Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.43 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT
1.1. Tổng quan về thanh toán không dung tiền mặt.
1.1.1. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt
Từ năm 3500 trước công nguyên đến 1800 trước công nguyên là giai đoạn
của các Ngân hàng sơ khai. Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là
nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác được thực hiện bởi các thợ
vàng, lãnh chúa,…Người gửi tiền được nhận lại một tờ biên lai làm căn cứ để
xác định quyền sở hữu và trả lệ phí gửi tiền. Khi nền kinh tế phát triển dần dần
ngân hàng phát sinh thêm một số nghiệp vụ như thanh toán cho khách hàng gửi
tiền tại ngân hàng có nhu cầu chi trả lẫn nhau. Cùng với sự ra đời của ngân
hàng, tiền giấy xuất hiện như có dấu hiệu thay thế tiền vàng được lưu thông nhờ
uy tín của ngân hàng. Đồng tiền giấy có lợi nhiều hơn đồng tiền kim loại và nó
được chấp nhận làm phương tiện trao đổi với điều kiện có sự tín nhiệm đối với
cơ quan có thẩm quyền phát hành ra nó. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá còn
diễn ra ở trình độ thấp, quá trình diễn ra trên phạm vi bó hẹp thì việc dùng tiền
mặt để thanh toán đã có những ưu điểm nhất định. Sự vận động của hàng hoá
gắn liền với sự vận động của khối lượng tiền tệ nhất định diễn ra mọi lúc mọi
nơi, tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của người mua và người bán, quá trình mua
bán bằng tiền mặt không gặp bất cứ một trở ngại nào. Nhưng khi nền kinh tế
hàng hoá phát triển càng cao trao đổi hàng hoá không còn bó hẹp trong phạm vi
một địa phương, một ngành mà mở rộng ra toàn quốc, ra khu vực và toàn thế
giới thì lúc này thanh toán bằng tiền mặt bộc lộ những nhược điểm nhất định
như cồng kềnh, dễ mất cắp, khó bảo quản, chi phí vận chuyển lớn… Lúc này
thanh toán bằng tiền mặt đã trở nên không còn phù hợp nữa và một hình thức
thanh toán mới ưu việt hơn ra đời để khắc phục những nhược điểm của thanh
toán không dùng tiền mặt. Đây là một bước tiến mới của hệ thống thanh toán -
sự ra đời của đồng tiền ghi sổ hay còn gọi là đồng tiền thanh toán, tiền tài
khoản, nó là phương tiện dùng thay tiền ghi chép trong sổ sách ở ngân hàng và
lưu thông bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ, séc… Nếu thanh toán bằng tiền
mặt có sự xuất hiện tiền mặt trong quá trình thanh toán thì thanh toán không


dùng tiền mặt không có sự xuất hiện tiền mặt trong quá trình thanh toán mà
được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả chuyển sang tài
khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò
trung gian của ngân hàng. Như vậy:
“Thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ qua chức
năng phương tiện thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân trong xã hội bằng
cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng
cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính tín dụng khác.”
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp
dân cư ở nhiều quốc gia và là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả, thiết
thực của nó.
Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức
thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài
khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng
được, chỉ cần viết một lệnh gửi ngân hàng.
Đối với Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ bù trừ
thanh toán giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc làm cho việc
thanh toán không nặng nề và lưu thông tiền tệ được nhẹ nhàng đồng thời dễ
kiểm soát. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy
động, tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng, tạo
phương tiện tiền tệ trên tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này tạo
nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời nhất trong các hoạt động của
ngân hàng – đó là nghiệp vụ tín dụng, do có nguồn vốn không kỳ hạn để thanh
toán giao dịch khá dồi dào, các ngân hàng thương mại có nguồn vốn cho vay mà
không cần trả lãi cao cho người gửi, do đó ngân hàng cho khách hàng vay cũng
không đòi khách hàng một lãi xuất cao mà vẫn có lãi.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất
khả năng thanh toán. Thông thường một ngân hàng rất khó hoạch định, tiên liệu

chính xác nhu cầu tiền mặt cần thiết trong ngày vì vậy lượng tiền dự trữ tại quỹ
ngân hàng nếu quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đưa đến rủi
ro trong thanh toán. Ngược lại nếu quá nhiều sẽ gây tồn đọng lãng phí. Hơn
nữa, các ngân hàng không dễ dàng thay đổi lượng tiền mặt trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu thanh toán, điều này làm tăng nguy cơ
ngân hàng mất khả năng thanh toán tạm thời có nghĩa là không đủ tiền mặt trả
cho khách hàng nhất là vào những dịp cao điểm mang tính thời vụ. Thanh toán
không dùng tiền mặt cũng sẽ giúp cho việc chi trả an toàn hơn vì được thực hiện
dưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng theo từng cam kết của các bên tham
gia thanh toán và bằng phương pháp kỹ thuật có độ tin cậy cao.
Đối với nền Tài chính – kinh tế quốc gia, thanh toán không dùng tiền mặt có
ý nghĩa quan trọng đối với việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông,
do đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành
và lưu thông tiền, trước là chi phí in ấn sau đó là những chi phí cho việc kiểm
đếm, chuyên chở, bảo quản và tiêu huỷ tiền rách, nát.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát
lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu…
Ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần
bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức ổn định. Căn cứ vào việc luân chuyển tiền
tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc
gia có nền kinh tế hàng hoá phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng
tiền mặt như một thói quen văn hoá không thể thiếu được.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho việc chu chuyển tiền tệ thuận tiện
hơn vì việc thực hiện với bất kỳ quy mô và cự ly nào. Nhờ vậy nó trực tiếp thúc
đẩy quá trình vận động sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ kinh tế sẽ được
giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá
được tiến hành có hiệu quả hơn. Nhà nước còn có thể phát huy được vai trò điều
tiết, kiểm tra các hoạt động tài chính trên cả tầm vĩ mô lẫn vi mô thông qua hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tổng hợp, là trung
tâm thần kinh của nền kinh tế, bằng việc tổ chức tốt công tác thanh toán không

dùng tiền mặt sẽ có điều kiện theo dõi và kiểm soát các đơn vị, cá nhân tham gia
thanh toán, hạn chế những tiêu cực và thiệt hại có thể xảy ra.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành hệ thống
thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán mọi hoạt
động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên
quan hệ thanh toán liên quan đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Do đó việc tổ
chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói
riêng có ý nghĩa và vai trò to lớn trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền
mặt là hình thức sử dụng công nghệ tiến bộ nhất. Nó tạo ra tiền đề để áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, mang lại
những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát
triển trên cơ sở của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường song
chính nó lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó
được coi như “đứa con” của nền kinh tế thị trường lại vừa được xem như “bà
đỡ” của nền kinh tế hàng hoá. Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông quá
trình tái sản xuất của xã hội, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng
hoá tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội
Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong xã
hội thì cũng chính là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã
hội vào ngân hàng. Trên cơ sơ nguồn vốn tăng thêm đó, ngân hàng sẽ có điều
kiện cho vay tăng vốn trong nền kinh tế. Như vậy thanh toán không dùng tiền
mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng
cường nhu cầu vốn cho xã hội. Nói tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt
đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, tiết giảm chi phí lưu thông, tạo điều kiện
cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
1.2. Những quy định về thanh toán không dung tiền mặt.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán cũng như làm cho
công tác thanh toán được thông suốt góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế thì việc tiến hành thanh toán phải tuân theo những quy định mang tính
nguyên tắc nhất định tuỳ thuộc vào đặc điểm trong giai đoạn phát triển kinh tế

của đất nước mà Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ thanh toán không dùng
tiền mặt phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:
- Nghị định 91/CP ngày 25 tháng 11 năm 1993 cua Chính phủ về tổ
chức thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định này quy định về
phạm vi, đối tượng được phép tổ chức thanh toán không dùng tiền
mặt, trong đó có ba phần:
Phần thứ nhất: Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng, kho bạc
Nhà nước có hai mục:
Mục I: Những quy định chung về những đơn vị, cá nhân được phép tham gia
thanh toán không dùng tiền mặt; các ngân hàng, kho bạc được tổ chức thanh
toán không dùng tiền mặt, quy định về dòng tiền thanh toán, các bên tham gia
thanh toán.
Mục II: Những quy định cụ thể về các thể thức thanh toán không dùng tiền
mặt hiện hành như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ thanh
toán, ngân phiếu thanh toán.
Phần thứ hai: Thanh toán giữa các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước trong đó
có quy định các hình thức thanh toán giữa các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước
như: thanh toán từng lần qua tài khoản, thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà
nước, thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng, thanh toán theo hình thức uỷ
nhiệm thu hộ, chi hộ.
Phần thứ ba: Các điều khoản thi hành
- Thông tư 08-TT ngày 27 tháng 12 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt có bốn
phần:
Phần thứ nhất: Mở và sử dụng tiền gửi trong đó có quy định thủ tục mở tài
khoản tiền gửi, sử dụng tài khoản tiền gửi, tất toán tài khoản tiền gửi, việc mở
tài khoản tiền gửi tại kho bạc Nhà nước.
Phần thứ hai: Thủ tục thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng, kho
bạc Nhà nước trong đó có thanh toán bằng séc, bằng uỷ nhiệm chi, séc chuyển

tiền, thanh toán uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thư tín dụng, ngân phiếu thanh
toán, thanh toán bằng thẻ thanh toán
Phần thứ ba: Quy định về thanh toán giữa các ngân hàng, kho bạc Nhà
nước.
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
Bên cạnh các quy định cơ bản trên còn có các hướng dẫn cụ thể khác về các
tài khoản, các chứng từ giao dịch và các quy định giao dịch, chứng từ của Ngân
hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước nhằm thực hiện
tốt các quy định trên.Tất cả các văn bản quy định về thanh toán không dùng tiền
mặt tạo nên một hành lang pháp lý an toàn cho phép các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt phát huy tác dụng của chúng trong nền kinh tế nhằm đạt
tới yêu cầu nhanh chóng, chính xác, bảo đảm, an toàn, tiết kiệm chi phí.

×