Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT HUYỆN LÂM THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.72 KB, 22 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NHNo& PTNT HUYỆN LÂM THAO
3.1 - Định hướng về hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của chi
nhánh NHNo & PTNT huyện Lâm Thao.
NHNo&PTNT huỵện Lâm Thao tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện trong hoạt
động kinh doanh,thực hiện hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, chuẩn bị các điều kiện
cho hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện chỉ đạo bài bản kỷ cương theo đúng pháp
luật, đúng định hướng, giải pháp của ngân hàng cấp trên. Mở rộng quy mô hoạt động
một cách vững chắc, an toàn và hiệu quả. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền
tiếp thị quảng bá thương hiệu của NHNo. Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ
chức kinh tế và trong dân cư. Mở rộng đầu tư tín dụng đối với thị trường truyền thống,
tiếp tục đầu tư có chọn lọc vào thị trường cạnh tranh đi đôi với nâng cao chất lượng và
hiệu quả kinh doanh tạo nền tài chính vững chắc. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu
kinh doanh đã đề ra, xây dựng NHNo huyện Lâm Thao là đơn vị trong sạch vững
mạnh.
3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn HuyệnLâm Thao.
3.2.1 Biện pháp xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh:
3.2.1.1 Biện pháp về mặt nghiệp vụ :
* Phân tích thực trạng của từng khoản nợ xấu:
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn so với số dư nợ tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dù sao
để sảy ra tình trạng nợ quá hạn là điều không nên có đối với Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Huyện Lâm Thao. Đây là một biểu hiện không thuận lợi dễ
gây ra những đánh giá sai về chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Trong thực tế, nợ quá hạn của Ngân hàng hình thành là do khách hàng gặp phải
những khó khăn về kỳ hạn thu hồi tiền bán hàng chậm hơn so với dự kiến, chăn nuôi bị
dịch bệnh. Tuy nhiên những khoản vay này đều là nợ vay ngắn hạn cho nên trong thời
gian ngắn sau đó khách hàng đã có thể hoàn trả được số tiền vay quá hạn là do khách

Trang -


1
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
hàng kinh doanh không có hiệu quả. Đối với những khoản nợ vay quá hạn này, Ngân
hàng cần có kế hoạch thu hồi kể cả biện pháp xử lý tài sản thế chấp cầm cố để thu nợ.
Đối với khách hàng nợ quá hạn do khách quan hoặc có kế hoạch cho gia hạn nợ cho
khách hàng.
- Do vậy trước khi sử lý nợ quá hạn Ngân hàng phải thực hiện phân loại dư nợ
cho vay của các tổ chức tín dụng theo quyết định của Thống Đốc Ngân hàng Nhà
nước.
Nội dung phân loại: Dư nợ thành 5 nhóm
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn : Có khả năng trả đủ đúng hạn (bao gồm cả nợ trong hạn
và nợ gia hạn theo quy định)
Nhóm 2: Nợ cần chú ý : Không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong
vòng 90 ngày kể từ ngày đáo hạn.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn : trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi từ 90 -
180 ngày kể từ ngày đáo hạn.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ : Nợ từ 181 ngày -360 ngày trả được một phần còn lại
khó có khả năng thu hồi.
Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn :(gồm nợ quá hạn trên 361 ngày và nợ trong
hạn đánh giá không thu hồi được). Ngân hàng phải xây dựng quy định quản lý nợ.
- Xác định nguyên nhân và trách nhiệm đối với nợ không thu hồi được.
- Tìm biện pháp thu hồi nợ.
- Thực hiện biện pháp cấp bách đảm bảo chất lượng tín dụng chỉ thị của Thống
Đốc Ngân hàng Nhà nước. Đánh giá thực trạng nợ quá hạn, sao kê nợ đối chiếu khách
hàng.
Phân loại nợ quá hạn : Dưới 6 tháng là nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn
từ 6 - 12 tháng là nợ xấu . Đặc biệt lưu ý nợ quá hạn trên 12 tháng là nợ có khả năng
mất vốn.
Xác định nợ không có khả năng thanh toán do khách quan và chủ quan.
Tổ chức đợt xử lý nợ quá hạn có vấn đề và nợ khó đòi bằng biện pháp:


Trang -
2
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
Thành lập ban chỉ đạo thu nợ, tập trung lực lượng để thu nợ, buộc số cán bộ có liên
quan chuyên lo thu nợ.
* Phân loại nguyên nhân sự khó đòi và xác định trách nhiệm xử lý.
+ Phân loại nguyên nhân:
- Khách quan không phải lỗi của Ngân hàng mà do bất khả kháng và thay đổi cơ
chế chính sách.
+ Do khách hàng.
- Nguyên nhân do chủ quan: Là điều hành của lãnh đạo, do cán bộ không kiểm
tra khách hàng, do tiêu cực chạy theo, khoản thu nhập, tư lợi…
- Xử lý trách nhiệm chủ quan: Người gây ra phải tạm ngừng công tác để thu nợ,
xử lý hành chính, truy cứu theo pháp luật.
- Xử lý trách nhiệm khách hàng: Do kinh doanh thua lỗ có thể áp dụng các biện
pháp thu hồi sản phẩm để có nguồn trả nợ. Đối với những hộ do sử dụng vốn sai mục
đích cố ý lừa đảo bị phá sản thì buộc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và dùng các biện
pháp pháp luật tạo điều kiện cho họ có khả năng thanh toán sau khi đã khắc phục được
những khó khăn nhất thời.
Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh cần phải nâng cao chất lượng tín dụng. Việc
nâng cao chất lượng tín dụng cũng có nghĩa là giảm nợ quá hạn cho Ngân hàng. Vì tỷ
lệ nợ quá hạn là thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Trong phạm vi
bài viết này chỉ đưa ra một số yêu cầu trước mắt đối với hoạt động tín dụng, nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ nhất: Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án hoặc phương
án sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và hộ gia đình khi có nhu cầu vay vốn,
thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay. Ngân hàng
yêu cầu CBTD sử dụng các phương pháp phân tích về tài chính cũng như về kỹ thuật để
thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng phải thẩm định được khả năng sinh lời của dự án, để

từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Trang -
3
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
Thứ hai: Đối với những món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục riêng để thẩm định
làm cho hoạt động phân tích trở nên đơn giản hơn.
Thứ ba: Ngân hàng cải tiến thủ tục thẩm định những món vay trung và dài hạn.
Ngân hàng soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, trồng trọt… để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay cả về phương diện
kỹ thuật và tài chính. Ngân hàng cần triển khai các lớp đào tạo cán bộ tín dụng về các
vấn đề này nhằm cần triển khai hoá các lớp đào tạo cán bộ tín dụng. Nhằm nâng cao
khả năng cũng như trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng.
Thứ tư: Khi quyết định thời hạn cho vay và định kỳ hạn nợ, Ngân hàng yêu cầu
cán bộ tín dụng phải sử dụng phương pháp phân tích dòng luân chuyển tiền tệ và gắn
với chu kỳ sản xuất kinh doanh, hơn là kinh nghiệm truyền thống, đồng thời Ngân
hàng phải trợ giúp cán bộ tín dụng kiến thức về vấn đề này thông qua các lớp đào tạo.
Từng đơn vị từng cá nhân tiến hành phân tích rõ thực trạng của từng khoản nợ
xấu, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản nợ xấu đó. Tìm hiểu rõ nguyên nhân
của nợ xấu và hướng khắc phục của từng hộ .Các hộ sẽ có nguồn thu nhập từ đâu để
trả nợ ngân hàng và thời gian thu hồi nợ xấu trong khoảng bao lâu.
Xác đinh đúng nguyên nhân dẫn đến nợ xấu : Việc xác định đúng nguyên nhân
cụ thể, chính xác dẫn đến nợ xấu là cơ sở để tìm gia các biện pháp sử lý thích hợp
đồng thời ngăn ngừa , rút kinh nghiệm để không tái phạm.
* Xác định biện pháp giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể:
Trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân phát sinh của từng khoản nợ xấu để tìm gia
các giải pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể . Đối với mỗi trường hợp
cần đề gia phương án giải quyết theo các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao , từ mềm
dẻo đến cứng rắn theo phương châm kiên trì , kiên quyết và dứt điểm.
Trong trường hợp khách hàng không có nguồn thu nhập từ dự án , phương án vay

vốn và các nguồn tiền khác thì phải tính đến phương án sử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Đối với những trường hợp rủi ro bất khả kháng thì dùng quỹ dự phòng rủi ro để sử lý
bù đắp . Việc sử lý dự phòng rủi ro cần linh hoạt mềm dẻo để đáp úng được cả hai yêu

Trang -
4
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
cầu : vừa bù đắp rủi ro trong tín dụng vừa bảo đảm lợi ích tài chính lâu dài của ngân
hàng .
*: Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ xử lý tài sản :
Các hộ cố tình chây ì không trả nợ ngân hàng thì tiến hành các biện pháp xử lý tài
sản bảo đảm tiền vay được áp dụng thống nhất theo thông tư liên tịch số
03/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 .
Tại ngân hàng huyện sẽ hướng dẫn cụ thể quy trình thiết lập hồ sơ để sử lý tài sản.
3.2.1.2 Những biện pháp và công tác cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp huyện
Lâm Thao:
* Nâng cao chất lượng cán bộ:
Cán bộ Ngân hàng cần phải được trang bị các phương tiện làm việc đầy đủ, đặc
biệt là các phương tiện thông tin giúp cho họ thường xuyên cập nhập được những
thông tin mới nhất, góp phần nắm bắt những biến động trên thị trường có hiểu biết về
các văn bản pháp quy mới ban hành. Các Doanh nghiệp mới thành lập, các Doanh
nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, các Doanh nghiệp đang có nợ quá
hạn, trước mắt có thể thực hiện các biện pháp như sau:
Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng các máy móc
thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc khai thác và cung cấp những thông tin
cần thiết cho cán bộ tín dụng về các loại hình hoạt động tín dụng hiện nay và các biện
pháp phòng tránh rủi do tín dụng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và quản lý các khoản vay, bổ xung
hoàn thiện các cơ chế tín dụng và gắn quản lý khoản vay. Với hệ thống thông tin hiện
đại để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản bao gồm cả các giải pháp trước mắt và các
giải pháp mang tính chiến lược lâu dài. Khả dĩ có thể tăng cường khả năng hoạt động
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lâm Thao và nhất là
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Trong các giải pháp mà thực tế hiện nay

Trang -
5
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lâm Thao. Đang thực hiện và
tiếp tục đẩy mạnh thời gian tới đó là.
- Chính sách huy động vốn.
- Mở rộng lĩnh vực đầu tư tín dụng.
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý khi cho vay giảm bớt phiền hà cho khách hàng
và Ngân hàng.
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho CBTD, trang bị máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài các biện pháp mang tính chiến lược lâu dài
đòi hỏi Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải có những kế hoạch hết sức tỷ mỉ, cụ thể, phù
hợp với điều kiện thực tế của Ngân hàng, của thị trường và thực hiện một cách liên tục
thường xuyên thì mới có thể đem lại hiệu quả thực sự. Góp phần nâng cao chất lượng
tín dụng.
- Trước hết tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, phẩm chất đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý kinh doanh. Công nghệ quản lý và kinh doanh Ngân
hàng ở đâu, bao giờ cũng là những giải pháp trí tuệ, hơn thua bằng phẩm chất chính trị,
và trí tuệ mới tránh được đổ vỡ, bảo vệ con người, bảo toàn tiền của và kinh doanh có
hiệu quả.
- Thực tế cho thấy con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý
vốn tín dụng nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung.
- Hiện nay, ở nước ta nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng có
được nhiều mặt rất cơ bản song cũng phải trả một cái giá nhất định đó là nợ quá hạn,
đặc biệt là những khoản nợ khê đọng, điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có một

nguyên nhân là chất lượng cán bộ chưa phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế trường. Do
vậy việc nâng cao chất luợng cán bộ là một việc làm hết sức cần thiết, phải đặt vào
những mục tiêu của Ngân hàng. Ngân hàng phải có trương trình đào tạo cơ bản với
chất lượng cao đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, cán bộ nghiệp vụ, việc
thành lập Học viện để đào tạo cán bộ ở trình độ đại học đã thể hiện sự quan tâm sâu
sắc của Đảng và nhà nước, đánh dấu bước trưởng thành của Ngân hàng trong sự vận

Trang -
6
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
động phát triển tất yếu của ngành. Đây là điều kiện thuân lợi trong sự nghiệp đổi mới
hệ thông Ngân hàng, ý trí quyết tâm và năng lực tổ chức thực tiễn của chính bản thân
Ngân hàng. Trang bị có hệ thống những kiến thức mới về hoạt động Ngân hàng trong
nền kinh tế thị trường. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng
còn phải thường xuyên trang bị thêm về kiến thức pháp luật thị trường tin học. Đồng
thời trú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy
được vai trò vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của
ngành. Muốn vậy cán bộ tín dụng cần phải nắm chắc các điều kiện, tình hình trên địa
bàn, phải dần dần nắm như hầu hết các chu kỳ sống của từng loại sản phẩm mà con
người là đơn vay đặt trong đối tượng vay, từ đó tìm dự án đầu tư trên cơ sở đầu tư
theo đúng nguyên tắc đã quy định về đối tượng và mức vốn tham gia.
- Bên cạnh đó để nâng có chất lượng tín dụng Ngân hàng có phương thức khoán
trách nhiệm vật chất để phát huy tính năng động sáng tạo, động viên tinh thần giám
nghĩ, giám làm và chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng hiện nay. Ngân hàng cũng
phải tổ chức, bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp năng lực trình độ, từ đó phát huy
hết khả năng của cán bộ, nâng cao trình độ cán bộ, có hiệu quả công tác tức là làm sao
bố trí đúng người đúng việc.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu như các cuộc thi cán bộ giỏi, từ
đó tạo cơ hội nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, học hỏi được nhiều
kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Khen thưởng cho những cán bộ làm tốt và có biện pháp

sử lý kịp thời với những cán bộ vị phạm, thiếu trách nhiệm phòng chống rủi ro đạo đức
trong hoạt động tín dụng.
- Thành lập các tổ xử lí nợ xấu , thành viên ban giám đốc làm tổ trưởng ,thành
viên tổ xử lí nợ là những cán bộ trực tiếp liên quan đến những khoản nợ xấu và liên
quan dến những địa bàn có dư nợ xấu
- Phân công cán bộ thực hiện việc xử lí nợ theo các phương án đã được bàn bạc
thống nhất . Giao chỉ tiêu khoán thu hồi nợ xấu , phân công cán ộ thực hiện cần xác

Trang -
7
Chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Bùi Thu Hà
định rõ thời gian hoàn thành đồng thời giám sát đôn đốc thực hiện gắn kết quả thu nợ
với chế độ thưởng phạt theo qui định .
- Những trường hợp nợ xấu do nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng không
thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro thì tuỳ từng trường hợp cụ thể , mức
độ sai phạm để đưa ra các biện pháp xử lí kỉ luật cho phù hợp .
3.2.1.3: Những biện pháp về công tác chỉ đạo đièu hành:
-Phòng tín dụng , các chi nhánh Ngân hàng cấp 3, các phòng giao dịch cần chủ dộng
phối hợp với các cấp chính quyền tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của các tổ chức đoàn
thể , xã hội trong công tác xử lí nợ xấu. tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý
thức trách nhiệm của người vay vốn trong việc sử dụng tiền vay và thanh toán nợ vay
cho ngân hàng .
-Tại ngân hàng cơ sở cần làm tốt công tác công tác phối kết hợp với các cơ quan chức
năng trong việc xử lí tài sản đản bảo .
-Phát động phong trào thi đua trong tập thể cán bộ công nhân viên chức thực hiện tốt
nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2006 . Thực hiện tốt công tác xếp loại
cán bộ hàng tháng , hàng quí , hàng năm .

Trang -
8

×