Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi tôm hùm tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM THỊ ANH THƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NUÔI TÔM HÙM
TẠI THỊ XÃ SÔNG CẨU, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM THỊ ANH THƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NUÔI TÔM HÙM
TẠI THỊ XÃ SÔNG CẨU, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Mã học viên:



60CH130

Quyết định giao đề tài:

671/QĐ-ĐHNT ngày 18/6/2019

Quyết định thành lập hội đồng:

664/QĐ-ĐHNT ngày 30/6/2020

Ngày bảo vệ:

10/7/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TÔ THỊ HIỀN VINH
ThS. VÕ ĐÌNH QUYẾT
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Khánh Hịa, tháng 3 năm 2020
Tác giả

Phạm Thị Anh Thư

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn tận tình, lời động viên, sự thấu hiểu và sự giúp đỡ từ q Thầy Cơ
giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến những
người đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cô Tô Thị Hiền Vinh và Thầy
Võ Đình Quyết người hướng dẫn tơi nghiên cứu. Nếu khơng có những lời nhận xét,
góp ý quý giá để xây dựng đề cương luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của
Cơ, Thầy trong suốt q trình nghiên cứu thì luận văn này đã khơng hồn thành. Tơi
cũng học được rất nhiều từ Cô, Thầy về kiến thức chun mơn, tác phong làm việc và
những điều bổ ích khác.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến q Thầy, Cơ giáo ở Khoa Kinh tế
nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Nha Trang, nơi tôi học tập và nghiên cứu
đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt khóa học này.

Khánh Hịa, tháng 3 năm 2020
Tác giả

Phạm Thị Anh Thư

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ iv
MỤC LỤC....................................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ............................................................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔM HÙM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VỀ NUÔI
TÔM HÙM.................................................................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề về ni tơm hùm ...............................................................................8
1.1.1. Vai trị của nghề nuôi nuôi tôm hùm trong nền kinh tế quốc dân ..................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của nghề nuôi tôm hùm....................................................................................... 9
1.1.3. Đối tượng nuôi.......................................................................................................9
1.1.4. Điều kiện vùng nuôi ............................................................................................10
1.1.5. Kỹ thuật nuôi tôm hùm........................................................................................10
1.2. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................14
1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế......................................................................14
1.2.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế................................................ 15
1.2.3. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế .......................................................16
1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm ...............................................................16
1.3.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................................................16
1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi hùm ........................................18
1.3.3. Nội dung đánh giá hiệu quả nuôi tôm hùm .........................................................19
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm hùm ...........................................23
1.3.5. Chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế ni tơm hùm ...............................................34
Tóm tắt chương 1.......................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM HÙM

TẠI THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN........................................................................ 37
2.1. Điều kiện tự nhiên tại TX Sông Cầu ......................................................................37
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình............................................................................................37
2.1.2. Khí hậu-thời tiết...................................................................................................37
2.2. Tình hình ni và tiêu thụ tơm hùm ở Phú Yên .....................................................38
v


2.2.1. Tình hình ni tơm hùm tỉnh Phú n................................................................ 38
2.2.2. Tình hình tiêu thụ tơm hùm tỉnh Phú n........................................................... 39
2.3. Thực trạng hiệu quả nuôi tôm hùm tại TX Sông Cầu ............................................ 41
2.3.1. Số lồng nuôi, sản lượng nuôi tôm hùm tại TX Sông Cầu ................................... 41
2.3.2. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu.............................. 44
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu ................ 52
2.3.4. Đánh giá hiệu quả ni tơm hùm qua cá chí tiêu ở TX Sông Cầu...................... 63
2.4. Khảo sát nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu........................................................... 65
2.4.1. Khảo sát về những khó khăn trong ni tơm hùm tại thị xã Sơng Cầu .............. 66
2.4.2. Khảo sát hiệu quả quản lý nuôi tôm hùm Sông Cầu ........................................... 68
2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc ni tơm hùm ở TX Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên.................................................................................................................. 70
2.5.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 70
2.5.2. Khó khăn trở ngại................................................................................................ 71
Tóm tắt chương 2:......................................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI
TÔM HÙM TẠI THỊ XÃ SÔNG CẦU.................................................................................. 74
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển nghề nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu ............... 74
3.1.1. Mục tiêu phát triển .............................................................................................. 74
3.1.2. Định hướng phát triển ......................................................................................... 74
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu................ 75
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch...................................................................................................... 75

3.2.2. Giải pháp về con giống ...................................................................................................... 75
3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ..................................................................................... 76
3.2.4. Giải pháp về môi trường và dịch bệnh.............................................................................. 78
3.2.5. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại............................................................... 78
3.2.6. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực............................................................... 79
3.2.7. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ ni tơm hùm thị
xã Sơng Cầu .................................................................................................................................. 80
3.2.8. Phải có sự liên kết giữa các nhà......................................................................................... 83
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 87
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CP

Chi phí

HQKT

Hiệu quả kinh tế

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

TSCĐ

Tài sản cố định

XK

Xuất khẩu

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ tơm hùm tại Phú Yên ......................................................40
Bảng 2.2: Số lồng và sản lượng tôm hùm theo từng khu vực nuôi...............................41
Bảng 2.3: Số lượng và sản lượng tôm hùm theo từng giống tôm .................................42
Bảng 2.4: Chi phí cố định trên 1 lồng ni tơm............................................................44
Bảng 2.5: Chi phí cố định nghề ni tơm hùm tại Sơng Cầu năm 2019.......................45
Bảng 2.6: Chi phí biến đổi bình qn trên 1 lồng ni tơm..........................................46
Bảng 2.7: Chi phí biến đổi nghề nuôi tôm hùm tại Sông Cầu năm 2019 .....................47
Bảng 2.8: Tính tốn chi phí cơ hội của các hộ ni tơm hùm ......................................47
Bảng 2.9: Doanh thu bình qn 1 lồng nuôi tôm hùm ..................................................48
Bảng 2.10: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm hùm tại Sông Cầu năm 2019 ................48
Bảng 2.11: Lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm hùm tại Sông Cầu năm 2019 ................49
Bảng 2.12: Kết quả kinh tế 1 lồng nuôi tôm hùm bông thương phẩm năm 2019.........50
Bảng 2.13: Độ nhạy của lợi nhuận nuôi 1 lồng tôm hùm bông tại Sông Cầu...............50
Bảng 2.14: Kết quả kinh tế 1 lồng nuôi tôm hùm xanh thương phẩm năm 2019 .........51
Bảng 2.15: Độ nhạy của lợi nhuận nuôi 1 lồng tôm hùm xanh tại Sông Cầu...............52
Bảng 2.16: Dự báo tình hình biến đổi khí hậu tại Sơng Cầu ........................................53

Bảng 2.17: Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ điều tra........................56
Bảng 2.18: Tình hình dịch bệnh trên tôm hùm do hạn chế từ hoạt động quản lý.........60
Bảng 2.19: Trình độ đội ngũ cán bộ khuyến nơng tại thị xã Sông Cầu ........................61
Bảng 2.20: Kết quả kinh tề của nghề nuôi tôm hùm tại Sông Cầu ...............................63
Bảng 2.21: Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm tại Sơng Cầu .............................64
Bảng 2.22: Khó khăn, thách thức trong nghề nuôi tôm hùm ........................................66
Bảng 2.23. Khảo sát về hiệu quả quản lý nuôi tôm hùm tại Sông Cầu.........................68

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1: Tình hình nuôi tôm hùm tại tỉnh Phú Yên ................................................38
Biểu đồ 2.2: Số lồng và sản lượng nuôi tôm hùm tại Sông Cầu ...................................43
Biểu đồ 2.3: Tác động của mưa lũ đối với nghề nuôi tôm hùm tại Sông Cầu ..............54
Biều đồ 2.4: Tác động của bão đối với nghề nuôi tôm hùm tại Sông Cầu....................55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên
địa bàn thị xã Sơng Cầu, tỉnh Phú n. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm
xác định được thu nhập, hiệu quả của các hộ nuôi tôm hùm trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm hùm tại địa phương bền vững và hiệu quả.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo sát số
liệu phỏng vấn khoảng 60 hộ nuôi tôm hùm của vụ nuôi năm 2019. Số liệu thứ cấp của
các Sở, ngành ở địa phương và các đề tài nghiên cứu của các Viện, trường đơn vị và cá
nhân có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài từ năm 2015 – 2019. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích, so sánh, điều tra qua các hộ dân nuôi

tôm và cán bộ khuyến ngư tại địa phương. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông
qua phỏng vấn các hộ nuôi tôm hùm, cán bộ khuyến ngư, kết hợp với nhận định của
người dân. Nghiên cứu định tính thực hiện các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích
hiệu quả kinh tế.
Qua phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy nuôi tôm hùm tại thị xã Sông Cầu tỉnh
Phú Yên mang lại thu nhập cao và cải thiện đời sống mọi mặt các cộng đồng ngư dân
ở TX Sông Cầu, đồng thời giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình, tạo cơng ăn
việc làm đặc biệt là những người có trình độ thấp ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, qua
kết quả phân tích, đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến quyết định nuôi tôm hùm ở
TX Sông Cầu, nhận thấy bên cạnh các yếu tố chủ quan của người dân thì cịn có nhiều
yếu tố liên quan đến các chủ trương chính sách của địa phương, của ngành thủy sản.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý
chính sách chủ yếu để nâng cao thu nhập cho các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã
Sông Cầu bao gồm: một là, Cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế sử dụng
thức thức ăn gây ô nhiễm môi trường nuôi, sử dụng thuốc theo đúng loại được các cơ
quan ngành nông nghiệp niêm yết cho phép để đảm bảo chất lượng cung cấp sản phẩm
an toàn cho người tiêu dùng. hai là, Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật về nuôi tôm hùm,
theo đó hướng người dân ni tơm theo hướng gia tăng giá trị và bền vững ; ba là, Tạo
các chuỗi liên kết giá trị giữa người dân với hợp tác xã, ngân hàng, đơn vị thu mua và
xuất khẩu tôm hùm để tạo điều kiện hỗ trợ người dân sản xuất và tiêu thụ; bốn là, Phối
x


hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý tôm hùm
bông Sông Cầu; năm là, Cần có chính sách để hỗ trợ liên kết sản xuất và xây dựng
thương hiệu tôm hùm của địa phương. Đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng
ký, bảo hộ thương hiệu. Cần có những hoạt động kiểm tra chứng nhận sản phẩm đạt
chất lượng để tạo uy tín cho thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng.
Từ khóa: Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã
Sông cầu, tỉnh Phú Yên.


xi



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Tôm hùm (Panulirus spp) là lồi hải sản có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao. Tại Việt Nam, nghề ni tơm hùm lồng có thể được xem là xuất phát từ năm
1992. Đến năm 2000, nghề nuôi tôm hùm đã phát triển rộng khắp khu vực Nam Trung
Bộ, cụ thể là từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhiều nhất là Khánh Hòa
và Phú Yên (Nguyễn Bá Thiên An, 2011). Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần
1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh, mang lại nguồn thu hơn 3.500
tỷ đồng mỗi năm (Nguyễn Đức Tồn, 2015).
Với diện tích tiềm năng về nuôi nước lợ và nuôi biển là 7.563,5 ha, đây được
coi là hướng phát triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhà. Nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè trên biển tỉnh Phú
Yên hình thành từ những năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với khoảng hơn
1.000 ha mặt nước với những đối tượng nuôi chính như tơm hùm, cá biển…hình thức
ni chính là ni lồng, bè đối với tôm hùm, cá biển.
Nuôi tôm hùm lồng, bè trên các đầm, vịnh ven biển mang lại hiệu quả kinh tế
khá lớn cho đại bộ phận người dân ven biển. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy
sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Phú n có 02 vùng ni
tơm hùm lồng, bè với tổng diện tích 1.650 ha (huyện Tuy An 650 ha; vùng nuôi lồng,
bè vịnh Xuân Đài 747 ha; đầm Cù Mông 253 ha), khoảng 27.000 lồng nuôi thương
phẩm, sản lượng hàng năm đạt trên 1.200 tấn.
Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú n, có diện tích tự nhiên là
492,8km2, là địa phương có chiều dài bờ biển lớn nhất tỉnh hơn 80km là nơi có lợi thế
để ni trồng thủy sản nước mặn đặc biệt là tôm hùm. Do lợi nhuận từ nuôi tôm hùm
lớn nên tại địa phương người dân đã tự ý mở rộng quy mô nuôi lồng, bè bất chấp

những khuyến cáo của chính quyền địa phương, theo số liệu của Phịng Kinh tế thị xã
Sơng Cầu đến tháng 4/2019 riêng vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đã có hơn 91.000 lồng
nuôi tôm hùm dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mơi trường, dịch bệnh. Điển
hình như sự cố môi tường cuối tháng 5 – đầu tháng 6 năm 2017 làm hơn 1,6 triệu con
tôm hùm nuôi các loại chết, dịch bệnh diễn ra thường xuyên và chưa có giải pháp khắc
phục triệt để (bệnh sữa, đỏ thân, đen mang…). Bên cạnh đó con giống, thức ăn cho
tơm hùm chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, nguồn vốn đầu tư lớn, giá thức ăn tăng
cao, thời gian ni dài là những rủi ro chính trong q trình nuôi.
1


Với mục đích để đánh giá cụ thể về hiện trạng sản xuất, và hiệu quả kinh tế của
việc nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu, đồng thời đánh giá các yếu tố làm
ảnh hưởng đến quyết định nuôi tôm hùm, để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các
nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương cũng như người dân nhằm đưa ra
các khuyến cáo và các giải pháp thích hợp để thúc đẩy phát triển nuôi tôm hùm đặc
sản tại thị xã Sông Cầu. Do đó đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” cần thiết được
nghiên cứu.

2. Tổng quan cơng trình nghiên cứu
Tơm là lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tơm hùm. Ở Việt Nam có 7
lồi tơm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm
ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn. Do là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao về mặt
xuất khẩu nên đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi tôm, một số nghiên cứu điển hình như sau:
Đề án: “Xây dựng Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020 đến 2030”
là cần thiết và cấp bách, là tiền đề giúp địa phương có cơ sở để xây dựng và phát triển,
đặc biệt là sắp xếp lại quy mô, tổ chức sản xuất hợp lý, xác định được các bước đi và
giải pháp hữu hiệu để phát huy được lợi thế, tận dụng cơ hội tạo ra sản phẩm nhằm đáp

ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại khu vực miền
Trung, cần có cơng tác quy hoạch để bố trí lại vùng ni, tổ chức lại sản xuất và đề
xuất các giải pháp về con giống, thức ăn, công nghệ nuôi và thị trường nhằm nâng cao
nhiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xác định các yếu tố không bền vững của
nghề nuôi tôm hùm trên biển tại huyện Vạn Ninh và đề xuất các giải pháp khắc phục”
do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III là đơn vị chủ trì thực hiện, TS. Thái
Ngọc Chiến làm chủ nhiệm đề tài. Được thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2017,
các thành viên tham gia đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung chính theo đề cương
được duyệt. Kết quả đề tài đã xác định được thực trạng nghề nuôi tôm hùm tại vùng
biển KKT Vân Phong, huyện Vạn Ninh; Xác định được các yếu tố không bền vững
trong nghề nuôi tôm hùm tại huyện Vạn Ninh; Đề xuất được các giải pháp khắc phục
và phát triển ổn định nghề nuôi tôm hùm ở huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Kết quả đạt
2


được của đề tài sẽ giúp địa phương đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý phù hợp,
khoa học để địa phương có chiến lược quản lý, quy hoạch vùng ni tơm hùm bền
vững. Ngồi ra, đề tài đề xuất được giải pháp nuôi tôm hùm xa bờ, ứng dụng công
nghệ lồng Nauy sản xuất tại Việt Nam, có giá thành rẻ, người ni có thể chấp nhận
được để dần chuyển nghề nuôi tôm hùm theo hướng công nghiệp, hiện đại và giảm tải
vùng nuôi ven bờ như hiện nay. Hơn nữa, đề tài còn mang lại hiệu quả kinh tế gián
tiếp thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni tơm tại vùng ven
biển tỉnh Sóc Trăng” của Nguyễn Thùy Trang, Huỳnh Việt Khải. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình
452 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, có sự dao động lớn về lợi nhuận giữa các nông
hộ, điều này một phần phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình sản xuất. Kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy các nơng hộ đã từng bị thua lỗ ít nhất một lần chiếm
đến 91% và các nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ là dịch bệnh, chất lượng
giống, thời tiết thay đổi và biến động thị trường. Về hiệu quả kinh tế, kết quả
nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả trung bình của mơ hình ni tơm chuyển đổi
là 80,82%, kết quả này phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong quản lý nguồn
lực đầu vào và phân bổ nguồn lực của nông hộ. Phần lớn các nông hộ ni tơm
có mức hiệu quả kinh tế ở mức khá, tập trung chủ yếu từ 80-90%, chiếm khoảng
55,56%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi phí mất đi do khơng đạt hiệu quả
về kinh tế hay nói cách khác là chi phí mà nơng hộ ni tơm có thể giảm trung
bình là 102 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu cịn hạn chế ở việc tìm ra
các ngun nhân có ảnh hưởng hay quyết định đến sự khác biệt về hiệu quả kinh
tế giữa các nơng hộ để góp phần đề xuất giải pháp.
Tác giả Nguyễn Thanh Long (2016), thực hiện nghiên cứu về “ Phân tích hiệu
quả tài chính của mơ hình ni tơm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau”, Tạp chı́ Khoa học
trường Đại học Cần Thơ số 46 (2016): 87-94. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5
đến tháng 12/2014. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trên 45 hộ nuôi
tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mơ hình ni và xác định những
thuận lợi và khó khăn của mơ hình sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích ao
3


ni trung bình 0,27 ha/ao, tổng lượng thức ăn viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302
kg/ha. Tơm được ni với mật độ trung bình là 27,9±4,85 con/m2 và phần lớn con
giống thả ni có nguồn gốc từ miền Trung. Năng suất tơm và lợi nhuận trung bình
của mơ hình ni thâm canh tôm sú lần lượt là 5.246±1.401 kg/ha/vụ và 551±342 triệu
đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang cịn gặp nhiều khó khăn như thời
gian ni lâu, sự tăng lên về giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao.
Nhóm tác giả Đỗ Minh Vạn, Trần Hồng Tn, Trần Ngọc Hải và Trương Hoàng
Minh (2016), thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng

thâm canh theo các hính thức tổ chức ở Đồng bằng Sơng Cửu Long”, Tạp chí khoa học
trường Đại học Cần Thơ số 42 (2016), 50-57. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng
9/2014-2/2015, thông qua việc khảo sát 90 nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nhỏ lẻ
(NH), 12 tổ hợp tác (THT) 12 trang trại (TT) và 12 công ty (CT) bằng bảng câu hỏi
được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích của NH (ha/hộ) và số ao
nuôi (ao/hộ) tương ứng là 4,6 và 4,9 thấp hơn THT (32,4; 30,3), TT (15,1; 13,1 ) vàCT
(92,9; 83,7). Mật độ nuôi, tỷ lệ sống, thời gian ni và kích cỡ tơm thu hoạch ở hình
thức CT đạt cao nhất kế đến là TT, THT, NH, tương ứng năng suất tôm nuôi lần lượt
là 13,9; 10,6; 10,9 và 8,37 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất thấp nhất ở hình thức TT và
cao nhất là CT, dao động 67,5- 73,9 ngàn đồng/kg. Lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ) của các hình
thức ni là khá cao, lần lượt là NH (596), THT (692), TT (696) và CT (1.038), tương
ứng với tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 1,0; 0,85; 1,03 và 1,04 lần. Tỷ lệ sinh lời trong nghiên
cứu này là rất cao, trừ hình thức NH có 6% hộ lỗ. Mức an toàn sinh học và hoạt động
nâng cao năng lực người nuôi ở CT được quan tâm hơn so với các hình thức cịn lại.
Nghiên cứu của Bùi Minh Trang (2015) thực hiện về “Đánh giá hiệu quả kinh tế
- xã hội nghề nuôi tôm hùm bông - Panulirus ornatus (Fabricius, 1798) thương phẩm
tại tỉnh Khánh Hòa”, luận văn thạc sỹ Đại học Nha Trang. Nghiên cứu được tiến hành
nhằm cung cấp cho các cơ quan chức năng có cơ sở cho cơng tác quy hoạch chuyển
đổi đối tượng ni có hiệu quả và bền vững, cũng như người ni có cơ sở lý luận khi
quyết định đầu tư vào nghề nuôi tôm hùm bông. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
10/2013 đến tháng 9/2015 với 86 phiếu điều tra người ni tơm hùm bơng ở tỉnh
Khánh Hịa, với 4 vùng ni: Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hịa, Vạn Ninh. Số liệu
được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy đa biến
OLS và phân tích ANOVA để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập của mô hình các nhân tố tác động đến năng suất ni tôm hùm bông
4


thương phẩm tại Khánh Hòa bằng phần mềm SPSS 18.0. Trên cơ sở phân tích những
mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi tôm

hùm bông thương phẩm, những phương hướng phát triển, ý kiến, kiến nghị mong
muốn của các cơ sở nuôi, nghiên cứu đã đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát
triển nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa những năm tới.
Tác giả Nguyễn Đức Toàn (2014) thực hiện nghiên cứu về “Hiệu quả kinh tế - xã
hội nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sỹ Đại học
Nha Trang. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra thực trạng và đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh về các mặt: trình
độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu, chi phí… Đánh giá những mặt tích
cực và những khó khăn, thách thức, cơ hội ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi
tôm hùm lồng và những phương hướng phát triển, những ý kiến, kiến nghị mong muốn
của hộ nuôi… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho
người ni và chính quyền địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho
nghề nuôi tôm hùm lồng. Những kết luận của nghiên cứu sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho
người nuôi và các cơ quan chức năng trong việc lập kế hoạch và quy hoạch để nghề
nuôi tôm hùm lồng đạt hiệu quả cao và bền vững.
Nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm he chân trắng
thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Hồ Thị Thúy Thanh (2014), luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu đo lường hiệu quả kinh tế xã hội cho
các ao tơm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hịa dựa trên chỉ tiêu là lợi nhuận trên một ha
nuôi, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Kết quả điều tra
192 hộ ni trong năm 2014 cho thấy bình qn lợi nhuận trên đơn vị ha là rất thấp với
lợi nhuận trung bình/ha là 6.196.147 đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là - 857.217.241
đồng/ha, giá trị lớn nhất là 831.636.363 đồng/ha, độ lệch chuẩn là 268.167.607 – trong
đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng mặc dù nghề ni
đang gặp khó khăn nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi và đây là nghề rủi ro lớn
nhưng sức hấp dẫn của nghề cao.
Nhìn chung, có rất nhiều các nghiên cứu thực hiện để đánh giá hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá hiệu quả
kinh tế đối với nghề nuôi tôm hùm tại thị xã Sơng Cầu, tỉnh Phú n. Do đó, đề tài
5



nghiên cứu của tác giả là đề tài nghiên cứu mới về phạm vi và thời gian nghiên cứu,
không bị trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sơng Cầu,
tỉnh Phú n. Qua đó đúc kết ra những kinh nghiệm có lợi, làm cơ sở khuyến cáo cho
ngư dân.

3.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm:
- Mô tả thực trạng nghề nuôi tôm hùm tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm hùm tại địa phương bền
vững và hiệu quả.

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: bao gồm các xã, phường có ni tơm hùm trên địa thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên từ năm 2015-2019.
Phạm vi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, điều tra, thống kê
- Phương pháp thu thập dự liệu: gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp xử lý số liệu: phầm mềm Execl

- Phương pháp phân tích số liệu: thống kê mơ tả, phân tích, tổng hợp
Phương pháp thu thập số liệu:
Mô tả mẫu nghiên cứu, tính tốn các chỉ tiêu như: số trung bình, tổng số và các
chỉ số kết quả phân tích nhằm cung cấp những thông tin chi tiết về hiện trạng nuôi
tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu các thông tin thứ cấp của các
Sở, ngành ở địa phương và các đề tài nghiên cứu của các Viện, trường đơn vị và cá
nhân có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài từ năm 2015 – 2019.
6


Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng số liệu phỏng vấn khoảng 60 hộ
nuôi tôm hùm của vụ nuôi năm 2019.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài này có các ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
- Cung cấp một bức tranh về thực trạng nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên. Cung cấp thêm cơ sở khoa học về mức độ hiệu quả của mơ hình
ni tơm hùm tại địa phương.
- Cung cấp thêm cơ sở khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nuôi
tôm hùm tại địa phương cho các phòng/ban quản lý ngành thủy sản các cấp.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách để xây dựng các
chính khuyến khích và phát triển nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sơng Cầu, tỉnh Phú n.

7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 3 chương với đề muc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tôm hùm và hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm
Chương 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tại thị xã Sông
Cầu tỉnh Phú Yên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm

hùm tại thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên

7


CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔM HÙM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
VỀ NUÔI TÔM HÙM
1.1. Một số vấn đề về nuôi tôm hùm
Nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ thập niên 90 và cho đến nay tập trung tại vùng
NamTrung bộ rải rác từ tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Trong đó đối tượng ni
chủ yếu làtơm hùm bông. Tổng sản lượng tôm hùm nuôi ở các địa phương là khác
nhau và biếnđộng theo các năm tùy thuộc giá cả, nguồn giống và tình hình dịch bệnh.
1.1.1. Vai trị của nghề ni ni tơm hùm trong nền kinh tế quốc dân
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh bằng việc thu hút ngoại lực
thông qua xuất khẩu thủy sản. Phát triển nuôi tôm hùm là quá trình tạo ra của cải vật
chất và dịch vụ, trong đó con người ln đấu tranh với thiên nhiên và làm thay đổi
những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
- Tạo việc làm mới cho lao động nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động theo hướng đa ngành, đa sản phẩm, xóa dần thế độc canh trong nông nghiệp,
nông thôn
- Nâng cao thu nhập một cách đồng bộ và khá vững chắc cho hộ nông thôn, nhất
là hộ nông dân. nghề nuôi tôm hùm lồng thực sự phát triển từ những năm 2000 đến
nay và giai đoạn gần đây đã “bùng nổ” về số lượng lồng ni, đạt sản lượng cao. Chỉ
tính riêng năm 2017, sản lượng tôm hùm nuôi của cả nước đạt trên 1.530 tấn, đem lại
nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng cho những ơng chủ lồng ni nhóm giáp xác sáng giá
này. Ngồi giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 6.000 lao động tại địa
phương và nhiều công việc cho lao động dịch vụ hậu cần, nghề nuôi tôm hùm ở Phú
Yên cịn đạt sản lượng bình qn khoảng 680 tấn mỗi vụ trong những năm gần đây,
tương đương giá trị trên dưới 1.000 tỷ đồng; qua đó sản sinh ra hàng trăm tỷ phú trong

nghề, giúp bộ mặt nhiều làng biển trở nên trù phú, khang trang.
- Nghề nuôi tôm hùm hợp lý góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái. Phát triển
nghề nuôi tôm hùm diễn ra theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi tôm
hùm bằng cách mở rộng diện tích mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghề
nuôi tôm thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả nghề nuôi tôm
hùm đạt được chủ yếu nhờ vào độ thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên,
hiệu quả sản xuất thấp. Phát triển nuôi tôm hùm là tăng sản lượng thuỷ sản dựa trên
8


cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng
phù hợp với mỗi hình thức ni.
- Nghề ni tơm hùm tạo thêm các nhân tố mới thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Phát triển cũng thường đi kèm với những thay
đổi quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Do vậy, phát triển cũng được lý giải như một q trình
thay đổi theo hướng hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như: kinh tế, xã hội, môi
trường và thể chế trong một thời gian nhất định.
1.1.2. Đặc điểm của nghề nuôi tôm hùm
- Nghề ni tơm hùm là một ngành phát triển và có đối tượng phức tạp so với các
ngành sản xuất khác. là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên
thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước
có sự tham gia trực tiếp của con người.
- Trong nghề ni tơm hùm thì chủ yểu diện tích mặt nước biển vừa là tư liệu
sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế.
- Đối tượng sản xuất của nghề nuôi tôm hùm là những cơ thể sống, chúng sinh
trưởng, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học.
- Một số sản phẩm thủy sản được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản
xuất vụ sau. Do đó, trong q trình ni tơm hùm phải quan tâm đến việc sản xuất, các
loại giống trong tự nhiên. Ngoài ra, nghề ni tơm hùm cịn có những đặc điểm riêng:

- Nghề ni tơm hùm cịn nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu là thủ công, cơ sở vật
chất kỹ thuật cịn thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ còn
yếu kém và tâm lý của người sản xuất còn lạc hậu.
- Đặc biệt giống tôm hùm chưa sinh sản nhân tạo được chủ yếu là nguồn giống
thu ngoài tự nhiên
- Trong nghề ni tơm hùm diện tích mặt nước biển phân bố không đều giữa các
vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý NTTS.
- Nghề nuôi tôm hùm Việt Nam chủ yếu các tỉnh duyên Hải nam trung bộ chịu
ảnh hưởng của khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường xuyên mưa,bão.
1.1.3. Đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay của nước ta gồm 04 lồi: Tơm hùm bơng
(Panulirus ornatus), tơm hùm xanh/đá (P. homarus), tôm hùm tre (P. polyphagus) và
9


tômhùm đỏ (P. longipes) nhưng chủ yếu vẫn là tôm hùm bơng do có tốc độ tăng
trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu sắc tươi sáng và có giá trị kinh tế cao. Tiếp theo là tôm
hùm xanh, đối tượng tiềm năng do cỡ tôm nhỏ, giá cả không cao như tôm hùm bông
nên phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nội địa.
1.1.4. Điều kiện vùng nuôi
Nuôi tôm hùm trong lồng ở vịnh kín thường chọn vị trí đặt bè ni có nền đáy
là cát hoặc cát pha bùn lẫn san hô và không bị ô nhiễm. Lồng nuôi thường được đặt ở
vùng ni có độ mặn từ 30 - 33‰; ô xy hòa tan từ 6,2 - 7,2 mg/l; pH từ 7,5 - 8,5; nhiệt
độ từ 24 -31oC nơi có độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là từ 4 – 8
m để trao đổi nước tốt hơn; tốc độ dòng chảy 50 cm/s. Kinh nghiệm đặt đáy lồng cách
đáy biển ít nhất là 1 m. Vùng ni khơng bị ảnh hưởng bởi sóng lớn, nước mưa hay ô
nhiễm công nghiệp.
1.1.5. Kỹ thuật nuôi tôm hùm
Nhìn chung kỹ thuật ni tơm hùm thương phẩm ở Việt Nam đang ở trình độ
cơngnghệ chưa cao, dựa vào kinh nghiệm để quản lý hệ thống nuôi.

1.1.5.1. Lồng, bè ni Lồng ni tơm hùm có 2 loại
Loại lồng chìm thường được thiết kế hình khối hộp vng có khung sắt và lưới
bao quanh. Lồng được đăng lưới 6 mặt, mặt trên có nắp đậy để thuận tiện cho việc
kiểm tra, vệ sinh lồng và có ống nhựa đường kính 100 mm, chiều dài nhô lên khỏi mặt
nước lúc triều cường trên 0,5 m để cho tôm ăn. Các lồng lưới lắp vào các ô bè được
che nắng bằng các tấm che. Bè nuôi nổi được giữ bởi các phao. Bốn góc bè có neo để
giữ cho bè ln ở thế ổn định. Lồng chìm được ghim gần đáy nhờ các cọc sắt.
Mật độ thả:
Mật độ ương và nuôi tôm hùm tùy thuộc vào kích cỡ của tơm. Cỡ tơm trắng thả
30 -40 con/m2 lồng; cỡ giống 4 - 10 g/con thả 15 - 20 con/m2 lồng; cỡ giống 10 - 50
g/con thả10 - 15 con/m2 lồng; cỡ giống 50 - 200 g/con thả 7 - 10 con/m2 lồng; cỡ
giống hơn 200g/con trở lên thả 3 - 5 con/m2 lồng.
Chăm sóc, quản lý:
Hàng ngày cho tơm ăn thức ăn tươi hệ số FCR từ 15 đến 30 tùy loại. Kiểm tra,
theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của tơm và mức độ sử dụng thức ăn để có điều
chỉnh hợp lý. Loại bỏ thức ăn thừa, xác vỏ lột của tôm. Trong lồng nuôi, vào ban ngày
tômthường tập trung vào góc tránh ánh sáng. Những tơm yếu hoặc chuẩn bị lột xác
thường tập trung ở các góc cịn lại.
10


Đối với các lồng nuôi đặc biệt là giai đoạn tơm nhỏ, sử dụng lưới có kích thước
mắt lưới nhỏ, cần phải vệ sinh lồng định kỳ để tạo cho sự lưu thông nước tốt, hạn chế
ô nhiễm. Trong quá trình quan sát thấy chất đáy có màu nâu và sinh vật đáy chủ yếu là
nhuyễn thể thì đó là dấu hiệu tốt. Nếu chất đáy có màu đen đậm, mùi khó chịu và sinh
vật đáy chủ yếu là giun nhiều tơ thì đó là những dấu hiệu khơng tốt. Cần cải tạo môi
trường hoặc di chuyển đến vùng nuôi mới. San thưa để đảm bảo nuôi tôm ở mật độ
phù hợp chocác giai đoạn là cần thiết nhất là đối với tôm cỡ 500 - 600 g/con nên nuôi
ở mật độ 4 – 5con/m2 lồng.
Ngoài ra đến giai đoạn trưởng thành thời điểm tôm đạt 0,8-1,0 kg/con, tôm bắt

đầu phát triển tuyến sinh dục, tôm cái sẽ chậm lớn do tập trung năng lượng cho phát
triển của buồng trứng, trong khi đó tơm đực vẫn lớn bình thường nhưng hung dữ hơn
vàcó tập tính tấn cơng tơm cái gây tử vong tôm cái. Để khắc phục hiện tượng này,
người ni tơm tách ni riêng theo giới tính đồng thời có kế hoạch thu tỉa để đảm bảo
lợi ích về kinh tế và hạn chế tỉ lệ tử vong của tôm cái do bị tôm đực tấn công. Do tôm
hùm được ni trong lồng lưới như vậy nên chỉ có thể ni trong các vịnh kín mà
khơng thể phát triển ni ở biển hở ven bờ vì các lồng này khơng thể chống chịu được
sóng lớn trong mùa mưa bão (Đặng Văn Thanh và Nguyễn Trọng Nho, 2002)
1.1.5.2. Vùng nuôi, năng suất, sản lượng tôm hùm
Nuôi tôm hùm thương phẩm tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Phú Yên đạt sản
lượng ước trên dưới 2000 tấn. Kết quả điều tra cho thấy năm 2014 số lượng lồng nuôi
tôm hùm tại Phú Yên năm 2014 là 23.627 lồng, tăng 11% so với 2013. Mật độ thả 2580 con/ô lồng (30-80 m3) tùy thuộc vào kích cỡ thả và lồi ni. Sau 14 - 24 tháng
nuôi năng suất đạt từ 45 – 60 kg/lồng, sản lượng 1.600 tấn, chủ yếu là tôm hùm bơng
và tơm hùm xanh.
Qua điều tra khảo sát tình hình thực tế tại các vùng ni trọng điểm kết hợp với
tham khảo dẫn liệu về môi trường sinh thái thì hầu hết các khu vực trong các vịnh ở
khu vực miền Trung có thể ni tơm hùm đang được các hộ dân sử dụng nuôi tôm
hùm hoặc đã nuôi tôm hùm nhưng hiện tại đang chuyển sang nuôi các đối tượng khác
như cá biển, ốc hương do khan hiếm tơm hùm giống, giá tơm hùm thương phẩm giảm
hoặc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do vậy hiện tại khơng thể mở rộng diện
tích mới cho ni tơm hùm thương phẩm bằng lồng (lồng nổi hoặc chìm) trong vịnh,
ven đảo kín sóng. Tại một số địa phương có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp
11


×