Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đặc điểm các yếu tố hán nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

TRẦN KIỀU HUẾ

ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
TRONG TIẾNG NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - năm 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

TRẦN KIỀU HUẾ

ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
TRONG TIẾNG NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng
Mã số: 62.22.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tƣ liệu và số liệu
trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận
chƣa đƣợc ai công bố.

Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ................................................................ 7
3.1. Mục đích của luận án ............................................................................ 7
3.2. Nhiệm vụ của luận án............................................................................ 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
6. Ý nghĩa của luận án ..................................................................................... 9
6.1. Ý nghĩa lí luận ...................................................................................... 9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 9
7. Cấu trúc của luận án................................................................................... 10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................. 11
1.1. Một số vấn đề chung về vay mƣợn từ vựng .............................................. 11
1.1.1. Hiện tƣợng vay mƣợn từ vựng .......................................................... 11
1.1.2. Khái niệm vay mƣợn từ vựng ........................................................... 15
1.2. Khái quát về từ mƣợn Hán trong tiếng Nhật ............................................. 20
1.2.1. Các nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến tiếp xúc Hán Nhật ........................ 20
1.2.2. Các nhân tố ngôn ngữ ảnh hƣởng đến tiếp xúc Hán Nhật ................... 27
1.3. Tiểu kết .................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) ......................................... 39
2.1. Khái quát đặc điểm ngữ âm tiếng Nhật..................................................... 39
2.1.1. Đặc điểm chung của ngữ âm tiếng Nhật ............................................ 39


2.1.2. Đặc điểm cụ thể của ngữ âm tiếng Nhật ............................................ 40
2.2. Khảo sát đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật ............................... 46
2.2.1. Đặc điểm chung về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật ....................... 46
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ âm của yếu tố Hán - Nhật ................................... 57
2.3. Tiểu kết .................................................................................................. 63
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) ............................... 65
3.1. Khái quát về các yếu tố Hán - Nhật trên phƣơng diện hình thái - cấu trúc ......... 65
3.1.1. Đặc điểm chung của các yếu tố Hán - Nhật trên phƣơng diện hình thái - cấu trúc ... 65
3.1.2. Chức năng tạo từ của các yếu tố Hán - Nhật ...................................... 68
3.2. Phân loại các yếu tố Hán - Nhật theo hình thái - cấu trúc......................... 74
3.2.1. Yếu tố Hán - Nhật độc lập ................................................................ 76
3.2.2. Yếu tố Hán - Nhật có khả năng tạo từ................................................ 79
3.2.3. Yếu tố Hán - Nhật không có khả năng tạo từ .................................. 82
3.3. Đặc điểm đồng hóa về hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật ........ 83
3.3.1. Sự thay đổi cƣơng vị ngữ pháp của các yếu tố Hán - Nhật .................. 83
3.3.2. Hiện tƣợng chuyển loại của từ Hán - Nhật đơn tự ........................... 86

3.3.3. Sự thay đổi trật tự các yếu tố trong từ Hán - Nhật song tự .................. 88
3.3.4. Sự thay thế yếu tố bằng phép thế từ vựng trong từ Hán - Nhật song tự ...... 90
3.4. Tiểu kết .................................................................................................. 93
CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ
ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) ................................................. 94
4.1. Nhận xét chung ....................................................................................... 94
4.2. Đặc điểm về khả năng tham gia vào các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa của các
yếu tố Hán - Nhật .................................................................................. 94
4.2.1. Cách du nhập lẻ tẻ ............................................................................ 95
4.2.2. Cách du nhập theo nhóm ................................................................. 98
4.3. Đặc điểm về khả năng có hay khơng có từ tƣơng đƣơng trong tiếng Nhật ....... 101


4.3.1. Trƣờng hợp khơng có từ tƣơng đƣơng trong tiếng Nhật ................ 101
4.3.2. Trƣờng hợp có từ tƣơng đƣơng trong tiếng Nhật ........................... 103
4.4. Đặc điểm về sự biến động về ngữ nghĩa của từ Hán - Nhật .................... 105
4.4.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 105
4.4.2. Sự bảo lƣu nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự ...................................... 106
4.4.3. Sự thay đổi nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự ................................... 108
4.5. Tiểu kết ................................................................................................ 119
KẾT LUẬN .................................................................................................... 121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ...................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 125


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân kì lịch sử tiếng Nhật ......................................................................... 21
Bảng 2.1. Hệ thống âm vị tiếng Nhật ........................................................................ 40
Bảng 2.2. Phụ âm trong tiếng Nhật ........................................................................... 41
Bảng 2.3. Các phụ âm đầu trong tiếng Việt .............................................................. 41

Bảng 2.4. Các nguyên âm trong tiếng Nhật .............................................................. 42
Bảng 2.5. Các âm chính trong tiếng Việt .................................................................. 43
Bảng 2.6. Mơ hình âm tiết tiếng Nhật ....................................................................... 43
Bảng 2.7. Đối chiếu cách đọc Hán - Nhật và Hán - Việt theo các mốc du nhập chính
trong lịch sử ............................................................................................ 48
Bảng 2.8. Các âm đầu âm tiết/phách Hán - Nhật......................................................59
Bảng 2.9. Đối chiếu phụ âm đầu của các yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt.......59
Bảng 2.10. Đối chiếu các nguyên âm Hán - Nhật và các nguyên âm Hán - Việt ..... 61


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chữ Hán nói riêng, các yếu tố Hán nói chung, có lịch sử lâu dài nằm trong
lịch sử phát triển của tiếng Nhật. Có nhiều ý kiến cho rằng chữ Hán và các yếu tố
Hán đƣợc truyền vào Nhật Bản từ khoảng thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ V. Chữ Hán
đƣợc ngƣời Nhật sử dụng làm chữ viết từ rất lâu nên đã trở nên quen thuộc, ăn sâu
vào tiềm thức ngƣời Nhật, khiến nhiều ngƣời Nhật khơng cịn coi đó là yếu tố vay
mƣợn. Hơn nữa, ngƣời Nhật có thể sử dụng các yếu tố Hán tạo ra hàng loạt từ mới
nhằm biểu đạt các khái niệm mới xuất hiện không ngừng trong vốn từ vựng vốn có
của mình. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển nhƣ vậy, các yếu tố Hán đã trở
thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong tiếng Nhật, trong cuộc sống hàng
ngày cũng nhƣ trên tất cả các lĩnh vực khác nhƣ văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ
thuật, … của Nhật Bản. Chữ Hán khơng chiếm vị trí duy nhất và độc tơn nhƣ trong
tiếng Hán vì trong tiếng Nhật, bên cạnh chữ Hán, còn sử dụng hệ thống chữ viết
kana. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận đƣợc vai trị quan trọng của yếu tố Hán đối
với tiếng Nhật về mặt chữ viết và từ vựng. Mặt khác, trong tiếng Nhật, các yếu tố
Hán có những đặc thù riêng, đƣợc đồng hóa ở các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu
trúc và ngữ nghĩa.
Trong tiếng Nhật, các từ Hán chiếm 47,5%. Kết quả điều tra Các từ ngữ

được sử dụng trên báo chí hiện đại trên 90 loại báo phát hành trong một năm do
Viện Nghiên cứu chữ quốc ngữ Nhật Bản tiến hành về cho thấy, mặc dù xét theo số
lần xuất hiện thì từ Hán (chiếm 41,3%) thấp hơn từ Nhật (53,9%), nhƣng xét về số
lƣợng từ Hán đƣợc sử dụng chiếm 47,5% nhiều hơn các từ Nhật (chỉ có 36,7%).
Cũng theo kết quả điều tra của Viện này về Thực trạng văn nói của tầng lớp trí thức
Nhật Bản, số lƣợng từ Hán đƣợc sử dụng trong văn nói là 40%, mặc dù thấp hơn so
với từ Nhật (46,9%) nhƣng vẫn đƣợc coi là chiếm tỉ lệ cao trong lƣợng từ đƣợc sử
dụng trong văn nói của tầng lớp trí thức Nhật Bản [126].

1


Cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam đƣợc xếp vào các nƣớc nằm
trong khu vực văn hoá chữ Hán (漢字文化圏). Mặc dù tiếng Việt hiện đại không sử
dụng chữ Hán làm chữ viết nhƣng cũng giống nhƣ tiếng Nhật, trong tiếng Việt sử
dụng một lƣợng lớn các từ Hán - Việt, những từ này tạo thành một lớp từ quan
trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, tiếng Nhật và tiếng Việt là hai
ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên bên cạnh những điểm giống nhau, các yếu tố
Hán - Nhật và các yếu tố Hán - Việt cịn có nhiều điểm khác nhau.
Cho đến nay những cơng trình nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Nhật và tiếng
Việt khơng có nhiều và cũng chƣa có nhiều các cơng trình nghiên cứu đối chiếu cụ
thể về lớp từ này trong hai ngôn ngữ. Với số lƣợng cịn hạn chế các cơng trình
nghiên cứu đối chiếu ngơn ngữ Nhật - Việt nói chung, đối chiếu Hán - Nhật và Hán
- Việt nói riêng, có thể nói các cơng trình nghiên cứu này chƣa thực sự đi sâu vào
nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật và
các yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu
trúc và ngữ nghĩa. Từ thực tế này, nảy sinh nhu cầu cần phải có nhiều cơng trình
nghiên cứu sâu rộng hơn để tạo nên cái nhìn tồn diện hơn, chi tiết hơn về vấn đề này.
Với những lí do trên, chúng tơi chọn yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật và đối
chiếu với yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt làm đối tƣợng nghiên cứu của luận án.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các yếu tố Hán đƣợc truyền bá từ Trung Hoa vào Nhật Bản qua bán đảo
Triều Tiên từ thời xa xƣa, vào khoảng thế kỉ thứ IV và thứ V. Trƣớc khi đƣợc dùng
làm chữ viết của tiếng Nhật, chữ Hán chỉ đƣợc coi là chữ viết của một thứ tiếng
nƣớc ngoài, là tƣợng trƣng cho nền văn hóa Trung Hoa. Ban đầu, ở Nhật Bản, chữ
Hán đƣợc coi trọng trong việc học nhằm tìm hiểu về nền văn hóa - văn minh Trung
Hoa. Do thời kì này triều đình Nhật Bản chủ trƣơng coi trọng chữ Hán nên các quan
niệm về âm vị, từ vựng và văn bản tiếng Nhật bị gị bó, áp đặt theo chữ Hán [132].

2


Nghiên cứu chữ Hán thời cổ đại (từ TK IV - 794) và trung đại (khoảng năm
1000 - 1334) rất coi trọng chữ Hán của tiếng Hán và chỉ tập trung vào việc giới
thiệu các cơng trình nghiên cứu chữ Hán của Trung Hoa. Đầu thời kì này, do rất ít cơ
hội tiếp xúc trực tiếp với phát âm của ngƣời Hán nên ngƣời Nhật biết về âm vị tiếng
Hán chủ yếu thơng qua sách vở tiếng Hán. Thời kì này, triều đình Nhật Bản chú trọng
việc học chữ Hán và văn học Trung Hoa nên rất phát triển các nghiên cứu về chữ viết,
âm đọc và nghĩa của chữ Hán để đọc và hiểu văn Hán; xuất hiện nhiều cơng trình
nghiên cứu cách đọc Nhật (Kundoku) đối với các văn bản chữ Hán. Chẳng hạn, từ
điển 新訳華厳経音義私記 Tân dịch Hoa nghiêm kinh âm nghĩa tư kí (tạm dịch “Ghi
âm - nghĩa bản dịch mới Hoa nghiêm kinh”) là từ điển âm - nghĩa chữ Hán cổ nhất
Nhật Bản, đƣợc cho là biên soạn từ cuối thời thƣợng cổ (khoảng những năm
710~794), ghi lại một số âm Nhật trong bảng chữ viết Manyoogana và các chữ
Hán dựa trên từ điển Tân dịch Hoa nghiêm kinh âm - nghĩa của một nhà sƣ đời
Đƣờng [132].
Nghiên cứu chữ Hán trong giai đoạn từ thƣợng cổ đến trung cổ đều là sự đối
chiếu các sách về âm nghĩa chữ Hán của Trung Hoa. Các từ điển âm - nghĩa này
chủ yếu về cách dùng của chữ Hán và các cụm từ chữ Hán theo ngữ cảnh, không

phải là các nghiên cứu chữ Hán độc lập với ngữ cảnh. Hơn nữa, vào thời đó, với
mục đích chính là hiểu đúng kinh Phật nên các nghiên cứu thời kì này chủ yếu là
giới thiệu các từ điển âm - nghĩa của Trung Hoa.
Từ cuối thời trung cổ đến đầu thời kì trung đại (1334 - 1945), nghiên cứu chữ
Hán ở Nhật Bản cũng có những điểm mới đáng chú ý. Bên cạnh việc giới thiệu các
nghiên cứu về chữ Hán của Trung Hoa các thời kì trƣớc đó, các học giả Nhật Bản
cũng đã bƣớc đầu đề cập đến các vấn đề về chữ Hán theo quan điểm của ngƣời
Nhật. Mặt khác, do sự truyền bá của Nho học vào Nhật Bản và sự lan rộng của đạo
Thiền đã tạo cơ hội cho ngƣời Nhật tiếp xúc trực tiếp với âm Hán của các nhà sƣ
Trung Hoa nên việc nghiên cứu chữ Hán đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.

3


Sang thời kì cận đại (từ năm 1945), nghiên cứu chữ Hán khơng chỉ dừng lại
ở việc lí giải chính xác các cơng trình nghiên cứu chữ Hán Trung Hoa; mà các học
giả đã cố gắng nghiên cứu, nắm bắt tình hình sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản, quan sát
chữ Hán một cách khách quan theo quan điểm độc lập của ngƣời Nhật. Có thể nói
xu hƣớng nghiên cứu này là đặc điểm nổi bật trong các nghiên cứu chữ Hán ở thời
kì này. Quan điểm nghiên cứu tƣơng đối độc lập đã thoát ra khỏi quan điểm nghiên
cứu bị gị bó chữ Hán, đã có sự tách biệt rõ ràng giữa từ và chữ viết [132]. Các
nghiên cứu về chữ Hán triều Thanh (tiêu biểu là cơng trình Thuyết văn giải tự của
Đoan Ngọc Tài (段玉栽) và các từ điển chữ Hán đƣợc biên soạn theo lệnh hoàng đế
nhà Thanh, ...) có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến các cơng trình nghiên cứu chữ Hán ở
Nhật Bản thời kì này. Nhƣng phải đến giai đoạn từ nửa sau thời kì cận đại, các cơng
trình mới thể hiện các hƣớng nghiên cứu mới do chịu ảnh hƣởng rõ rệt từ các
nghiên cứu của Trung Hoa và đƣợc coi là nền tảng, bƣớc đệm cho nghiên cứu chữ
Hán trong các thời kì sau. Mặc dù chủ yếu vẫn là các cơng trình tập trung vào
nghiên cứu chữ Hán trong tiếng Hán nhƣng đã có sự tách biệt giữa nghiên cứu chữ
Hán ở Trung Hoa và nghiên cứu chữ Hán đƣợc sử dụng ở Nhật Bản; chẳng hạn, các

cơng trình nghiên cứu về bảng âm - chữ Manyoogana. Tuy nhiên, các nghiên cứu
thời kì này chỉ tập trung nghiên cứu riêng biệt từng chữ Hán, việc nhìn nhận tổng
thể chữ Hán một cách hệ thống và các cơ sở lí luận của nghiên cứu chữ Hán chƣa
thực sự đƣợc đặt ra một cách đầy đủ [132].
Nghiên cứu chữ Hán của Nhật Bản thời kì hiện đại đƣợc phát triển ra nhiều
lĩnh vực mới hơn (đã có các cơng trình nghiên cứu về cách đọc theo âm Nhật của
chữ Hán, về các từ đọc theo âm Hán...). Tuy nhiên, các nghiên cứu thời kì này cũng
khơng có nhiều thay đổi so với thời kì trƣớc. Theo Maeda [132], nghiên cứu chữ
Hán chính là làm rõ những đặc điểm cũng nhƣ vai trò của chữ Hán, do đó việc
nghiên cứu nên triển khai theo ba hƣớng: tƣ duy nhận thức chữ Hán, quan niệm về
chữ Hán và Hán tự học. Tác giả này cho rằng đến tận những năm 1980, trong các
nghiên cứu về Hán tự học và chữ viết tiếng Nhật, chữ Hán vẫn chƣa thực sự đƣợc
xem xét một cách toàn diện.

4


Trong giai đoạn sau, xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu chữ Hán và từ
Hán trong tiếng Nhật với tƣ cách là một bộ phận quan trọng trong tiếng Nhật trên
các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa và tình hình sử dụng từ
Hán - Nhật trong tiếng Nhật. Các cơng trình chủ yếu nghiên cứu về lịch sử ngữ âm
của âm Hán - Nhật nhƣ 日本漢字音の研究 Nghiên cứu âm Hán - Nhật (高松, 1982),
日本漢字音の歴史 Lịch sử âm Hán - Nhật (沼本, 1988); các nghiên cứu về lịch sử,

vai trò và hoạt động của các yếu tố Hán trong tiếng Nhật nhƣ 明治期における漢字
の役割 Vai trò chữ Hán ở thời Minh Trị (森岡, 1983), 語種と造語力 Các lớp từ

theo nguồn gốc và khả năng tạo từ ( 野村 , 1984), 漢字講座 3: 漢字と日本語
Chuyên khảo 3 về Hán tự: Hán tự và tiếng Nhật (佐藤, 1987), 日本漢語の歴史
Lịch sử từ Hán - Nhật (陳原, 1991), 造語法と造語力 Phương pháp tạo từ và khả

năng tạo từ (野村, 1992), 現代日本語における漢語 Từ Hán trong tiếng Nhật hiện đại
(玉村, 2000), 語種から見た『体の類 人間活動の为体』に属する語彙 ―現代日本
語の基本語の研究 2 Từ vựng thuộc trường “thân thể - chủ thể của các hoạt động

của con người” nhìn từ các loại từ theo nguồn gốc - Nghiên cứu lớp từ cơ bản
trong tiếng Nhật hiện đại 2 (玉村, 2003); các cơng trình nghiên cứu yếu tố mƣợn
Hán trên phƣơng diện văn hóa nhƣ 漢字圏の近代 - ことばと国家 Thời cận đại của
khu vực văn hóa chữ Hán - Ngôn ngữ và đất nước (村田, C ラマール, 2005), ...
Ngồi ra, có các cơng trình nghiên cứu đối chiếu từ Hán - Nhật với từ Hán
trong tiếng Hán hoặc giữa từ Hán - Nhật với từ Hán - Hàn, ví dụ ここが違う日本語
語彙と中国語彙

日本語教育現場より語彙構成語素の相違をめぐって Điểm khác

giữa từ vựng tiếng Nhật và từ vựng tiếng Hán - về những điểm khác biệt của yếu tố
tạo từ quan sát được trong thực tế giảng dạy tiếng Nhật (三喜, 2000), 日韓「基幹語
彙」の毑較研究―その選定及び意味分野別構造分析を中心に― Nghiên cứu đối

chiếu Nhật - Hàn “từ vựng cơ bản” - tập trung vào cách tập hợp từ và phân tích
cấu trúc về phạm vi ngữ nghĩa của tập hợp từ này (金直洙, 2004), ベトナム語母語
話者にとって漢越語知識は日本語学習にどの程度有利に働くか -日越漢字語の一致
度に基づく分析 Kiến thức về từ Hán - Việt phát huy hiệu quả như thế nào trong

5


việc học tiếng Nhật đối với người Việt Nam (Matsuda Makiko, Thân Thị Kim
Tuyến, Ngô Minh Thuỷ, …, 2008), ...
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam, cho đến nay đã có

nhiều cơng trình nghiên cứu về hiện tƣợng vay mƣợn từ ngữ nói chung, đặc biệt là
các cơng trình nghiên cứu về từ mƣợn Hán trong tiếng Việt vốn có bề dày trong lịch
sử nghiên cứu ở Việt Nam. Trƣớc hết, phải kể đến Tiếng Việt, chữ Việt trên quá
trình tiếp xúc với tiếng Hán, chữ Hán (Nguyễn Tài Cẩn, 1981), Nghĩa gốc và nghĩa
dùng của một số từ Hán Việt (Quang Đạm, 1981), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam
Á (Phan Ngọc, Phạm Đức Dƣơng, 1983), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm du nhập của
các yếu tố Hán Việt (Nguyễn Văn Khang, 1986), Từ Hán Việt nhìn từ góc độ tiếp
xúc ngơn ngữ văn hóa (Đặng Đức Siêu, 1989), Cách nhận diện và phân biệt từ
thuần Việt với từ Hán Việt (Nguyễn Đức Tồn, 2001), ... Bên cạnh đó, Từ ngoại lai
trong tiếng Việt (Nguyễn Văn Khang, 2007) giới thiệu và đƣa ra các lí thuyết về
tiếp xúc ngôn ngữ và hệ quả là hiện tƣợng vay mƣợn từ ngữ và các phƣơng thức
vay mƣợn từ vựng; trong đó nhấn mạnh đến “các nhân tố ngơn ngữ - xã hội” nhƣ
những tác nhân ảnh hƣởng lớn đến lớp từ vay mƣợn về mặt hình thức, ngữ nghĩa,
cách sử dụng trong “ngơn ngữ đi vay” nói chung và hiện tƣợng vay mƣợn từ Hán
trong tiếng Việt nói riêng. Lí thuyết và các kết quả khảo sát trong nghiên cứu này
góp phần làm sáng tỏ hiện tƣợng vay mƣợn từ Hán trong tiếng Việt, cũng là cơ sở lí
luận của luận án khi nghiên cứu hiện tƣợng vay mƣợn yếu tố Hán trong tiếng Nhật
và liên hệ với yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt.
Ở Việt Nam, về nghiên cứu tiếng Nhật và nghiên cứu đối chiếu song ngữ
Nhật Việt, cho đến nay, tuy có số lƣợng khơng nhiều nhƣng có thể nói các vấn đề
đƣợc nghiên cứu, khảo sát về tiếng Nhật là những vấn đề tƣơng đối cơ bản, từ các
vấn đề mang tính khái quát đến các vấn đề cụ thể trên các bình diện từ vựng, ngữ
âm, ngữ pháp và ngữ dụng.
Điển hình là các cơng trình Về đơn vị âm tiết của tiếng Nhật (Nguyễn Thị
Việt Thanh, 1998), Mấy nét khái quát về vốn từ tiếng Nhật hiện đại - nguồn gốc -

6


đặc điểm cấu tạo (Nguyễn Thị Bích Hà, 1997), Sổ tay động từ phức tiếng Nhật

(Trần Thị Chung Toàn, 2004). Bên cạnh đó, Sự hình thành và phát triển của lớp từ
ngoại lai trong tiếng Nhật (Nguyễn Thị Việt Thanh, 1998) và Từ ngoại lai trong
tiếng Nhật hiện đại (Trần Thị Chung Toàn, 2006) cũng đề cập đến hiện tƣợng vay
mƣợn và giới thiệu một cách khái quát hệ thống từ ngoại lai trong tiếng Nhật nói
chung, từ Hán - Nhật nói riêng.
Về nghiên cứu đối chiếu, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên
cứu đối chiếu song ngữ Hán Việt, Hán Nhật và Hán Hàn. Tiêu biểu là Về nhóm từ xưng
hơ thân tộc trong tiếng Nhật và tiếng Việt (Hoàng Anh Thi, 1999), Các phương thức
biểu thị hướng của hành động trong tiếng Việt và tiếng Nhật (Trần Thị Chung Toàn,
2004), Khảo sát từ ngoại lai tiếng Anh trong tiếng Nhật (có liên hệ với tiếng Việt) (Trần
Kiều Huế, 2007, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ), Thành ngữ và thành ngữ học tiếng Nhật
(Ngô Minh Thủy, 2012). Đặc biệt, hiện tại, có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến từ
Hán - Nhật nhƣ Khảo sát lớp từ Hán - Nhật thơng dụng (có đối chiếu với Hán Việt)
(Trần Sơn, 1995, Luận án phó tiến sĩ ngữ văn), Đối chiếu các âm tiết Hán Việt, Hán Hàn
với các âm tiết Hán, trong Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng
Việt (Hoàng Trọng Phiến, 1997), Đặc điểm thành ngữ Hán - Nhật trong tiếng Nhật (có
liên hệ với tiếng Việt) (Nguyễn Tơ Chung, 2012).
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu, khảo sát và đối chiếu
một cách cụ thể, có hệ thống các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật và yếu tố Hán Việt trong tiếng Việt trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Thơng qua nghiên cứu, khảo sát các yếu tố Hán - Nhật và tiến hành đối chiếu
với các yếu tố Hán - Việt trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ
nghĩa, chúng tơi hi vọng sẽ có thể làm rõ đƣợc một số nội dung sau:
- Các đặc điểm về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các yếu tố
Hán - Nhật; những điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa yếu tố Hán - Nhật và yếu tố
Hán - Việt trên các bình diện trên.

7



- Góp phần vào nghiên cứu tiếp xúc ngơn ngữ giữa tiếng Hán với các ngôn
ngữ Nam Á nhƣ tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt đƣợc những mục đích của luận án, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ
cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống hố những lí thuyết cơ bản về hiện tƣợng vay mƣợn từ vựng nói
chung, về hiện tƣợng vay mƣợn yếu tố Hán trong tiếng Nhật nói riêng nhằm xây
dựng cơ sở lí luận của luận án.
- Nghiên cứu những đặc điểm chung về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ
nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật.
- Những đặc điểm ngữ âm cụ thể trong cách đọc Hán - Nhật của 2098 yếu tố
Hán - Nhật.
+ Nêu một số nhận xét về sự tƣơng đồng, khác biệt với cách đọc Hán - Việt,
sự tƣơng ứng về ngữ âm giữa các yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt.
- Nêu những đặc điểm hình thái cụ thể của các yếu tố Hán - Nhật (khả năng
độc lập, phụ thuộc, vừa độc lập vừa phụ thuộc; khả năng tạo từ), xác định từ loại,
phạm vi nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật độc lập (từ Hán - Nhật đơn tự).
+ Lập danh sách các yếu tố Hán - Nhật đƣợc sử dụng độc lập với tƣ cách là từ
trong tiếng Nhật.
+ Nêu một số nhận xét về đặc điểm hoạt động của lớp từ Hán - Nhật đơn tự
có đối chiếu với lớp từ Hán - Việt đơn tiết.
- Đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt để làm rõ những điểm tƣơng đồng và
khác biệt của các yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật
(dƣới đây, gọi là yếu tố Hán - Nhật) và các yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt (dƣới
đây, gọi là yếu tố Hán - Việt). Luận án chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát đặc
điểm của 2098 yếu tố Hán - Nhật trong Bảng Hán tự thường dụng (1998) của tiếng
Nhật, trong đó, tập trung nghiên cứu, khảo sát nhóm yếu tố Hán - Nhật có khả năng

độc lập trở thành từ.

8


Luận án khảo sát các đặc điểm của 2098 yếu tố Hán - Nhật đƣợc hệ thống
trong Bảng Hán tự thường dụng (1998) của tiếng Nhật trên ba bình diện ngữ âm,
hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa; sử dụng các ngữ liệu trong hai từ điển tiếng Nhật là
例解新国語辞典 Từ điển quốc ngữ mới - có ví dụ giải thích (Nxb Sanshodo, 1997)

và 広辞苑 Quảng từ điển (Nxb Iwanami, 1998). Luận án chủ yếu dựa vào “Từ điển
yếu tố Hán - Việt thông dụng” (Nxb Khoa học xã hội, 1991) khi tiến hành khảo sát
đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp
diễn dịch - qui nạp, phƣơng pháp đối chiếu, thủ pháp phân tích định tính, định lƣợng và
một số thao tác trong phƣơng pháp thống kê nhằm xác định, khảo sát các yếu tố Hán Nhật đƣợc sử dụng nhƣ các yếu tố độc lập (từ) và yếu tố tạo từ (hình vị tạo từ), xác
định các đặc điểm về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các yếu tố này
và liên hệ với các yếu tố Hán - Việt trong tiếng Việt.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ về lí thuyết tiếp xúc ngôn
ngữ và hiện tƣợng vay mƣợn từ vựng nói chung, cũng nhƣ sự tiếp xúc ngơn ngữ
giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ của một số nƣớc trong khu vực chịu ảnh hƣởng
của ngơn ngữ văn hóa Hán và hiện tƣợng vay mƣợn các yếu tố Hán trong tiếng
Nhật và tiếng Việt nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp một cách có hệ thống
những đặc điểm cơ bản của các yếu tố Hán - Nhật, những điểm giống và khác nhau
giữa yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt cho những ngƣời học tập, giảng dạy, sử

dụng hoặc nghiên cứu tiếng Nhật. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần cho cơng
việc giảng dạy - học tập tiếng Việt đối với ngƣời Nhật; trong công tác đối dịch Nhật
Việt, Việt Nhật và công tác biên soạn từ điển song ngữ Nhật Việt.

9


Ngồi ra, chúng tơi hi vọng luận án có thể có những điểm mang tính gợi mở
thêm những hƣớng đi khác cho các nghiên cứu tiếp sau.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng (ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo
Kết luận và Phụ lục)
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với
các yếu tố Hán - Việt)
Chƣơng 3: Đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (có đối
chiếu với các yếu tố Hán - Việt)
Chƣơng 4: Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với
các yếu tố Hán - Việt)

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Những vấn đề lí thuyết liên quan đến luận án đƣợc trình bày theo hai nội dung
lớn: 1) Một số vấn đề chung về vay mƣợn từ vựng; 2) Khái quát về hiện tƣợng vay
mƣợn yếu tố Hán trong tiếng Nhật làm cơ sở để khảo sát các chƣơng tiếp theo về đặc
điểm của các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt).
1.1. Một số vấn đề chung về vay mƣợn từ vựng
1.1.1. Hiện tượng vay mượn từ vựng

Nhu cầu giao lƣu giữa những ngƣời nói các ngơn ngữ khác nhau đã khiến
cho một số yếu tố của ngôn ngữ này xuất hiện trong ngôn ngữ kia và ngƣợc lại. Để
du nhập đƣợc vào trong một ngôn ngữ khác, những yếu tố này phải chịu sự chi phối
của các qui tắc trong hệ thống ngơn ngữ đó. Hiện tƣợng vay mƣợn từ vựng nhƣ thế
“diễn ra khác nhau giữa các ngơn ngữ khác nhau giữa các thời kì và khác nhau
trong bản thân một ngôn ngữ” [25, tr.10].
Vay mƣợn từ vựng đƣợc coi là hiện tƣợng phổ biến của mọi ngôn ngữ, là một
trong những phƣơng thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một ngôn ngữ, là
hiện tƣợng của ngôn ngữ học xã hội và hiện tƣợng ngơn ngữ - văn hóa [25, tr.10].
Trong mỗi hệ thống ngơn ngữ, ngồi việc áp dụng các phƣơng thức cấu tạo
từ để tạo từ mới thì việc vay mƣợn từ vựng là phƣơng thức rất quan trọng và hữu
ích trong việc biểu đạt các hiện tƣợng, khái niệm mới xuất hiện, đặc biệt trong thời
đại tồn cầu hóa, “bùng nổ thông tin” nhƣ hiện nay.
Các yếu tố vay mƣợn đƣợc đƣa vào ngôn ngữ vay mƣợn với tƣ cách là các
yếu tố cấu tạo từ, từ, các cụm từ, hoặc có thể là mơ hình cấu tạo từ. Ví dụ, tiếng
Nhật đã tiếp nhận từ tiếng Hán và tiếng Anh các phụ tố, từ, cụm từ, mơ hình cấu tạo
từ nhƣ sau:
- Các phụ tố của tiếng Hán: 未 vị (ví dụ: 未完成 “chƣa hồn thành”), 不 bất
(ví dụ: 不安定 “khơng ổn định”), 無 vơ (ví dụ: 無作法 “khơng phép tắc”), 非 phi (ví
dụ: 非課税 “khơng đánh thuế”), ~的 đích (ví dụ: 近代的 “mang tính hiện đại”), ~
語 ngữ (ví dụ: 日本語 “tiếng Nhật”), ~人 nhân (ví dụ: 日本人 “ngƣời Nhật”, ベトナ
ム人 “ngƣời Việt Nam”), …; các phụ tố của tiếng Anh: マルチ (multi~) đa (ví dụ:

11


マルチメディア “đa phƣơng tiện”), アンチ (anti~) phản (ví dụ: アンチ为流は “phe

chống đối”), …
- Các từ của tiếng Hán: 偉大 vĩ đại, 学術 học thuật, 工業 công nghiệp, 現代

hiện đại,… ; các từ của tiếng Anh: メディア (media: phương tiện thông tin), バス
(bus: xe buýt), テレホン (telephone: điện thoại), ガス (gas: ga), ソファ (sofa: ghế
sopha), ホテル (hotel: khách sạn), …
- Các cụm từ: 不老長生 trường sinh bất lão, 正正堂堂 đường đường chính
chính, 愛別離苦 ái biệt li khổ , 一望千里 nhất vọng thiên lí.
Những đơn vị từ vựng này khơng những bổ sung các khái niệm mới cịn
thiếu trong hệ thống ngơn ngữ vay mƣợn, mà cịn “có khả năng biến đổi cấu trúc
trong thành phần từ vựng, lập lại trật tự ngữ nghĩa mới” [25, tr.15]. Trong một ngơn
ngữ bất kì, nếu thiếu đơn vị từ vựng để biểu đạt một đối tƣợng hay một khái niệm
mới xuất hiện thì có thể vay mƣợn đơn vị tƣơng ứng có trong một ngơn ngữ khác.
Ngồi ra, cịn có hiện tƣợng các ngơn ngữ vẫn vay mƣợn những đơn vị từ ngữ
vốn đã có từ mang nghĩa tƣơng đƣơng trong hệ thống từ vựng của mình để tạo thành
các nhóm từ đồng nghĩa. Ví dụ, trong tiếng Nhật có rất nhiều các nhóm từ đồng
nghĩa; ví dụ: 子供 (trẻ em)/キッズ (kids)/チャイルド (child), あやまち (lỗi)/ミス
(miss), 幸せ (hạnh phúc)/ 幸福/ハッピ (happy), 女 (phụ nữ, nữ)/ 婦人/ガール (girl)/レ
ディー (lady), … Các từ vay mƣợn có từ Nhật tƣơng đƣơng thƣờng đƣợc sử dụng

với phạm vi hẹp hơn so với ngơn ngữ nguồn (thậm chí nhiều trƣờng hợp khác hẳn
với nghĩa gốc), hoặc đƣợc sử dụng với nghĩa hẹp hơn so với từ Nhật mang nghĩa
tƣơng đƣơng. Hiện tƣợng này có thể coi là “sự phân hóa về ngữ nghĩa của từ vay
mƣợn và những từ đồng nghĩa sẵn có trong ngơn ngữ đi vay”, tạo nên những nét đặc
thù có giá trị khu biệt từng yếu tố trong nhóm từ đồng nghĩa; đó chính là sắc thái
biểu cảm của các từ.
Tƣơng tự, trong tiếng Việt, bên cạnh từ “chết”, từ “hi sinh” “đƣợc dùng để
chỉ khái niệm “chết” trong một phạm vi hẹp hơn - “chết vì nghĩa vụ, vì lí tƣởng cao
đẹp” [25, tr.25].
Là “một hiện tƣợng ngôn ngữ học xã hội”, hiện tƣợng vay mƣợn luôn chịu
tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. Có thể thấy rõ điều này khi quan sát các
từ vay mƣợn trong tiếng Nhật, bao gồm các từ Hán và các từ ngoại lai có nguồn gốc


12


châu Âu. Từ thời trung cổ đến trung đại, tiếng Nhật đã du nhập các từ ngoại lai chủ
yếu qua con đƣờng ngoại giao đi sứ Trung Quốc, học đạo Thiền, đạo Phật (thời
trung cổ) của các nhà sƣ Nhật Bản nên các từ vay mƣợn thời kì này chủ yếu là các
từ Hán có liên quan đến văn hóa Trung Hoa, đạo Thiền và đạo Phật (các từ dùng
trong kinh Phật, hoặc các từ chỉ vật dụng trong chùa).
Thời kì sau (794 - 1192), do có sự tiếp xúc với các giáo sĩ truyền giáo và
thuyền buôn Bồ Đào Nha nên thời kì này, tiếng Nhật chủ yếu du nhập các từ chỉ tên
sản phẩm, hàng hóa từ tiếng Bồ Đào Nha; du nhập thông qua tiếng Bồ Đào Nha và
tiếng Tây Ban Nha các từ chỉ địa danh nƣớc ngồi hoặc các từ thuộc ngơn ngữ khác.
Tuy nhiên, do chính sách bài ngoại chỉ coi trọng Hà Lan của triều đình Mạc Phủ
nên tiếng Hà Lan đƣợc coi là ngoại ngữ chủ yếu, là cầu nối để ngƣời Nhật tiếp thu
mạnh mẽ nền văn minh châu Âu nên thời kì này việc vay mƣợn chủ yếu là từ tiếng
Hà Lan [128]. Thời kì cận - hiện đại, tiếng Nhật tiếp nhận gián tiếp các khái niệm
mới, các từ mới có nguồn gốc châu Âu qua cách phỏng dịch sang từ Hán. Có thể
nói sau một thời gian dài “đóng cửa” thì đây là thời kì nƣớc Nhật “mở cửa” tiếp
nhận mạnh mẽ nền văn minh từ nƣớc ngoài. Điều đó thể hiện qua việc bổ sung một
lƣợng lớn các từ đƣợc phỏng dịch bằng từ Hán - Nhật. Lớp từ mƣợn thời kì này chủ
yếu thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng, giáo dục, kinh tế, khoa học, ...
Hiện tại, các từ mƣợn trong tiếng Nhật đang ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng hơn do sự giao lƣu quốc tế và sự tiếp xúc với nƣớc ngồi khơng chỉ dừng lại ở
những lĩnh vực này, mà còn phát triển sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống hàng ngày.
Đặc biệt, do xu hƣớng tồn cầu hóa mạnh mẽ, kéo theo sự phổ cập của tiếng
Anh nhƣ ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất trên thế giới, thì lớp từ mƣợn có nguồn
gốc châu Âu và chủ yếu là tiếng Anh đƣợc du nhập vào tiếng Nhật một cách trực
tiếp (không qua phỏng dịch bằng từ Hán). Tuy nhiên, điều này cũng làm nảy sinh
một vấn đề hiện đang rất đƣợc chú ý, đó là sự du nhập ồ ạt và lạm dụng các từ ngoại
lai trong tiếng Nhật thời kì hiện đại. Vì vậy, có thể nói “các từ vay mƣợn là các kí

hiệu ngơn ngữ - xã hội” vì một mặt, chúng phản ánh những biến động xảy ra trong
xã hội của ngôn ngữ đi vay; mặt khác, thể hiện những quan niệm khác nhau về cách
vay mƣợn từ vựng [25].

13


Lớp từ vay mƣợn phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố ngơn ngữ - xã hội và
đƣợc xử lí theo nhiều cách khác nhau nên chúng tồn tại và hoạt động dƣới các dạng
khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Nhật, các từ コップ [koppu] (cốc), ゴム [gomu] (cao
su), ガラス [garasu] (cốc thủy tinh) đƣợc mƣợn vào thời trung đại từ tiếng Hà Lan
nên có cách phát âm theo cách phát âm của tiếng Hà Lan; nhƣng đến sau này, các từ
này đƣợc mƣợn từ tiếng Anh nên đƣợc đọc theo cách phát âm tiếng Anh là カップ
[kappu], ガム[gamu], グラス[gurasu]. Tuy nhiên, do mục đích sử dụng các thời kì
khác nhau và xảy ra sự phân bố lại nghĩa cũng nhƣ phạm vi sử dụng giữa các đơn vị
đồng nghĩa nên các từ du nhập sau này đƣợc mở rộng hơn hoặc có sự khu biệt về
phạm vi nghĩa so với các từ đƣợc đƣa vào từ trƣớc. Chẳng hạn, từ コップ, ゴム, ガ
ラス đƣợc sử dụng để biểu thị nghĩa “cốc, tách, chén sứ”, “cao su”, “thủy tinh (chất

liệu)/ cửa kính” trong khi đó từ カップ chỉ “cốc (cao)”, ガム chỉ “kẹo cao su”, グラ
ス chỉ “ly thủy tinh”.

Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Khang, nhân tố quan trọng tác động đến lớp
từ vay mƣợn đó là “tác động của chính trị” - “chính sách ngơn ngữ đối với việc tiếp
nhận từ ngữ nƣớc ngoài” [25]. Điều này cũng đúng với các từ vay mƣợn trong tiếng
Nhật. Nhƣ ở trên đã trình bày, vào thời trung cổ và trung đại, do các triều đại Nhật
Bản coi trọng vị trí của Trung Hoa trong chính sách ngoại giao, đặc biệt là chính
sách muốn tiếp thu các thành tựu về tƣ tƣởng, chính trị, văn hóa của nƣớc lớn nên
tiếng Hán và các yếu tố Hán đƣợc tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Đến thời kì của chế
độ Mạc Phủ, do chính sách bế quan khơng thơng thƣơng với các nƣớc châu Âu và

chủ trƣơng bài trừ Thiên chúa giáo nên các từ mƣợn chủ yếu là các từ trong tiếng
Hà Lan [128]. Thời kì tiếp sau, do ảnh hƣởng của sự cải cách mạnh mẽ thời Minh
Trị, lớp từ mƣợn của tiếng Nhật trở nên đa sắc màu và xuất hiện với số lƣợng lớn
hơn các thời kì trƣớc.
Mặt khác, khi nói về các con đƣờng du nhập của lớp từ vay mƣợn, cịn có
khái niệm “mƣợn của mƣợn” hoặc “hình tá pháp”. Khái niệm này đúng với trƣờng
hợp các từ phỏng dịch từ Hán trong tiếng Nhật. Đây là các từ có nguồn gốc châu Âu,
khi du nhập vào tiếng Nhật đƣợc dịch bằng các từ Hán - Nhật và đƣợc ghi lại bằng
văn tự Hán. Có nhiều trƣờng hợp tiếng Hán mƣợn lại các từ phỏng dịch này của
tiếng Nhật nguyên chữ Hán [25, tr.19]. Các từ ngữ đƣợc tạo ra bằng cách dịch sang

14


tiếng Nhật và viết bằng chữ Hán nhƣ vậy tồn tại rất nhiều trong tiếng Nhật, đƣợc
gọi là từ Hán - Nhật tạo. Ví dụ: 哲学 triết học (philosophy), 卓球 bóng bàn (pingpon), 電気計算機 máy tính điện tử (computer), 空気調節装置 máy điều hịa khơng
khí (air conditioner), ...
Trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật có các từ Anh - Nhật tạo và từ Hán - Nhật
tạo. Trong đó, có những từ tuy đƣợc mƣợn từ tiếng Anh nhƣng đƣợc dùng với nghĩa
khác hoặc hẹp hơn nghĩa gốc; hoặc có nhiều từ đƣợc tạo ra bằng cách ghép các yếu
tố mƣợn từ tiếng Anh. Trong số các từ thuộc hai lớp từ này có nhiều từ quay trở lại
ngơn ngữ nguồn, hoặc đƣợc phổ biến rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ khác. Có nhiều
từ đƣợc “xuất khẩu” đi kèm với sản phẩm có giá trị về mặt tri thức, tinh thần, nghệ
thuật hay vật chất, ... ví dụ: カラオケ (karaoke), オフィス・レディー (office lady:
nữ nhân viên văn phòng), サイド・ブレーキ (side brake: phanh tay). Đặc biệt,
ngƣời Nhật sử dụng âm Hán để tạo từ mới hoặc dịch các khái niệm mới du nhập từ
nƣớc ngồi. Ví dụ: [tetsugaku] triết học, [keezai] kinh tế, [shakai] xã hội, [renai]
luyến ái (“tình u”), ... [78].
Khía cạnh ngơn ngữ học xã hội của hiện tƣợng vay mƣợn từ vựng cịn thể
hiện ở con đƣờng du nhập thơng qua cá nhân song ngữ hoặc từng xã hội đa ngữ với

các cá nhân đa ngữ. Có thể hiểu là ban đầu từ vay mƣợn “đƣợc hình thành bởi một
ngƣời nào đó, về sau “đƣợc chấp nhận và đƣa vào sử dụng” và có thể cả q trình
nhƣ vậy “đƣợc lặp lại mãi” [25, tr.20]. Từ vay mƣợn trƣớc hết đƣợc đƣa ra cộng
đồng bởi cá nhân với tất cả những yếu tố chủ quan của bản thân liên quan đến trình
độ ngơn ngữ, lập trƣờng, tâm lí,... đƣợc chấp nhận và đƣa vào sử dụng theo các
nguyên tắc của hệ thống ngơn ngữ đó. Trong q trình sử dụng, những từ mƣợn nhƣ
vậy sẽ đƣợc cố định bởi một hoặc một vài trong số các biến thể đó, nhƣng nói
chung, có xu hƣớng các biến thể đƣợc chọn có cách phát âm gần sát với cách phát
âm của từ đó trong ngôn ngữ nguồn..
1.1.2. Khái niệm vay mượn từ vựng
1.1.2.1. Một số vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ đối với vay mượn từ vựng
Nói đến vay mượn từ vựng thì khơng thể khơng nhắc đến tiếp xúc ngơn ngữ.
Đây là hiện tƣợng ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xã hội giao tiếp của con ngƣời

15


và tiếp xúc ngơn ngữ xảy ra khi có hiện tƣợng song ngữ/ đa ngữ dƣới tác động của
các nhân tố ngôn ngữ - xã hội [25, tr.29].
Xét về bản chất, tiếp xúc ngôn ngữ đƣợc bắt đầu từ việc học thêm một ngôn
ngữ khác. Nhƣ vậy khi học ngôn ngữ khác, trong bản thân một cá nhân đã bắt đầu
hình thành quá trình tiếp xúc giữa hai (hoặc hơn hai) ngôn ngữ. Việc học một ngôn
ngữ khác này mới chỉ là điều kiện cần để tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra. Do đó, để tiếp
xúc ngơn ngữ xảy ra cịn cần phải đƣợc mở rộng ra tồn xã hội – đó chính là sự
khuếch tán ngơn ngữ [25, tr.29].
Ví dụ, thời kì đầu khi sách vở của Trung Hoa đƣợc đƣa vào Nhật Bản cùng
với chữ Hán thì chỉ có giới tăng lữ và q tộc học tiếng Hán và chữ Hán để đọc sách
vở và kinh Phật. Sau đó, do chính sách ngoại giao của triều đình Nhật Bản, sự phổ
biến của Phật giáo và các tƣ tƣởng triết học Trung Hoa cổ đại (qua con đƣờng sách
vở) đã tạo cơ hội cho nhiều ngƣời dân Nhật Bản tiếp xúc với nền văn minh Trung

Hoa nên tiếng Hán và chữ Hán phổ biến hơn đến tận các tầng lớp khác trong xã hội
Nhật Bản thời đó [128].
Tiếp xúc trong tiếp xúc ngôn ngữ đƣợc Nguyễn Văn Khang đề cập đến với
hai khía cạnh: thứ nhất, là sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc – là “mối quan hệ tƣơng tác”,
“sự tác động lẫn nhau giữa hai hoặc hơn hai ngơn ngữ trong bộ óc của một ngƣời”
(làm nảy sinh ảnh hƣởng về mặt cấu trúc, tạo ra sự vay mƣợn, “thẩm thấu” các
thành phần, phƣơng thức, thay đổi các qui tắc, hệ thống và cấu trúc, có thể làm nảy
sinh một ngôn ngữ mới); thứ hai, là “sự tiếp xúc ở mặt ứng dụng”, gây “hiện tƣợng
đa ngữ” khi sử dụng đồng thời hoặc thay thế [25, tr.30].
Tiếp xúc ngơn ngữ có “tính định hƣớng” đƣợc thể hiện ở “hƣớng tác động”,
„hƣớng ảnh hƣởng” giữa các ngôn ngữ. Tính định hƣớng này phụ thuộc rất nhiều
vào các nhân tố nhƣ: tính mục đích của việc học tập, tần số ứng dụng, mức độ thuần
thục, bối cảnh ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa, …. [25, tr.30]. Trong q trình tiếp xúc,
có nhiều khi một ngơn ngữ trở nên có “quyền lực” và có xu hƣớng xảy ra tác động
một chiều từ ngơn ngữ “quyền lực” đó đến ngơn ngữ cịn lại. Có thể nói, điều này
rất phù hợp khi nói về trƣờng hợp tiếng Hán thời kì đầu tiếp xúc với tiếng Nhật, lúc
đó tiếng Nhật cịn chƣa có chữ viết.
Tiếp xúc ngơn ngữ có thể xảy ra bằng các con đƣờng tiếp xúc khác nhau,
trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể qui về ba kiểu tiếp xúc [25, tr.32]. Đó là:

16


- Tiếp xúc do ảnh hƣởng của khẩu ngữ bởi có sự tiếp xúc giữa các cộng đồng
nói các ngơn ngữ khác nhau.
- Tiếp xúc do ảnh hƣởng của sách vở.
- Tiếp xúc do ảnh hƣởng của cả khẩu ngữ và sách vở.
Trong đó, điều kiện để tiếp xúc xảy ra theo cách thứ nhất là phải có sự tiếp
xúc trực tiếp giữa các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau làm nảy sinh ảnh
hƣởng giữa các ngôn ngữ, trong đó ngơn ngữ chịu ảnh hƣởng mạnh hơn là ngơn

ngữ khơng có chữ viết.
Dịch thuật cũng đƣợc cho là một trong những kiểu tiếp xúc do ảnh hƣởng
sách vở, bắt buộc các ngơn ngữ đó phải có chữ viết. Điều kiện để tiếp xúc theo con
đƣờng này xảy ra bao gồm tất cả các điều kiện của hai trƣờng hợp còn lại.
1.1.2.2. Về thuật ngữ “từ vay mượn”
Các đơn vị từ vựng du nhập vào các ngôn ngữ do hiện tƣợng vay mƣợn đƣợc gọi
là “từ vay mƣợn”. Xuất phát từ các quan điểm khác nhau và cách dùng từ trong các
ngơn ngữ khác nhau, nên có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ lớp từ này. Trong
tiếng Anh có một số thuật ngữ đƣợc dùng nhƣ sau: “loan” (tiếng Việt tƣơng đƣơng: “từ
mƣợn”, “từ ngoại lai”), “loan word” (“từ ngoại lai”), “loan translation/ calque” (“phỏng
dịch, dịch, can-ke ngữ nghĩa”), “loan blends” (“từ hỗn hợp ngoại lai”), “borrowed/
borrowing word” (“từ mƣợn”, “từ vay mƣợn”), “hybrid word” (“từ hỗn chủng”), “alien
word” và “foreign word” (“từ nƣớc ngoài”), ...
Trong tiếng Nhật, thuật ngữ 借用語 (“từ mƣợn”) đƣợc dùng để chỉ chung các
từ có nguồn gốc nƣớc ngồi nhƣng đã đƣợc Nhật hóa về hình thức (ngữ âm, chữ
viết), hình thái – cấu trúc và ngữ nghĩa. Lớp từ này đƣợc chia thành hai nhóm là từ
ngoại lai (có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu, chủ yếu là tiếng Anh) và từ Hán.
Về tên gọi của hai nhóm từ này, có nhiều ý kiến khác nhau và chủ yếu theo hai quan
điểm sau. Quan điểm thứ nhất, thống nhất với cách phân loại trên, tách các từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán và các từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu thành hai
lớp từ riêng biệt với lí do các từ Hán có bề dày lịch sử hơn so với các từ có nguồn
gốc từ các ngôn ngữ châu Âu mới du nhập vào tiếng Nhật. Các ý kiến theo quan
điểm thứ hai cho rằng, cả hai lớp từ trên đều là các từ du nhập từ các tiếng nƣớc
ngoài nên cần phải coi là từ ngoại lai, và chia thành hai loại: các từ đến từ các ngôn

17


ngữ châu Âu và các từ du nhập từ các ngơn ngữ phƣơng Đơng. Trong đó, các từ du
nhập từ ngôn ngữ châu Âu (chủ yếu là tiếng Anh) đƣợc gọi là 洋語 (“từ Âu”), và các

từ du nhập từ tiếng Hán đƣợc đọc theo âm Hán - Nhật đƣợc gọi 漢語 (“từ Hán”)
[77]. Tuy nhiên, cách gọi 洋語 (“từ Âu”) ít phổ biến, mà thƣờng đƣợc sử dụng bằng
các thuật ngữ khác là 外来語 (“từ ngoại lai”) giống với quan điểm thứ nhất, hoặc
đƣợc gọi là từ katakana khi muốn nhấn mạnh về hình thức biểu hiện (chữ viết)
riêng biệt của loại từ này trong tiếng Nhật. Trái lại, cách gọi từ Hán - Nhật (tiếng
Nhật gọi là 漢語) trở nên thông dụng, trở thành tên gọi chung cho tất cả các đơn vị
từ vựng tiếng Nhật đƣợc viết bằng chữ Hán và đƣợc đọc bằng âm Hán - Nhật; đây
cũng là thuật ngữ chúng tôi sử dụng trong luận án để chỉ lớp từ này.
1.1.2.3. Các cách vay mượn từ vựng
Một yếu tố của ngôn ngữ khác du nhập vào một ngôn ngữ và trở thành từ mƣợn
của ngơn ngữ đó khi đã đƣợc đồng hóa “dƣới áp lực của hệ thống cấu trúc của ngôn
ngữ đi vay” [25, tr.45] về hình thức ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (thay đổi hoặc khơng
thay đổi). Nhƣ vậy, khi tìm hiểu về các cách vay mƣợn từ vựng theo các bình diện ngữ
âm, ngữ nghĩa, cấu trúc thì vay mƣợn từ vựng có một số cách sau:
- Về ngữ âm:
- Mƣợn nguyên cách phát âm nƣớc ngoài: thực chất chỉ là giữ nguyên cách
viết (con chữ). Hầu hết các từ mƣợn kiểu này đều đƣợc phát âm không giống nhƣ
phát âm trong ngơn ngữ gốc vì đã đƣợc điều chỉnh để gần với cách phát âm trong
ngôn ngữ đi vay. Ví dụ, trong cách vay mƣợn của tiếng Việt, một số từ tiếng Anh
tuy giữ nguyên dạng chữ viết nhƣng đã đƣợc phát âm khác so với cách phát âm
trong ngôn ngữ gốc (khác phần nguyên âm, hoặc các phụ âm cuối thƣờng bị lƣợc
bỏ) để gần giống với cách phát âm các phụ âm cuối của tiếng Việt) nhƣ “chat”,
“game online”, “file”, “fax”, “mail”, …
- Phỏng âm: là cách tạo phát âm mới cho các từ ngữ vay mƣợn dựa trên phát
âm trong ngôn ngữ gốc trên nguyên tắc tối đa gần phát âm gốc. Chẳng hạn, khi tiếp
nhận các từ tiếng Anh, trong tiếng Nhật thƣờng xảy ra hiện tƣợng “âm tiết hóa”
hoặc “đa tiết hóa”. Ví dụ, “shock” (“sốc”) trong tiếng Nhật đƣợc phát âm thành
[shok-ku], “hot” (“nóng”) đƣợc phát âm là [hot-to]. Phƣơng thức vay mƣợn này

18



×