Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thư viện điện tử Biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn kỹ năng Địa lý trong dạy học Địa lý lớp 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.35 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC HIỆU</b>
<b>QUẢ QUA VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9.</b>


<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU.</b>
<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


Môn địa lý lớp 9 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ
thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta
và những hiểu biết cần thiết về địa phương nơi các em sinh sống.


Để học sinh nắm chắc kiến thức chương trình, trong dạy học giáo viên cần rèn
luyện, củng cố và hình thành cho học sinh mức độ cao hơn các kỹ năng địa lý cần thiết:


- Kỹ năng phân tích văn bản.


- Kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kỹ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.


- Kỹ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
- Kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý.


- Kỹ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (báo chí, bài viết,
tranh, ảnh...)


- Kỹ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện các mối quan hệ qua lại
giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội.


- Kỹ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn.
- Kỹ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước.


Thông qua bộ mơn giáo dục cho học sinh tình u q hương đất nước, ý thức


công dân và sự định hướng nghề nghiệp phục vụ Tổ Quốc sau này cho học sinh.


Kiến thức dân cư- kinh tế- xã hội thường khô khan, nội dung các bài lại dài, vị
trí bộ mơn khơng được mấy học sinh và phụ huynh học sinh quan tâm, việc học tập
bộ môn ở nhà của học sinh thường không được đầu tư, chuẩn bị chu đáo, giờ học trên
lớp thường trầm. Làm thế nào thay đổi suy nghĩ vốn có từ lâu trong học sinh và phụ
huynh về bộ môn, cải thiện giờ học kém sôi nổi, ít hứng thú trong học sinh?


<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiệm từ các tiết dự giờ đồng nghiệp, tìm những biện pháp hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn kỹ năng địa lý trong dạy học địa lý lớp 9.


<b>III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:</b>


<i><b>1. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu:</b></i>


<i><b>a. Tổng quan về chương trình địa lý lớp 9</b></i>:


Mơn địa lý lớp 9 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ
thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta
và những hiểu biết cần thiết về địa phương nơi các em sinh sống.


Sách giáo khoa địa lý lớp 9 gồm 44 bài, chia thành 4 phần:
- Địa lý dân cư.


- Địa lý kinh tế.


- Sự phân hoá lãnh thổ.
- Địa lý địa phương.



Cấu trúc của sách gồm 33 bài lý thuyết, 11 bài thực hành. Tồn bộ hệ thống các bài
được bố trí hợp lý, hỗ trợ lẫn nhau. Các bài lý thuyết có nhiệm vụ trọng tâm là trang bị kiến
thức mới đồng thời góp phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh. Các bài thực hành có
nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện kỹ năng, đồng thời góp phần củng cố, bổ sung kiến thức.


<i><b>b. Sách giáo khoa địa lý được biên soạn theo tinh thần đổi mới về nội dung và</b></i>
<i><b>phương pháp:</b></i>


<i><b>*Nội dung:</b></i>


Những đổi mới về nội dung và hình thức trình bày, sách giáo khoa địa lý 9 thể
hiện tập trung ở một số nét sau:


- Nội dung các bài học tạo cơ sở cho việc rèn luyện kỹ năng và khắc sâu đặc trưng
địa lý.


- Cấu trúc của các bài học địa lý cho phép giáo viên tiến hành giờ dạy dựa trên
các hoạt động tích cực của thầy và của trị.


- Nội dung tồn bộ cuốn sách giáo khoa cố gắng phản ánh những biến đổi to
lớn của đất nước trong quá trình đổi mới. Những biến đổi này được phản ánh không
chỉ ở số liệu cập nhật, từ các nguồn cơng bố chính thức của Tổng cục thống kê, mà
còn ở cách tiếp cận, nhận định về các xu hướng biến đổi đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Việc tăng bài là cơ hội để tăng số lượng các vấn đề tìm hiểu qua mơn học. Một
số vấn đề trong thực tiễn được nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn. Các khái niệm
cũng được xem xét đầy đủ hơn. Một số khái niệm mới như <i>vùng kinh tế trọng điểm,</i>
<i>chất lượng cuộc sống, chiến lược phát triển con người, vấn đề môi trường sinh thái ...</i>
được đưa vào sách giáo khoa và được phân tích trong hồn cảnh địa lý cụ thể.



Việc lựa chọn trình bày và cách tiếp cận của sách giáo khoa mới khác nhiều so
với sách giáo khoa chương trình cải cách. Ví dụ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu
tác động của các nhân tố trong nước và bối cảnh quốc tế. Những ý này được thể hiện
đơn giản và sinh động bằng biểu đồ về cơ cấu kinh tế qua các năm, với các mốc
chuyển dịch quan trọng (Hình 6.1 SGK)


Sự phân hố khơng gian của các hiện tượng địa lý kinh tế- xã hội được biểu
diễn bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, bảng 8.3 cho thấy sự phân bố của từng
cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng (Đọc theo dịng) đồng thời cho thấy cơ cấu
các cây cơng nghiệp chính của từng vùng (Đọc theo cột). Ở các lược đồ, các màu sắc
thể hiện vùng chun mơn hố nông nghiệp, các vùng rừng ... hay sự phân tầng độ
cao phản ảnh khá rõ cấu trúc không gian của các điều kiện tự nhiên hay các hiện
tượng kinh tế- xã hội được nói đến trong bài. Các trung tâm cơng nghiệp có quy mơ
khác nhau được thể hiện bằng các kí hiệu to, nhỏ cho thấy rõ hơn các vùng phát triển
rất mạnh của đất nước, cũng như sự khác biệt theo vùng.


Phần thực hành rất được coi trọng, gồm 11 bài, chiếm 25% tổng số bài trong
suốt năm học. Các bài thực hành trong sách giáo khoa mới có nội dung đa dạng và
sinh động, nhằm vào việc rèn luyện các kỹ năng khác nhau, nhưng nói chung đòi hỏi
học sinh làm việc độc lập, sáng tạo và yêu cầu ở mức độ cao hơn các lớp trước. Các
tác giả sách giáo khoa cũng đã nhận thức được sự xâm nhập của công nghệ thông tin
vào giáo dục và đã có những gợi ý giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập Internet để
làm bài mà không hạn chế theo một khuôn mẫu "đáp án" cứng nhắc.


Việc rèn luyện kỹ năng địa lý thể hiện ngay trong các bài lý thuyết, qua việc
yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong mỗi bài. Gắn với mỗi hình
hoặc bảng thường có các câu hỏi mang tính dẫn dắt. Trong khơng ít trường hợp học
sinh phải khai thác tổng hợp cả lược đồ, bảng số liệu, ảnh minh hoạ, ... Để trả lời một
câu hỏi, nói khác đi là để giải một bài tập nhận thức.



Có thể nói, bên cạnh việc cung cấp kiến thức, sách giáo khoa chú trọng đến
cách gợi mở để học sinh có thể tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức.


Sách giáo khoa địa lý 9 là tài liệu học tập cơ bản của học sinh cả nước. Vì vậy,
các tác giả sách giáo khoa khi biên soạn đã chú ý đến điều kiện học tập rất khác nhau
của học sinh ở các địa phương.


<i><b>*Hình thức trình bày</b></i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong sách giáo khoa có 23 lược đồ được in màu, nội dung tương ứng với kênh
chữ trong từng bài học. Việc lựa chọn nội dung các lược đồ, các ký hiệu thể hiện rất
rõ ý đồ về phương pháp của tác giả sách giáo khoa, nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản,
đặc trưng của từng vùng lãnh thổ, cũng như làm điểm tựa cho tư duy tổng hợp.


Các dạng biểu đồ tương đối đa dạng, đặc biệt là việc sử dụng các dạng biểu đồ
khác nhau để thể hiện cùng một chuỗi số liệu. Điều này giúp cho học sinh có được tư
duy mềm dẻo hơn khi nhận dạng và phân tích các biểu đồ. Học sinh sẽ học được cách
phân tích nội dung biểu đồ để tìm ra các kiến thức mới.


Trong từng bài học có ảnh minh hoạ cho nội dung cần nhấn mạnh.Trước mỗi
bài lý thuyết đều có những đoạn in màu xanh, gợi mở những kiến thức quan trọng sẽ
đề cập trong bài. Sau mỗi bài lý thuyết, các kiến thức cơ bản đã được tóm tắt lại (in
trong khung trên nền màu), tạo điểm tựa cho học sinh nắm vững bài và mở rộng hiểu biết.


Phần câu hỏi và bài tập được bố trí cuối mỗi bài học, thực chất là câu hỏi củng
cố kiến thức, có thể sử dụng trực tiếp hoặc biến đổi phù hợp để làm bài kiểm tra, ôn
tập. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi có trong bài để tạo ra các câu hỏi tổng hợp,
phù hợp trình độ học sinh khá, giỏi.



<i><b>*Phương pháp</b></i>:


Các đổi mới về phương pháp sẽ được thực hiện thuận lợi trong quá trình giảng
dạy sách giáo khoa địa lý 9 mới với một số điểm chính:


- Thiết kế bài học và tiến hành giờ giảng dựa trên hoạt động dạy và học mà
trung tâm là hoạt động của học sinh.


- Tăng cường các kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng đặt câu hỏi từ các
nguồn thông tin được khai thác ở các dạng tài liệu khác nhau: Văn bản, bản đồ, biểu
đồ...


- Khai thác những đặc trưng địa lý, trong số đó nổi bật là vai trị của vị trí địa
lý, đặc điểm phân bố các hiện tượng và các quá trình địa lý, mối quan hệ khơng gian,
sự tác động qua lại trên không gian của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, sự
biến đổi của hiện tượng theo thời gian. Nhờ thế mà tạo nên sức hấp dẫn của các bài
học địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam, tạo điểm khác biệt của môn địa lý với các bộ
mơn khác.


- Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, ngoài trời, cá nhân, nhóm
nhỏ...


<i><b>2. Đối tượng nghiên cứu: </b></i>


- Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở.


- Giáo viên dạy địa lý lớp 9 trường trung học cơ sở.
<b>IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Nghiên cứu nội dung, hệ thống kênh hình, bảng số liệu... trong sách giáo


khoa, hệ thống tranh ảnh, lược đồ, bản đồ... trong bộ đồ dùng được cấp về trường.


- Nghiên cứu tình trạng dạy học môn địa lý của giáo viên và học sinh lớp 9.
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo liên
quan.


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>


- Phương pháp nghiên cứu các nguyên tắc dạy học về sử dụng các phương tiện
dạy học.


- Phương pháp trực quan.


- Phương pháp quan sát khách quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Đọc sách và tài liệu.


<b>VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>


- Dạy, học địa lý lớp 9 ở trường trung học cơ sở Đăk Cấm.


- Dạy, học địa lý của các trường bạn trên địa bàn thị xã Kon Tum qua dự giờ thăm
lớp.


- Do thời gian và khả năng có hạn của bản thân, năm học 2007- 2008 đề tài đi
sâu nghiên cứu bốn kỹ năng cần rèn cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 9:


+ Kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
+ Kỹ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.



+ Kỹ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
+ Kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý.


<b>B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:</b>


<b>I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9</b>
<b>TRƯỜNG THCS ĐĂK CẤM:</b>


Trường THCS Đăk Cấm là trường vùng ven không mấy thuận lợi, quy mơ trường
nhỏ, lớp ít. Khối 9 thường chỉ có hai lớp với 4 giáo viên địa lý nên giáo viên dạy địa lý lớp
9 thường thay đổi qua các năm. Qua 6 năm thay sách giáo khoa THCS đại trà, qua thực
tiễn dạy học, dự giờ đồng nghiệp, quan sát q trình dạy học tơi nhận thấy một số vấn đề:


<i><b>1. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên: (Soạn giáo án)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

viên), song việc thiết kế các hoạt động dạy- học ở một số giáo án vẫn cịn tình trạng
"Bình cũ rượu mới":


Bài soạn chưa làm rõ được các hình thức tổ chức dạy học: Trong bài soạn phần
phương pháp cũng có các hoạt động: Hoạt động 1, hoạt động 2... ứng với các đề mục
của bài song thường thì giáo viên chưa thể hiện được đó là hoạt động gì, hình thức tổ
chức dạy học như thế nào mà đơn thuần chỉ là một số câu hỏi giáo viên đặt ra để hỏi
học sinh trong quá trình dạy...


Chưa làm rõ được hoạt động của thầy và trị: Thường thì giáo án chỉ thể hiện ở
hoạt động của trò là "Cá nhân, cả lớp" hoặc "Nhóm", hoạt động của giáo viên là đưa
ra câu hỏi, giảng giải, chuẩn xác, chốt ý cuối mỗi hoạt động.


Chưa làm rõ được cách rèn kỹ năng địa lý cho học sinh qua nội dung bài học:
Thường thì chỉ thấy giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, lược đồ, bảng số liệu...


để trả lời câu hỏi liên quan. Cách rèn kỹ năng địa lý của giáo viên cịn mơ hồ, chung
chung, thậm chí chưa được thể hiện trong giáo án...


Cá biệt có một số giáo án các tiết thực hành chưa thể hiện được kỹ năng cần
rèn cho học sinh qua tiết thực hành là gì...


*<i><b>Ví dụ:</b></i>


<i><b>1.1 Ở tiết 9: Bài 9: </b>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ</i>
<i>SẢN.</i>


Hoạt động của thầy và trị. Nội dung.


<i><b>*Hoạt động 2:</b></i> - Tìm hiểu nguồn lợi, sự phát triển,
phân bố ngành thủy sản.


<i><b>Hỏi:</b></i> Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào
để khai thác thủy sản?


<i><b>Hỏi</b></i>: Kể tên các tỉnh trọng điểm nghề cá?


<i><b>Hỏi:</b></i> Đọc tên các ngư trường trọng điểm ở nước ta?


<i><b>Hỏi:</b></i> Xác định các ngư trường trọng điểm ở nước ta
trên bản đồ.


<i><b>Hỏi:</b></i> Những thuận lợi của điều kiện tự nhiên cho
ni trồng thủy sản nước ta?


<i><b>Hỏi:</b></i> Những khó khăn do thiên tai gây ra cho


nghề khai thác và ni trồng thủy sản?


- Bão, gió mùa Đơng Bắc, ơ nhiễm môi trường
biển, thiếu quy hoạch ...


<i><b>Hỏi:</b></i> So sánh số liệu, nhận xét sự phát triển của
ngành thủy sản?


- Sản lượng tăng nhanh liên tục: tăng 1756,8


II. <i><b>Ngành thủy sản:</b></i>
<i><b>1. Nguồn lợi thủy sản</b></i>:
- Khai thác thủy sản:


+ Nước ngọt: Sông suối, ao, hồ...
+ Nước mặn: Trên mặt biển.
+ Nước lợ: Bãi triều, rừng ngập mặn.
- Có 4 ngư trường trọng điểm.
Nhiều bãi tôm, cá, mực.


- Nuôi trồng thủy sản có tiềm
năng rất lớn về nuôi thủy sản
nước ngọt, mặn, lợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nghìn tấn sấp xỉ gấp 3 lần. Sản lượng khai thác
tăng nhiều hơn nuôi trồng: 1074,1 nghìn tấn sấp
xỉ 2,5 lần; 682,7 nghìn tấn sấp xỉ 5,2 lần.


<i><b>Hỏi:</b></i> Tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện
nay?



+ HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tóm tắt.


lượng ni trồng.


- Nghề ni trồng thủy sản đang
rất phát triển góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và
khai thác tiềm năng to lớn của
đất nước.


- Xuất khẩu thủy sản hiện nay có
bước phát triển vượt bậc.


<i><b>1.2. Ở tiết 10: Bài 10: </b>THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY</i>
<i>ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG</i>
<i>TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.</i>


*<i><b>Hoạt động 1</b></i>: Vẽ, phân tích biểu đồ hình trịn.
+ Cả lớp đọc đề bài. Bài 1: Cho bảng số liệu:


Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)


Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.


<b>Tổng số.</b>


Cây lương thực.
Cây công nghiệp.



Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.


<b>9040,0</b>
6474,6
1199,3
1366,1
<b>12831,4</b>
8320,3
2337,3
2173,8
<i>a. Hãy vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm</i>
<i>cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24</i>
<i>mm.</i>


<i>b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mơ</i>
<i>diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.</i>


a. <i><b>Qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu</b></i>:
b. <i><b>Xử lí bảng số liệu</b></i>:


Loại cây


Cơ cấu diện tích gieo trồng
( %)


Góc ở tâm trên biểu đồ
( độ)


1990 2002 1990 2002



- Tổng số


- Cây lư¬ng thực
- Cây công nghiệp.
- Cây TP, AQ, Khác


100
71,6
13,3
15,1
100
64,8
18,2
16,9
360
258
48
54
360
233
66
61


c. <i><b>Vẽ biểu đồ</b></i>:


+ Cả lớp dựa vào bảng số liệu đã được xử lí -> vẽ biểu đồ.
+ Gọi 2 HS vẽ trên bảng.


+ HS nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Nhóm 1&2: Cây lương thực, cây cơng nghiệp.</i>


- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm 71,6%
xuống 64,8%.


- Cây cơng nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 13,3%
lên 18,2%.


<i>Nhóm 3&4: Cây cơng nghiệp; cây thực phẩm, ăn quả, cây khác.</i>


- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn
ha, tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%


<i><b>2. Việc dạy của giáo viên trong giờ lên lớp:</b></i>


Để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo hướng đổi mới phương
pháp, trong dạy học giáo viên đã hạn chế được việc giảng giải, chỉ bản đồ bằng
cách thường yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa, kết hợp quan sát
tranh, lược đồ, bản đồ... liên quan trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra dưới hình
thức hoạt động cá nhân, nhóm bàn, nhóm lớn theo tổ... Giáo viên đã chú trọng đến
việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu,
tranh ảnh qua việc rèn kỹ năng địa lý cho học sinh.


<i><b>2.1. Việc rèn kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:</b></i>


Kiến thức địa lý 9 được đề cập ở cả hai kênh: Kênh hình và kênh chữ. Nhìn
chung kênh hình chứa đựng nội dung kiến thức nhiều hơn, kênh chữ đóng vai trị
giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức qua kênh hình.


Trong SGK địa lý 9 có 23 lược đồ được in màu, nội dung tương ứng với


kênh chữ. Trong bộ đồ dùng được cấp có 15 bản đồ. Giờ dạy địa lý theo tinh thần
đổi mới phương pháp đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
khơng thể thiếu việc tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
song việc tổ chức cho học sinh hoạt động trực quan và thảo luận về các vấn đề
quan sát được chưa thật hiệu quả; Thông thường giáo viên cũng chuẩn bị bản đồ
treo tường liên quan đến nội dung bài học để sử dụng trong tiết dạy, trong tiết dạy
giáo viên cũng hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ SGK kết hợp bản đồ treo
tường để khai thác kiến thức song ở đa số các giờ dạy kết quả trả lời câu hỏi của
học sinh chỉ dừng lại ở việc nhìn SGK đọc nội dung câu trả lời, sau đó giáo viên
yêu cầu học sinh lên bảng xác định một số yếu tố thể hiện trên bản đồ mà học sinh
đã đọc ở kênh chữ ... Cách thể hiện của giáo viên chỉ dừng lại ở việc sử dụng bản đồ
để minh hoạ cho lời giảng, cho nội dung ghi bảng.


<i><b>*Ví dụ:</b></i>


<i><b>2.1.1 Ở tiết 9: Bài 9: </b>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,</i>
<i>THUỶ SẢN.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>*Hoạt động 2:</b></i> - Tìm hiểu nguồn lợi, sự phát triển, phân bố ngành thủy sản.


- GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Việt
Nam.


<i><b>Hỏi:</b></i> Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để khai thác thủy sản?


<i><b>Hỏi:</b></i> Kể tên các tỉnh trọng điểm nghề cá?


<i><b>Hỏi:</b></i> Đọc tên các ngư trường trọng điểm ở nước ta?


<i><b>Hỏi:</b></i> Xác định các ngư trường trọng điểm ở nước ta trên bản đồ.



<i><b>Hỏi:</b></i> Những thuận lợi của điều kiện tự nhiên cho môi trường thủy sản nước
ta?


<i><b>Hỏi:</b></i> Những khó khăn do thiên tai gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng
thủy sản?


Trong 6 câu hỏi của giáo viên đặt ra, câu trả lời của học sinh chủ yếu là nhìn SGK
đọc câu trả lời, chỉ làm việc với bản đồ ở việc xác định các ngư trường trọng điểm ở nước
ta.


<i><b>2.2. Việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê: </b></i>


Chương trình địa lý lớp 9 chứa nhiều thông tin kiến thức địa lý kinh tế của
đất nước trong một thời gian dài. SGK địa lý lớp 9 có tất cả 48 bảng só liệu thống
kê, trong đó:


- Dạng bài lý thuyết có 26 bảng số liệu thống kê.
- Dạng bài tập cuối bài có 14 bảng số liệu thống kê.
- Dạng bài thực hành có 8 bảng số liệu thống kê.


Các bảng số liệu thường là một chuỗi các thông tin liên quan đến tình hình dân
cư, kinh tế- xã hội của nước ta trong một thời gian dài hoặc cơ cấu các ngành kinh
tế... Chuỗi số liệu phản ánh những biến đổi to lớn của đất nước trong quá trình đổi
mới.


Thường khi gặp các bảng số liệu, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc bảng
số liệu trả lời các câu hỏi giữa bài được nêu ra cuối mỗi bảng số liệu. Chính vì u
cầu đơn giản của giáo viên nên đa số học sinh chỉ nhận xét một cách chung chung
về sự biến động trong chuỗi số liệu theo hàng ngang hoặc hàng dọc với cách trình


bày ngắn gọn là tăng hoặc giảm trong các số liệu theo cách nhìn chung hoặc trình
bày dài dịng sự tăng giảm giữa năm này với năm khác theo sự biến động của bảng
số liệu.


<i><b>*Ví dụ:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.
Cây lương thực.


Cây công nghiệp.


Cây ăn quả, rau đậu và cây khác.


67,1
13,5
19,4


60,8
22,7
16,5
Khi dạy phần này giáo viên chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh đọc bảng 8.1:
<i>Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá</i>
<i>trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? </i>


Thường thì học sinh chỉ trả lời được tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả,
rau đậu, cây khác năm 2002 giảm so với năm 1990; Cây công nghiệp tăng. Sự
thay đổi đó chứng tỏ nền nơng nghiệp nước ta đang chuyển mạnh sang trồng cây
hàng hoá làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu.


<i><b>2.2.2. Ở bảng 8.2.</b> Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa.</i>



Tiêu chí. Năm 1980. Năm 1990. Năm 2002.
Diện tích (nghìn ha).


Năng suất lúa cả năm (tạ/ha).
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn).


Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg)


5600
20,8
11,6
217


6043
31,8
19,2
291


7504
45,9
34,4
432
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng 8.2: Trình bày các thành tựu chủ
<i>yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980- 2002.Với yêu cầu trên học sinh trình bày: </i>


- Diện tích trồng lúa năm 1980 là 5600 nghìn ha, năm 1990 tăng lên 6043
nghìn ha, năm 2002 tăng lên 7504 nghìn ha.


- Năng suất lúa cả năm năm 1980 là 20,8 tạ/ha, năm 1990 tăng lên 31,8


tạ/ha, năm 2002 tăng lên 45,9 tạ/ha.


- Sản lượng lúa cả năm năm 1980 là 11,6 triệu tấn, năm 1990 tăng lên 19,2
triệu tấn, năm 2002 tăng lên 34,4 triệu tấn .


- Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 1980 là 217 kg , năm 1990 tăng
lên 291 kg, năm 2002 tăng lên 432 kg.


Giáo viên đã tốn một khoảng thời gian nhất định cho học sinh phân tích
bảng số liệu nhưng thực tế học sinh chỉ nhìn vào bảng đọc lại kết quả các số liệu
về một tiêu chí nào đó giữa các năm để kết luận tiêu chí đó tăng hay giảm chứ
chưa làm rõ sự tăng trưởng đó bằng phép tính so sánh.


<i><b>2.3. Việc rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ từ các bảng số liệu thống</b></i>
<i><b>kê:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Sách giáo khoa địa lý 9 có 14 bảng số liệu thống kê ở phần bài tập cuối bài,
8 bảng số liệu thống kê ở các bài thực hành. Các bảng số liệu này đều là đề bài
yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ. Thường thì giáo viên chỉ chú trọng việc hướng dẫn
học sinh vẽ biểu đồ ở các bài thực hành, ở các bài tập cuối bài giáo viên ít có thời
gian thích đáng để hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ với nhiều lý do: Nội dung
bài mới dài, đây là bài tập về nhà vả lại phần dặn dò của đa số giáo viên cuối mỗi
bài thường rất ngắn gọn: Về nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài, chuẩn bị bài
<i>tiếp theo giờ sau học. Thậm chí có giờ do bài dài, sự phân phối thời gian giữa các</i>
phần không hợp lý, hết giờ bài dạy chưa hết, giáo viên "quên" phần củng cố, dặn
dị...


Ở các tiết thực hành dạy trên lớp thì đa số giáo viên chưa đạt được mục tiêu
thực hành đã đề ra: Chưa rèn được kỹ năng thực hành cho học sinh cụ thể: kỹ
năng phân tích, xử lý bảng số liệu; Kỹ năng xác định dạng biểu đồ theo đề ra; kỹ


năng vẽ biểu đồ...


<i><b>Ví dụ:</b></i>


<i><b>2.3.1.1.</b></i> <i><b>Ở tiết 10: Bài 10: </b>THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ</i>
<i>VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI</i>
<i>CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.</i>


*<i><b>Hoạt động 1</b></i>: Vẽ, phân tích biểu đồ hình trịn.
+ Cả lớp đọc đề bài.


Bài 1: Cho bảng số liệu:


<i>Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)</i>


Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.


<b>Tổng số.</b>


Cây lương thực.
Cây công nghiệp.


Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.


<b>9040,0</b>
6474,6
1199,3
1366,1


<b>12831,4</b>


8320,3
2337,3
2173,8
<i>a. Hãy vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm</i>
<i>cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24</i>
<i>mm.</i>


<i>b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mơ</i>
<i>diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.</i>


a. <i><b>Xử lí bảng số liệu</b></i>:


Giáo viên yêu cầu học sinh xử lý bảng số liệu bằng cách dựa vào bảng 10.1
tính tỷ lệ % diện tích gieo trồng và góc ở tâm, điền kết quả vào bảng như kết quả
bảng dưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

1990 2002 1990 2002
- Tổng số


- Cây lơng thực
- Cây công nghiệp.
- Cây TP, AQ, Khác


100
71,6
13,3
15,1
100
64,8
18,2


16,9
360
258
48
54
360
233
66
61


b. <i><b>V biểu đồ</b></i>:


- Giáo viên vừa vẽ biểu đồ, vừa hướng dẫn học sinh cách vẽ, cả lớp cùng vẽ
vào vở.


<i><b>c. Nhận xét</b></i>:


<i>*Cây lương thực, cây công nghiệp:</i>


- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm
71,6% xuống 64,8%.


- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ
13,3% lên 18,2%.


<i>*Cây công nghiệp; cây thực phẩm, ăn quả, cây khác:</i>


- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn
ha, tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%



<i><b>2.3.1.2.</b></i> <i><b>Ở tiết 16: Bài 16: </b>THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI</i>
<i>CƠ CẤU KINH TẾ.</i>


<i>Cho bảng số liệu sau đây:</i>


<b>Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991- 2002 (%)</b>


1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
<b>Tổng số</b>


Nông, lâm, ngư nghiệp.
Công nghiệp- xây dựng.
Dịch vụ.
<b>100,0</b>
40,5
23,8
35,7
<b>100,0</b>
29,9
28,9
41,2
<b>100,0</b>
27,2
28,8
44,0
<b>100,0</b>
25,8
32,1
42,1
<b>100,0</b>


25,4
34,5
40,1
<b>100,0</b>
23,3
38,1
38,6
<b>100,0</b>
23,0
38,5
38,5
<i>a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002.</i>


<i>b. Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:</i>


<i>- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống cịn 23,0%</i>
<i>nói lên điều gì?</i>


<i>- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?</i>


<i><b>a. Vẽ biểu đồ:</b></i>


- Giáo viên vừa vẽ vừa hướng dẫn học sinh cách vẽ, học sinh vẽ vào vở.
b. <i><b>Nhận xét biểu đồ</b></i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Tổ 1&2 thảo luận câu hỏi: </b></i>Sự giảm mạnh tỉ trọng của nơng- lâm- ngư nghiệp từ
40,5% xuống 23% nói lên điều gì?


- Nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công
nghiệp.



<i><b>Tổ 3&4 thảo luận câu hỏi: </b></i> Tỉ trọng khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế
này phản ánh điều gì?


- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng tăng lên nhanh nhất ,
thực tế này phản ánh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.


Qua cả hai giờ dạy trên giáo viên chưa hoàn thành mục tiêu đề ra: Chưa rèn
được kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho học sinh. Để hoàn thiện như nội dung thể
hiện trên thường thì giáo viên ít hồn thành trong một tiết dạy 45 phút với mục tiêu
hướng dẫn học sinh hồn thành, nếu có thì giáo viên thường làm thay học sinh trong
việc vẽ biểu đồ, nêu nội dung nhận xét.


<i><b>2.3.*. Việc rèn kỹ năng khai thác kiến thức bài học qua phân tích biểu đồ</b></i>
<i><b>SGK: (Nội dung bổ sung năm học 2008-2009)</b></i>


Sách giáo khoa địa lý 9 có 21 biểu đồ, trong đó có 12 biểu đồ hình trịn, 8 biểu
đồ cột, 1 biểu đồ đường. Nội dung các biểu đồ thể hiện cơ cấu- mật độ dân số, dân
tộc, cơ cấu kinh tế, tỉ trọng các ngành công nghiệp, cơ cấu GDP của các ngành kinh
tế; Sự biến đổi về dân cư, kinh tế- xã hội ... của nước ta trong một giai đoạn dài.


Thường thì dưới các biểu đồ thường có câu hỏi u cầu học sinh dựa vào biểu
đồ để nhận xét hoặc phân tích về các yếu tố thể hiện trên biểu đồ, trong qúa trình dạy
học giáo viên thường chỉ dựa vào câu hỏi giữa bài để hỏi học sinh về kiến thức chứa
trong biểu đồ .


<i><b>Ví dụ: Ở tiết 26: Bài 24: </b>VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt).</i>
<i>Mục 2: Công nghiệp: </i>


GV yêu cầu học sinh dựa vào hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất


công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.


- Quan sát biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ
1995-2002 (giá so sánh 1994), học sinh nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc
Trung Bộ năm 1995 là 3705,2 tỉ đồng, năm 1998 tăng lên 4852,5 tỉ đồng, năm 2000
tăng lên 7158,3 tỉ đồng, năm 2002 tăng lên 9883,2 tỉ đồng, việc nhận xét của học sinh
chưa thể hiện rõ sự tăng trưởng GDP công nghiệp ở Bắc Trung Bộ so với cả nước
trong giai đoạn 1995- 2002.


<i><b>2.4. Việc rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

viên, thường thì hiệu quả khai thác kiến thức chưa cao chỉ dừng lại ở mức học sinh nêu
được tên của hình, chứ chưa khai thác nhiều về thông tin kiến thức chứa trong các
hình. <i><b>Ví dụ:</b></i>


<i><b>2.4.1.</b></i> <i><b>Ở tiết 9: Bài 9:</b></i> SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ
<i>SẢN.</i>


<i><b>Mục 2:</b></i> Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.


Ở hình 9.1. Một mơ hình kinh tế trang trại nơng lâm kết hợp.


Thường thì giáo viên chỉ dừng lại ở việc yêu cầu học sinh quan sát hình 9.1 cho
biết nội dung hình 9.1; Học sinh chỉ cần nhìn vào SGK trả lời đây là một mơ hình
kinh tế trang trại nơng lâm kết hợp. Giáo viên có thể dừng lại ở đó hoặc giảng giải
thêm về mơ hình này.


<i><b>2.4.2.</b></i> <i><b>Ở tiết 22: Bài 20:</b></i> VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.


<i><b>Mục III:</b> Đặc điểm dân cư, xã hội:</i>



Hình 20.3. Một đoạn đê biển ở đồng bằng sơng Hồng.


Thường thì giáo viên chỉ dừng lại ở việc yêu cầu học sinh quan sát hình 20.3
cho biết nội dung hình 20.3; Học sinh chỉ cần nhìn vào SGK trả lời đây là hình một
đoạn đê biển ở đồng bằng sông Hồng...


<b>II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:</b>


<i><b>1. Tồn tại:</b></i>


- Bài soạn chưa rõ các hình thức tổ chức dạy học, chưa rõ hoạt động của thầy
và trò, chưa rõ kỹ năng địa lý cần rèn qua tiết dạy ...


- Không đảm bảo giờ dạy của một tiết học (cháy giáo án)


- Hiệu quả hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình, đồ dùng dạy
học chưa cao.


- Chưa rèn được kỹ năng địa lý cho học sinh: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo
viên bằng cách đọc kênh chữ ở SGK, chưa biết kết hợp việc xác định kết hợp mô tả
kiến thức trên bản đồ, đồ dùng dạy học,


- Còn quên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các hình, nhất là các
tranh, ảnh nhỏ ở SGK.


<i><b>2. Nguyên nhân:</b></i>


<i><b>2.1. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên: (Soạn giáo án)</b></i>



- Nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp cịn mơ hồ: Có thể hiện các
hoạt động, có hoạt động nhóm ... là đã đổi mới về phương pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

tâm kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần rèn cho đối tượng học sinh của trường mình là gì
trong việc thiết kế bài giảng.


- Ở các tiết thực hành giáo viên còn mơ hồ về mục tiêu cần đạt qua bài dạy,
nhất là mục tiêu rèn kỹ năng, chưa thể hiện được cách rèn kỹ năng như thế nào: Các
bước tiến hành, cách thực hiện các bước, thậm chí có giáo án cịn chưa vẽ được biểu
đồ theo yêu cầu của bài ...


<i><b>2.2. Việc rèn kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:</b></i>


- Các bản đồ được cấp thường không chứa một thông tin kiến thức của bài
học mà có nhiều thơng tin của nhiều bài, có sự khác nhau về kí hiệu ở lược đồ SGK,
giáo viên lúng túng khi hướng dẫn học sinh sử dụng.


- Học sinh chưa có kỹ năng khai thác kiến thức trên bản đồ từ các lớp dưới,
giáo viên chưa biết khai thác lỗi của học sinh để từng bước củng cố cho học sinh
những bước cần thiết khi khai thác kiến thức từ bản đồ.


- Giáo viên ngại yêu cầu học sinh mơ tả kiến thức từ bản đồ vì sợ học sinh
không mô tả được, không đảm bảo thời gian tiết dạy.


- Giáo viên chưa biết kết hợp hiệu quả giữa lược đồ SGK và bản đồ treo
tường trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.


- Để đi vào một phần (nội dung) nào đó của bài giáo viên thường đưa ra lệnh
(yêu cầu, hướng dẫn) song thường thì lệnh và câu hỏi để học sinh trả lời thường đi
đơi cùng lúc, học sinh khơng có thời gian thực hiện theo yêu cầu của giáo viên: "Các


em đọc sách giáo khoa, quan sát hình 1.1 kết hợp lược đồ treo tường cho biết...?" sau
đó giáo viên gọi học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung dưới dạng học
sinh nhìn SGK đọc nội dung trả lời chứ chưa tạo điều kiện buộc học sinh phải làm
việc trên bản đồ, lược đồ...


<i><b>2.3. Việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê: </b></i>


- Giáo viên chưa hình thành được cho học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu
theo quy trình nhất định.


- Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất trong bảng
số liệu để kết luận tăng hay giảm chứ chưa xác định được kỹ năng cần rèn cho học
sinh trong việc phân tích các số liệu, xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh,
đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng...


<i><b>2.4. Việc rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ từ các bảng số liệu thống kê:</b></i>


- Học sinh chưa có kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ từ lớp dưới.


- Kỹ năng tính tốn của học sinh cịn nhiều hạn chế: Kỹ năng tính tỉ lệ %, tính góc ở
tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Học sinh chưa xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ theo đề ra; Giáo viên chưa
hướng dẫn được cho học sinh phân biệt cách vẽ các dạng biểu đồ khác nhau.


- Giáo viên còn chủ quan trong việc rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho
học sinh: Chưa có sự đầu tư trong việc thiết kế bài giảng, giáo án không thể hiện rõ
kỹ năng cần rèn cho học sinh là gì, rèn như thế nào? Việc ngộ nhận của giáo viên về
học sinh lớp 9 trong việc đã biết tính tỉ lệ %, biết sử dụng thước đo độ để vẽ biểu đồ
hình trịn, biết nhìn vào biểu đồ để nhận xét ...



- Do giáo viên vừa vẽ biểu đồ trên bảng vừa hướng dẫn học sinh cách vẽ nên
khơng có thời gian để theo dõi uốn nắn, sửa sai cho học sinh về kỹ năng vẽ biểu đồ.


- Giáo viên chưa chú trọng việc rèn cho học sinh kỹ năng so sánh cụ thể: Tăng
bao nhiêu, gấp mấy lần...


<i><b>2.5. Việc rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý: </b></i>


- Do thời gian tiết dạy có hạn, giáo viên thường tập trung hướng dẫn học sinh
khai thác kiến thức từ bản đồ, chỉ dựa vào bài soạn, khơng thấy có hình nên thường
qn.


- Giáo viên chưa chú trọng đến lượng kiến thức chứa trong hình.
- Kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh của học sinh còn hạn chế...


<b>III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC</b>
<b>KIẾN THỨC HIỆU QUẢ QUA VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ TRONG DẠY</b>
<b>HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9:</b>


<i><b>1. Giáo viên cần hiểu đúng hơn về định hướng đổi mới phương pháp dạy</b></i>
<i><b>học:</b></i>


Định hướng cơ bản về đổi mới phương pháp là dạy học thông qua tổ chức các
hoạt động học tập cho học sinh. Giáo viên cần phải phấn đấu sao cho mỗi tiết học bình
thường, học sinh nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận
<i>nhiều hơn, trên cơ sở đó dạy cho các em biết cách học, biết cách nghĩ, biết cách làm.</i>


Cần hiểu đổi mới phương pháp cũng có nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới, tạo
sự tập trung cho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới. Tạo cho học sinh


một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là:


- Học sinh phải trở thành chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, chủ động và sáng
tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức: "Người học là chủ thể kiến tạo tri thức, rèn
luyện kỹ năng, hình thành thái độ".


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ
sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã
định.


Xác lập, khẳng định vai trò chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy
học, cụ thể là:


Người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự
giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy khơng cịn là nguồn phát thơng
tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà là
người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh.


Với tư cách là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình học tập của học
sinh, người thầy cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức năng sau đây:


a. Thiết kế, tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Người thầy cần phải xuất phát từ
mục đích và nội dung của bài học mà thiết kế ra những tình huống thích hợp để học
sinh chiếm lĩnh nó thơng qua hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo theo hướng
độc lập hoặc hợp tác, giao lưu.


b. Uỷ thác, tức là thông qua việc đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ, hứng thú.
Người thầy biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác
của trò và chuyển giao cho trị những tình huống để trị hoạt động và thích nghi.



c. Điều khiển q trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống
mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên).


d. Thể chế hoá, tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức
đã có, đồng nhất hố kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội,
hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.


<i><b>2. Cần đổi mới việc tổ chức các hoạt động dạy- học trong thiết kế bài dạy của</b></i>
<i><b>giáo viên: (Soạn giáo án)</b></i>


<i><b>2.1. Công tác chuẩn bị:</b></i>


Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:
- Mục tiêu bài học là gì?


- Cần chuẩn bị và thiết kế đồ dùng dạy học gì? Có những bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh... nào cần thiết cho tiết dạy?


- Cần chuẩn bị thông tin, tư liệu nào cho học sinh?


- Cần chuẩn bị phiếu học tập, phiếu giao việc, trò chơi nào cho học sinh?
- Ở bài học này nên chia nhóm học sinh như thế nào?


- Nên bố trí các nhóm ngồi theo từng cơng việc ra sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Các bước lên lớp tiến hành như thế nào cho hợp lý, hấp dẫn?


<i><b>2.2. Các bước thiết kế bài dạy:</b></i>



Để có một giáo án tốt, giáo viên nên đi theo trình tự sau:
<i>(1). Xác định mục tiêu.</i>


Phải định rõ mục tiêu (kết quả) học sinh cần đạt về <i>kiến thức, kỹ năng, thái độ</i>
sau khi học xong bài.


Mục tiêu của bài học không chỉ cho kết quả cần đạt (đối với học sinh) có tính
chất chung cho cả bài, mà nó cịn là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động dạy và
học ở trên lớp của bài học. Mục tiêu bài học càng cụ thể thì càng có nhiều thuận lợi
<i>cho việc tổ chức các hoạt động học tập. Cách viết mục tiêu theo quan điểm dạy học</i>
thông qua tổ chức các hoạt động cho học sinh là phải động từ hoá đầu câu của mỗi
mục tiêu.


Mục tiêu hoạt động sẽ chỉ cho giáo viên kết quả (cái đích cần tới) của mỗi hoạt
động. Mục tiêu của mỗi hoạt động có thể trùng với một bộ phận của mục tiêu bài học
nhưng cũng có thể chỉ là một phần của một mục tiêu bộ phận của bài học.


<i>(2). Xác định nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.</i>
<i>(3). Chuẩn bị đồ dùng dạy học.</i>


<i>(4). Thiết kế các hoạt động dạy học.</i>


Các hoạt động trong một bài dạy có 3 chức năng: Ôn lại kiến thức cũ để chuẩn
bị bài học mới, học nội dung mới hay thực hành, ghi nhớ và lên kế hoạch sắp tới
(chuẩn bị cho bài hôm sau).


Khi thiết kế các hoạt động, giáo viên cần trả lời được các câu hỏi sau:


- Để đạt được những mục tiêu của bài thì học sinh cần phải tiến hành những
hoạt động nào?



- Mỗi hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu nào? Có vai trị gì?
- Cách thức tổ chức các hoạt động ra sao?


- Những nội dung nào nên để học sinh làm việc cá nhân, những nội dung nào
nên để học sinh làm việc theo nhóm hay cả lớp?


Giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung học tập, điều kiện về phương tiện
học tập, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS nói chung và đặc điểm học sinh lớp
mình đang dạy nói riêng để lựa chọn nội dung hoạt động, cách thức hướng dẫn hoạt
động và hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh (cá nhân, nhóm, lớp...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

theo trình tự nào...) được sắp xếp theo một thứ tự nhất định tuỳ theo logic của quá
trình nhận thức, của kiến thức và kỹ năng trong bài.


Khi biên soạn các câu hỏi hoạt động, giáo viên có thể dùng các câu hỏi theo
phương pháp lựa chọn (học sinh chọn từ các lựa chọn đã cho) như câu hỏi nhiều lựa
chọn, câu ghép đôi, đúng- sai, điền khuyết... hoặc các câu hỏi mở như câu trả lời
ngắn, thu thập dữ liệu, phân tích một bản đồ, biểu đồ, viết báo cáo...


Giáo viên cũng phải suy nghĩ về các câu hỏi: <i>Học sinh có thể làm gì? (gợi nhớ</i>
lại nội dung; diễn đạt lại nội dung theo cách riêng của các em; thu thập thông tin từ
bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh; so sánh hoặc đánh giá; thực hành những gì đã học; phỏng
vấn hay thảo luận với bạn khác...). Học sinh có thể trả lời như thế nào? (suy nghĩ về
câu trả lời của mình, đánh dấu vào các danh mục có sẵn, viết một câu, một ý, một
đoạn hay một bài, hoàn thành một bảng, vẽ biểu đồ, đồ thị, sơ đồ...). Đâu là câu trả
<i>lời đúng? Học sinh có thể mắc những lỗi nào?</i>


Tất nhiên cùng đi tới cùng mục tiêu nhưng có thể có những con đường khác
nhau với hệ thống câu hỏi, bài tập khác nhau tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể về thiết bị


dạy học, trình độ học sinh và các hình thức tổ chức hoạt động (cá nhân, nhóm, lớp...)


<i>(3). Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động.</i>


Việc phân chia thời gian cho mỗi hoạt động có ý nghĩa rất lớn. Nó tạo điều
kiện cho việc lập kế hoạch chi tiết của bài học một cách khoa học, đồng thời nó cũng
góp phần xác định trọng tâm, trọng điểm của bài học, từ đó giúp giáo viên thực hiện
thành công bài dạy trên lớp.


<i>(4). Chuẩn bị các phiếu học tập, phiếu giao việc cho học sinh (nhóm, cá nhân) khi cần</i>
<i>thiết.</i>


*<i><b>Ví dụ:</b></i>


<i><b>Ở tiết 9: Bài 9: </b>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN.</i>
Hoạt động của thầy và trị. Nội dung.


<i><b>*Hoạt động 2:</b></i> (18') - Tìm hiểu nguồn lợi, sự phát triển,
phân bố ngành thủy sản.


+ GV treo bản đồ treo tường, hướng dẫn học sinh quan sát
lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam (hình 9.2) chú ý
các ký hiệu về bãi cá, bãi tôm, các tỉnh trọng điểm nghề cá,
kết hợp quan sát bản đồ treo tường.


+ Nhóm bàn đọc mục 2 SGK quan sát bản đồ, kết
hợp quan sát H9.2, thảo luận:


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi
nào để khai thác thủy sản?



- Mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ dày đặc.
- Vùng biển rộng 1 triệu km2<sub>.</sub>


- Bờ biển, đầm phá, rừng ngập mặn...


II. <i><b>Ngành thủy sản:</b></i>
<i><b>1. Nguồn lợi thủy sản</b></i>:


Khai thác thủy sản:


+ Nước ngọt: Sông suối, ao,
hồ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i><b>Câu hỏi: </b></i>Tìm và xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá?
- Các tỉnh DH Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Kiên
Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận...


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Tìm và xác định các ngư trường trọng điểm ở
nước ta trên bản đồ.


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Những thuận lợi của điều kiện tự nhiên
cho nuôi trồng thủy sản nước ta?


- Có tiềm năng lớn: Ni trồng thuỷ sản nước ngọt,
nước mặn, nước lợ...


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Những khó khăn do thiên tai gây ra cho
nghề khai thác và ni trồng thủy sản?



- Bão, gió mùa Đơng Bắc, ô nhiễm môi trường biển,
thiếu quy hoạch, thiếu vốn đầu tư ...


+ Cá nhân đọc bảng 9.2, SGK:


<i><b>Câu hỏi:</b></i> So sánh số liệu, nhận xét sự phát triển của
ngành thủy sản?


- Sản lượng tăng nhanh liên tục: tăng 1756,8 nghìn
tấn sấp xỉ gấp 3 lần. Sản lượng khai thác tăng nhiều
hơn nuôi trồng: 1074,1 nghìn tấn sấp xỉ 2,5 lần;
682,7 nghìn tấn sấp xỉ 5,2 lần.


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta
hiện nay?


<i><b>Câu hỏi:</b></i> Những khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ
sản nước ta hiện nay? Biện pháp khắc phục?


+ HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tóm tắt.


mặn.


- Có 4 ngư trường trọng điểm.
Nhiều bãi tơm, cá, mực.


- Ni trồng thủy sản có tiềm
năng rất lớn về nuôi thủy sản
nước ngọt, mặn, lợ.



2. <i><b>Sự phát triển và phân bố</b></i>:
- Sản xuất thủy sản phát triển
mạnh mẽ. Tỉ trọng sản lượng
khai thác lớn hơn tỉ trọng sản
lượng nuôi trồng.


- Nghề nuôi trồng thủy sản
đang rất phát triển góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và khai thác tiềm
năng to lớn của đất nước.
- Xuất khẩu thủy sản hiện nay
có bước phát triển vượt bậc.


<i><b>Ở tiết 10: Bài 10: </b>THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ</i>
<i>THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY,</i>
<i>SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.</i>


*<i><b>Hoạt động 1</b></i>: Vẽ, phân tích biểu đồ hình trịn.
+ Cả lớp đọc đề bài. Bài 1: Cho bảng số liệu:


Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)


Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.


<b>Tổng số.</b>


Cây lương thực.
Cây công nghiệp.



Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>a. Hãy vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm</i>
<i>cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24</i>
<i>mm.</i>


<i>b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mơ</i>
<i>diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.</i>


a. <i><b>Qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu</b></i>: (5')
+ Cá nhân nhớ lại kiến thức bài cũ.


<i><b>Câu hỏi</b></i>: Các bước vẽ biểu đồ cơ cấu?


- <i><b>Bước 1</b></i>: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu ( tổng các thành phần là
100%)


- <i><b>Bước 2</b></i>: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, vẽ thuận
chiều kim đồng hồ. Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong
cơ cấu, ghi trị số phần trăm, kí hiệu, chú giải, ghi tên biểu đồ


*<i><b>Lưu ý HS</b></i>: khi vẽ biểu đồ nét vẽ hình trịn trùng màu mực của bài làm.
b. <i><b>Xử lí bảng số liệu</b></i>: (10')


+ Cả lớp đọc bảng 10.1, nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận:


<i><b>Câu hỏi</b></i>: Cách tính tỉ lệ % của từng loại cây?


- Lấy số lượng loại cây cần tính nhân 100 chia tổng số.



<i><b>Câu hỏi</b></i>: Cách tính góc ở tâm trên biểu đồ?
- Lấy tỉ lệ % loại cây cần tính nhân 3,6.
+ Chia lớp làm 4 nhóm theo tổ:


<i>Nhóm 1 & 2: tính tỉ lệ % cơ cấu diện tích gieo trồng.</i>
<i>Nhóm 3 & 4: tính góc ở tâm trên biểu đồ.</i>


+ Đại diện các nhóm điền thơng tin, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác.


Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng ( %) Góc ở tâm trên biểu đồ( độ)


1990 2002 1990 2002


- Tổng số


- Cây lư¬ng thùc
- Cây công nghiệp.
- Cây TP, AQ, Khác


100
71,6
13,3
15,1


100
64,8
18,2
16,9


360


258
48
54


360
233
66
61


c. <i><b>V biu </b></i>: (13')


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Gọi 2 HS vẽ trên bảng: Một em vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo
các loại cây năm 1999; Một em vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các
loại cây năm 2002;


+ HS nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác.


<i><b>BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY NĂM 1990 VÀ</b></i>
<i><b>2002</b></i>


<i><b>d. Nhận xét</b></i>: ( 7')


+ Nhóm theo tổ quan sát biểu đồ, thảo luận câu b SGK.
<i>Nhóm 1&2: Cây lương thực, cây cơng nghiệp.</i>


- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm 71,6%
xuống 64,8%.


- Cây cơng nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 13,3% lên
18,2%.



<i>Nhóm 3&4: Cây cơng nghiệp; cây thực phẩm, ăn quả, cây khác.</i>


- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn
ha, tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%.


+ Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung, giáo viên tóm tắt.


<i><b>3. Đổi mới việc dạy của giáo viên trong giờ lên lớp:</b></i>


- Trước khi yêu cầu học sinh thực hiện một hoạt động, giáo viên cần có sự
định hướng cho học sinh về việc sắp phải làm. Ví dụ: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
về dân số và gia tăng dân số; Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
công nghiệp nước ta...


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

trong tổ về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp của
nước ta...


- Phải dành thời gian cho học sinh hồn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả
học tập theo đúng kế hoạch đã định.


- Giáo viên cần có thái độ cởi mở, thân thiện đối với học sinh, biết khen
thưởng, động viên kịp thời, phê bình một cách "tế nhị" để giúp học sinh tự tin và
tự nhiên hơn trong học tập, hạn chế tính tự ti, lười hoạt động của học sinh.


- Để giúp học sinh có thể tiến hành các hoạt động học một cách thuận lợi,
hiệu quả, giáo viên cần đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kỹ
năng làm việc với các thiết bị học tập địa lý, kỹ năng làm việc độc lập (cá nhân)
hay hợp tác trong nhóm nhỏ, trình bày các kết quả của hoạt động.



- Trong trường hợp cả giáo viên và học sinh còn chưa quen cách dạy và học
theo hướng dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho học sinh thì ở các bài
học đầu tiên của một lớp, giáo viên nên chọn nội dung dễ tổ chức hoạt động nhất
để áp dụng cách dạy học mới, các phần còn lại vẫn dạy theo phương pháp quen
dùng, sau đó mở rộng, phát triển dần việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.


- Về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm: Trong điều kiện đa số các lớp
học đều có số lượng học sinh đơng, chưa có bàn ghế rời... thì giáo viên nên áp
dụng hình thức tổ chức nhóm theo cặp, theo bàn hoặc hai bàn ngồi quay lại với
nhau. Với những bài tập nhỏ thì lựa chọn hình thức nhóm theo cặp, với những bài
tập khó, có nhiều việc phải làm hoặc thảo luận mới đi tới kết quả thì nên tổ chức
cho học sinh làm việc theo các nhóm lớn hơn.


<i><b>3.1. Biện pháp rèn kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược</b></i>
<i><b>đồ:</b></i>


Đọc bản chú giải để biết cách người ta thể hiện các yếu tố trên bản đồ như
thế nào? Bằng các ký hiệu gì? Bằng các màu sắc gì?


- Dựa vào các ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối
tượng địa lý.


- Liên kết, đối chiếu, so sánh các ký hiệu với nhau để tìm ra đặc điểm của
các đối tượng được thể hiện trực tiếp trên bản đồ.


- Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý đã học, vận dụng các thao tác
tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các đặc điểm hoặc mối quan hệ
địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự
nhiên, các yếu tố kinh tế với nhau) nhằm giải thích sự phân bố hay đặc điểm của
các đối tượng, hiện tượng địa lý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b>3.1.1. Ở tiết 9: Bài 9: </b>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,</i>
<i>THUỶ SẢN.</i>


Khi dạy bài này, giáo viên sử dụng bản đồ: Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản Việt Nam trong bộ đồ dùng được cấp, kết hợp hình 9.2. SGK Lược đồ
lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 9.2. SGK. Lược đồ lâm nghiệp
và thuỷ sản Việt Nam, kết hợp quan sát bản đồ treo tường: Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản Việt Nam, cần phải theo các bước:


- Đọc tên lược đồ, bản đồ.


- Xem bảng chú giải để biết: Các vùng rừng, vùng sản xuất nông nghiệp,
các bãi cá, bãi tôm, các tỉnh trọng điểm nghề cá được thể hiện bằng màu gì? Ký
hiệu gì? Trên cả lược đồ SGK và bản đồ treo tường.


- Dựa vào các ký hiệu thể hiện trên lược đồ, bản đồ, giáo viên hướng dẫn
học sinh xác định vị trí, quy mơ của các loại rừng, các bãi cá, bãi tôm, các tỉnh
trọng điểm nghề cá trên bản đồ, lược đồ bằng các câu hỏi gợi mở:


• Mô tả sự phân bố các loại rừng của nước ta?
+ Rừng phòng hộ: Phân bố ở núi cao, ven biển.


+ Rừng sản xuất (rừng tự nhiên, rừng trồng): Phân bố ở núi thấp, trung du.
+ Rừng đặc dụng: Phân bố ở mơi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh
thái.


• Xác định các loại rừng có ở tỉnh Kon Tum?



+ Rừng phòng hộ; Rừng sản xuất; Rừng đặc dụng: Đăk Hà.


• Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để phát triển nhanh khai thác
thuỷ sản?


+ Mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ dày đặc. Vùng biển rộng trên 1 triệu km2<sub>. Bờ</sub>


biển dài, nhiều đầm phá, rừng ngập mặn...


• Xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá. Các ngư trường trọng điểm ở nước
ta?


+ Học sinh xác định kết hợp kể tên các tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ và
các tỉnh Nam Bộ. Xác định đọc tên bốn ngư trường trọng điểm: Cà Mau- Kiên
Giang; Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu; Hải Phịng- Quảng Ninh;
Ngư trường quần đảo Hồng Sa- Trường Sa trên bản đồ, lược đồ.


- Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố ngành lâm nghiệp; Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.


<i><b>*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp</b></i>


(mục 2.1.1 của 2.1 phần II và mục 3.1.1 của 3.1 phần III)
<b>Chọn ý em cho là đúng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.</b>
<b>b. Có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi.</b>
<b>c. Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kỹ thuật.</b>



<b>d. Đời sống nhiều vùng nông thôn miền núi đã được cải thiện.</b>


<i>2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta: </i>
<b>a. Nhân dân có kinh nghiệm khai thác và ni trồng thuỷ sản.</b>


<b>b. Mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ dày đặc.</b>


<b>c. Đường bờ biển dài hơn 3000 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km</b>2<sub>.</sub>


<b>d. Thị trường thế giới có nhu cầu tiêu thụ cao.</b>


<i>3. Khu vực có tiềm năng lớn cho ni trồng thuỷ sản nước lợ ở nước ta:</i>
<b>a. Ven biển, ven các đảo, quần đảo.</b>


<b>b. Rừng ngập mặn, đầm phá, bãi triều rộng.</b>
<b>c. Nhiều sông, suối, ao, hồ.</b>


<b>d. Tất cả các đáp án trên.</b>
<b>Kết quả trả lời của học sinh:</b>


Câu Ví dụ mục 2.1.1 của 2.1 phần II Ví dụ mục 3.1.1 của 3.1 phần III Đáp
án


a b c d a b c d


1 10/30 =


33,3% 18/30 =60,0% 2/30 =6,7% 31/31=100% b



2 3/30 =


10,0% 11/30 =36,7% 16/30=53,3% 2/31 =6,5% 29/31 =93,5% c


3 9/30=


30,0% 11/30=36,7% 4/30 =13,3% 6/30 =36,7% 3/31 =9,7% 28/31 =90,3% b


<i><b>3.2. Biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê: </b></i>


Khi hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu thống kê, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh biết trình tự các bước:


- Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để biết được chủ đề của bảng số liệu
đó.


- Hiểu được các đặc trưng khơng gian, thời gian của các đại lượng được
trình bày trong bảng.


- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.


- Xử lí các số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập khi cần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Đặt các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm
tìm ra kiến thức mới.


Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê
(hoặc các số liệu riêng rẻ), cần lưu ý học sinh:


- Khơng bỏ sót số liệu nào.



- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.


<i><b>*Ví dụ: 3.2.1. Ở bảng 8.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%).</b></i>


Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.


Cây lương thực.
Cây công nghiệp.


Cây ăn quả, rau đậu và cây khác.


67,1
13,5
19,4


60,8
22,7
16,5
Để rèn choc học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu, giáo viên cần yêu cầu
học sinh đọc bảng số liệu trả lời các câu hỏi:


<i><b>Câu hỏi: </b></i>Nội dung bảng 8.1?


- Bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính theo giá trị phần
trăm năm 1990 và 2002.


<i><b>Câu hỏi: </b></i>Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp
trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?



- Giáo viên hướng dẫn cách tính để học sinh biết dựa vào bảng số liệu phân
tích được cây lương thực năm 2002 giảm 6,3% so với năm 1990. Cây công nghiệp
năm 2002 tăng 9,2% so với năm 1990. Cây ăn quả, rau đậu và cây khác năm 2002
giảm 2,9% so với năm 1990-> Nền nông nghiệp đang phá thế độc canh cây lúa,
phát huy thế mạnh của cây công nghiệp nhiệt đới- cây hàng hố, làm ngun liệu
cho cơng nghiệp chế biến để xuất khẩu.


<i>3<b>.2.2. Ở bảng 8.2.</b> Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa.</i>


Tiêu chí. Năm 1980. Năm 1990. Năm 2002
Diện tích (nghìn ha).


Năng suất lúa cả năm (tạ/ha).
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn).


Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg)


5600
20,8
11,6
217


6043
31,8
19,2
291


7504
45,9
34,4


432
<i>Dựa vào bảng 8.2. Trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì</i>
<i>1980- 2002.</i>


Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết dựa vào bảng 8.2 tính từng chỉ tiêu
theo cách nêu ra nhận xét tăng bao nhiêu (bằng phép tính gì?)? Gấp bao nhiêu lần
(bằng phép tính gì?)? Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Năng suất lúa cả năm năm 2002 tăng 25,1 tạ/ ha, gấp 2,2 lần năm 1980.
- Sản lượng lúa cả năm năm 2002 tăng 22,8 triệu tấn, gấp 3 lần năm 1980.
- Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2002 tăng 215 kg, gấp 2 lần năm
1980.


<i><b>*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp</b></i>


(mục 2.2.1&2 của 2.2 phần II và mục 3.2.1 của 3.2 phần III)Chọn ý em cho là
<b>đúng:</b>


<i>1. Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng:</i>
<b>a. Thâm canh tăng năng suất.</b>


<b>b. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.</b>


<b>c. Phát triển đa dạng, nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế.</b>
<b>d. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu.</b>


<i>2.Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 1990- 2002 có sự thay đổi:</i>
<b>a. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, thực phẩm.</b>


<b>b. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm.</b>


<b>c. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, cây thực phẩm.</b>
<b>d. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.</b>


<i>3. Phát triển các vùng chun canh cây cơng nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt</i>
<i>kinh tế:</i>


<b>a. Phá thế độc canh cây lúa, tạo sản phẩm xuất khẩu, bảo vệ môi trường.</b>
<b>b. Giải quyết việc làm và phân bố lại dân cư lao động.</b>


<b>c. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên.</b>
<b>d. Tất cả các ý trên.</b>


<b>Kết quả trả lời của học sinh:</b>


Câu Ví dụ mục 2.2.1 của 2.2 phần II Ví dụ mục 3.2.1 của 3.2 phần III Đáp
án


a b c d a b c d


1 10/30 =


33,3% 18/30 =60,0% 2/30 =6,7% 29/31 =93,5% 2/31 =6,5% c


2 16/30=


53,3% 14/30 =46,7% 29/31 =93,5% 31/31=100% c, d


3 11/30=


36,7% 4/30 =13,3% 9/3030,0%= 6/30 =36,7% 31/31=100% 28/31 =90,3% a, c



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Để có tiết thực hành tốt, giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước các
dụng cụ học tập cần thiết và đọc lại những phần lý thuyết có liên quan đến bài thực
hành.


Khi thực hành trên lớp, giáo viên nên căn cứ vào các câu hỏi, bài tập trong
SGK, giao nhiệm vụ cho các cá nhân hoặc nhóm học sinh chuẩn bị, sau đó trình
bày kết quả trước lớp và cùng nhau chuẩn xác kiến thức. Giáo viên cần xác định
mục tiêu rèn kỹ năng cần thiết trong tiết thực hành là gì, cách rèn như thế nào
trong tiết dạy trên lớp.Giáo viên cần theo dõi và chấm điểm, đánh giá kết quả học
tập của học sinh đối với mỗi bài thực hành.


Giáo viên cũng có thể tổ chức các trị chơi học tập như đố vui, ai nhanh
hơn... trong giờ thực hành nhằm giúp học sinh phát huy cao độ tính tích cực, độc
lập, khả năng phản ứng nhanh của học sinh trong học tập.


<i><b>*Ví dụ:</b></i>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Ở tiết 10: Bài 10: </b>THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ</i>
<i>THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY,</i>
<i>SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM.</i>


*<i><b>Hoạt động 1</b></i>: Vẽ, phân tích biểu đồ hình trịn.
+ Cả lớp đọc đề bài. Bài 1: Cho bảng số liệu:


<i>Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)</i>


Các nhóm cây. Năm 1990. Năm 2002.


<b>Tổng số.</b>



Cây lương thực.
Cây công nghiệp.


Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.


<b>9040,0</b>
6474,6
1199,3
1366,1


<b>12831,4</b>
8320,3
2337,3
2173,8
<i>a. Hãy vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm</i>
<i>cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24</i>
<i>mm.</i>


<i>b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mơ</i>
<i>diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.</i>


a. <i><b>Qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu</b></i>: (5')
+ Cá nhân nhớ lại kiến thức bài cũ.


<i><b>Câu hỏi</b></i>: Các bước vẽ biểu đồ cơ cấu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- <i><b>Bước 2</b></i>: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, vẽ thuận
chiều kim đồng hồ. Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong
cơ cấu, ghi trị số phần trăm, kí hiệu, chú giải, ghi tên biểu đồ



*<i><b>Lưu ý HS</b></i>: khi vẽ biểu đồ nét vẽ hình trịn trùng màu mực của bài làm.
b. <i><b>Xử lí bảng số liệu</b></i>: (10')


+ Cả lớp đọc bảng 10.1, nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận:


<i><b>Câu hỏi</b></i>: Cách tính tỉ lệ % của từng loại cây?


- Lấy số lượng loại cây cần tính nhân 100 chia tổng số.


<i><b>Câu hỏi</b></i>: Cách tính góc ở tâm trên biểu đồ?
- Lấy tỉ lệ % loại cây cần tính nhân 3,6.
+ Chia lớp làm 4 nhóm theo tổ:


<i>Nhóm 1 & 2: tính tỉ lệ % cơ cấu diện tích gieo trồng.</i>
<i>Nhóm 3 & 4: tính góc ở tâm trên biểu đồ.</i>


+ Đại diện các nhóm điền thơng tin, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác.


Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng( %) Góc ở tâm trên biểu đồ ( )


1990 2002 1990 2002


- Tng s


- Cõy lơng thực
- Cây công nghiệp.
- Cây TP, AQ, Khác


100


71,6
13,3
15,1


100
64,8
18,2
16,9


360
258
48
54


360
233
66
61


c. <i><b>V biu </b></i>: (13')
+ Gọi 2 HS vẽ trên bảng:


• Một em vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm
1999.


• Một em vẽ biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm
2002;


+ Cả lớp dựa vào bảng số liệu đã được xử lí -> vẽ biểu đồ.
+ GV theo dõi sửa sai cho học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i><b>BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY NĂM 1990 VÀ 2002</b></i>


<i><b>d. Nhận xét</b></i>: ( 7')


+ Nhóm theo tổ quan sát biểu đồ, thảo luận câu b SGK.
<i>Nhóm 1&2: Cây lương thực, cây cơng nghiệp.</i>


- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm 71,6%
xuống 64,8%.


- Cây cơng nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 13,3%
lên 18,2%.


<i>Nhóm 3&4: Cây cơng nghiệp; cây thực phẩm, ăn quả, cây khác.</i>


- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn
ha, tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%.


+ Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung, giáo viên tóm tắt.


<i><b>2.</b></i> <i><b>Ở tiết 16: Bài 16: </b>THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU</i>
<i>KINH TẾ.</i>


<i>Cho bảng số liệu sau đây:</i>


<i><b>Bảng 16.1. </b>Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991- 2002 (%)</i>


1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
<b>Tổng số</b>



Nông, lâm, ngư nghiệp.
Công nghiệp- xây dựng.
Dịch vụ.


<b>100,0</b>
40,5
23,8
35,7


<b>100,0</b>
29,9
28,9
41,2


<b>100,0</b>
27,2
28,8
44,0


<b>100,0</b>
25,8
32,1
42,1


<b>100,0</b>
25,4
34,5
40,1



<b>100,0</b>
23,3
38,1
38,6


<b>100,0</b>
23,0
38,5
38,5
<i>a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống cịn</i>
<i>23,0% nói lên điều gì?</i>


<i>- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều</i>
<i>gì?</i>


a. <i><b>H</b><b> ướng dẫn cách vẽ</b></i>:


<i><b>Hỏi:</b></i> Trình bày cách vẽ biểu đồ miền?
- Biểu đồ là hình chữ nhật:


+ Trục tung có trị số là 100%.


+ Trục hoành là các năm. Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời
điểm (năm ) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm.


b. <i><b>Vẽ biểu đồ</b></i>: (25') + Học sinh lên bảng vẽ biểu đồ, cả lớp cùng vẽ.


+ Giáo viên theo dõi, sửa sai cho học sinh.



+ Học sinh nhận xét, sửa sai, Giáo viên chuẩn xác.
c. <i><b>Nhận xét biểu đồ</b></i>.


+ Nhóm theo tổ: quan sát biểu đồ, nhận xét.


<i><b>Tổ 1&2 thảo luận câu hỏi: </b></i>Sự giảm mạnh tỉ trọng của nơng- lâm- ngư nghiệp
từ 40,5% xuống 23% nói lên điều gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>Tổ 3&4 thảo luận câu hỏi: </b></i> Tỉ trọng khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực
tế này phản ánh điều gì?


- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng tăng lên nhanh nhất ,
thực tế này phản ánh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.


<i><b>*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp</b></i>


(mục 2.3.1&2 của 2.3 phần II và mục 3.3.1 của 3.3 phần III)
<b>Chọn ý em cho là đúng:</b>


<i>1. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta:</i>
<b>a. Trồng trọt được quanh năm, có khả năng thâm canh.</b>
<b>b. Cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.</b>


<b>c. Phân hố thời vụ và khơng gian.</b>
<b>d. Tất cả các đặc điểm nói trên.</b>


<i>2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây trồng trong các nhóm cây tốt nhất:</i>
<b>a. Biểu đồ hình cột.</b> <b>b. Biểu đồ hình trịn.</b>



<b>c. Biểu đồ miền. </b> <b>d. Biểu đồ cột chồng.</b>


<i>3. Chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng từ 1990- 2002 cho thấy vai trị</i>
<i>của:</i>


<b>a. Cây cơng nghiệp lâu năm ngày càng quan trọng.</b>
<b>b. Cây lương thực năng suất, sản lượng ngày một cao.</b>


<b>c. Cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác đã được chú trọng phát triển.</b>
<b>d. Tất cả các ý trên.</b>


<b>Kết quả trả lời của học sinh:</b>


Câu Ví dụ mục 2.3.1 của 2.3 phần II Ví dụ mục 3.3.1 của 3.3 phần III Đáp
án


a b c d a b c d


1 10/30 =


33,3% 11/30=36,7% 4/30 =13,3% 6/30 =36,7% 2/31 =6,5% 29/31 =93,5% d


2 16/30=


53,3% 14/30 =46,7% 31/31=100% b


3 3/30 =


10,0% 9/3030,0%= 18/30 =60,0% 3/31=9,7% 28/31 =90,3% d



<i><b>3.3.*. Biện pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức bài học qua phân tích biểu đồ</b></i>
<i><b>SGK: (Nội dung bổ sung năm học 2008- 2009)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì
(số dân, các ngành kinh tế...) trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Các đại lượng
đó được thể hiện trên biểu đồ như thế nào (theo đường, cột, hình trịn...)? Trị số
của các đại lượng được tính bằng gì (triệu người, kg, %...)


- Đối chiếu, so sánh độ lớn của các hợp phần (biểu đồ cột chồng, biểu đồ
hình trong, biểu đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột) hoặc độ dốc của đồ
thị (biểu đồ đường), kết hợp các số liệu (nếu có) rút ra nhận xét về các đối tượng
và hiện tượng địa lý được biểu hiện trên biểu đồ.


- Kết hợp kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ để giải thích.


<i><b>Ví dụ: </b></i>


<i><b>Ở tiết 26: Bài 24: </b>VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt).</i>
<i>Mục 2: Công nghiệp:</i>


Giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng phân tích kiến thức qua biểu đồ hình
24.2 SGK: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ
1995-2002 (giá so sánh 1994)


<b>Hình 24.2. Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ</b>
<b>thời kỳ 1995- 2002 (giá so sánh 1994)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ năm 2000 tăng 2305,8 tỉ
đồng, gấp 1,47 lần năm 1998 (trong vòng 2 năm). Tăng 3453,1 tỉ đồng, gấp 1,93
lần năm 1995 (trong vịng 5 năm).



- Giá trị sản xuất cơng nghiệp của Bắc Trung Bộ năm 2002 tăng 2724,9 tỉ
đồng, gấp 1,38 lần năm 2000 (trong vòng 2 năm). Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp 2,66
lần năm 1995 (trong vòng 7 năm).


<i><b>*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp</b></i>


(mục 2.3.2 của 2.3 phần II và mục 3.3.2 của 3.3 phần III)
<b>Chọn ý em cho là đúng:</b>


<i>Giá trị sản xuất công gnhiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ1995- 2002giá so</i>
<i>sánh 1994) tăng rõ rệt:</i>


<i>1. Giai đoạn 1995- 1998.</i>


<b>a. Tăng 1147,3 tỉ đồng, gấp 1,3 lần.</b> <b>b. Tăng 1147,3 tỉ đồng, gấp</b>
1,38 lần.


<b>c. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,3 lần.</b> <b>d. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp</b>
1,38 lần.


<i>2. Giai đoạn 1998- 2000.</i>


<b>a. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,3 lần.</b> <b>b. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp</b>
1,38 lần.


<b>c. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,47 lần.</b> <b>d. Tăng 3453,1 tỉ đồng, gấp</b>
1,38 lần.


<i>3. Giai đoạn 1995- 2002.</i>



<b>a. Tăng 2724,9 tỉ đồng, gấp 1,38 lần.</b> <b>b. Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp</b>
2,66 lần.


<b>c. Tăng 2724,9 tỉ đồng, gấp 2,66 lần.</b> <b>d. Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp</b>
2,56 lần.


Kết quả trả lời của học sinh:


Câu Ví dụ mục 2.3.2 của 2.3 phần II Ví dụ mục 3.3.2 của 3.3 phần III Đáp
án


a b c d a b c d


1 10/30 =


33,3% 11/30=36,7% 4/30 =13,3% 6/30 =36,7% 29/31 =93,5% 2/31 =6,5% a


2 16/30=


53,3% 14/30 =46,7% 31/31=100% c


3 3/30 =


10,0% 18/30 =60,0% 9/3030,0%= 28/31 =90,3% 3/31=9,7% b


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Để học sinh có kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý, giáo viên
cần rèn cho học sinh các bước:


- Nêu tên của bức tranh hoặc ảnh nhằm xác định xem bức tranh hay ảnh đó


thể hiện gì (đối tượng địa lý nào)? Ở đâu?


- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên
bức tranh hoặc ảnh.


- Nêu biểu tượng và khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc
tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh hoặc ảnh.


Tuy nhiên tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số
đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học
sinh dựa vào kiến thức địa lý đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lý
khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính, sự phân bố... của đối tượng địa lý được thể
hiện trên bức tranh hoặc ảnh đó.


<i><b>Ví dụ:</b></i>


<i><b>3.4.1.</b></i> <i><b>Ở tiết 9: Bài 9:</b></i> <i>SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,</i>
<i>THUỶ SẢN.</i>


<i><b>Mục 2:</b></i> Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng làm thế nào để sau khi quan sát
hình 9.1 SGK học sinh trả lời nhanh được như thế nào là mơ hình kinh tế trang trại
nơng lâm kết hợp (nông được thể hiện ở những chi tiết nào? Lâm là những chi tiết
nào? Chi tiết thể hiện sự kết hợp...)? Mơ hình có ý nghĩa kinh tế như thế nào (thể
hiện ở những chi tiết nào trên tranh?)? Qua đó liên hệ địa phương, giáo dục... Chứ
khơng dừng lại ở chỗ nêu được hình 9.1 là một mơ hình kinh tế trang trại nơng
lâm kết hợp...


<i><b>3.4.2.</b></i> <i><b>Ở tiết 22: Bài 20:</b></i> VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.



<i><b>Mục III:</b> Đặc điểm dân cư, xã hội:</i>


Hình 20.3. Một đoạn đê biển ở đồng bằng sơng Hồng.


Đây là hình ảnh khá lạ và tương đối khó đối với học sinh vùng Tây Nguyên,
giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng quan sát tranh mơ tả được "đê biển" là gì?
Nguồn gốc, đặc điểm? Tầm quan trọng của hệ thống đê ở đồng bằng sơng Hồng?
Địa phương em ở có đê biển khơng? Vì sao?


<i><b>*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp</b></i>


(mục 2.3.4 của 2.3 phần II và mục 3.3.4 của 3.3 phần III)
<b>Chọn ý em cho là đúng:</b>


<i>1. Nguyên nhân làm cho vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều ơ trũng:</i>
<b>a. Do mưa nhiều.</b>


<b>b. Do hệ thống tiêu nước kém phát triển.</b>


<b>c. Do hệ thống đê làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi</b>
đắp thêm phù sa hàng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>2. Nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng tiến ra biển khoảng</i>
<i>100m/năm:</i>


<b>a. Do nước biển rút xuống.</b>


<b>b. Do vận động nâng lên của vỏ Trái Đất.</b>



<b>c. Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình lắng đọng lại khi ra đến biển.</b>
<b>d. Cả ba nguyên nhân trên đều đúng.</b>


<i>3. Hệ thống đê của sông Hồng dài khoảng:</i>


<b>a. 1000 km.</b> <b>b. 1200 km.</b> <b>c. 1500 km.</b> <b>d. 3000 km.</b>
<b>Kết quả trả lời của học sinh:</b>


Câu Ví dụ mục 2.3.4 của 2.3 phần II Ví dụ mục 3.3.4 của 3.3 phần III Đáp
án


a b c d a b c d


1 10/30 =


33,3% 4/30 =13,3% 10/30 =33,3% 6/30 =36,7% 3/31=9,7% 28/31 =90,3% c


2 3/30 =


10,0% 18/30 =60,0% 9/3030,0%= 31/31=100% c


3 11/30=


36,7% 16/30= 53,3% 3/30 =10,0% 2/31 =6,5% 29/31 =93,5% d


<b>IV. KẾT QUẢ VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP:</b>


- Giáo viên chủ động, tự tin khi lên lớp, linh hoạt trong quá trình tổ chức
dạy học, làm chủ được thời gian, số tiết dạy "cháy giáo án", giờ học trầm, học sinh
ít tham gia các hoạt động, giáo viên làm việc thay học sinh... được khắc phục.



- Giáo viên ngày càng sử dụng và kết hợp hiệu quả các phương tiện, thiết bị
dạy học phù hợp đặc trưng bộ mơn.


- Học sinh có kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ SGK, bảng số
liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý. Tự tin vì trước mặt là "một tài liệu ngỏ", khắc phục
được tâm lý ngại học mơn địa lý vì là mơn học thuộc bài, kiến thức địa lý kinh tế
khơ khan, khó nhớ. Từ đó học sinh có ý thức tự nghiên cứu nội dung các bản đồ,
lược đồ SGK, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý khi học ở nhà, chuẩn bị bài
mới; Học sinh học địa lý với tinh thần tự giác, tích cực hơn.


- So sánh đối chiếu kết quả học tập môn địa lý lớp 9 tại trường THCS Đăk
Cấm:


<b>Điểm các bài kiểm tra năm học 2008- 2009. (Cập nhật năm học 2008- 2009)</b>


Khối TSHS Bài kiểm tra Giỏi Khá TB TTB Yếu Kém DTB


9 83 Đầu năm 2=


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

9 83 Giữa kỳ I 25 =


30,1% 27 = 32,5% 17 =20,5% 69 =83,1% 9 =10,8% 5=6,0% 14 =16,9%


9 83 Học kỳ I 33 =


39,8% 17 =20,5% 23 =27,7% 73 =88,0% 3 =3,6% 7=8,4% 10 =12,0%


9 83 Giữa kỳ II 33 =



39,8%
19 =
22,9%


25 =
30,1%


77 =
92,8%


4 =
4,8%


2=
2,4%


6 =
7,2%
Tuy vẫn còn học sinh làm bài kiểm tra đạt điểm yếu, vẫn còn học sinh còn
nhiều hạn chế trong việc khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ SGK, bảng số
liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý song so với đầu năm tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi
có tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém có giảm đã nói lên sự chuyển biến từng bước của
giáo viên trong việc cải tiến biện pháp dạy học phù hợp đổi mới phương pháp, phù
hợp đối tượng học sinh vùng không thuận lợi.


<b>C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.</b>
<b>I. KẾT LUẬN:</b>


Sự sáng tạo trong dạy học là đặc trưng nghề nghiệp của nghề dạy học. Một
khi giáo viên tận tụy với cơng việc dạy học, có ý thức vươn lên để khơng ngừng


nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thì sự sáng tạo trong dạy học là một
hình thức của hai hoạt động dạy và tự học.


Việc rèn kỹ năng địa lý trong dạy học địa lý là việc làm hết sức quan trọng
giúp học sinh trở thành chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
trong các hoạt động để kiến tạo kiến thức; "Người học là chủ thể kiến tạo tri thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ".


Giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen làm việc với bản đồ, lược
đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý mỗi khi học địa lý.


Giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn học sinh thành thạo các bước trong
<i>tiến trình khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh</i>
<i>địa lý theo từng bước từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, coi đây là việc làm</i>
thường xuyên không thể thiếu trong dạy- học địa lý.


Để rèn được cho học sinh các kỹ năng địa lý thì trước hết người thầy phải
có kỹ năng địa lý, phải thường xuyên trau dồi việc đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ,
bảng số liệu, tranh ảnh địa lý, ln coi đó là cơng cụ để hồn thành vai trị của
người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng
tạo của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Những vấn đề trình bày trong đề tài là những kinh nghiệm nhỏ của bản
thân tại một trường khơng mấy thuận lợi, chắc hẳn sẽ cịn nhiều khiếm khuyết, tôi
mong rằng đây là niềm chia sẻ và cũng mong nhận được nhiều sự chia sẻ khác của
đồng nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn công việc dạy học.


<b>II. KIẾN NGHỊ:</b>


Giáo viên dạy địa lý phải là người thường xuyên tổ chức cho học sinh các


hoạt động nhằm rèn các kỹ năng địa lý trong mỗi giờ địa lý.


Các tổ chuyên môn cần xây dựng và tổ chức hiệu quả các chuyên đề biện
pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn kỹ năng địa lý
trong dạy học địa lý ở trường THCS.


<i>Kon Tum, ngày 18 tháng 3 năm 2009.</i>
Người viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.</b>
1. Sách giáo khoa địa lý lớp 9.


2. Sách giáo viên địa lý lớp 9.


3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 môn địa lý của sở giáo dục
và đào tạo tỉnh Kon Tum năm 2005.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>MỤC LỤC.</b>


A. Phần Mở đầu. Trang 1.


I. Lí do chọn đề tài. Trang 1.


II. Mục đích nghiên cứu. Trang 1.


III. Cơ sở và đối tượng nghiên cứu. Trang 1.


IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. Trang 4.


V. Phương pháp nghiên cứu. Trang 4.



VI. Phạm vi nghiên cứu. Trang 4.


B. Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trang 4.


I. Thực trạng dạy học môn địa lý 9 trường THCS Đăk Cấm. Trang 4.
1. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên. Trang 4.
2. Việc dạy của giáo viên trong giờ lên lớp. Trang 6.
2.1. Việc rèn kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. Trang 7.
2.2. Việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê. Trang 7.
2.3. Việc rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ từ các bảng số liệu thống kê. Trang 9.


<i><b>2.3.* Việc rèn kỹ năng khai thác kiến thức bài học qua biểu đồ SGK (Nội dung bổ</b></i>


<i><b>sung năm học 2008- 2009)</b></i> Trang 11


2.4. Việc rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý. Trang 11
II. Những tồn tại và nguyên nhân. Trang 12


1. Tồn tại. Trang 12


2. Nguyên nhân. Trang 12


III. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn
kỹ năng địa lý cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 9. Trang 13
1. Giáo viên cần hiểu đúng hơn về định hướng đổi mới phương pháp. Trang 13
2. Cần đổi mới việc tổ chức các hoạt động dạy học trong thiết kế bài dạy của giáo


viên. Trang 14



2.1. Công tác chuẩn bị. Trang 14


2.2. Các bước thiết kế bài dạy. Trang 14
3. Đổi mới việc dạy của giáo viên trong giờ lên lớp. Trang 19
3.1. Biện pháp rèn kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. Trang 19
3.2. Biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê. Trang 22
3.3. Biện pháp rèn kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ từ các bảng số liệu thống kê.


Trang 24


<i><b>3.3.*. Biện pháp</b></i> <i><b>rèn kỹ năng khai thác kiến thức bài học qua biểu đồ SGK (Nội</b></i>


<i><b>dung bổ sung năm học 2008- 2009)</b></i> Trang 27


3.4. Biện pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý. Trang 29
IV. Kết quả vận dụng các biện pháp. <i><b>(Có cập nhật số liệu thống kê) </b></i> Trang
31


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43></div>

<!--links-->

×