Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK HÀ TĨNH CHI NHÁNH CẨM THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.23 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK HÀ TĨNH CHI NHÁNH
CẨM THÀNH
I. Quan điểm về nhận thức công tác thẩm định.
Công tác thẩm định là nhiệm vụ chuyên môn của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển từ ban lãnh đạo
đến trưởng phó phòng và các cán bộ tín dụng trực tiếp làm công tác thẩm định
kể cả cán bộ nghiệp vụ có liên quan.
Việc nhận thức sâu về vai trò , yêu cầu của công tác này đối với toàn bộ
hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển là rất quan trọng. Thời gian cho vay và
thu hồi vốn đối với loại cho vay này kéo dài từ 3 đến 10 năm. Đặc biệt trong
quá trình đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường hoạt động kinh tế có nhiều
phức tạp. Do vậy, nếu không làm tốt công tác thẩm định thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh nói
chung.
Do đó việc thống nhất quan điểm nhận thức trong công tác thẩm định là
điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu qủa thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
Một số quan điểm về công tác thẩm định dự án cần quán triệt là:
* Công tác thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
trước hết phải từ góc độ của người bỏ vốn, người cho vay vốn để xem xét và
thẩm định dự án.
* Công tác thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển phải được
xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát
triển kinh tế đất nước, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Hà Tĩnh trong từng giai đoạn với phương châm: Vững chắc
trong tăng trưởng, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, tiếp tục đổi mới toàn
diện, mở rộng thị phần, đa dạng hoá hoạt động ngân hàng và các loại dịch vụ,
tăng cường quản trị điều hành, lấy hiệu quả và tiết kiệm chi phí làm mục tiêu
hoạt động, củng cố và giữ vững uy thế, vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phục vụ
đầu tư phát triển của toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
*Công tác thẩm định dự án phải được coi là một nghiệp vụ trong nhiệm


vụ chuyên môn của mỗi cán bộ tín dụng, đồng thời phải được phổ biến đến các
cán bộ nghiệp vụ để từng cán bộ hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của công việc
này nhằm có sự phối kết hợp giữa các bộ phận giúp cho cán bộ làm công tác
thẩm định có điều kiện hoàn thành tốt hơn công tác này.
*Công tác thẩm định phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng nông nghiệp Việt
nam, Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh xuống các chi nhánh thực hiện như việc
ban hành hướng dẫn cụ thể, kịp thời những thay đổi phát sinh mới trong quy
trình thẩm định dự án để thống nhất trong toàn ngành để cán bộ dễ thực hiện.
*Công tác thẩm định phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong cả
quá trình bỏ vốn (trước, trong, và sau), từng cán bộ tín dụng có làm được như
vậy mới có khả năng đảm bảo an toàn vốn vay.
*Công tác thẩm định phải được thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút ra
những mặt tồn tại còn chưa làm được để có biện pháp chấn chỉnh và đưa ra
những đề xuất mới cho việc thẩm định được tốt hơn.
*Công tác thẩm định phải được coi trọng, thiết thân với người lãnh đạo,
từ đó có kế hoạch biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành cụ thể phát huy vai trò
tham mưu có hiệu qủa cho lãnh đạo ngân hàng cấp trên.
*Cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định phải luôn chủ động, năng lực
sáng tạo, có khả năng tổng hợp, phân tích và năng lực tổng kết thực tiễn và có
tâm với nghề nghiệp. Đồng thời ở chi nhánh cần phải có những cán bộ thẩm
định giỏi về các lĩnh vực để giúp cho việc điều tra dự án đem lại hiệu quả cao.
II. KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NGÂN HÀNG
1. Tổ chức điều hành:
Các dự án đến với ngân hàng thường có quy mô và lĩnh vực hoạt động rất
khác nhau. Việc phân bổ cán bộ phụ trách cần dựa vào năng lực của mỗi người,
đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình
độ kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ. Do đó công tác tổ chức quản lý
điều hành là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, chất lượng thẩm định. Để đáp ứng yêu cầu của công việc ngân hàng
cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Tuyển chọn cán bộ: Ngân hàng cần có một chế độ tuyển dụng thích
đáng để có thể thu hút được những người có năng lực, trình độ. Có thể tuyển
dụng những người được đào tạo từ các trường liên quan đến chuyên ngành như
ngân hàng, tài chính, kinh tế, kỹ thuật...
Mặt khác, sự cải tiến chế độ làm việc của ngân hàng có thể thu hút những
cán bộ chuyên môn giỏi về làm việc tại chi nhánh tạo nên nguồn lực mạnh giúp
cho hoạt động của ngân hàng ngày một hiệu quả hơn.
- Phân công công việc: việc phân công công tác phải gắn chặt với trách
nhiệm của mỗi cán bộ. Ngân hàng nên rà soát lại đôi ngũ cán bộ thẩm định,
chuyển sang làm những công việc khác đối với những cán bộ thẩm định không
đáp ứng yêu cầu công việc, bổ xung thêm cán bộ vào những bộ phận còn thiếu.
Bố trí các cán bộ có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí chủ chốt
để phát huy hơn nữa sức mạnh của yếu tố con người.
- Đào tạo cán bộ: Ngân hàng cần tiến hành đào tạo mới và đào tạo lại để
nâng cao trình độ, khả năng làm việc của tất cả cán bộ thẩm định. Ngân hàng tổ
chức cho cán bộ có khả năng tham gia vào các khoá học nâng cao hoặc bổ trợ
cho nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khoá học ngắn hạn có thể kéo dài
một hoặc hai năm ở các trường nghiệp vụ chuyên môn.
Ngân hàng thường xuyên cập nhật hướng dẫn các văn bản luật, chính
sách mới của nhà nước. Tổ chức trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong phòng
cũng như của các ngân hàng bạn. Đồng thời ngân hàng tạo điều kiện cho các
cán bộ được tham gia các khoá học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong và
ngoài ngành nhằm nâng cao năng lực của tất cả các cán bộ trong ngân hàng.
- Chính sách động viên đãi ngộ:
Thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi là một vấn đề khó đối với công tác
tuyển dụng nhưng để có thể phát huy cao năng lực làm việc của cán bộ cũng cần
đặc biệt quan tâm. Ngân hàng nên có chính sách đãi ngộ khuyến khích trách
nhiệm, ý thức vươn lên để hoàn tất công việc được giao. Đồng thời cũng có
những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây
thất thoát tài sản của ngân hàng bên cạnh chế độ khen thưởng rõ ràng đối với

cán bộ làm việc giỏi. Hàng năm, ngân hàng có thể tổ chức cho cán bộ đi nghỉ
mát, du lịch thăm quan tạo động lực phấn đầu cho cán bộ, cơ hội thăng tiến
trong công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng nâng cao ý thức phê bình và tự phê
bình để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng làm việc của ngân hàng.
Mặt khác chi nhánh có số cán bộ hoạt động đa số là nữ giới nên cũng cần
chú ý đến chế độ nghỉ đẻ, thai sản... tạo điều kiện cho chị em hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Ngân hàng có một đội ngũ làm việc trẻ trung, phần lớn là thanh niên
nên cũng cần chú ý đến các hoạt động công tác đoàn, công đoàn để phát huy sức
mạnh của thanh niên trong ngân hàng.
Cần có sự phối hợp giữa Ngân hàng trung ương và Ngân hàng địa
phương Việc chuyên môn hoá hoạt động thẩm định là rất cần thiết. Thẩm định
là một hoạt động quan trọng, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự am hiểu sâu
rộng nhiều lĩnh vực : pháp luật, thị trường, kinh tế, ngân hàng... nhờ đó mà thẩm
định dự án đầu tư được chính xác và có hiệu quả. Bộ phận thẩm định được
thành lập riêng rẽ sẽ đi sâu vào nghiệp vụ thẩm định chi tiết dự án đầu tư, đảm
bảo tính chính xác của dự án đầu tư trên các mặt: kỹ thuật, kinh tế , thị trường...
Sự chuyên môn hoá hoạt động thẩm định sẽ nâng cao chất lượng và kết quả
công tác thẩm định.
2. Năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định.
Lực lượng lao động trong hệ thống Ngân hàng nói chung hầu hết chuyển
tiếp từ hệ thống Ngân hàng thời bao cấp. Số mới tuyển dụng chưa tích luỹ được
nhiều kiến thức về ngân hàng trong cơ chế thị trường. Do đó sự không bắt mạch
với sự phát triển của xã hội là điều khó tránh khỏi và sẽ bỏ lỡ cơ hội, hay có lúc
không đủ sức thẩm định những dự án lớn, đầu tư dẫn đến rủi ro.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định cho cán
bộ tín dụng làm công tác thẩm định. Thẩm định là hoạt động mang tính chủ
quan và chịu tác động từ cán bộ thẩm định, kết quả thẩm định là cơ sở ra quyết
định tín dụng của ngân hàng, cho nên đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
thẩm định là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp cho cán bộ thẩm định vững vàng,
tự chủ sáng suốt trong việc đánh giá xem xét dự án. Làm tốt công tác cán bộ

ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra - phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Đây là công việc cần được chú trọng nhằm đưa hoạt động thẩm định dự
án đầu tư ngày càng hoàn thiện.
3. Thông tin, trang thiết bị:
Việc thu thập đầy đủ để xử lý chính xác thông tin là điều kiện cần cho
những nhận xét, đánh giá đúng đắn, thẩm định dự án đầu tư là yêu cầu cần thiết
trước khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Có một hệ thống công nghệ
trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ rất lớn cho công việc này.
Hiện nay, trụ sở của chi nhánh chưa đủ điều kiện , tầm cỡ của một ngân
hàng trong cơ chế thị trường. Để ngân hàng có thể cạnh tranh được trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, cũng như đáp ứng xu hướng hội nhập nền kinh tế
khu vực thì ngân hàng cần phát triển hoàn thiện hơn nữa hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
Giải pháp công nghệ hiện đại, áp dụng kỹ thuật phân tích tính toán hiện
đại có thể giải quyết được các dự án phức tạp.. Hệ thống máy tính cần được đổi
mới lien tục để nâng cao hiệu qủa của thiết bị, hệ thống hiện tại đã cũ và khấu
hao gần hết. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thông tin tổng hợp và tư duy,
do vậy lắp đặt một hệ thống nối mạng giữa các bộ phận trong ngân hàng là rất
thiết thực.
Bên cạnh đó Ngân hàng cần phải tiến hành sưu tầm tất cả các văn bản chế
độ, quy định của pháp luật liên quan đến công tác tín dụng và thẩm định dự án
giao cho phòng kinh doanh bảo quản lưu giữ. Đồng thời hàng quý, hàng năm
chi nhánh tổ chức mời các chuyên gia, thầy giáo giỏi về pháp luật về chế độ xây
dựng cơ bản... để truyền đạt kiến thức cho cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ
làm công tác tín dụng, thẩm định nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên
môn.
Để có thể thu thập được đầy đủ thông tin kịp thời ngân hàng cần thực
hiện khai thác triệt để thông tin từ các nguồn sau:
- Thông tin từ trung tâm thông tin rủi ro ngân hàng nhà nước, các cơ quan
kiểm toán, cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan quản lý nhà đất, chính quyền địa

phương.
- Thông tin nắm bắt qua trao đổi phỏng vấn khách hàng nhằm mục đích
đánh giá nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, uy tín của khách hàng và giải
trình những điểm chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.

×