Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch tại khoa ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRỌNG DUYNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH
TRƯỚC PHẪU THUẬT Ổ BỤNG CÓ KẾ HOẠCH
TẠI KHOA NGOẠI, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRỌNG DUYNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH
TRƯỚC PHẪU THUẬT Ổ BỤNG CÓ KẾ HOẠCH
TẠI KHOA NGOẠI, BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018
Chuyên ngành: Điều dưỡng


Mã số: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Hùng Mạnh

NAM ĐỊNH - 2019


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iiv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1 . Một số khái niệm liên quan tới công tác chuẩn bị người bệnh phẫu thuật
ổ bụng .............................................................................................................. 4
1.2. Công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ........................................ 4
1.3. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ............. 12
1.4. Một số văn bản quy ñịnh về việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu
thuật ổ bụng ..................................................................................................... 13
1.5. Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật ổ bụng trên
thế giới và tại Việt Nam. ................................................................................. 14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 24
2.2.Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu............................................................. 24
2.3.Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 24
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 24
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ........................................................................... 25
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 25
2.7. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................... 26
2.8. Các khái niệm, thang ño, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu .............. 29


2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 30
2.10. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu .......................................................... 30
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ............. 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Đặc ñiểm ñối tượng nghiên cứu ............................................................... 32
3.2. Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế
hoạch ............................................................................................................ 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến cơng tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu
thuật ổ bụng có kế hoạch ................................................................................. 39
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 43
4.1. Đặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu ........................................................ 43
4.2. Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế
hoạch ............................................................................................................ 46
4.3. Một số yếu tố liên quan đến cơng tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu
thuật ổ bụng có kế hoạch ................................................................................. 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bản ñồng thuận tham gia nghiên cứu

Phụ lục 2: Đánh giá công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có
kế hoạch tại khoa ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018
Phụ lục 3: Danh sách ñiều dưỡng tham gia nghiên cứu


i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Phẫu thuật ổ bụng là một can thiệp ngoại khoa phức tạp địi hỏi cơng
tác chuẩn bị trước phẫu thuật phải tn thủ đúng các quy trình ñể hạn chế tối
ña tai biến, biến chứng. Vì vậy việc đánh giá sự tn thủ cơng tác chuẩn bị
trước phẫu thuật của ñiều dưỡng là ñiều hết sức cần thiết và có giá trị thực
tiễn nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người
bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang
đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có
kế hoạch của 59 điều dưỡng tại khoa Ngoại tổng hợp và Ngoại ung bướu bằng
phỏng vấn và quan sát quy trình điều dưỡng thực hiện chuẩn bị người bệnh
với 28 bước. Điều dưỡng ñược ñánh giá là ñạt khi thực hiện ñạt ≥ 89,0% các
bước quy trình và đạt tồn bộ 4 bước u cầu.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đạt về cơng tác chuẩn bị người bệnh trước
phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch của ñiều dưỡng tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình năm 2018 là 50,8% và tỷ lệ khơng đạt là 49,2%. Có mối
liên quan giữa trình độ chun mơn, việc tham gia tập huấn về chuẩn bị người
bệnh trước phẫu thuật, số người bệnh trung bình điều dưỡng chăm sóc trong
ngày, số ngày trực trong 1 tuần với cơng tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu
thuật ổ bụng có kế hoạch của điều dưỡng (p<0,05).
Kết luận: Thực trạng cơng tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ
bụng có kế hoạch của ñiều dưỡng tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thái Bình năm 2018 đạt ở mức trung bình.
Từ khóa: điều dưỡng, chuẩn bị người bệnh, phẫu thuật ổ bụng.


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo
chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã
hết lịng, nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập nghiên cứu tại Trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sỹ Trịnh Hùng
Mạnh người thầy tâm huyết đã tận tình, động viên, kích lệ, dành nhiều thời
gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban giám ñốc cùng tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện
đa khoa tỉnh Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành việc
thu thập số liệu cho luận văn của mình.
Tơi xin gửi lời cám ơn ñến PGS. TS. Vũ Sơn trưởng bộ mơn Điều
dưỡng, các đồng nghiệp tại Bộ mơn Điều dưỡng và tại Trường Đại học Y
Dược Thái Bình, đã ln tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Và cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tơi – những
người đã ln ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó
khăn, động viên, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận
văn.
Thái Bình, tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Duynh



iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Trọng Duynh - Học viên lớp cao học khóa 3, Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam ñoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo, TS Trịnh Hùng Mạnh.
2. Cơng trình nghiên cứu này của tôi không trùng lặp với bất ký nghiên
cứu nào khác được cơng bố.
3. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan ñã ñược ñồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Thái Bình, tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Duynh


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HIV

Human immunodeficiency virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải)


HST

Huyết sắc tố

NB

Người bệnh


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới tính của ĐTNC ............................................. 32
Bảng 3.2: Phân bố trình độ chun mơn và được tập huấn về chuẩn bị người
bệnh trước phẫu thuật của ĐTNC .............................................. 32
Bảng 3.3: Phân bố số người bệnh trung bình chăm sóc trong 1 ngày và số buổi
trực trong tuần của ĐTNC ......................................................... 35
Bảng 3.4: Tỷ lệ đạt về cơng tác tiếp nhận, giải thích cho NB và khai thác bệnh
sử, tiền sử đơng máu của ĐTNC ................................................ 36
Bảng 3.5: Tỷ lệ đạt về cơng tác ñánh giá tình trạng người bệnh của ĐTNC . 36
Bảng 3.6: Tỷ lệ đạt về cơng tác thực hiện xét nghiệm, thơng báo lịch phẫu
thuật, chăm sóc tinh thần của ĐTNC ......................................... 37
Bảng 3.7: Tỷ lệ đạt về cơng tác hướng dẫn và chuẩn bị người bệnh trước ngày
phẫu thuật của ĐTNC ................................................................ 37
Bảng 3.8: Tỷ lệ đạt về cơng tác chuẩn bị người bệnh trong ngày phẫu thuật
của ĐTNC .................................................................................. 38
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với cơng tác chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật của điều dưỡng ............................................... 39
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa giới tính với công tác chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật của ñiều dưỡng ............................................... 40
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thâm niên công tác với công tác chuẩn bị

người bệnh trước phẫu thuật của ñiều dưỡng ............................ 40
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa trình độ với việc thực hiện quy trình chuẩn bị
người bệnh trước phẫu thuật của ñiều dưỡng ............................ 40
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân và chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật .......................................................................... 41


vi
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa ñược tập huấn về chuẩn bị NB trước phẫu
thuật và công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ............ 41
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa số người bệnh chăm sóc/ ngày và cơng tác
chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ........................................ 42
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa số ngày trực/ tuần và công tác chuẩn bị người
bệnh trước phẫu thuật ................................................................. 42


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thâm niên cơng tác của ñối tượng nghiên cứu ......................... 33
Biểu ñồ 3.2: Phân bố thu nhập bình qn hàng tháng của đối tượng nghiên
cứu ............................................................................................ 34
Biểu đồ 3.3: Phân bố tình trạng hơn nhân của ñối tượng nghiên cứu ............ 35
Biểu ñồ 3.4: Công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế
hoạch của ĐTNC ..................................................................... 39


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật là phương pháp ñược lựa chọn nhiều trong ngoại khoa để
chẩn đốn và điều trị bệnh. Tuy nhiên phẫu thuật cũng thường gây sang chấn,

rối loạn các chức năng của cơ thể. Do đó sự chuẩn bị tốt về thể chất và tinh
thần cho người bệnh trước phẫu thuật là việc làm rất cần thiết ñể người bệnh
tiếp nhận sự can thiệp một cách an toàn và thuận lợi. Mục tiêu ñánh giá trước
phẫu thuật là xác ñịnh các yếu tố nguy cơ, các biến chứng trước trong và sau
phẫu thuật. Nhìn chung, tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật ñã giảm trong 30
năm qua do sự tiến bộ không ngừng về gây mê và phẫu thuật [25]. Phẫu thuật
ổ bụng là phẫu thuật liên quan ñến rạch da qua thành bụng (nội soi hoặc phẫu
thuật mở) vào trong ổ bụng ñể can thiệp vào ống tiêu hóa hay các tạng như
gan mật, lách, tụy, hệ tiết niệu,… ñể giải quyết bệnh lý khác nhau và có thể
được tiến hành trong điều kiện cấp cứu hoặc phẫu thuật theo kế hoạch có
chuẩn bị. Nhiều bệnh lý trong ổ bụng cần phẫu thuật có kèm theo các rối loạn
toàn thân như mất máu, nhiễm khuẩn; rối loạn nước - ñiện giải, rối loạn chức
năng gan, chức năng thận… Các bệnh lý ổ bụng và các rối loạn tồn thân ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc mổ cũng như khả năng hồi phục, thời gian hậu
phẫu của người bệnh [1]. Nhằm đảm bảo an tồn cho người bệnh, kiểm sốt
được tai biến, hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thì
cơng tác chuẩn bị trước phẫu thuật có vai trị rất quan trọng. Một số nghiên
cứu trong đó có tác giả Ann và cộng sự (2017) [26] chỉ ra rằng vấn ñề chuẩn
bị và chuyển giao người bệnh trước phẫu thuật khơng chu đáo gây ra phần lớn
các lỗi y tế nghiêm trọng. Theo Thái Hồng Để (2011) [8] người bệnh phẫu
thuật có kế hoạch ñược chuẩn bị tốt hơn phẫu thuật cấp cứu. Người bệnh có
tâm lý lo lắng trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ rất cao 83,43% ñặc biệt trong phẫu
thuật cấp cứu và phẫu thuật lần ñầu. Nghiên cứu của Bùi Thị Huyền [11] tại


2
Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức Bệnh viện Quân Y 354 năm 2015 tỷ lệ
người bệnh chưa vệ sinh tồn thân hay tại vị trí phẫu thuật 58%, chưa thụt
tháo 66,7%, chưa băng vơ trùng để xác định vùng phẫu thuật 84,7%, điều
dưỡng nhận người bệnh khơng kiểm tra lại thơng tin, đối chiếu tên người

bệnh là 3,3%.
Phẫu thuật ổ bụng là một can thiệp ngoại khoa rất phức tạp, địi hỏi
cơng tác chuẩn bị người bệnh của ñiều dưỡng phải tuân thủ ñúng các quy
trình, hạn chế tối đa sai sót, tai biến. Vì vậy, việc đánh giá sự tuân thủ công
tác chuẩn bị trước phẫu thuật của ñiều dưỡng là ñiều hết sức cần thiết và có
giá trị thực tiễn nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh tốt hơn. Hiện
nay ở tỉnh Thái Bình chưa có một nghiên cứu vào về vấn đề này một cách đầy
đủ và hệ thống nên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá cơng tác
chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch tại khoa Ngoại,
bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ổ
bụng có kế hoạch tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm
2018.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến cơng tác chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật ổ bụng có kế hoạch tại khoa Ngoại, bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình năm 2018.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 . Một số khái niệm liên quan tới công tác chuẩn bị người bệnh phẫu
thuật ổ bụng
Phẫu thuật ổ bụng: Phẫu thuật ổ bụng là một thủ thuật y tế liên quan
ñến rạch qua thành bụng (nội soi hoặc phẫu thuật mở) vào khoang phúc mạc
để can thiệp vào ống tiêu hóa hay các tạng trong ổ bụng như gan mật, lách,
tụy, hệ tiết niệu, ñộng tĩnh mạch…ñể giải quyết nhiều bệnh lý khác nhau.
Phẫu thuật ổ bụng có thể được tiến hành trong điều kiện cấp cứu khơng có
chuẩn bị trước, hoặc phẫu thuật có chuẩn bị [1].
Cơng tác chuẩn bị người bệnh phẫu thuật: Việc lên kế hoạch và đánh
giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật dựa trên tuổi tác, giới tính và tình
trạng bệnh giúp cho người bệnh có trạng thái tốt nhất, yên tâm sẵn sàng phẫu
thuật [38]. Chuẩn bị trước phẫu thuật là chuẩn bị trên hai phương diện: tinh
thần và thể chất cho người bệnh [37]. Sự thành công của cuộc phẫu thuật phần
lớn nhờ vào chuẩn bị trước phẫu thuật. Với phẫu thuật ổ bụng cũng vậy rất
cần ñến sự chuẩn bị chu ñáo trước phẫu thuật ñặc biệt là chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật [33].
1.2. Công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
1.2.1. Thủ tục hành chính
Đối với trường hợp người bệnh nhập viện khi người bệnh vào viện ñiều
dưỡng viên cần tiến hành làm thủ tục hành chính nhanh gọn, tránh rườm rà
làm mất thời gian và gây mệt mỏi chán nản cho người bệnh. Khi người bệnh
nhập viện ñiều dưỡng viên cần quan tâm đến các thủ tục hành chính theo quy
định [2]:
- Giấy tờ tùy thân: số chứng minh nhân dân (thẻ căn cước).
- Giấy giới thiệu của cơ quan y tế tuyến dưới.


5
- Giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí, bảo hiểm y tế.
- Lập hồ sơ cho người bệnh (cần ghi rõ và đủ các mục ở phần đầu bệnh

án).
- Hồn thành phiếu xét nghiệm ñược chỉ ñịnh.
- Biên nhận tài sản người bệnh ñã giữ lại.
- Làm thủ tục nhận phòng bệnh, giường bệnh, nhận quần áo, chăn màn.
Đồng thời thông báo cho người bệnh và người nhà chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy khoa phòng như: giờ khám bệnh, thường quy đi buồng, giờ vào thăm,
giữ gìn vệ sinh trật tự buồng bệnh, không hút thuốc lá, không gây ồn ào trong
buồng bệnh, bỏ các ñồ thải vào nơi quy ñịnh….
Trước khi phẫu thuật ổ bụng ñiều dưỡng hướng dẫn ký giấy cam kết
trước phẫu thuật dựa trên cơ sở người bệnh đã được giải thích rõ về phẫu
thuật, nguy cơ xảy ra các rủi ro, tai biến và tự nguyện chấp nhận phẫu thuật.
Người bệnh cần được giải thích rõ về chẩn đốn xác định, mục đích điều trị,
mức ñộ thành công của cuộc phẫu thuật, nguy cơ bị thay đổi trong điều trị để
có thể hiểu biết tồn diện về phẫu thuật, không bị thuyết phục hay ép buộc
chấp thuận. Người bệnh có thể ký cam kết cho bản thân nếu tuổi và tình trạng
tinh thần cho phép. Nếu như người bệnh cịn nhỏ, hơn mê, rối loạn tâm thần
thì người thân có thể ký cam kết thay thế. Trong trường hợp cấp cứu có thể
phải phẫu thuật để cứu sống mà khơng có mặt của gia đình thì người ký tên
phải là người có trách nhiệm về phía bệnh viện. Chính vì thế mà vai trị của
điều dưỡng trong hoạt động này là vơ cùng quan trọng và cần thiết, không
những hỗ trợ người bệnh về mặt thủ tục hành chính mà cịn giúp người bệnh
hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình và an tâm cho cuộc phẫu thuật
[2],[5],[41].


6
Cam kết phẫu thuật đóng vai trị hết sức quan trọng về mặt pháp lý
trong phẫu thuật ñể bảo vệ quyền lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y
tế [5].
1.2.2. Thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu

Tiến hành hướng dẫn người bệnh làm những xét nghiệm cần thiết ñược
chỉ ñịnh phục vụ cho phẫu thuật như [24]:
- Máu: công thức máu, máu đơng, máu chảy, nhóm máu, dung tích
hồng cầu, tốc độ lắng máu, chức năng đơng máu tồn bộ, ñường
huyết, protid, SGOT, SGPT, ure, creatinin…
- Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu,...
- Thăm dị chức năng: Điện tim, điện não,...
- Chẩn đốn hình ảnh: X quang, siêu âm, CT scan,…
Ngoài ra, tuỳ loại phẫu thuật mà bác sỹ phẫu thuật có chỉ định các xét
nghiệm khác về gan, tụy, mật,...
1.2.3. Trao ñổi với bác sỹ ñiều trị
Sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận người bệnh vào khoa Điều
dưỡng phải báo cáo lại với ñiều dưỡng trưởng và bác sỹ về tình trạng người
bệnh để được xử lý thích hợp, kịp thời, tránh nhầm lẫn về tình trạng sức khỏe
của người bệnh ñể xảy ra những tai biến khơng đáng có. Đồng thời, điều
dưỡng có nhiệm vụ trợ giúp bác sỹ trong cơng tác khám, điều trị người bệnh.
Điều dưỡng cần trao ñổi với bác sỹ về dự kiến phẫu thuật ổ bụng của người
bệnh là phẫu thuật tạng nào và loại phẫu thuật gì để chuẩn bị cơng tác vệ sinh
cũng như chuẩn bị để tâm sinh lý cho người bệnh và người nhà người bệnh
ñược yên tâm và ñể cho cuộc phẫu thuật ñạt hiệu quả tốt nhất [41].
1.2.4. Chuẩn bị ñối với người bệnh
1.2.4.1. Tình trạng về thực thể:


7
Người ñiều dưỡng cần ñánh giá mạch, nhiệt ñộ, huyết áp, nhịp thở, thể
trạng của người bệnh và khai thác tiền sử, bệnh sử của người bệnh, chế ñộ
dinh dưỡng và các nguy cơ trước phẫu thuật của người bệnh giúp bác sỹ quyết
ñịnh thực hiện ca phẫu thuật như thế nào [20]. Cụ thể:
- Điều dưỡng cần khai thác tiền sử về sức khỏe của người bệnh, xem ñã

từng mắc bệnh gì. Với phụ nữ, phải tìm hiểu tiền sử như kinh nguyệt,
sinh đẻ, mục đích tránh ảnh hưởng của thuốc gây mê, sang chấn tinh
thần, tác dụng thuốc trên người bệnh mang thai. Đối với trẻ vị thành
niên dùng những từ ngữ phù hợp ñể khai thác các vấn đề về kinh
nguyệt, sinh sản [32].
- Tình trạng hệ tim mạch: mục đích chuẩn bị cho người bệnh có một
chức năng tuần hồn tốt nhất để đáp ứng nhu cầu oxy, dịch thể, thuốc,
dinh dưỡng cho cơ thể. Phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng khi người bệnh có
biểu hiện rõ những dấu hiệu của bệnh tim mạch. Tình trạng này địi hỏi
sự quan tâm của điều dưỡng, bác sỹ nhiều hơn trong suốt q trình điều
trị và chăm sóc. Nếu mức ñộ của bệnh tim mạch nghiêm trọng, phẫu
thuật có thể được hỗn lại để điều trị ổn định rồi mới phẫu thuật [1].
- Tình trạng hệ hơ hấp: hơ hấp có vai trị quan trọng trong trao đổi khí,
đường sử dụng thuốc mê bốc hơi. Cần khai thác người bệnh có tiền sử
khó thở, ho, suyễn, ho ra máu, lao khơng? Điều dưỡng cần đếm nhịp
thở, kiểu thở, nghe phổi, đo PaO2, SpO2. Nếu người bệnh có nhiễm
trùng cấp tính đường hơ hấp trên, điều dưỡng cần thực hiện phác ñồ
ñiều trị theo y lệnh của bác sỹ. Nếu người bệnh hút thuốc cần ngưng
hút thuốc trước phẫu thuật một tuần. Hướng dẫn người bệnh cách hít
thở sâu, thở hiệu quả, cách xoay trở, ngồi dậy giúp giãn nở phổi tối ña
sau phẫu thuật [40].


8
- Tình trạng gan thận: có chức năng gan, thận tốt, hệ thống đường mật,
tiết niệu thơng suốt vì đây là ñường thải trừ của nhiều thuốc ñiều trị,
thuốc mê, chất bài tiết của cơ thể. Gan đóng vai trị quan trọng trong
q trình chuyển hóa sinh học của thuốc mê. Vì vậy bất kỳ bệnh lý nào
của gan cũng ñều ảnh hưởng ñến sự dung nạp của thuốc mê. Thận liên
quan ñến sự bài tiết của thuốc mê và q trình chuyển hóa của cơ thể,

cân bằng acid-base và nước ñiện giải. Cần ñánh giá chức năng thận,
ñiện giải, phịng ngừa thiếu nước, rối loạn điện giải, theo dõi phù, nước
tiểu của người bệnh [42].
- Tình trạng thần kinh trung ương: xác định người bệnh hơn mê hay tỉnh
táo. Đánh giá: tri giác, nhận thức, thực hiện các y lệnh của người bệnh.
Khai thác tai nạn về não, tuỷ sống trước đó… Vì khi có chấn thương
hay đã phẫu thuật cột sống cổ thì có thể ảnh hưởng trong tư thế đặt nội
khí quản. Đánh giá về nhận thức rất có ích trong theo dõi sau phẫu
thuật, giúp điều dưỡng nhận ñịnh về tri giác và nhận thức người bệnh
chính xác hơn [27].
- Tình trạng hệ cơ xương: người bệnh đang mắc hay có tiền sử viêm
xương khớp, nhất là người già vì nó sẽ làm hạn chế cử ñộng, tư thế
người bệnh trong và sau phẫu thuật. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh
cách tập vận ñộng trước phẫu thuật để tránh tình trạng người bệnh đau
do vận động, di chuyển sau phẫu thuật [30].
- Người bệnh có mắc bệnh tiểu ñường: tiểu ñường là một yếu tố nguy cơ
cho cả gây mê và phẫu thuật. Người bệnh tiểu ñường có nguy cơ cao
trong hạ ñường huyết, biến chứng tim mạch, nguy cơ nhiễm trùng cao,
vết thương lâu lành. Điều dưỡng cần xác ñịnh, theo dõi ñường trong
máu và giúp bác sỹ ñiều chỉnh lượng ñường trong máu và thực hiện chế
ñộ ăn tiết chế cho người bệnh tiểu ñường [43].


9
- Tình trạng nhiễm trùng của người bệnh: nếu nhiễm trùng cấp tính trong
phẫu thuật theo chương trình cần hỗn phẫu thuật để điều trị. Nhiễm
trùng mạn tính như Lao, AIDS thì tuỳ trường hợp có thể phẫu thuật.
Kiểm sốt nhiễm trùng trước phẫu thuật là ñiều cần thiết cho người
bệnh, vì thế điều dưỡng cần hỏi người bệnh và thực hiện y lệnh ñưa
người bệnh ñi khám chuyên khoa tai mũi họng, răng, tiết niệu, sinh dục

nếu bác sỹ có chỉ định trước phẫu thuật. Cần theo dõi nhiệt ñộ, thực
hiện y lệnh trong ñiều trị dứt ñiểm nhiễm trùng trước phẫu thuật, thực
hiện thuốc kháng sinh phòng ngừa theo y lệnh ñiều trị [29].
- Miễn dịch của người bệnh: điều dưỡng cần tìm hiểu tiền sử dị ứng của
người bệnh như dị ứng thuốc, ñiều dưỡng cần khai thác loại thuốc và
ghi chú hồ sơ giúp thầy thuốc và gây mê tránh sử dụng những loại
thuốc này. Dị ứng thức ăn cũng quan trọng vì sau phẫu thuật vấn ñề
dinh dưỡng rất cần thiết nên cần hỏi rõ thơng tin để tránh dị ứng có thể
làm tình trạng sau phẫu thuật nặng nề hơn. Trong những người bệnh
ghép tạng thường khả năng miễn dịch kém nên ñiều dưỡng cần có kế
hoạch chăm sóc hồn tồn vơ khuẩn tránh nguy cơ nhiễm trùng cho
người bệnh [28].
- Thể trạng và chế độ dinh dưỡng của người bệnh: béo phì gây khó khăn
trong tư thế phẫu thuật và di chuyển người bệnh sau phẫu thuật, dễ
nhiễm trùng vết thương, vết thương lâu lành, thêm vào đó bệnh tim
mạch, nội tiết, bệnh viêm gan mật cũng thường xảy ra. Nếu không phẫu
thuật cấp cứu ñiều dưỡng cần hướng dẫn chế ñộ ăn và tập luyện giảm
cân cho người bệnh trước phẫu thuật. Suy dinh dưỡng: giảm protein,
vitamin A, B… người bệnh phục hồi chậm, vết thương lâu lành. Người
già (do thiếu răng, do ăn uống kém), người nghèo ăn ít chất dinh
dưỡng, người bệnh ăn uống kém, người bệnh mạn tính, ung thư thường


10
có nguy cơ suy dinh dưỡng do thói quen ăn kiêng hay khơng ăn được.
Nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật là ñiều cần thiết. Điều
dưỡng hướng dẫn người bệnh thức ăn nhiều dinh dưỡng, chế ñộ ăn phù
hợp bệnh lý. Nếu người bệnh suy kiệt nhiều hoặc do bệnh lý khơng ăn
được điều dưỡng thực hiện y lệnh ni ăn bằng dịch truyền an tồn và
đủ năng lượng [28].

- Tình trạng sử dụng chất gây nghiện và kích thích của người
bệnh: người nghiện ma tuý hay rượu thường có nguy cơ suy dinh
dưỡng cao và đặc biệt với người nghiện rượu thì chức năng gan cũng
suy giảm. Vì thế, với những người bệnh này, điều dưỡng cần khai thác
tiền sử một cách cẩn thận qua người thân và chính bản thân người
bệnh. Người bệnh nghiện rượu hay ma tuý có rất nhiều biến chứng sau
phẫu thuật do tình trạng suy dinh dưỡng, do chức năng gan giảm, do
chức năng thần kinh cũng có vấn đề. Điều dưỡng cần có kế hoạch chăm
sóc trong trường hợp người bệnh lên cơn nghiện sau phẫu thuật hay
cuồng sảng do rượu [43].
1.2.4.2. Chuẩn bị về mặt tinh thần cho người bệnh
Người bệnh vào viện thường có trạng thái lo âu, sợ hãi vì vậy điều quan
trọng là người điều dưỡng phải tiếp đón người bệnh nhiệt tình lịch sự, thơng
cảm với nỗi lo âu của người bệnh làm cho người bệnh mới ñến cảm thấy dễ
chịu, gây ấn tượng ban ñầu tốt ñẹp cho người bệnh. Người bệnh ñược chuẩn
bị tâm lý và sinh lý cho phẫu thuật trong thời kỳ tiền phẫu thuật [33].
Cung cấp thơng tin thích hợp và hỗ trợ tinh thần cho người bệnh trong
giai ñoạn trước phẫu thuật giúp người bệnh có kiến thức và tinh thần, tâm lý
tốt hơn [18]. Người điều dưỡng cũng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc,
khó khăn, lo lắng của người bệnh. Bên cạnh đó, trong q trình chăm sóc
người bệnh, điều dưỡng cần quan sát và nhận biết sự bất ổn tâm lý của người


11
bệnh qua những dấu hiệu như đổ mồ hơi, buồn nơn, thay đổi hành vi, gây hấn,
muốn sự chú ý liên tục hoặc trở nên trầm cảm hoặc khơng thích tiếp xúc.
Người ñiều dưỡng giúp người bệnh chia sẻ, giải tỏa những nỗi lo, tạo cho
người bệnh tinh thần lạc quan thoải mái nhất trước cuộc phẫu thuật điều đó
cũng góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của ca phẫu thuật và thời gian lành
bệnh [31].

1.2.4.3. Chuẩn bị vệ sinh và hướng dẫn chế ñộ nhịn ăn trước mổ cho
người bệnh
- Chuẩn bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh da vùng phẫu thuật:
Những ngày trước phẫu thuật người bệnh tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh da tóc
móng, bộ phận sinh dục và cạo lông nếu cần thiết [12].
Chuẩn bị vùng da ñể phẫu thuật (thực hiện vào ngày trước phẫu thuật)
làm sạch da, rửa da, cạo lông vùng phẫu thuật. Lưu ý: tránh làm xây xát da vì
đó là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập, cạo hết lơng vùng phẫu thuật, báo cáo
các bất thường vùng da nơi sẽ phẫu thuật (u, nhọt, vết thương có sẵn).
Tóc người bệnh cần được buộc gọn gàng. Đối với tóc giả cần ñược tháo
ra. Các sơn móng tay, móng chân người bệnh cần phải tẩy sạch sẽ trước phẫu
thuật [20].
Thụt tháo: cần thụt tháo sạch đại tràng vào tối hơm trước và sáng hơm
phẫu thuật đối với người bệnh phẫu thuật đại tràng bằng cách như uống thuốc
xổ, thụt tháo ñại tràng thể tích lớn. Với phẫu thuật ổ bụng khác cần thụt tháo
cho người bệnh trước phẫu thuật [34].
Bắt buộc phải tháo răng giả ñể tránh gây trở ngại trong việc ñặt nội khí
quản, tai biến gãy hay sứt răng giả vào đường thở [31].
Dặn dị người bệnh nhịn ăn trước giờ phẫu thuật 6-8 tiếng, rửa dạ dày
cho người bệnh nếu có chỉ định. Tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có
thể trào ngược vào phổi trong q trình mê để phẫu thuật [3].


12
1.2.4.4. Chuẩn bị trước khi bàn giao người bệnh [20]:
Tổng trạng: ñiều dưỡng ño dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh, báo cáo
bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường.
Điều dưỡng mang vịn đeo tay cho người bệnh ghi đầy ñủ các thông tin:
họ tên, ngày tháng năm sinh, giới, mã số bệnh nhân, khoa, chẩn đốn, phẫu
thuật gì.

Điều dưỡng thay quần áo mổ cho người bệnh ñể chuẩn bị phẫu thuật.
Vùng mổ ñược ñánh dấu, vệ sinh và băng lại bằng băng vô khuẩn.
Vết thương: thay băng vết thương sạch sẽ, băng kín.
Điều dưỡng đặt kim luồn, truyền dịch, thực hiện thuốc theo y lệnh nếu
có chỉ định. Chăm sóc đường tĩnh mạch trước phẫu thuật.
Nếu có chỉ định: ñặt ống thông dạ dày, thông tiểu.
Điều dưỡng ghi hồ sơ:
- Ghi hồ sơ theo dõi người bệnh khi còn nằm tại khoa.
- Ghi hồ sơ trước khi chuyển người bệnh đến phịng phẫu thuật: Tổng
trạng người bệnh, dấu hiệu sinh tồn, tổng kết số lượng, tính chất dịch dạ dày,
nước tiểu, phân,…
Điều dưỡng hoàn tất bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật.
Điều dưỡng ghi các thông tin người bệnh vào sổ chuyển người bệnh.
Chuyển người bệnh lên phòng phẫu thuật: điều dưỡng cùng thân nhân
chuyển người bệnh đến phịng phẫu thuật bằng các phương tiện an toàn.
1.3. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
1.3.1. Đối với người bệnh
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là rất quan trọng. Chuẩn bị người
bệnh cẩn thận có thể giảm thiểu sự lo lắng, giúp người bệnh có thể chất và
tinh thần tốt sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật [31].
Chuẩn bị ñầy ñủ các ñiều kiện cần thiết trước phẫu thuật ñường tiêu


13
hóa giúp đảm bảo vùng da được phẫu thuật sạch sẽ hơn, giảm tối ña các biến
chứng nguy hiểm cho người bệnh và nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật đường tiêu hóa cịn giúp tăng tỷ
lệ thành công của ca phẫu thuật, giúp người bệnh nhanh phục hồi, rút ngắn
thời gian nằm viện và giảm chi phí cho người bệnh.
1.3.2. Đối với nhân viên y tế

Phẫu thuật là một phương pháp ñiều trị gây ra sang chấn có ảnh hưởng
nhất định tới cơ thể người bệnh. Để người bệnh chịu ñựng ñược cuộc phẫu
thuật cần thiết phải chuẩn bị chu ñáo về tinh thần và thể chất cho người bệnh.
Mặt khác phẫu thuật cũng có thể gây ra các biến chứng, do vậy phải phát hiện
và ñiều trị kịp thời những biến chứng sau phẫu thuật. Điều dưỡng cần phải
thấy rõ việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật và chăm sóc người bệnh
sau phẫu thuật là cơng việc góp phần quan trọng vào thành công của cuộc
phẫu thuật.
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một ñiểm quan trọng của quỹ
ñạo chăm sóc khi người bệnh chuyển tiếp qua mơi trường phẫu thuật [25].
Cơng tác chuẩn bị có vai trị rất quan trọng quyết định sự thành cơng của cuộc
phẫu thuật. Trong thời gian phẫu thuật, bác sỹ cần có rất nhiều dụng cụ và
trang thiết bị cần thiết ñể sử dụng và khơng thể chậm trễ sử dụng nên mọi đồ
dùng, dụng cụ cần thiết cần phải có sẵn trên khay ñể có thể sẵn sàng bất cứ
lúc nào. Chuẩn bị trước phẫu thuật đường tiêu hóa giúp bác sỹ có tâm lý thoải
mái, vững vàng khi bước vào cuộc phẫu thuật giúp cho cuộc phẫu thuật thành
công.
1.4. Một số văn bản quy ñịnh về việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu
thuật ổ bụng
- “Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật” sách Điều dưỡng Ngoại 1
của Bộ Y tế xuất bản năm 2008: Hướng dẫn điều dưỡng viên cơng tác chăm


14
sóc người bệnh trước phẫu thuật, chuẩn bị về các thủ tục hành chính, thể chất
và tinh thần cho người bệnh [1].
- Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn cơng tác gây
mê – hồi sức được Bộ Y tế ban hành vào 20/8/2012 nhằm hướng dẫn về chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt ñộng gây
mê - hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ñược phép thực hiện phẫu

thuật, thủ thuật có gây mê - hồi sức [3].
- Quyết ñịnh 201/QĐ-BYT năm 2014 về tài liệu “Hướng dẫn quy ñịnh
kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa – chuyên khoa phẫu thuật tiêu hóa và phẫu
thuật nội soi” do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành. Tại văn bản này Bộ Y tế có
những quy định cụ thể về việc chuẩn bị phẫu thuật từng cơ quan, bộ phận
trong ổ bụng [4].
- Quyết ñịnh số 5730/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 về việc ban hành tài
liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu
hóa của Bộ Y tế ban hành. Tại văn bản này Bộ Y tế có quy định 57 quy trình
phẫu thuật tiêu hóa, trong đó có phần quy trình cụ thể về chuẩn bị người bệnh
tương ứng mỗi loại phẫu thuật tiêu hóa riêng [6].
1.5. Thực trạng cơng tác chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật ổ
bụng trên thế giới và tại Việt Nam.
1.5.1. Trên Thế giới
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trước phẫu thuật làm sạch khu vực phẫu
thuật bằng các dung dịch khử trùng giảm ñáng kể nhiễm trùng vết thương.
Một phần của việc chuẩn bị da là loại bỏ lông trên da, chủ yếu thực hiện bởi
cạo sạch lơng với dao cạo an tồn. Tuy nhiên, chuẩn bị da trước phẫu thuật
bằng với một dao cạo an tồn đã được báo cáo là dễ bị nhiễm trùng. Cạo 24
giờ trước khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi gây ra các
vết cắt nhỏ có thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật thâm nhập và hoạt ñộng


×