Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tín dụng đối với việc phát triển kinh tế biển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

QCH ĐÌNH HÙNG

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

QCH ĐÌNH HÙNG

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số chuyên ngành

: 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS. Đồn Thanh Hà

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Tín dụng đối với việc Phát triển kinh tế
biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Bình Thuận” là kết quả nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân dƣới sự hỗ trợ
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS. Đoàn Thanh Hà.
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thác sỹ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc cơng bố trƣớc đây
hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện

Quách Đình Hùng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học này, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học, PGS., TS. Đoàn Thanh Hà. Thầy đã hƣớng dẫn nhiệt
tình, có những đóng góp quan trọng để tơi có thể hồn thành đề tài.
Cuối cùng, Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy, Cơ Khoa sau đại học,

gia đình và những đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận đã có những hỗ trợ để tơi có thể hồn thành
chƣơng trình cao học tại trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện

Quách Đình Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNN

2

Tổ chức tín dụng

TCTD

3


Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

4

Ngân hàng thƣơng mại

5

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam

6

Cán bộ viên chức

CBVC

7

Cán bộ tín dụng

CBTD

8

Ủy ban nhân dân

UBND


9

Hệ thống hạch toán kế toán và thanh toán
khách hàng

IPCAS

CNH - HĐH
NHTM
AGRIBANK


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Các loại hình cấp tín dụng

2

Bảng 1.2

Các loại hình cho vay


3

Bảng 2.1

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bình Thuận,
giai đoạn 2012 – 2016

4

5

6

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

7

Bảng 2.5

8

Bảng 2.6

9


Bảng 2.7

10

Bảng 2.8

11

Bảng 2.9

12

Bảng 2.10

13

Bảng 2.11

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận
phân theo kỳ hạn, giai đoạn 2012 – 2016
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận
phân theo tính chất tiền gửi, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận phân
theo thời gian, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận phân

theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Chi nhánh Bình Thuận phân theo ngành
kinh tế, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận phân
theo nhóm nợ, giai đoạn 2012 – 2016
Tổng hợp các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay kinh tế biển của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh
Bình Thuận, giai đoạn 2012 – 2016
Dƣ nợ cho vay kinh tế biển của Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2012 – 2016
Thực trạng nguồn nhân lực Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận,
giai đoạn 2012 – 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ................................................................................... 4
5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 5
5.2.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê ........................................................................... 5
5.2.2. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN.................................................................................... 7
1.1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN ............................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về kinh tế biển ...................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm kinh tế biển ........................................................................................... 8
1.1.3. Vai trò của kinh tế biển ......................................................................................... 9
1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN ............................................................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................. 11
1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với kinh tế biển............................................. 14
1.2.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế biển ........................... 16


1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN .............................................................................................................................. 17
1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng................................................................................ 17
1.3.2. Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế biển .. 19
1.3.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
biển ................................................................................................................................ 20
1.4. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN ............................................................................................................. 22
1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng .................................................................... 22
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi Bình Thuận về đầu tƣ tín dụng phát triển kinh tế biển ................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KINH TẾ BIỂN TẠI
BÌNH THUẬN .............................................................................................................. 27
2.1.1. Các hình thức phát triển kinh tế biển tại Bình Thuận Thuận .............................. 27
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển tại Bình Thuận .............................................. 30
2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN .................................................... 32
2.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam
– Chi nhánh Bình Thuận................................................................................................ 32
2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận ............................................................................... 33
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ....................................................................... 34
2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH THUẬN ............................................................................................... 49


2.3.1. Cho vay kinh tế biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Bình Thuận ....................................................................................... 49
2.3.2. Cơ cấu dƣ nợ cho vay nội bộ ngành kinh tế biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh Bình Thuận ............................................... 50
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ........................... 52
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................................... 52
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ............................................... 61
3.1. ĐỊNH HƢỚNG TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH BÌNH THUẬN .............................................................................................. 61
3.1.1. Định hƣớng .......................................................................................................... 61
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 62
3.2. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 ............................................................................................. 62
3.2.1. Giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận................................................................................ 62
3.2.2. Những giải pháp về phía khách hàng .................................................................. 71
3.3. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................... 75
3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành ................................................. 75
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .............................................................................. 76
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam................. 76
3.3.4. Về phía Uỷ ban nhân dân các cấp ....................................................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 79


KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 80



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở
thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế
giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia khơng có biển. Trong điều kiện các
nguồn tài ngun trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan
tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu
năm 2016 tồn thế giới có 7,35 tỷ người, dự báo đến 2050 dân số thế giới khoảng
9,7 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền
thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các
phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một
xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh
chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cơng nghệ về biển đang là một xu thế
tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên,
nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai.
Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ Tây của Biển Đông, đây là vùng biển lớn,
quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 thì nước ta ngày nay khơng chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình
chữ S” mà cịn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích
đất liền. Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa
lạch đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần
đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây
Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú
Quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa... Tuyến
biển có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có
12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người
sống ở các đảo. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn,
mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trị ngày càng quan trọng trong



2
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vì vậy vấn đề kinh tế biển đang
được Đảng, Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho
phát triển.
Tỉnh Bình Thuận là một trong 29 tỉnh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế
biển với vùng ven biển và biển, bao gồm dải ven biển dài 292 Km và vùng lãnh hải
rộng 52.000 Km2, trong đó có nhiều đảo (lớn nhất là huyện đảo Phú Quý) có tiềm
năng phát triển kinh tế và vị trí quốc phịng quan trọng.
Kinh tế biển Bình Thuận có địa giới hành chính gồm 36 xã, phường, thị trấn
ven biển của 7 huyện, thị xã, thành phố (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam,
Hàm Tân, huyện đảo Phú Quý, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết) với tổng diện
tích 4.854,2 Km2 và dân số hơn 810 ngàn người. Vùng biển của tỉnh Bình Thuận
(gồm ven biển và biển) có nhiều tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế biển, là nơi tập trung phần lớn tiềm lực kinh tế của tỉnh, nơi
tập trung các vùng động lực phát triển của tỉnh.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, kinh tế
biển tỉnh Bình Thuận đã có sự đổi mới và phát triển khá toàn diện. Một trong những
nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế biển phát triển đó chính là tín dụng ngân hàng.
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận là ngân hàng thương mại hàng đầu, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh
tế xã hội tại địa phương. Đặc biệt với vai trị chủ đạo, chủ lực của mình, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ln thực
hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển kinh tế biển; Đảm bảo
khơi thơng nguồn vốn tín dụng, thúc đẩy kinh tế biển phát triển với tốc độ khá cao
theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; Tạo điều
kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; Góp
phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế

của Bình Thuận. Kinh tế biển phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh chưa
cao, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh; Việc đổi mới


3
cách thức trong sản xuất, kinh doanh còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất, kinh
doanh nhỏ lẻ, phân tán; Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Dư nợ tín dụng chưa đáp
ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của khu vực kinh tế biển; Đầu tư tín dụng cho
kinh tế biển có nguy cơ gặp rủi ro bất khả kháng, dễ phát sinh nợ xấu, nên có lúc, có
nơi ngại mở rộng tín dụng hoặc giảm sút tính năng động, tích cực trong cho vay
phục vụ phát triển kinh tế biển.
Chính vì vậy, hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế biển của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận cần
phải được nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách khách quan, sâu sắc, tồn diện và
khoa học để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này
trong thời gian sắp tới. Xuất phát từ u cầu đó, tác giả chọn tài: “Tín dụng đối với
việc Phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đưa ra hệ thống giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Khái qt những lý luận góp phần làm rõ tín dụng ngân hàng đối với phát
triển kinh tế biển.
(ii) Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận. Trên cơ sở đó luận giải, xác định những thành tựu, những hạn chế và nhất là

nguyên nhân hạn chế của tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
(iii) Đề xuất những giải pháp mở rộng tín dụng đối với Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận để góp phần phát


4
triển kinh tế biển tại địa phương. Đồng thời nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị
góp phần thực hiện tốt các giải pháp đã đưa ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực kinh tế
biển. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2016. Luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
Nguồn dữ liệu trong luận văn chủ yếu là số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận, một số số liệu trong niên giám thống kê năm 2016 của Cục thống kê
tỉnh Bình Thuận.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đưa ra giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận. Cụ thể, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(i) Thực trạng hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận như
thế nào?
(ii) Hoạt động tín dụng tác động đến sự phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận như thế
nào?
(iii) Giải pháp nào nhằm mở rộng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Bình

Thuận?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Giai đoạn đầu của việc thu thập dữ liệu là xác định nguồn dữ liệu nghiên
cứu, mẫu biểu và cách tiếp cận dữ liệu cần nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ các


5
nguồn như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận giai đoạn 2012 – 2016;
Niên giám thống kê của Cục thống tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2016. Các số
liệu dùng để phân tích được lấy từ nguồn số liệu thứ cấp. Đây là kỹ thuật lấy dữ
liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực.
Ngồi ra, luận văn cịn tham khảo các văn bản như các nghị định, quyết định
của Chính phủ, các văn bản pháp luật quy định hướng phát triển của NHNN, của
tỉnh Bình Thuận; Các thơng tin trên các tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo,
các bài báo cáo nghiên cứu khoa học về tín dụng phát triển kinh tế biển. Song song
đó, kết hợp các kiến thức được trang bị và hướng dẫn của các nhà khoa học, các
đóng góp của các đồng nghiệp và các nhà quản lý kinh tế về tài chính ngân hàng
trong nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
5.2.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê
Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả và thống kê so sánh.
Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh
giá; Các bảng, biểu số liệu, các số tuyệt đối, số tương đối liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
5.2.2. Phƣơng pháp phân tích
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tín dụng phát triển
kinh tế biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam – Chi
nhánh Bình Thuận

Phân tích những hạn chế tín dụng phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận và xác định
nguyên nhân.
6. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết
liên quan đến kinh tế biển và tín dụng NHTM phục vụ phát triển kinh tế biển, từ đó
giúp người đọc nắm bắt nhanh hơn khi tiếp cận với luận văn.


6
Thứ hai, luận văn đề xuất được một số các giải pháp có giá trị thực tiễn, sát
thực với tình hình trên địa bàn Bình Thuận từ đó giúp cho cơng tác mở rộng tín
dụng phục vụ phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận hồn thiện hơn.
Thứ ba, luận văn bổ sung thêm một cơng trình nghiên cứu đáng tin cậy vào
danh mục tài liệu tham khảo đối với các tác giả có nhu cầu nghiên cứu về tín dụng
phục vụ phát triển kinh tế biển đặc biệt là trên địa bàn Bình Thuận.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
biển.
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với việc phát triển kinh tế biển tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình
Thuận.


7


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1.

LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN

1.1.1. Khái niệm về kinh tế biển
Khái niệm cơ bản thì kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, có thể
chia làm hai phần chủ yếu:
Một là: Tồn bộ những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Kinh tế hàng hải
(vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ liên quan); Hải sản (đánh bắt, nuôi
trồng, khai thác cảng cá); Khai thác dầu khí trên biển; Du lịch biển; Nghề muối
biển; Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; Kinh tế hải đảo.
Hai là: Những hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác, có thể khơng diễn
ra ngay trên biển, nhưng dựa vào yếu tố biển và diễn ra từ đất liền: Đóng và sửa
chữa tàu biển (có nước xếp vào kinh tế hàng hải); Cơng nghiệp chế biến dầu khí;
Cơng nghiệp chế biến hải sản; Cung cấp dịch vụ biển (khí tượng thủy văn, logistic,
và một số lĩnh vực khác….); Thông tin liên lạc biển (đài phát tín ven biển, hệ thống
định vị); Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển; Điều tra cơ bản về tài nguyên và
môi trường biển; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biể; Bảo vệ môi
trường, sinh thái biển.
Kinh tế biển quan niệm theo nghĩa hẹp gồm:
Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng
hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);
Khai thác dầu khí ngồi khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn và Kinh tế đảo. Kinh tế biển theo nghĩa hẹp, là kinh tế biển với các ngành
chủ yếu bao gồm: Thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biến), cảng biển và dịch vụ
hàng hải, khai thác dầu khí, cơng nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển, du lịch sinh
thái (các bãi tắm, các vùng đất ngập nước ven bờ và hải đảo)



8
Kinh tế biển được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ là: kinh tế biển với những
hoạt động kinh tế diễn ra ở vùng ven bờ biển, trên các hải đảo, ở ngoài biển và thềm
lục địa – bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tạo thành một
tổng thể phát triển đồng bộ của một khu vực kinh tế – xã hội vùng biển.
Với cách tiếp cận theo nghĩa rộng, đầy đủ thì nội dung phát triển kinh tế biển
mang tính chất tồn diện, cơ cấu phức hợp đa ngành, bao trùm các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông, xây dựng, thông tin liên lạc, dịch vụ, du lịch, thương mại….
Như vậy, theo các quan điểm về kinh tế biển kinh có thể hiểu khái quát kinh
tế biển là các hoạt động tạo ra lợi nhuận trên biển hoặc trực tiếp liên quan tới biển.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế biển
Kinh tế biển có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
* Nhóm ngành nghề truyền thống.
Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.
Kinh tế hàng hải: Bao gồm vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hàng hải và hỗ trợ.
Cơng nghiệp tàu biển: Bao gồm đóng tàu và sửa chữa tàu biển.
Nghề muối.
Nghề nông ven biển.
* Nhóm ngành nghề mới phát triển.
Cơng nghiệp dầu khí: Bao gồm: tìm kiếm, thăm dị dầu khí; khai thác dầu
khí; xây dựng cơng nghiệp lọc hóa dầu và sử dụng khí; các hoạt động kinh doanh
dịch vụ dầu khí (dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu
khí, dịch vụ dung dịch khoan, vật tư hóa phẩm cho khoan, xây lắp các đường ống
dẫn dầu khí…)
Ni trồng thủy, hải đặc sản.
Du lịch biển.
* Nhóm ngành nghề mới tương lai.
Năng lượng thủy triều và sóng.

Khai thác khống sản lịng biển sâu, nghiên cứu hóa chất trong nước biển,
trong đó có dược liệu biển.
Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển.


9
Khoa học cơng nghệ biển.
Biển cịn tiềm lực rất lớn về hải sản mà con người chưa khai thác hết được.
Diện tích rộng lớn mặt biển cùng với điều kiện môi trường thuận lợi và các kỹ thuật
vi sinh ngày càng hiện đại là những nhân tố hết sức quan trọng để phát triển ngành
nuôi trồng biển, đặc biệt là ni trồng thuỷ, hải sản.
Biển cịn là kho tàng chứa đựng một lượng lớn tài ngun khống sản có giá
trị cao như: dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, lưu huỳnh, silic, cát, vàng, bạch kim,
kim cương, uranium…
1.1.3. Vai trò của kinh tế biển
Kinh tế biển có những vai trị đặc biệt quan trọng, bao gồm:
Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho xã hội, các ngành công nghiệp và xuất
nhập khẩu: Biển là nơi cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho cơng nghiệp
chế biến, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phịng. Kinh tế biển góp phần thúc đẩy, tác động mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế khác
như thủy sản, cơng nghiệp, dầu khí, điện lực, du lịch... Nhu cầu thực phẩm là nhu
cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Kinh tế biển góp phần cung cấp nhu cầu thực
phẩm đa dạng của xã hội đồng thời cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp
chế biến như: Chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản… Quy mô, tốc độ tăng trưởng
của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng
trưởng của các ngành này. Kinh tế biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và
trở thành động lực thúc đẩy phát triển cơng nghiệp vì biển là cửa ngõ giao lưu với
thế giới, tạo điều kiện cho cơng tác xuất, nhập khẩu hàng hóa thuận lợi với chi phí
thấp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia

và của ngành công nghiệp.
Cung cấp một phần vốn để cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước: Cơng
nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình phát triển của nền kinh
tế. Để cơng nghiệp hóa thành cơng phải giải quyết rất nhiều vấn đề và đặc biệt là
vốn cho q trình cơng nghiệp hóa, nhất là các quốc gia nơng nghiệp. Thơng qua


10
việc xuất khẩu các sản phẩm từ kinh tế biển có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn
cho nền kinh tế.
Phát triển kinh tế biển góp phần phát triển thị trường của các ngành công
nghiệp và dịch vụ: Với những nước lạc hậu, khu vực nông thôn, vùng ven biển và
hải đảo tập trung phần lớn lao động và dân cư. Do đó, đây là thị trường quan trọng
của công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế biển càng phát triển thì nhu cầu về hàng hóa tư
liệu sản xuất như: Thiết bị tàu cá, điện năng, nhiên liệu, thức ăn nuôi trồng thủy sản,
thuốc thú y… càng tăng. Đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho kinh tế biển như:
Vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương mại… cũng ngày càng tăng. Mặt khác, sự
phát triển của kinh tế biển góp phần phát triển nền kinh tế, làm cho mức sống, mức
thu nhập của dân cư tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp
phục vụ tiêu dùng và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể
thao…cũng ngày càng tăng.
Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế
biển góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ.
Phát triển kinh tế biển là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: Vùng ven
biển và hải đảo là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.
Phát triển kinh tế biển, một mặt bảo đảm nhu cầu thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu
cho công nghiệp nhất là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, là thị trường của
công nghiệp và dịch vụ… Do đó, phát triển kinh tế biển là cơ sở ổn định, phát triển
nền kinh tế quốc dân. Mặt khác phát triển kinh tế biển trực tiếp phát triển nền kinh

tế, tạo cơng ăn việc làm và từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,
giảm tệ nạn xã hội. Thêm vào đó, đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế
mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược
phát triển ngành thủy sản Việt Nam, đó là: khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo
sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm,
thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Do đó, phát triển kinh tế biển là cơ sở ổn
định chính trị, xã hội.


11

1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng
(doanh nghiệp, cá nhân hoặc chủ thể khác) sử dụng theo ngun tắc có hồn trả cả
gốc và lãi (Trần Huy Hồng, 2010).
Trong đó, cấp tín dụng là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun
tắc có hồn trả cả gốc lẫn lãi trong một thời hạn nhất định. Việc cấp tín dụng có thể
được NHTM thực hiện thơng qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Phân
biệt về các loại hình cấp tín dụng được thể hiện tại bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Các loại hình cấp tín dụng.
STT

1


2

Loại hình cấp
tín dụng

Cho vay

Bao thanh toán

Nội dung
Bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc
có hồn trả cả gốc và lãi.
Bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua
lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc
các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ.

3

NHTM cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
Bảo lãnh ngân khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực
hàng
hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng
phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa
thuận.



12

4

Chiết khấu

NHTM mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền
truy địi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hoạt động cho vay được điều chỉnh bởi Thơng tư 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016, theo đó, sự phân loại của các hình thức cho vay được trình bày tại bảng
sau:
Bảng 1.2: Các loại hình cho vay.
STT
A

Các loại hình
Nội dung
cho vay
Căn cứ vào thời hạn

1

Cho vay ngắn
hạn

Thời hạn khoản vay kéo dài tối đa 12 tháng.


2

Cho
vay
trung hạn

Thời hạn khoản vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

3

Cho vay dài
hạn

Thời hạn khoản vay kéo dài trên 60 tháng.

B

Căn cứ vào hình thức cho vay

4

Cho vay từng
Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
lần
hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

5

Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện

Cho vay hợp
cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án,
vốn
dự án vay vốn.
Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách
hàng để ni trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có
tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm

6

Cho vay lưu hoặc các cây lưu gốc, cây cơng nghiệp có thu hoạch hàng
vụ
năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu
kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của
02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.


13
Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng
một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một
7

Cho vay theo khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ
hạn mức
chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất
một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ
cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.
Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách
Cho vay theo hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã


8

9

hạn mức cho thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
vay dự phòng thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phịng nhưng
khơng vượt q 01 (một) năm.
Cho vay theo
hạn mức thấu
chi trên tài
khoản thanh
toán

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số
tiền có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng một mức
thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài
khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong
một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho
vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh

10

Cho vay quay không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư
vòng
nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ
kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt
quá 03 tháng.



14
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
a) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc
kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất
định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của
khoản vay;
Cho vay tuần b) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ
11

hồn

ngày giải ngân ban đầu và khơng vượt q một chu kỳ
hoạt động kinh doanh;
c) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng khơng có nợ
xấu tại các tổ chức tín dụng;
d) Trong q trình cho vay tuần hồn, nếu khách hàng có
nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì khơng được thực hiện
kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
Nguồn: Thông tư 39/2016/TT-NHNN

1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với kinh tế biển
1.2.2.1. Cho vay theo thời vụ và nguy cơ tập trung rủi ro cao
Hoạt động kinh tế biển mang tính thời vụ, chu kỳ rất rõ nét. Tính thời vụ, chu
kỳ của hoạt động kinh tế biển có sự ảnh hưởng rất lớn đối với thời điểm vay và trả
nợ của khách. Vào đầu vụ sản xuất, kinh doanh khách hàng tập trung gần như đồng
loạt cùng đi vay vốn để đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh cho
đến khi bán được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…, thì khách hàng mới trả nợ gốc và
lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị chi phối, phụ

thuộc vào sản lượng, tức cung của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và nhu cầu mua
trên thị trường, nếu giá cả biến động bất lợi thì khơng có lợi nhuận thậm chí là khả
năng thu hồi vốn gặp khó khăn. Trước thực trạng đó, đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn
bị vốn theo thời vụ, theo chu kỳ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay
vốn phát triển kinh tế biển.
Mặt khác, nguồn trả nợ chính của khách hàng chủ yếu là từ tiền bán sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ... Như vậy sản lượng và giá cả sản phẩm, hàng hóa, dịch


15
vụ là hai yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng vay.
Một khi có rủi ro như mất mùa, khơng tiêu thụ được, mất giá, thiên tai,…thì gần
như đồng loạt khách hàng vay vốn phục vụ kinh tế biển không trả được nợ, dẫn đến
rủi ro tập trung cùng lúc đối với ngân hàng.
1.2.2.2. Chi phí món vay cao
Khách hàng vay vốn phát triển kinh tế biển chủ yếu là hộ gia đình nên giá trị
món vay thường nhỏ nhưng số lượng lượt vay lại lớn. Cho dù là món vay nhỏ
nhưng vẫn phải đảm bảo những yêu cầu của một bộ hồ sơ vay vốn theo quy định.
Đồng thời phải đảm bảo các chi phí cho hoạt động ngân hàng như: Chi phí huy
động vốn, chi phí cho nhân viên, chi phí quản lý và chi phí khác. Ngồi ra, khách
hàng vay vốn phát triển kinh tế biển thường phân tán trên địa bàn rộng, việc thực
hiện các dự án tại những nơi xa xơi, cách trở. Chính vì vậy, việc quản lý món vay,
kiểm tra sử dụng vốn vay thường tốn nhiều chi phí hơn so với các đối tượng cho
vay khác.
1.2.2.3. Tài sản thế chấp khó xử lý
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất là nơi ở duy nhất của người vay, tàu
thuyền, dây chuyền sản xuất, những tài sản hình thành trong tương lai… nên khó xử
lý.
Khách hàng vay vốn phát triển kinh tế biển chủ yếu dùng quyền sử dụng đất
là nơi ở duy nhất của mình, tàu thuyền, dây chuyền sản xuất, những tài sản hình

thành trong tương lai … làm tài sản bảo đảm khi vay vốn tại các TCTD. Vì vậy, sẽ
rất khó cho các TCTD trong xử lý khi khách hàng mất khả năng trả nợ món vay.
Mặt khác, đây là những tài sản thiết yếu, gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người
dân và gia đình nên việc xử lý càng khó khăn hơn. Xét trên phương diện khác thì tài
sản thế chấp cho ngân hàng là tư liệu sản xuất có khả năng giúp khách hàng trả
được nợ trong tương lai khi sản xuất thuận lợi và có hiệu quả. Do vậy, việc xử lý nợ
xấu do gặp rủi ro từ thị trường, thời tiết đối với những khách hàng vay vốn phát
triển kinh tế biển phải được cân nhắc kỹ càng. Đây cũng chính là các vấn đề đặt ra
cho các ngân hàng để có thể cung cấp các sản phẩm cho vay phù hợp với đối tượng
khách hàng phát triển kinh tế biển.


×