Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.34 KB, 32 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN KIỀU HUẾ

ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT TRONG TIẾNG NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng
Mã số:
62 22 01 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI, 2013
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến
Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học Viện Khoa học
Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi …… giờ… ngày tháng … năm
2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học Viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Viện Ngôn ngữ học
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


Chữ Hán và yếu tố Hán du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ V. Chữ Hán trở thành
chữ viết của tiếng Nhật; các yếu tố mượn Hán trở thành các yếu tố Hán - Nhật và là một phần quan trọng,
không thể thiếu trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật (chiếm 47%). Để trở thành yếu tố Hán - Nhật, các yếu tố
mượn Hán trong tiếng Nhật đã được đồng hóa ở các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa.
Cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam được xếp vào khu vực “văn hoá chữ Hán” ( 漢字文化圏 ).
Tiếng Việt hiện đại không sử dụng chữ Hán làm chữ viết nhưng cũng giống như tiếng Nhật, trong tiếng Việt
sử dụng một lượng lớn các từ Hán - Việt như một lớp từ quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Do
tiếng Nhật và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên các yếu tố Hán - Nhật (YTHN) và các
yếu tố Hán - Việt (YTHV) bên cạnh nhiều điểm giống nhau còn có những điểm khác nhau.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc điểm các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng
Việt)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở Nhật Bản, có rất nhiều các công trình nghiên cứu công phu về hiện tượng vay mượn từ Hán trong
tiếng Nhật về mặt lịch sử trên các phương diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa; vai trò và hoạt
động của các yếu tố Hán trong tiếng Nhật. Có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu lớp từ Hán - Nhật với
lớp từ Hán trong tiếng Hàn hoặc với từ Hán trong tiếng Hán. Đặc biệt; công trình nghiên cứu ảnh hưởng của
vốn kiến thức về từ Hán trong tiếng mẹ đẻ (tiếng Hàn) đối với nhận thức, tư duy các từ Hán - Nhật.
2
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về nghiên cứu tiếng Nhật và nghiên cứu đối chiếu song ngữ Nhật Việt, ở Việt Nam, cho đến nay, có một
số công trình nghiên cứu rất đáng chú ý như: thành ngữ tiếng Nhật; động từ phức trong tiếng Nhật, thuật ngữ
kinh tế Nhật - Việt; tên riêng người Nhật; lỗi sử dụng các từ Hán - Nhật của người Việt Nam do ảnh hưởng
của tiếng mẹ đẻ; sự chuyển di tích cực, tiêu cực kiến thức về từ Hán - Việt của người Việt khi học và sử dụng
tiếng Nhật. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu các YTHN trong sự đối chiếu với
YTHV tương đương trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa.
3. Mụch đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát các YTHN và đối chiếu với các YTHV, làm rõ được một số nội dung
sau: 1) Đặc điểm về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các YTHN; 2) Những điểm tương đồng và

dị biệt giữa YTHN và YTHV trên các bình diện trên; 3) Góp phần vào nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ giữa
tiếng Hán với các ngôn ngữ Nam Á như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Korea (tiếng Triều Tiên và tiếng Hàn
Quốc).
3.2. Nhiệm vụ của luận án
- Hệ thống hoá những lí thuyết cơ bản về hiện tượng vay mượn từ vựng nói chung, về hiện tượng vay
mượn yếu tố Hán trong tiếng Nhật nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận án.
- Nghiên cứu những đặc điểm chung về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các YTHN.
- Những đặc điểm ngữ âm cụ thể trong cách đọc Hán - Nhật của 2098 YTHN.
3
+ Nêu một số nhận xét về sự tương đồng, khác biệt với cách đọc Hán - Việt, sự tương ứng về ngữ âm
giữa các YTHN và YTHV.
- Nêu những đặc điểm hình thái cụ thể của các YTHN (khả năng độc lập, phụ thuộc, vừa độc lập vừa phụ
thuộc; khả năng tạo từ), xác định từ loại, phạm vi nghĩa của các YTHN độc lập (từ Hán - Nhật đơn tự).
+ Lập danh sách các YTHN được sử dụng độc lập với tư cách là từ trong tiếng Nhật.
+ Nêu một số nhận xét về đặc điểm hoạt động của lớp từ Hán - Nhật đơn tự có đối chiếu với lớp từ Hán -
Việt đơn tiết.
- Đối chiếu với các YTHV để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của YTHN và YTHV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án là các YTHN trong tiếng Nhật và các YTHV trong tiếng
Việt. Luận án chủ yếu nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của 2098 YTHN Bảng Hán tự thường dụng (1998) của
tiếng Nhật; trong đó, tập trung nghiên cứu, khảo sát nhóm YTHN có khả năng độc lập trở thành từ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: phương pháp diễn dịch - qui nạp, phương pháp
đối chiếu, thủ pháp phân tích định tính, định lượng và một số thao tác trong phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ về mặt lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và hiện tượng vay
mượn từ vựng, tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ Nam Á như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng
4
Korea (tiếng Triều Tiên và tiếng Hàn Quốc) nói chung, hiện tượng vay mượn các yếu tố Hán trong tiếng

Nhật và tiếng Việt nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp một cách có hệ thống những đặc điểm cơ bản của các yếu
tố Hán - Nhật, những điểm giống và khác nhau giữa yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt cho người học tập,
giảng dạy, sử dụng hoặc nghiên cứu tiếng Nhật. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần cho công việc giảng
dạy - học tập tiếng Việt đối với người Nhật; trong công tác đối dịch Nhật Việt, Việt Nhật, công tác biên soạn
từ điển song ngữ Nhật Việt.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được bố cục theo 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt)
Chương 3: Đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán -
Việt)
Chương 4: Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt)
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Những vấn đề lí thuyết liên quan đến luận án được trình bày theo hai nội dung lớn: 1) Một số vấn đề
chung về vay mượn từ vựng; 2) Khái quát về hiện tượng vay mượn yếu tố Hán trong tiếng Nhật làm cơ sở để
khảo sát các chương tiếp theo về đặc điểm của các YTHN trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt).
5
1.1. Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng
1.1.1. Hiện tượng vay mượn từ vựng
Vay mượn từ vựng được coi là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, là một trong những phương thức
quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một ngôn ngữ, là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội và hiện tượng
ngôn ngữ - văn hóa. Các yếu tố vay mượn có thể hoạt động trong ngôn ngữ đi vay với tư cách là các yếu tố
cấu tạo từ, từ, các cụm từ, hoặc có thể là các mô hình cấu tạo từ.
Là một hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội, hiện tượng vay mượn từ vựng luôn chịu tác động của các
nhân tố ngôn ngữ - xã hội; lớp từ vay mượn phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ - xã hội và được
xử lí theo nhiều cách khác nhau nên chúng tồn tại và hoạt động dưới các dạng khác nhau.
1.1.2. Khái niệm vay mượn từ vựng
1.1.2.1. Một số vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ đối với vay mượn từ vựng

Nói đến vay mượn từ vựng không thể không nhắc đến tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ có thể xảy
ra bằng các con đường khác nhau và có thể qui về ba kiểu tiếp xúc: tiếp xúc theo con đường của khẩu ngữ,
tiếp xúc theo con đường của sách vở, tiếp xúc theo con đường của cả khẩu ngữ và sách vở. Dịch thuật cũng
được cho là một trong những kiểu tiếp xúc do ảnh hưởng sách vở.
1.1.2.2. Về thuật ngữ “từ vay mượn”
6
Xuất phát từ các quan điểm khác nhau và cách dùng từ trong các ngôn ngữ khác nhau, nên có nhiều thuật ngữ
được sử dụng để chỉ lớp từ này. Trong tiếng Anh có một số thuật ngữ được dùng như sau: “loan” (tiếng Việt
tương đương: “từ mượn”, “từ ngoại lai”), “loan word” (“từ ngoại lai”), “loan translation/ calque” (“phỏng dịch,
dịch, can-ke ngữ nghĩa”), “loan blends” (“từ hỗn hợp ngoại lai”), “borrowed/ borrowing word” (“từ mượn”, “từ
vay mượn”), “hybrid word” (“từ hỗn chủng”), “alien word” và “foreign word” (“từ nước ngoài”),
Trong tiếng Nhật, thuật ngữ 借用語 (“từ mượn”) được dùng để chỉ chung các từ có nguồn gốc nước ngoài
nhưng đã được Nhật hóa về hình thức (ngữ âm, chữ viết), hình thái – cấu trúc và ngữ nghĩa. Lớp từ này được
chia thành hai nhóm là từ ngoại lai (có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu, chủ yếu là tiếng Anh) và từ
Hán.
1.1.2.3. Các cách vay mượn từ vựng
Vay mượn từ vựng có một số cách sau: về mặt ngữ âm, mượn nguyên cách phát âm của tiếng nước
ngoài, phỏng âm, thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm; về mặt hình thái - cấu trúc, giữ nguyên hình thái - cấu trúc;
về mặt ngữ nghĩa, mượn toàn bộ nội dung ngữ nghĩa, mượn nghĩa hoặc một số nghĩa, mượn có thay đổi ở
mức độ nhất định về nghĩa. Trong tiếng Nhật, đối với các từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu phổ biến
là cách mượn gián tiếp qua hình thức phỏng dịch sử dụng từ Hán (ví dụ: pingpon (từ tiếng Anh, nghĩa là
“bóng bàn”) trong tiếng Nhật được dịch thành từ 卓球 [takkyuu]).
7
1.2. Khái quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật
1.2.1. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật
Nhật Bản chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nói chung và văn hóa chữ Hán nói riêng, đã tiếp
nhận nhiều yếu tố ngôn ngữ - văn hóa của Trung Hoa, đặc biệt, đã hình thành hệ thống từ Hán - Nhật trong
tiếng Nhật. Quá trình tiếp xúc Hán Nhật xảy ra trong các thời kì trong lịch sử hình thành, phát triển của tiếng
Nhật và chịu tác động của sự biến động về chính trị - xã hội. Những biến động về chính trị - xã hội của Nhật
Bản đã tác động không nhỏ đến tiếng Nhật.

Cũng giống Nhật Bản, Việt Nam có một quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và văn hóa chữ Hán.
Đây là một quá trình tiếp xúc lâu dài và diễn ra liên tục ở các thời kì khác nhau. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa
nói chung, tiếng Hán nói riêng đã có tác động đến ngôn ngữ văn hóa Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất là việc
hình thành một lớp từ Hán - Việt trong tiếng Việt.
1.2.2. Các nhân tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật
Hai nhân tố ngôn ngữ quan trọng ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật là: đặc điểm loại hình học của hai ngôn
ngữ và vai trò của chữ Hán.
1.2.2.1. Đặc điểm loại hình học của tiếng Nhật và khái quát về đặc điểm đồng hóa của yếu tố Hán trong
tiếng Nhật
Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính: có cấu trúc âm tiết mở, phách tính, không có thanh điệu, ý nghĩa ngữ
pháp được thể hiện bằng hệ thống các trợ từ và trợ động từ (biểu thị chức năng ngữ pháp và phương thức
8
biến hình của động từ, tính từ), mô hình từ phụ - chính, vị ngữ ở cuối câu theo trật tự chủ ngữ - bổ ngữ - vị
ngữ.
Các YTHN chịu sự chi phối của hệ thống qui tắc ngữ âm tiếng Nhật và có những qui tắc riêng nên hạn
chế về kiểu loại và số lượng âm tiết nên có nhiều yếu tố đồng âm. Phương thức ghép theo trật tự ngữ pháp
tiếng Hán có ảnh hưởng lớn và trở thành phương thức tạo từ cơ bản trong tiếng Nhật nên các từ Hán dễ dàng
du nhập vào trong tiếng Nhật. Cách đọc Hán - Nhật chịu ảnh hưởng của các con đường và thời kì du nhập
vào Nhật Bản khác nhau nên cùng một chữ Hán có thể có các cách đọc khác nhau: âm Ngô, âm Hán, âm
Đường.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Hán: âm tiết tính, có thanh điệu, ý nghĩa ngữ
pháp được thể hiện bằng phương thức trật tự từ; mô hình từ chủ đạo thuần Việt chính - phụ, có sử dụng mô
hình từ ghép phụ - chính của tiếng Hán đối với phép thế các yếu tố trong từ ghép. Sự tương đồng về đặc
điểm loại hình học với tiếng Hán tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố trong tiếng Hán du nhập vào tiếng
Việt, khiến các từ mượn Hán có tiềm năng du nhập tiếng Việt. Các yếu tố Hán cũng du nhập vào trong tiếng
Việt theo nhiều con đường khác nhau và từ nhiều phương ngữ.
1.2.2.2. Vai trò của các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật
9
Tiếng Nhật vay mượn và sử dụng các yếu tố Hán trên cả ba phương diện: chữ viết, âm và nghĩa. Tiếng
Việt vay mượn và sử dụng các yếu tố Hán ở hai bình diện âm và nghĩa. Các yếu tố Hán được sử dụng với tư

cách là từ hoặc yếu tố tạo từ cơ bản và quan trọng trong cả hai ngôn ngữ Nhật và Việt.
1.2.2.3. Phân loại từ Hán - Nhật
Từ Hán - Nhật được chia thành 3 loại lớn: 1) các từ được tạo ra bằng cách chuyển cách đọc Nhật của từ
Nhật đã được viết bằng chữa Hán sang cách đọc Hán - Nhật của những chữ Hán đó (ví dụ: từ Nhật [hoone]
大根 →[daikoN] “củ cải”); 2) các từ được tạo ra theo mô hình cấu tạo của từ Hán (ví dụ: 圏亡 [shooboo]
thiêu vong “chết thiêu”; 3) các từ phỏng dịch sang từ Hán - Nhật các từ nước ngoài (ví dụ: 社圏[shakai] xã
hội).
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT)
Trong quá trình du nhập vào tiếng Nhật, các yếu tố Hán được tiếp nhận và chịu sự chi phối của qui luật
ngữ âm tiếng Nhật. Khái niệm YTHN được hiểu là các đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Hán, được viết bằng
một chữ Hán và được đọc bằng âm Hán - Nhật, trong nhiều trường hợp, dưới đây gọi là “tự”.
2.1. Khái quát đặc điểm ngữ âm tiếng Nhật
2.1.1. Đặc điểm chung của ngữ âm tiếng Nhật
10
Tiếng Nhật là ngôn ngữ phách (dưới đây, gọi phách là mora), chỉ có 29 âm và không có thanh điệu.
Tiếng Việt là ngôn ngữ âm tiết tính, có số lượng âm nhiều, cấu trúc âm tiết phức tạp, có thanh điệu.
2.1.2. Đặc điểm cụ thể của ngữ âm tiếng Nhật
Tiếng Nhật có 20 phụ âm đầu, 5 nguyên âm đảm nhiệm vai trò âm chính, 3 âm đặc thù, về cơ bản không
có phụ âm cuối nên được coi là ngôn ngữ âm tiết mở.
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 16 âm chính và 8 âm cuối, trong đó, 6 phụ âm cuối là âm đóng nên được
coi là ngôn ngữ âm tiết đóng.
2.2. Khảo sát đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật
2.2.1. Đặc điểm chung về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật
2.2.1.1. Một số đặc điểm về cách đọc Hán - Nhật
Hệ thống cách đọc Hán - Nhật nằm gọn trong hệ thống ngữ âm tiếng Nhật. Âm của các yếu tố Hán được
đơn giản hóa về thanh điệu, thanh mẫu, vận mẫu, phụ âm cuối. Chẳng hạn, âm ngắt hình thành để đọc các
âm Hán có thanh 4 (ví dụ: 突 đột [tot-tsu]). Hầu hết các âm Hán - Nhật là các âm mở và thường có một hoặc
hai mora.
Cách đọc Hán - Việt cũng nằm gọn trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

Hiện tượng đồng âm trong các YTHN nổi trội hơn so với YTHV. Trong tiếng Nhật có 2264 yếu tố Hán
được đọc bằng 285 âm Hán - Nhật; trong khi đó, trong tiếng Việt được thể hiện bằng 1381 âm Hán - Việt tương
ứng. Xu hướng phức tạp hóa cấu trúc âm tiết của YTHN được cho là biện pháp khắc phục hiện tượng đồng âm.
11
Ví dụ: 疎 [shū] sơ, 圏 [shù] số trong tiếng Hán chỉ khác nhau về thanh điệu trở thành hai âm khác nhau về
nguyên âm 疎 [so], 圏 [suu] trong tiếng Nhật.
2.2.1.2. Sự đồng hóa về mặt ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật
Một YTHN có hai biến thể cách đọc trở lên, các biến thể này trở thành hai hoặc nhiều YTHN và giữa
chúng có sự phân bố lại nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng. Ví dụ: 行 (âm Hán - Việt là hành/hàng)
trong tiếng Nhật có 3 cách đọc [gyoo], [koo], [an] và cũng là ba YTHN (từ và hình vị); 明 (âm Hán - Việt là
minh) trong tiếng Nhật có hai cách đọc [mei], [myoo] và cũng chính là hai YTHN (hình vị), [mei] có nghĩa
“sáng, rõ ràng, ánh sáng” xuất hiện trong nhiều từ và có khả năng tham gia tạo từ cao, [myoo] chỉ xuất hiện hạn
chế trong một số từ.
Trong tiếng Việt, khá phổ biến hiện tượng tồn tại các biến thể ngữ âm của cùng một yếu tố Hán, tức là
tồn tại các từ khác nhau. Ví dụ: đàn, đạn; sử, sứ .
Hiện tượng “đập nhập ngữ nghĩa” có liên quan đến hiện tượng đồng âm - gần nghĩa - gần tự xảy ra trong
các YTHN và YTHV: hai hoặc hơn hai yếu tố Hán trở lên có cùng âm, gần nghĩa và chữ viết gần giống nhau
hòa thành một (trong tiếng Việt, trở thành một từ đa nghĩa). Ví dụ: 欲 , 慾 (âm Hán - Việt là dục) hiện chỉ tồn
tại cách viết 欲; 練, 圏, 煉 (âm Hán - Việt là luyện) trong nhiều trường hợp dùng một chữ 練. Tương, tự, trong
tiếng Việt có chi (支, 枝, 肢), luyện (練, 圏, 煉). Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, hiện tượng đập nhập ngữ nghĩa
xảy ra không nhiều như trong tiếng Việt do tiếng Nhật sử dụng chữ Hán làm chữ viết.
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật
12
2.2.2.1. Phụ âm đầu của yếu tố Hán - Nhật
Kết quả khảo sát cụ thể cho thấy có sự tương ứng về phụ âm đầu của YTHN và YTHV. Ví dụ:
Âm Hán - Nhật Âm Hán - Việt Âm Hán - Nhật Âm Hán - Việt
[ſ-] [l-] [k-] [k-](qu)
[n-], [t-], [d-] [n-] [s-], [Ç -], [j-], [t-] [ ť-](th)
Ví dụ: 令 [re:] lệnh [leŋ
6

], 昇 [sho:] thăng [t’ăŋ
1
], 俸[bo:] bổng [boŋ
3
]
2.2.2.2. Phần vần của các yếu tố Hán - Nhật
Năm nguyên âm của tiếng Nhật tương ứng với năm nguyên âm của tiếng Việt là “a, i, u, e,o”. Các
nguyên âm khác trong âm tiết âm Hán - Nhật tương ứng với các âm của các YTHV như sau:
Bảng 2.12. Bảng đối chiếu nguyên âm Hán - Nhật và các nguyên âm Hán - Việt
Tiếng
Nhật
Tiếng
Việt
Ví dụ
Chữ Hán Hán - Nhật Hán - Việt
[-e-]
[-ie-] 兼 [ken] kiêm [kiem
1
]
[-wie-] 兼 [ren] luyến [lwien
5
]
[-yo:-] [-iew] 兼 [kyo:] kiều [kiew
2
]
[-yu:-] [-ɯw] 兼 [yu:] ưu [ɯw]
[-ɯi] [-wi] 兼 [sɯi] suy [swi
1
]
2.2.2.3. Âm cuối của âm Hán - Nhật

Âm cuối trong âm Hán - Nhật rất ít: [-i] (trong vần [ai, ei, ui]), [-u] (biến thể âm dài của vần [u, o], [-
ki], [-ku], [-chi], [- tsu], âm mũi [-N].
13
Âm [-ku], [-ki] tương ứng với phụ âm cuối là “-c”, “-ch” (ví dụ: 圏 [aku] ác, 博 [haku] bác, 百 [hyaku]
bách); âm mũi [-N] tương ứng với âm cuối “-m”, “-n” (ví dụ: 案 [aN] án, 音 [oN] âm, 銀 [giN] ngân); các âm
dài tương ứng với các vần có chứa phụ âm cuối “-nh”, “-ng”, “-p” của âm Hán - Việt (ví dụ: 英 [ei] anh, 級
[kyuu] cấp, 圏 [too] đảng; * ngoại trừ “-p” trong âm “tiếp” 接); [-tsu] tương ứng với âm cuối “-t” trong tiếng
Việt (ví dụ: 達 [tatsu] đạt, 切 [setsu] thiết).
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI
CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT)
3.1. Khái quát về các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc
3.1.1. Đặc điểm chung của các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc
Các YTHN vừa có thể tham gia tạo từ (hình vị) vừa có thể được sử dụng như từ có một YTHN (từ đơn
tự Hán Nhật).
Các YTHN có khả năng tạo từ cao, có thể kết hợp với nhau, hoặc với các loại yếu tố khác (yếu tố Nhật,
yếu tố ngoại lai) hoặc xuất hiện trong các cụm từ cố định. Ví dụ: 粗大ごみ thô đại (Hán - Nhật + Hán - Nhật);
控え室 (thất) (Hán - Nhật + Nhật); アルカリ性 tính (ngoại lai + Hán - Nhật); 圏 (ác) 兼兼 (trong cụm từ cố định).
Tương tự, các YTHV cũng có chức năng từ (ví dụ: bút, áo, xuân) và chức năng tạo từ, có thể kết hợp với
nhau hoặc với các loại yếu tố khác (từ Việt, từ ngoại lai) hoặc xuất hiện trong các cụm từ Việt cố định. Ví
dụ: nhiệt kế, cầu thủ (Hán - Việt + Hán - Việt); nhớt kế (từ Việt + Hán - Việt), game thủ (ngoại lai + Hán -
Việt); có lí có tình, bài binh bố trận (trong cụm từ cố định).
14
3.1.2. Chức năng tạo từ của các yếu tố Hán - Nhật
Hầu hết, các YTHN đều có chức năng là hình vị tạo từ và được cho là có khả năng tạo từ theo chữ viết -
tuy các trường hợp này không có nhiều (ví dụ: từ [beejuu] 米圏 mễ thọ nghĩa là “88 tuổi”, trong đó chữ 米
được tách thành 八十八 nghĩa là “88”) và khả năng tạo từ bằng âm và nghĩa.
3.2. Phân loại các yếu tố Hán - Nhật theo hình thái - cấu trúc
Có thể phân loại YTHN thành yếu tố Hán - Nhật độc lập và yếu tố tạo từ Hán - Nhật (căn tố và phụ tố)
3.2.1. Yếu tố Hán - Nhật độc lập
Có hơn 700 YTHN là các yếu tố Hán - Nhật độc lập có thể trở thành từ Hán - Nhật đơn tự và tham gia

tạo từ Hán - Nhật đa tự; bao gồm 372 danh từ, hơn 200 động từ, còn lại là tính từ, phó từ, hoặc các từ có
nhiều tính chất từ loại. Ví dụ: 点 [ten] điểm, 圏 [tetsu] thiết, 圏 [zei] thuế. Một số nhóm gắn thêm phụ tố hình
thái như là một biểu hiện của sự đồng hóa trong tiếng Nhật. Ví dụ: nhóm động từ gắn “する”, “じる”/ ずる”,
“む” (ví dụ: 制 (chế) する, 存 (tồn) じる, 力 (lực) む); nhóm tính từ gắn “兼” (ví dụ: 敏 mẫn, 純 thuần).
3.2.2. Yếu tố Hán - Nhật có khả năng tạo từ
Căn tố: hầu hết các YTHN tham gia tạo từ. Ví dụ: 圏, 胃, 脈, 詩,茶, 圏.
Phụ tố: bao gồm phụ tố chỉ người (兼 nhân, 兼 viên, 兼 sĩ, 兼 giả), phụ tố có chức năng chuyển đổi từ loại,
biểu thị nghĩa phủ định, nghĩa hoàn thành/chưa hoàn thành, trạng thái (ví dụ: 兼 bất, 兼 vô, 兼 hóa, 兼 nhiên
trong 不安定, 無圏係, 近代化), các phụ tố là trợ số từ (tương đương từ chỉ loại trong tiếng Việt, ví dụ: 兼, 兼, 兼,
兼, 兼, 兼).
15
Hầu hết các YTHN đều có khả năng kết hợp cao, có thể xuất hiện ở cả hai vị trí (trước và sau). Kết quả
khảo sát 1.232 YTHN, cho thấy: 26 yếu tố chỉ đứng trước, ví dụ: 兼, 兼, 兼; 17 yếu tố chỉ xuất hiện ở vị trí
cuối của từ, ví dụ: 濯, 牲, 肪, 穫, 祉, 圏, 圏, 何, 唆, 鳴, 圏.
3.2.3. Yếu tố Hán - Nhật không có khả năng tạo từ
Những yếu tố không xuất hiện trong bất kì tổ hợp nào hoặc chỉ xuất hiện trong tổ hợp cố định được coi
là các yếu tố không có khả năng tạo từ. Có rất ít các yếu tố Hán không tham gia tạo từ, điều này chứng tỏ sự
cần thiết và khả năng tạo từ cao của các yếu tố này.
Trong 1232 YTHN, có 7 yếu tố Hán (≈ 0,56%) không xuất hiện trong bất kì từ Hán - Nhật nào: 勺, 喝,
朕, 垣, 坪, 圏, 圏; 9 yếu tố Hán (≈0,73%) chỉ xuất hiện trong duy nhất một tổ hợp hai yếu tố Hán, ví dụ: 濯
(洗濯),眺 (眺望) , 矛, 盾 (矛盾) , 祉(福祉), 肪(脂肪), 努 (努力).
Trong tiếng Việt, những YTHV được cho là chưa có khả năng tạo ra các đơn vị đa tiết Hán - Việt mới
chiếm khoảng 5%.
3.3. Đặc điểm đồng hóa về hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật
3.3.1. Sự thay đổi cương vị ngữ pháp của các yếu tố Hán - Nhật
Sự đồng hóa các YTHN làm thay đổi cương vị ngữ pháp (giáng cấp cương vị ngữ pháp từ từ chuyển
xuống hình vị hoặc tăng cấp cương vị ngữ pháp từ hình vị lên từ). Ví dụ: 圏 huỳnh: trong tiếng Hán là danh
từ, nghĩa là “con đom đóm”, trong tiếng Nhật chỉ là hình vị (ví dụ: 圏光); 逸 dật: trong tiếng Hán là hình vị,
trong tiếng Nhật được sử dụng như động từ (ví dụ: 好機を逸する tuột mất cơ hội).
16

Đồng hóa theo chiều giáng cấp cương vị ngữ pháp là chủ yếu: trong 1212 YTHN chỉ có 3 yếu tố 勺, 喝,
朕 không tham gia tạo từ. Các YTHN chỉ có một hoặc hai mora nên có xu hướng kết hợp với các yếu tố
khác. Trong tiếng Nhật, việc tiếp nhận các từ từ các ngôn ngữ châu Âu chủ yếu sử dụng các YTHN làm cho
các YTHN có khả năng tạo từ rất cao. Ví dụ: “medical check” = medical (圏圏的 y học đích) + check (圏査
kiểm tra): 圏圏的圏査. Sự thay đổi cương vị ngữ pháp còn phụ thuộc vào khả năng trong tiếng Nhật có hay
không có các đơn vị từ mang nghĩa tương đương với các yếu tố Hán.
3.3.2. Hiện tượng chuyển loại của từ Hán - Nhật đơn tự
Đặc điểm sử dụng các YTHN độc lập như từ gắn liền với sự chuyển loại và thường kéo theo sự thay đổi về
nghĩa, chủ yếu là thu hẹp nghĩa. Ví dụ: 兼 ái trong tiếng Hán là động từ (愛圏 yêu nước); trong tiếng Nhật, 愛
ái vừa là danh từ vừa là động từ (圏を愛する “yêu nước”, 圏への愛 “tình yêu đất nước”); 欠 khuyết trong tiếng
Hán là động từ (欠圏 khuyết đức, có nghĩa “thiếu đạo đức”); trong tiếng Nhật, 欠 khuyết là danh từ (欠を補う
“bổ sung thiếu sót”). Sự chuyển loại của các YTHN được diễn ra chủ yếu từ danh từ sang động từ và ngược
lại; chuyển loại sang tính từ, phó từ không nhiều.
Trong tiếng Việt, cũng phổ biến hiện tượng chuyển loại của các từ Hán - Việt; đối với các từ Hán - Việt
đơn tiết sự chuyển loại phổ biến là từ danh từ sang động từ hoặc tính từ. Ví dụ: 圏 đàn trong tiếng Hán là
danh từ; trong tiếng Việt, đàn vừa là danh từ (ví dụ: chơi đàn) vừa là động từ (ví dụ: vừa đàn vừa hát).
3.3.3. Sự thay đổi trật tự các yếu tố trong từ Hán - Nhật song tự
17
Hiện tượng thay đổi trật tự các yếu tố được coi như một trong các biểu hiện của sự đồng hóa, được ghi
nhận là xảy ra đối với một số từ Hán - Nhật song tự có mô hình kết hợp theo quan hệ đối lập, đẳng lập (ví dụ:
土砂 thổ sa/砂土 thổ sa, 愛憎 ái tăng兼憎愛 tăng ái) và chính - phụ (ví dụ: 食肉 thực nhục/肉食 nhục thịt).
Trong tiếng Việt, hiện tượng đảo trật tự cũng xảy ra đối với từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Hán -
Việt mượn nguyên khối. Ví dụ: thu chi - chi thu. Ngoài ra, có sự chuyển đổi mô hình ghép phụ - chính của
tiếng Hán sang mô hình chính - phụ của tiếng Việt. Ví dụ: độc chất/chất độc.
3.3.4. Sự thay thế yếu tố bằng phép thế từ vựng trong từ Hán - Nhật song tự
Khả năng các YTHN trong các từ đa tự có thể được thay thế bằng các đơn vị từ ngữ tương đương trong
tiếng Nhật cũng là một trong những biểu hiện của mức độ đồng hóa. Khả năng thay thế của các YTHN rất
cao vì có thể kết hợp với các yếu tố có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ: trong tiếng Nhật có từ 愛戴き(Hán - Nhật
+ Nhật) bên cạnh từ 愛戴 có trong tiếng Hán; ヒット曲 (ngoại lai + Hán - Nhật).
CHƯƠNG 4:

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT)
4.1. Nhận xét chung
Các YTHN xuất hiện lẻ tẻ hoặc theo nhóm (tạo thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa) với số lượng lớn
trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật, là sự bổ sung tích cực, hoàn thiện hệ thống từ vựng tiếng Nhật.
18
4.2. Đặc điểm về khả năng tham gia vào các trường từ vựng - ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật
4.2.1. Cách du nhập lẻ tẻ
Cách du nhập lẻ tẻ là hình thức du nhập phổ biến của mọi từ vay mượn. Với cách du nhập này, các từ
Hán - Nhật đơn tự đã bổ sung thêm các từ biểu thị khái niệm mới vào các trường từ vựng - ngữ nghĩa sẵn có
trong từ vựng tiếng Nhật. Các từ Hán đơn tiết du nhập vào tiếng Nhật hầu như theo cách mượn lẻ tẻ ngoại trừ
một số nhóm từ vựng chỉ thời gian, liên quan đến văn hóa, tôn giáo và kĩ thuật.
Sự vay mượn các từ đơn lẻ bổ sung sự thiếu hụt một số từ cho các trường từ vựng - ngữ nghĩa sẵn có
trong tiếng Nhật; điển hình là sự thiếu hụt các từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên,
những khái niệm này phần lớn chỉ có thể được biểu đạt bằng những từ Hán - Nhật đa tự; do đó, du nhập
không nhiều các từ Hán - Nhật đơn tự. Chẳng hạn, 9 từ (so với 73 từ Hán - Việt) được bổ sung vào trường từ
vựng thân thể, 2 từ được bổ sung vào trường từ vựng động vật (trong tiếng Việt là 177 từ). Hàng loạt các từ
mang khái niệm mới bổ sung cho các trường từ vựng khác, ví dụ: 兼 biểu, 兼 đồ, 兼 thuyết. Sự khác biệt
giữa các từ Hán nhập lẻ tẻ trong hai ngôn ngữ có thể xuất phát từ sự khác biệt về các yếu tố liên quan đến
điều kiện tự nhiên, sự khác biệt về lịch sử tiếp xúc Hán Việt và Hán Nhật. Chẳng hạn, Nhật Bản là một đảo
quốc biệt lập với đất liền, cách xa Trung Hoa nên sự tiếp xúc Hán Nhật cũng như tầm ảnh hưởng của nền văn
hóa Trung Hoa không sâu đậm và mang tính liên tục như tiếp xúc Hán Việt; sự tiếp xúc song ngữ Hán Nhật
19
chủ yếu diễn ra gián tiếp qua con đường của sách vở, ít diễn ra giao tiếp trực tiếp trên phạm vi rộng và kéo
dài liên tục như Việt Nam.
4.2.2. Cách du nhập theo nhóm
Do du nhập với số lượng lớn nên bên cạnh cách du nhập lẻ tẻ thì trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt còn có
sự du nhập theo nhóm của các yếu tố Hán.
Trong tiếng Nhật, du nhập các nhóm từ chỉ các đơn vị hành chính (ví dụ: 都 đô, 府 phủ, 圏 huyện, 市 thị, 町
đinh, 村 thôn, 圏 khu), nhóm từ chỉ đạo đức trong xã hội phong kiến Trung Hoa (ví dụ: 忠 trung, 孝 hiếu, 圏 lễ,

義 nghĩa, 行 hạnh, 仁 nhân, 信 tín, 忍 nhẫn, 恩 ân, 圏 đức).
Trong tiếng Việt, các từ Hán - Việt xuất hiện theo nhóm cũng bổ sung cho hệ thống từ vựng tiếng Việt
những trường từ vựng - ngữ nghĩa mới do tính chất của quá trình tiếp xúc và sự tương đồng loại hình ngôn
ngữ với tiếng Hán. Các từ mượn Hán có tính hệ thống, nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng, du nhập
kéo dài và liên tục cho đến ngày nay, có khi xuất hiện theo nhóm đã lập nên các trường từ vựng - ngữ nghĩa.
Chẳng hạn, nhóm từ chỉ đạo đức phương Đông (ví dụ: trung, hiếu, lễ, nghĩa, tiết, công, dung, ngôn, hạnh,
nhân, tín, nhẫn, tôn, kính, trọng, khinh, quí), nhóm từ chỉ âm dương ngũ hành (ví dụ: âm, dương, kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ), nhóm các từ chỉ các đơn vị hành chính (ví dụ: thôn, ấp, hương, giáp, xã, lí, tổng, châu,
huyện, phủ, trấn, tỉnh, phường, khu, quận, đô, kinh, bang)
20
4.3. Đặc điểm về khả năng có hay không có từ tương đương trong tiếng Nhật
4.3.1. Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Nhật
Sự du nhập của các từ Hán - Nhật cũng không nằm ngoài nguyên tắc vay mượn do thiếu hụt từ vựng.
Các từ Hán đơn tiết khi vào tiếng Nhật không gặp các từ tương đương trong tiếng Nhật thì hoạt động tự do,
chiếm gần 30% trong số 2098 YTHN. Trong đó, có hàng loạt từ biểu hiện các khái niệm liên quan đến đời
sống hàng ngày, ví dụ: các động từ đơn tự Hán - Nhật (ví dụ: 給する, 刻する), các từ chỉ chất liệu (ví dụ: 金
kim, 銀 ngân, 銅 đồng, 圏 thiết, 酸 toan).
Các từ Hán - Việt đơn tiết xuất hiện không có từ Việt mang nghĩa tương đương có nghĩa là đã không xảy
ra hiện tượng xung đột đồng nghĩa; do đó, các từ Hán - Việt này trở thành từ hoạt động độc lập trong từ vựng
tiếng Việt. Ví dụ: băng, tuyết, đông, tây, nam, bắc, bệnh, Các từ Hán - Việt không có từ Việt tương đương
được định nghĩa bằng chính chúng trong “Tam thiên tự”, chiếm khoảng 15% tổng số gần 3000 tự. Ví dụ: dân
- dân, súng - súng, trí - trí,
4.3.2. Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật, phổ biến hiện tượng vay mượn các đơn vị từ ngữ biểu thị những khái niệm đã có từ biểu
thị. Trong 2098 YTHN, có gần 1242 YTHN có cả âm Hán - Nhật và âm Nhật; nghĩa là tiếng Nhật đã du nhập
khoảng 1242 yếu tố đã có từ Nhật tương đương; hầu hết trong số đó đều là yếu tố tạo từ. Có 703 YTHN chỉ có
21
âm Hán - Nhật, là trường hợp không có từ Nhật tương đương. Tuy nhiên, không phải tất cả những yếu tố này
đều trở thành từ. So với các từ Hán - Nhật có từ tương đương tạo nên các cặp đồng nghĩa thì số lượng các từ
không có từ Nhật tương đương là khá lớn. Chẳng hạn, hầu hết các từ Hán đơn tiết thuộc trường động vật - thực

vật du nhập vào tiếng Nhật đều là hình vị: chỉ có 2 từ chỉ động vật, 2 từ chỉ thực vật (菊 cúc, 蘭 lan) vì trường từ
vựng động vật - thực vật trong tiếng Nhật khá phong phú.
Trong tiếng Việt, việc mượn các từ Hán đã có từ Việt tương đương cũng rất điển hình. Trong 2998 YTHV
trong “Tam thiên tự” có 85% yếu tố được định nghĩa bằng từ Việt tương đương đồng nghĩa. Ví dụ: thiên - trời,
địa - đất, cử - cất, tồn - còn, tử - con, tôn - cháu,
4.4. Đặc điểm về sự biến động về ngữ nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự
4.4.1. Đặc điểm chung
Trong quá trình vay mượn, các đơn vị từ vựng nước ngoài được mang vào trong ngôn ngữ đi vay nội dung
ngữ nghĩa ở các mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu vay mượn của các ngôn ngữ đó; diễn ra dưới tác động của
các nhân tố: đặc điểm về loại hình học giữa hai ngôn ngữ, tác động của sự đồng hóa ở các bình diện ngữ âm,
hình thái học (cả chữ viết); quá trình tiếp xúc, các đặc điểm về văn hóa - xã hội của các quốc gia. Các mức độ
vay mượn ngữ nghĩa thể hiện cụ thể: (1) giữ nguyên nghĩa và không thay đổi cương vị ngữ pháp (ít xảy ra), (2)
giữ nguyên nghĩa nhưng thay đổi cương vị ngữ pháp, (3) thay đổi nghĩa nhưng không thay đổi cương vị ngữ
22
pháp, (4) thay đổi nghĩa và thay đổi cương vị ngữ pháp. Ba trường hợp còn lại giữ nguyên nghĩa nhưng thay
đổi cương vị ngữ pháp. Các YTHN trong tiếng Nhật và tiếng Việt cũng diễn ra sự biến động về nghĩa theo
hướng này.
4.4.2. Sự bảo lưu nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự
Sự bảo lưu nghĩa của các từ Hán - Nhật là sự giữ nguyên nghĩa vốn có khi du nhập vào tiếng Nhật diễn
ra với các mức độ và cách thức khác nhau. Trường hợp giữ nguyên nghĩa thường xảy ra với các từ mượn
Hán biểu thị những khái niệm mới chưa có từ tương đương trong tiếng Nhật. Đó là các từ mượn Hán thuộc
trường từ vựng vật dụng, động vật, bộ phận cơ thể, một số đơn vị đo lường, một số các từ thuộc các lĩnh vực
tư tưởng triết học, tín ngưỡng đều được mượn nguyên khối, giữ nguyên nghĩa và trở thành từ trong tiếng
Nhật. Ví dụ: 圏 bình, 晩 vãn (tối), 弦 huyền, 積 tích, 像 tượng. Các từ Hán - Nhật đơn tự được giữ nguyên
nghĩa gốc và cương vị ngữ pháp không có nhiều. Điều đáng lưu ý là khi xuất hiện trong văn nói có một số từ
phải sử dụng kèm với các từ bổ nghĩa phía trước, hoặc xuất hiện trong các cụm từ cố định như dấu hiệu hạn
định để phân biệt với các đơn vị đồng âm khác. Ví dụ: 侯 (秋冷の侯), 圏 (圏を圏くす). Các từ chỉ dụng cụ, đồ
vật, chỉ người, các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán khi vào tiếng Nhật thường trở thành trợ số từ (ví dụ:
杯 bôi, 台 đài, 冊 sách, 頭 đầu, 足 túc).

×