Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.19 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH BẮC NINH.
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và khái quát về Ngân
hang TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh.
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tại Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách thủ đô Hà
Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng
110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – tam giác tăng trưởng: Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng
điểm Bắc Bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua
nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc:
đường quốc lộ A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long – Sân bay quốc tế Nội
Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông
lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí
địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với
bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội và khai
thác các tiềm năng hiện có của tỉnh.
Trong những năm vừa qua kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có những bước phát
triển. Tổng sản phẩm GDP đạt 4766.6 tỷ đồng tăng bình quân 12.9%. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 392 USD. Trong đó:
− Nông nghiệp tăng bình quân 6.4%
− Công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng bình quân 23.1%
− Thương mại dịch vụ tăng 12.0%
− Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24.5%
− Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18.6%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từng
bước nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Từ năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp từ
46% giảm còn 34.2%, công nghiệp xây dựng cơ bản tăng từ 24.1% lên 37.1%,
dịch vụ từ 29.9% xuống 28.7%.
Cùng với sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Bắc Ninh còn
trú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục...Ngoài ra


tỉnh còn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học
nhằm phục vụ cho những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trước mắt cũng
như lâu dài.
2.1.2. Mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh.
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh (viết tắt là ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh) được thành lập ngày 01/10/2004, có trụ sở tại 242 Trần Phú –
Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh, là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Á Châu
(viết tắt là ACB). So với các Ngân hàng trên cùng địa bàn thì ACB – Chi nhánh
Bắc Ninh là một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa có được sự phát triển
mạnh nhưng chi nhánh đã dần khẳng định. Mô hình kinh doanh của ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh được xây dựng theo mô hình Chi nhánh cấp 1 hiện đại, bộ máy
gọn nhẹ, đa chức năng bao gồm 30 CB CNV với 06 phòng ban:
a./ Phòng kinh doanh:
• Bộ phận tín dụng: đây là bộ phận có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo
lãnh, theo dõi quá trình cho vay để luôn quản lý tốt được nguồn vốn của
ngân hàng, đồng thời tư vấn đối với các khách hàng vay sử dụng nguồn vốn
vay hợp lý, đúng mục đích tránh rủi ro cho ngân hàng. Bộ phận còn chịu
trách nhiệm quản lý giải ngân và quản lý việc giải ngân, chuẩn bị các số liệu
thống kê, các báo cáo về các khoản vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ
chi nhánh.Bộ phận có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến các
hoạt động tín dụng cho giám đốc khi có yêu cầu.
• Bộ phận pháp lý chứng từ: đây là bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm
công chứng các giấy tờ là các tài sản bảo đảm của khách hàng. Bộ phận làm
cho quy trình cho vay của ngân hàng Á Châu thêm phần chặt chẽ.
b./ Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo quy định của ngân hàng
TMCP Á Châu. Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Thực hiện
các nhiệm vụ đối ngoại của Chi nhánh với các ngân hàng nước ngoài trong và

ngoài nước. Lập các báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
c./ Phòng Giao dịch – Ngân quỹ
− Bộ phận dịch vụ khách hàng: Bộ phận này chịu trách nhiệm xử lý các giao
dịch đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp . Thực hiện tất cả các
giao dịch phát sinh tại ngân hàng như: mở tài khoản, thu mua ngoại tệ, giải
ngân, thu nợ, thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, gửi tiền tiết
kiệm, duy trì và kiểm soát các giao dịch của khách hàng, tiếp thị các sản
phẩm đến các khách hàng, tiếp nhận các thông tin của khách hàng đến các
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng...
− Bộ phận Quỹ: Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ, thu chi
tiền mặt, quản lý vàng bạc, đá quý, các giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp,
cầm cố, thực hiện việc xuất, nhập tiền mặt...
− Bộ phận Western Union: Là dịch vụ chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về.
Hiện nay chỉ duy nhất tại ACB là có hình thức giao tiền tận nhà và chuyển
tiền đi nước ngoài đối với những trường hợp được phép theo quy định của
Ngân hàng nhà nước, đây là hình thức chuyển tiền đi nước ngoài chỉ có ACB
và VP bank là được phép thực hiện.
− Bộ phận Thẻ: Chuyên cung cấp các dịch vụ về thẻ như: Mở thẻ ghi nợ, thẻ
tín dụng nội địa và quốc tế, hướng dẫn khách hàng thực hiện các hình thức
sử dụng thẻ để thanh toán tại các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của ACB
và rút tiền từ thẻ miễn phí tại tất cả các chi nhánh của ACB.
d./ Phòng kế toán: Thực hiện các công tác tài chính kế toán cho toàn bộ các
hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện thanh toán bù trừ, kế toán chi tiêu nội bộ,
hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các
phòng ban. Hậu kiểm các chứng từ giao dịch phát sinh tại các phòng. Lập các
báo cáo nghiệp vụ theo yêu cầu. Thực hiện tính và nộp thuế, trích lập và quản lý
sử dụng các quỹ. Phân tích, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
e./ Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc trong công việc thực hiện
chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước và của Ngành như: bảo hiểm xã

hội, y tế, tiền lương, tổ chức, đào tạo...Quản lý về mặt hiện vật đối với các tài
sản công cụ, phương tiện kinh doanh của chi nhánh. Quản lý và tiếp nhận các
công văn đi và đến. Tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ,
nhân viên của chi nhánh.
f./ Phòng công nghệ thông tin: Quản lý kỹ thuật và sử dụng toàn bộ hệ
thống máy tính, thiết bị tin học và một số hệ thống liên quan kết nối vào mạng
máy tính. Hỗ trợ các bộ phận khác sử dụng các thiết bị tin học và các phần mềm
tin học. Đảm bảo được an toàn mạng, an toàn dữ liệu, lưu trữ và dự phòng hệ
thống của chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh với phương châm “Luôn
hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” đã ngày càng thu hút được nhiều
khách hàng thực hiện các giao dịch. Đây là điều kiện tốt để Chi nhánh Bắc Ninh
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với mục tiêu phục vụ cho yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong nghiệp vụ tín
dụng và nghiệp vụ thanh toán.
2.2. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Bắc Ninh.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc
Ninh cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn là huy động
chủ yếu từ nền kinh tế. Trong điều kiện khó khăn khách quan về môi trường về
môi trường cạnh tranh, ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức như:
Tiết kiệm bằng VND, USD với các mức lãi suất cao, linh hoạt cùng với hình
thức gửi tiết kiệm dự thưởng...
Trong chiến lược kinh doanh của mình chi nhánh Bắc Ninh công tác nguồn
vốn luôn có vị trí quan trọng, nó không chỉ đáp ứng vốn cho hoạt động tín dụng,
đầu tư và đảm bảo thanh toán mà việc đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn sẽ tập
trung được nội lực của địa phương phục vụ cho Công nghiệp hoá – Hiện đại
hoá, góp phần vào sự nghiệp chung ổn định tiền tệ chống lạm phát của đất
nước.Tuy mới thành lập song nhờ chính sách lãi suất cao với nhiều ưu đãi cộng

thêm với sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên và sự lãnh đạo kịp thời của ban
giám đốc nên trong năm vừa qua công tác nguồn vốn của ACB – Chi nhánh Bắc
Ninh đã đạt được những kết quả tích cực:
Chi nhánh đã huy động được 25 tỷ đồng, trong khi đó theo như kế hoạch
huy động vốn mà chi nhánh được giao là 20 tỷ đồng thì đã vượt mức là 25%.
Kết quả huy động vốn mà chi nhánh Bắc Ninh đạt được là rất khả quan vì trên
thị trường Bắc Ninh là một thị trường có nhiều khu công nghiệp, làng nghề, các
hộ kinh doanh buôn bán do vậy đây là thị trường cần vốn và rất khó khăn cho
huy động vốn. Hơn nữa, tính cạnh tranh trên địa bàn là rất cao vì đây là nơi tập
trung đông các ngân hàng cả trong và ngoài quốc doanh. Vì vậy, việc huy động
vượt chỉ tiêu của Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy dấu hiệu rất khả quan trong việc
kinh doanh của Chi nhánh trong tương lai. Công tác tự huy động vốn sẽ giúp
Chi nhánh chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình. Cụ thể tình hình huy
động vốn của ACB – Chi nhánh Bắc Ninh năm 2009 như sau:
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
THỜI ĐIỂM
TỶ LỆ SO VỚI KẾ HOẠCH
31/12/2008 31/12/2009
Tổng nguồn vốn 1.500 25.000 5.000 25.00%
TG các TCKT 600 7.000 2.000 40.00%
TG của dân cư 900 18.000 3.000 20.00%
BẢNG 2. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2009
Không kỳ hạn Có kỳ hạn
TG các TCKT 5.798 1.202
TG của dân cư 1.250 16.750

Tổng nguồn vốn huy động 7.048 17.952
(Nguồn: Báo cáo KQKD - Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh)
Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bắc Ninh nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu. Tỷ trọng
nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh. Đây là nguồn vốn có lãi suất và tốc độ tăng trưởng vững chắc, ổn định
nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động đầu tư,
tín dụng...của ngân hàng. Tiền gửi của dân cư lại có độ ổn định cao vì chủ yếu
là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 16750 triệu VND chiếm 93% trong số vốn
huy động của dân cư, tuy nhiên chi phí cho loại tiền gửi này cao nên ngân hàng
cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của minh. Việc huy động vốn đối
với các tổ chức kinh tế còn thấp chỉ chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn là chủ yếu. Tiền gửi của
các tổ chức kinh tế chủ yếu tập trung vào hình thức gửi không kỳ hạn vì các tổ
chức kinh tế có thể sử dụng vốn bất kỳ lúc nào. Số vốn huy động không kỳ hạn
đối với các tổ chức kinh tế đạt 5798 triệu VND chiếm 82.8% số vốn huy động
của các tổ chức này. Nếu biết cách khai thác hiệu quả thì ngân hàng có thể huy
động vốn nhàn rỗi từ những tổ chức này với thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng.
Như vậy nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ phong phú hơn tạo cho
ngân hàng sự chủ động trong công tác huy động vốn, đồng thời lượng vốn huy
động của ngân hàng cũng sẽ được tăng cao.
BẢNG 3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2009 TỶ LỆ
TG các tổ chức kinh tế 7.000 28%
TG của dân cư 18.000 72%
Tổng nguồn vốn huy động 25.000 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD - Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh)
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.

Là một ngân hàng mới về đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa có được
những khách hàng lớn và khách hàng truyền thống, khách hàng của ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh hầu hết là những khách hàng mới, có quan hệ tín dụng lần đầu
với ACB – Chi nhánh Bắc Ninh nhưng nhờ có chính sách lãi suất hợp lý, chính
sách tiếp cận khách hàng một cách đúng đắn nên Chi nhánh Bắc Ninh đã có cho
mình một lượng khách hàng khá đông đảo, trong đó chủ yếu là các hộ kinh
doanh trong các làng nghề Đồng Kỵ, Đa hội, Đình Bảng...và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn...Bên cạnh việc thực
hiện quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc áp dụng
mức lãi suất trên thị trường, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc, áp dụng mức lãi
suất ưu đãi cho khách hàng của mình. Hơn nữa, các nhân viên tín dụng của chi
nhánh còn tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay một cách hiệu quả
nhất, mang lại cho khách hàng niềm tin đối với ngân hàng.
Năm 2009 tuy có nhiều khó khăn trong kinh doanh do có sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng trong địa bàn, lãi suất cho vay có xu hướng ít
biến động còn lãi suất huy động lại tăng cao, cơ chế cho vay của ACB lại rất
chặt chẽ, các dự án cho vay còn chưa khả thi khiến cho chi nhánh gặp phải một
số khó khăn trong một vài thời điểm nhất định. Thị trường Tín dụng – Ngân
hàng của thế giới cũng có nhiều biến động, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên
tục tăng lãi suất đồng USD, tỷ giá tăng nhanh... ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Bắc Ninh nói
riêng. Bên cạnh đó, do những biến động lãi suất khiến tâm lý vay của khách
hàng bị ảnh hưởng.
BẢNG 4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN NĂM 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2009
1. Ngắn hạn 19.800
2. Dài hạn 11.700
3. Tổng dư nợ 31.500
(Nguồn: Báo cáo KQKD ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh)

ACB – Chi nhánh Bắc Ninh với phương châm “Luôn hướng tới sự hoàn hảo
để phục vụ khách hàng” đã sử dụng kế hoạch kinh doanh hợp lý, phát huy tính
chủ động sáng tạo của các phòng ban, các nhân viên tín dụng, từ sự nỗ lực đó
trong năm 2009 công tác sử dụng vốn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
tổng dư nợ đạt 31.5 tỷ VND, tăng so với kế hoạch đề ra là 6.5 tỷ VND, tăng
tương đương 26% so với kế hoạch. Trong đó, dư nợ đối với:
• Nợ ngắn hạn là 19.8 tỷ đồng chiếm 62.8%.
• Trung hạn là 11.7 tỷ đồng chiếm 37.2 tỷ đồng, không có nợ quá hạn.
Trong năm đầu tiên hoạt động, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do chưa quen
thuộc địa bàn và có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tổ chức tín dụng đóng trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng với phương án kinh doanh hiệu quả, tranh thủ
những thời điểm thuận lợi, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy được những
hình thức kinh doanh là thế mạnh của mình, ACB – Chi nhánh Bắc Ninh đã đưa
ra chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, thu hút được ngày càng
nhiều lượng khách hàng đến giao dịch. Kết quả kinh doanh mà chi nhánh Bắc
Ninh đạt được tuy còn thấp so với một số ngân hàng quốc doanh đóng trên địa
bàn tỉnh song đối với một ngân hàng cổ phần chỉ mới đi vào hoạt động thì đó
cũng là một tín hiệu đáng mừng, từ kết quả này sẽ là bàn đạp để chi nhánh có
được kết quả kinh doanh tốt hơn trong tương lai.
2.2.3. Hoạt động khác.
Thanh toán quốc tế:

×