I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa ( Oryza sativa L) là nguồn cung cấp lương thực thiết yếu đảm
bảo sự sống cho hơn một nửa dân số thế giới, đặc biệt là trên 90% dân số
châu Á.Cây lúa góp phần đảm bảo cung cấp lương thực và tạo việc làm cho
người dân nông thôn tại các quốc gia đang phát triển châu Á, châu Phi. Hiện
nay, do các tác động của gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu làm diện
tích canh tác và sản lượng lúa hàng năm giảm.
Với những thành tựu trong chọn tạo và đưa lúa lai vào sản xuất lần đầu
tiên tại Trung Quốc đã mở ra một hướng mới cho sản xuất lúa gạo thế giới và
công nghệ này đã được nhanh chóng giới thiệu ra các nước Thái Lan, Việt
Nam, Ấn Độ.. Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu lúa lai đã đạt được những
thành tựu đáng kể với các tổ hợp lúa lai năng suất, chất lượng mang thương
hiệu Việt như VIỆT LAI 20, VIỆT LAI 24,TH3-3, TH3-5, HYT100,
HYT103..được người nông dân ứng dụng vào sản xuất. Song thực tế ngoài
sản xuất diên tích lúa lai chưa được mở rộng do giá giống còn cao, chất lượng
giống chưa được đảm bảo đặc biệt là các giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung
Quốc, các giống này thường nhiễm sâu bệnh và không thích nghi với điều
kiện khí hậu tại Việt Nam.Do vậy, các giống lúa thuần vẫn được nông dân ưu
tiên lựa chọn đưa vào sản xuất.
Đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất, trung tâm nghiên cứu lúa thuần
đơn vị trực thuộc viên cây lương thực và cây thực phẩm đã chủ động nghiên
cứu chọn tạo các giống lúa thuần có năng suất, chất lượng và chống chịu với
điều kiện bất thuận. Để tìm hiểu những thành tựu và các bước tiến hành
nghiện cứu chọn tạo lúa thuần tại trung tâm nghiên cứu lúa thuần viện cây
lương thực và cây thực phảm chúng tôi đã thực hiện chuyên đề
“ Tìm hiểu hệ thống chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần”
II. NỘI DUNG
1.1. Những thành tựu và phương hướng nghiên cứu của trung tâm
1.1.1. Những thành tựu đạt được.
Lần đầu tới trung tâm nghiên cứu lúa thuần trực thuộc viện cây lương
thực và cây thực phẩm ( Gia Lộc –Hải Dương) chúng tôi được tham quan các
tổ hợp lúa thuần triển vọng và được trực tiếp làm việc với giám đốc Nguyễn
Trọng Khanh, tại buổi làm việc chúng tôi được đồng chí giám đốc giới thiệu
qua về những thành tựu của trung tâm nghiên cứu lúa thuần từ những ngày
đầu thành lập cho tới nay bao gồm
- Thành tựu trong việc chuyển đổi hệ thống canh tác lúa dài ngày
năng suất thấp, yếu cây sang hệ thống lúa ngắn ngày, thấp cây năng
suất cao do B.S, V.S Lương Định Của, G.S Vũ Tuyên Hoàng
ví dụ : NN8, NN756
- Chọn tạo giống lúa cho vùng sinh thái khó khăn, khô hạn, ngập
úng. VD: CH207, CH208, U17, U21
- Chọn tạo giống lúa chất lượng cho vùng thâm canh. VD: P1, P6,
PC6, PC5, PC10, HT6
1.1.2. Phương hướng chọn tạo
Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến
đổi khí hậu toàn cầu do sự nóng lên của trái đất, đối mặt với những thách thức
trên ban lãnh đạo trung tâm đã vạch ra phương hướng chọn tạo cụ thể các
giống lúa thuần thích nghi với điều kiện thời tiết.
- Chọn tạo giống lúa chất lượng cao có năng suất 7-7.5 tấn/ha cho
vùng đất tốt
- Chọn giống chịu hạn khoảng 30 ngày trong điều kiện không nước.
- Chọn giống chịu úng khoảng 5-7 ngày, có năng suất 5-5.5 tấn/ha
- Chọn giống chịu mặn 5‰ có năng suất 5-5.5 tấn/ha
- Chọn giống phù hợp với sự biến đổi khí hậu
2.2.Quy trình chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần.
2.2.1. Quy trình chọn tạo giống lúa thuần
2.2.1.1. Định hướng chọn tạo cho các vùng sinh thái
Mỗi vùng địa lý có đặc điểm sinh thái khí hậu riêng biệt, do vây mỗi
khi tiến hành chọn tạo giống mới hay đánh giá tập đoàn nhập nội các cán bộ
nhân viên của trung tâm thường tiến hành khảo xát đặc điểm sinh thái khí hậu
để có mục tiêu chọn tạo cụ thể:
- Vùng chủ động nguồn nước, có hệ thống thủy lợi chủ động
- Vùng sinh thái lúa hạn bao gồm: vùng không chủ động nước tưới,
vùng phụ thuộc hoàn toàn nước trời
- Vùng sinh thái lúa mặn
- Vùng sinh thái lúa úng
2.2.1.2.Đánh giá tập hợp vườn vật liệu khởi đầu
Trung tâm luôn chủ động thu thập và duy trì tập đoàn vật liệu khởi đầu
theo các mục tiêu chọn giống cụ thể. Các nguồn vật liệu thường được đánh
giá hàng năm theo mục tiêu chọn giống
Chịu mặn
Chịu hạn
Chịu úng ngập
Chống chịu sâu bệnh
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
2.2.1.3.Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần.
Các biến dị được tạo ra từ nguồn vật liệu ban đầu phục vụ quá trình
chọn tạo dòng thuần được tiến hành theo nhiều hướng như:
Lai hữu tính
Gây đột biến
Nuôi cấy bao phấn
Nhưng hiện nay, các biến dị được tạo ra chủ yếu từ phép lai hữu tính,
tùy vào mục tiêu chọn giống mà chọn các bố mẹ thích hợp làm tổ hợp lai.
Thu con lai F1, gieo trồng thu F2 chọn lọc cá thể theo tiêu chí cụ thể, chọn tới
thế hệ F7 đem các dòng được chọn vào thí nghiệm so sánh RCB 3 lần nhắc
lại.Các cá thể ưu tú sẽ được khảo nghiệm và kiểm định giống.
2.2.2. Sản xuất hạt giống lúa thuần
2.2.2.1. Hệ thống duy trì giống thuần
Đối với các giống mới do tác giả chọn tạo, giống SNC để đảm bảo số lượng
đủ lớn cho sản xuất cần có phương pháp duy trì.
Hạt giống tác giả, hạt SNC được duy trì theo sơ đồ
Vụ thứ nhất (G0)
Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ
quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào
thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng
của giống và làm cơ sở để chọn lọc các cá thể. Gieo cấy hạt giống vật liệu
trên ruộng có diện tích ít nhất 100m
2
. Khi bắt đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200
cây điển hình và cắm que theo dõi. Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc
trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây
sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc chống chịu yếu. Trước khi thu
hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu,
nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ tự để tiếp tục
đánh giá trong phòng.
Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính trạng
số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng , tính giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau :
- Giá trị trung bình :
n
x
X
i
∑
=
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình :
n
Xx
s
i
2
)( −
=
∑
nếu n > 25
và
1
)(
2
−
−
=
∑
n
Xx
s
i
nếu n < 25
Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
xi là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ
1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
là giá trị trung bình.
- Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng .
sX
±
Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm,
cho vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo
quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ
nhất và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài
các ô phải bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã
có, không được để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh
dấu ở đầu mỗi ô ngay sau khi cấy xong. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo,
cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác
định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm
trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển
kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận
hoặc do các nguyên nhân khác. Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần
cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên
bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu
hàng và cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ
tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. Thu hoạch, phơi khô, làm
sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của từng dòng, tiếp tục loại bỏ các
dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì
loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G1 thì
hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn,
lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản
cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G1 thì tiếp tục
đánh giá và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G2).
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu
để chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác
với các bước như trên.
2.2.2.2. Quy trình phục tráng giống lúa thuần
Các giống lúa thuần sau thời gian gieo cấy nhiều vụ trên đồng ruộng
vẫn có tỷ lệ giao phấn chéo với giống khác làm lẫn tạp và suy giảm giống do
đó chúng ta cần tiến hành phục tráng các giống thuần như lúc ban đầu mới
đưa ra sản xuất.
Trong trường hợp không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng
thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ
hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất
Vụ thứ nhất (G
0
)
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 200m
2
hoặc
sử dụng ruộng giống đang sản xuất hạt giống nguyên chủng, xác nhận (cấy 1
dảnh) sẵn có làm ruộng giống vật liệu. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và
đánh dấu ít nhất 150 cây để theo dõi, đánh giá và chọn những cây đạt yêu cầu.
Vụ thứ hai (G
1
)
Gieo cấy toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ
nhất thành ruộng dòng G
1
. Kỹ thuật bố trí ô, cấy và đánh giá để chọn ra các
dòng đạt yêu cầu. Sau thu hoạch, tuốt hạt các dòng đạt yêu cầu, phơi khô, làm
sạch, cho vào túi vải hoặc giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều
kiện an toàn để gieo trồng ở vụ thứ ba. Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở
ruộng G
1
làm vật liệu khởi đầu để tiếp tục chọn và nhân lô hạt giống siêu
nguyên chủng khác với các bước như trên.
Vụ thứ ba (G
2
)
Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước được chia làm hai
phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy
trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi
cấy.
- Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô
theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m
2
và
cách nhau 30 - 35cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch,
chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn,
không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng
có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số
dòng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày,
mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát
gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng
nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
- Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở
ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so
sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho
phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác
dạng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m
2
), tiếp tục
loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa
thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả
đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.
Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn các
dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu
gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản
cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
2.3.Quy trình chọn tạo và sản xuất giống lúa ngắn ngày PC6
Ở nước ta hiện nay tình trạng canh tác lúa ở một số vùng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do gặp phải điều kiện thời tiết bất thường như lũ sớm, bão
muộn gây thiệt hại đến những diện tích lúa sắp cho thu hoạch hoặc mới cấy ở
giai đoạn lúa con gái.
Một số vùng có trình độ thâm canh tăng vụ cao 3-5 vụ/năm, cần phải có
những giống lúa cực ngắn ngày để giảm bớt tính căng thẳng của thời vụ.
Xuất phát từ tình hình trên trong nhiều năm qua Bộ môn Chọn giống lúa,
Viện CLT - CTP đã chọn tạo ra giống lúa PC6 có thời gian sinh trưởng cực
ngắn (90 - 95 ngày) chất lượng gạo tốt nhằm phục vụ 1 phần cho những diện
tích cấy né tránh thiên tai và những vùng có trình độ thâm canh tăng vụ cao.
2.3.1. Nguồn gốc:
Giống PC6 được chọn lọc từ tổ hợp lai N202/DT122, từ vụ xuân 2002,
vụ xuân 2005 được đưa vào thí nghiệm so sánh đến vụ xuân 2006 gửi khảo
nghiệm quốc gia và đặt tên là PC6.
2.3.Quy trình chọn tạo và sản xuất giống lúa ngắn ngày PC6
2.3.1. Chọn tạo giống lúa PC6
F1
N202 x DT122
F2- F5
Thí nghiêm so
sánh
Chọn lọc cá thể liên tục theo phương pháp gia hệ
Xuân 2003- mùa 2004
Xuân 2005- mùa 2006
Khảo nghiệm quốc gia ( PC6)
Xuân 2006
Mùa 2002
Xuân 2002
2.3.2. Chọn tạo giống lúa ngắn ngày PC6
Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu sâu bệnh,
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, các chỉ tiêu chất lượng theo
thang điểm S.E.S của IRRI, 1996
23.3. Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
2.3.3.1 Kỹ thuật nhân từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu
nguyên chủng
Vụ thứ nhất (G
0
)
* Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ
quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào
thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng
của giống nêu ở phụ lục 1, làm cơ sở để chọn lọc các cá thể.
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 100m
2
. Khi
bắt đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi.
Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần
những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh
hại hoặc chống chịu yếu.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ
cây không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ
đánh số thứ tự để tiếp tục đánh giá trong phòng.
* Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính
trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng (các tính trạng số
19, 20, 21, 28, 29 trong phụ lục 1), tính giá trị trung bình (
X
), độ lệch chuẩn
so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau :
- Giá trị trung bình :
n
x
X
i
∑
=
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình :
n
Xx
s
i
2
)( −
=
∑
( nếu n > 25)
và
1
)(
2
−
−
=
∑
n
Xx
s
i
( nếu n < 25 )
Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
x
i
là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
X
là giá trị trung bình.
Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng
sX ±
.
Các tính trạng số 15, 27 của các cá thể hoặc dòng phải bằng nhau (cùng
ngày).
Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm,
cho vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo
quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
Vụ thứ hai (G
1
)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ
nhất và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài
các ô phải bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã
có, không được để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh
dấu ở đầu mỗi ô ngay sau khi cấy xong.
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử
bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là
do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác
dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn
và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát
gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm
ngoài độ lệch chuẩn.
Thu hoạch, phơi khô, làm sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của
từng dòng, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật
khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G
1
thì hỗn hạt
của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu
gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản cẩn
thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G
1
thì tiếp tục
đánh giá và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G
2
) như mục 4.2.2.3.
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G
1
làm vật liệu khởi đầu
để chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác
với các bước như trên.
2.3.2.2. Kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất (Sơ đồ 2)
Trong trường hợp không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng
thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ
hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất (Sơ đồ 2).
Vụ thứ nhất (G
0
)