ số hộ có đồ dùng lâu
bền thấp nhất cả nước với 85,75% (của cả nước là 96,86%). Giá đồ dùng lâu bền mua mới bình
quân của mỗi hộ cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trong khi trị giá bình quân xét chung trên toàn
quốc là 4,694 triệu đồng/hộ thì ở Tây Bắc chỉ là 3,856 triệu đồng/hộ.
Thu nhập thấp nên sức mua của người dân cũng thấp. Trong tổng số thu nhập, đồng bào các
dân tộc Tây Bắc phải chi tới 61,19% cho ăn uống để tồn tại; số còn lại mới chi cho các mục đích
khác; trong đó các hoạt động giáo dục, y tế và vui chơi giải trí chiếm tỷ lệ thấp, y tế: 4,28%; giáo

dục: 3,74% và văn hoá - giải trí: 0,32% [TL-26].
Mức sống thấp nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống thể hiện qua việc tiếp cận với
các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Về y tế, mặt dù việc đầu tư mạnh cho miền núi trong những năm qua đã khiến cho việc chăm
sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cư dân miền núi đã được cải thiện. Theo các số liệu thống kê
chính thức do Tổng Cục thống kê và Bộ Y tế tiến hành qua các năm từ 1994 đến 1999 cho thấy số
cơ sở y tế cũng như đội ngũ y bác sĩ công tác tại các tỉnh Tây Bắc cũng đã tăng lên. Số cơ sở khám
chữa bệnh tăng từ 862 cơ sở năm 1995 lên 1.054 cơ sở năm 1998. Số giường bệnh tăng từ 8.588
giường năm 1995 lên 9.632 giường năm 1998. Số xã có trạm xá xã tăng từ 743 xã (84,06%) năm
1994 lên 867 xã (93,19%) năm 1999 [Xem biểu 5].
Số cán bộ y tế cũng không ngừng tăng lên ở các tỉnh Tây Bắc. Nếu như năm 1994, toàn vùng
Tây Bắc chỉ có 9.691 cán bộ y tế, trong đó có 1.059 bác sĩ, 169 dược sĩ đại học thì đến năm 1999
tổng số cán bộ ngành y ở Tây Bắc đã tăng lên 10.330 người, trong đó có 1.261 bác sĩ; nhưng số
dược sĩ đại học lại giảm xuống còn 105 người [TL-25] [Xem biểu 6].
Tuy nhiên, các số liệu thống kê y tế cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các chỉ số sức khoẻ
của người dân ở Tây Bắc so với các vùng sinh thái khác trong cả nước. Mặc dù tỷ lệ chết của trẻ em
dưới 1 tuổi ở cả nước nhìn chung giảm mạnh trong 4 thập kỷ qua từ khoảng 160/1.000 trẻ em sống
vào năm 1960 xuống còn 90/1.000 trong giai đoạn 1975 – 1980, 75/1.000 vào năm 1983, 45/1.000
vào năm 1989 và 44/1.000 trong giai đoạn 1989 – 1993 nhưng lại chưa giảm nhiều ở những vùng
DTTS. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong giai đoạn 1995 – 2005 tỷ lệ tử vong ở trẻ em
dưới 1 tuổi ở vùng núi phía Bắc là 62,2% cao gấp 1,3 lần so với cả nước (45,1%). Tỷ lệ tử vong của
trẻ từ 1 – 5 tuổi; tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi cũng còn ở mức cao [TL-29].
16

×