Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phương hướng và biện pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng cho phát triển kinh tế Hộ của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu công nghiệp Minh Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.34 KB, 5 trang )

Phương hướng và biện pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng
cho phát triển kinh tế Hộ của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
khu công nghiệp Minh Đức.
I)Quan điểm cơ bản về tín dụng cho phát triển kinh tế Hộ.
-Tín dụng bổ xung nguồn vốn thiếu hụt cho Hộ sản xuất, trên thực tế cho thấy Hộ sản
xuất phát triển phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nguồn giống cây trồng, vật nuôi, có
những lúc do nhận được nhiều đơn đặt hàng hoặc có thêm nguồn nguyên liệu, giống
cây trồng vật nuôi đòi hỏi có thêm lượng vốn nhất định, các hoạt động sản xuất của Hộ
cũng chụi ảnh hưởng bơỉ tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp vì vậy ở thời điểm này
thì thừa vốn nhưng ở thời điểm khác thì lại cần có sự bổ sung thêm vốn và việc bổ sung
thêm vốn này bằng cách vay tín dụng ngân hàng sẽ bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời
này giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn, từ đó nâng cao chất
lượng và uy tín cho cơ sở sản xuất của Hộ.
-Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Hộ sản xuất hay các tổ chức khi tham
gia vay vốn ngân hàng đều phải trả lãi, họ phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cả gốc
và lãi cho ngân hàng sau một thời gian nhất định sự rằng buộc về mặt tài chính này
buộc Hộ sản xuất và các tổ chức cá nhân phải làm ăn có hiệu quả vì vậy họ phải tính
toán cẩn thận sao cho chi phí đầu vào là thấp nhất, doanh thu phải cao nhất, nhằm thu
được lợi ích cao nhất có thể được, doanh thu mà Hộ sản xuất nhận được phải đảm bảo
bù đắp đủ chi phí sản xuất, lãi ngân hàng và có tích luỹ.
Thông qua mối quan hệ rằng buộc này ngân hàng đã gián tiếp buộc Hộ sản xuất làm
thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng
cách nâng cao trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá
mẫu mã sản phẩm.
-Góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá cơ
sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thiết bị của Hộ hầu hết còn sơ sài, nhiều cơ sở tạm bợ,
chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh công nghiệp, tình trạng môi trường ngày
càng ra tăng ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của người dân trong khu vực này.
-Các Hộ ngành nghề thường tận dụng nhà ở làm chỗ sản xuất lên thường trật trội, trình
độ thiết bị công nghệ của các Hộ còn thấp, máy móc cơ khí còn ít phổ biến vẫn sử dụng
công cụ và lao động thủ công. Vì vậy khi được tiếp nhận nguồn vốn của ngân hàng


nông nghiệp các Hộ sản xuất từng bước tiếp nhận và nâng cao trình độ công nghệ kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, đa dạng hoá mẫu mã sản
phẩm thúc đẩy Hộ phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần làm
thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá.
-Góp phần thúc đẩy các Hộ sản xuất hiện tại phát triển còn các Hộ sản xuất mới thì tín
dụng ngân hàng cung ứng vốn để duy trì và mở rộng sản xuất, qua đó giúp Hộ sản xuất
ngày một phát triển, từ đó xuất hiện thêm nhiều các hình thức sản xuất kinh doanh phục
vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã Hội.
Nói tóm lại tín dụng ngân hàng nông nghiệp cung cấp vốn để Hộ mua sắm trang thiết bị
công nghệ, tín dụng ngân hàng nông nghiệp là người hỗ trợ đắc lực cho Hộ sản xuất
phát triển.
II)Phương hướng chủ yếu về huy động vốn , cho vay, đối tượng vay.
Hộ là một lực lượng sản xuất, một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, cả nước lên phát
triển Hộ sản xuất đặt trong mối quan hệ thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế xã
Hội.
Phát triển Hộ phải không ngừng hiện đại hoá công nghệ và sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, phải kết hợp phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện bền vững nông nghiệp- nông thôn.
Phát triển Hộ theo hướng sản xuất hàng hoá.
Phát triển Hộ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực ở nông thôn, tận dụng lao động ở
nông thôn.
dưới đây là các phương hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng cuả ngân hàng nông
nghiệp cho phát triển kinh tế Hộ.
1)Phương hướng về huy động vốn.
Tăng cường đầu tư vốn cho Hộ để sản xuất. Trong tình hình hiện nay, kinh tế Hộ đang
có sự phát triển mạnh mẽ, vốn đầu tư ban đầu không lớn, có thể tận dụng nhà làm nơi
sản xuất, kết hợp giữa lao động thủ công và công nghệ hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm
chất lượng cao vì vậy để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của Hộ, ngân hàng nông
nghiệp cần đưa ra phương hướng huy động vốn:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy động vốn bằng đồng Việt Nam,

ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật vì vậy ngân hàng nông
nghiệp cần phải thúc đẩy các hoạt động sau:
-huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác với lãi suất gửi
phù hợp.
-Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc ngân hàng chấp
nhận.
-Tăng cường vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức
tín dụng nước ngoài.
-Tăng cường vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
-Đồng thời tăng cường các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng
nhà nước.
2)Phương hướng cho vay vốn.
Mở rộng hình thức cho vay theo tổ nhóm hợp tác, thông thường các Hộ sản xuất rất coi
trọng uy tín của mình, vì vậy thong qua hình thức này sẽ giúp cho các Hộ không có điều
kiện về thế chấp tài sản cũng được vay vốn, ngân hàng cần đẩy mạnh hình thức cho vay
theo phương thức này vì qua đó các tổ sẽ giúp ngân hàng trong khâu thẩm định dự án
một cách cẩn thận, chu đáo và có trách nhiệm trước khi dự án được gửi lên ngân hàng,
ấn định mức vay phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng không cao quá hoặc thấp quá,
tránh được tình trạng thất thoát vốn cho ngân hàng, ngân hàng đang áp dụng hai
phương thức cho vay đối với Hộ sản xuất là:
-Cho vay từng lần: Hộ vay vốn và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp
đồng tín dụng, đây là phương thức cho vay chủ yếu và truyền thống từ trước đến nay do
những Hộ sản xuất vay với số tiền nhỏ, không thường xuyên, không ổn định, lên hạn
chế phương thức cho vay này vì:
+Người vay phải gánh chụi lãi cho tất cả số tiền được vay mặc dù mức độ sử dụng vốn
vay là khác nhau và không được sử dụng hết.
+Trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ có phát sinh và cần vay thêm vốn nhưng
các hoạt động sản xuất trong chu kỳ đó chưa kết thúc, vốn chưa hoàn lại đủ, chưa có

điều kiện để trả cho ngân hàng để vay tiếp đợt mới.
+Thủ tục và các hợp đồng tín dụng còn phiền hà, gây khó khăn cho khách hàng đến với
ngân hàng làm hạn chế mức độ vay vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng mà nhất là
Hộ sản xuất kinh doanh.
-Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng đến vay xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì
trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, phương thức này áp
dụng cho khách hàng vay ngân hàng có nhu cầu thường xuyên, kinh doanh ổn định, đối
với khách hàng quen luôn được ngân hàng ưu tiên, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất,
lên duy trì phương thức cho vay này.
3)Phương hướng đối với từng đối tượng cho vay.
Tăng cường tiếp cận vơi các Hộ sẽ giúp cho ngân hàng hiểu rõ được đối tượng mình
cho vay vốn đồng thời người đi vay cũng nắm rõ được các thủ tục cần thiết khi tham
gia vay vốn, không để xảy ra tình trạng do thiếu thông tin về ngân hàng nên các Hộ vẫn
cho rằng ngân hàng chỉ cho vay tối đa 50 đến 100 triệu đồng như quỹ tín dụng hay ngân
hàng tại địa phương họ, thủ tục vay rắc rối, chờ đợi lâu và để vay được đồng vốn của
ngân hàng thì rất khó khăn trong khi đó số tiền vay được lại quá nhỏ.
Do vậy việc tiếp cận với các Hộ để tìm hiểu nhu cầu vay vốn của họ là điều rất cần thiết
có như vậy thì chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng mới được nâng cao và hoàn
thiện hơn.
III)Các giải pháp chủ yếu.
1)Giải pháp về lãi suất vay.
Việc vận dụng lãi suất ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức phải thường
xuyên nghiên cứu thị trường vốn lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, áp dụng
mức lãi suất tuỳ theo từng đối tượng vay vốn đúng với quy định của giám đốc ngân
hàng Việt Nam áp dụng mức lãi suất thế nào sao cho vừa có lợi kinh doanh cho ngân
hàng vừa thúc đẩy kinh tế Hộ phát triển.
Lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra của ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh
Đức nêu ra ở phần thực trạng vẫn chưa hiệu quả chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu
ra còn lớn cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức cần áp dụng chính sách lãi suất
linh hoạt hấp dẫn đối với khách hàng, áp dụng lãi suất giảm dần khuyến khích các Hộ
vay vốn lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng thời hạn trên cơ
sở nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn của Hộ, phải thường xuyên phân loại khách hàng để
chủ động áp dụng phương thức cho vay, phải giữ vững khách hàng cũ và thu hút khách
hàng mới.
2)Giải pháp về thời hạn vay.
Bình thường thời hạn vay vốn là khoảng thời gian thoả thuận giữa hai bên, ở cuối mỗi
thòi hạn đó khách hàng phải thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền được vay của
ngân hàng.
Có ba thời hạn vay là vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn
được hoàn trả theo phương thức phân kỳ, ở mỗi kỳ trả nợ người vay phải trả một phần
nhất định và độ dài thời gian của từng thời kỳ phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
Do tính chất của sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thời vụ, theo chu kỳ sản xuất kinh
doanh vì thế ngân hàng nông nghiệp cần phải đẩy cao tỷ trọng cho vay trung hạn và dài
hạn, hạn chế vay ngắn hạn tạo điều kiện cho Hộ sản xuất an tâm khi vay vốn để sản
xuất nông nghiệp.
3)Giải pháp về điều kiện vay.
Cần phải giảm quy trình cho vay, tránh gây phiền hà cho Hộ cần vay vốn, tránh thói cậy
quyền của cán bộ tín dụng khi cho Hộ vay vốn, giảm bớt điều lệ khi vay vốn trung hạn
và dài hạn đặc biệt là có chính sách phù hợp không phải thế chấp tài sản khi Hộ vay vốn
lớn.
Tóm lại ngân hàng nông nghiệp phải tạo điều kiện sao cho điều kiện vay vốn là đơn
giản nhất đối với phát triển kinh tế Hộ.
4)Giải pháp về đối tượng vay.
Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, gồm nhiều đối tượng cần vốn
vì vậy cần phải phân loại đối tượng vay, mục đích vay của việc vay vốn, hiệu quả sử
dụng vốn vay ra sao cần phải tập trung khuyến khích các Hộ nghèo vay vốn của ngân
hàng để sản xuất và có chính sách ưu tiên về lãi suất, thời hạn, thủ tục vay đối với các

Hộ này để thúc đẩy phát triển kinh tế Hộ.
5)Giải pháp về lượng tiền vay.
Các chủ Hộ khi tham gia vay vốn ngân hàng chủ yếu là để phát triển sản xuất, mở rộng
quy mô, tăng doanh thu….lên cần một lượng vốn tương đối lớn, ngân hàng nông nghiệp
cần khuyến khích các Hộ vay vốn lớn có chế độ ưu tiên về lãi suất, thời hạn, điều kiện
vay, đặc biệt khuyến khích các Hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn lớn để mở rộng sản
xuất.
Kiến nghị
Cần phải thay đổi phương thức hoạt động, coi Hộ là đối tượng để đầu tư lâu dài mặc dù
họ còn yếu kém về nhiều mặt, luôn theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh của họ để
lựa chọn đối tượng và đáp ứng kịp thời vốn theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh( số
lượng, thời hạn, phương thức trả nợ cả gốc và cả lãi) nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện
về tài sản thế chấp một cách cứng nhắc về lề lối hành chính quan liêu trong việc xem
xét dự án kinh doanh.
Ngân hàng nông nghiệp cần tìm kiếm them nguồn vốn dài hạn để đáp ứng thêm nhu cầu
đầu tư ban đầu cho các Hộ sản xuất nông nghiệp. Trong khung vay ngắn hạn của ngân
hàng cần mở rộng thời hạn vay ngắn hạn của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng phải
xem xét đến lãi suất, đối tượng vay, mục đích vay, lượng tiền cho vay.

×