Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

thay đổi kiến thức, thực hành về xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.56 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ THANH HOA

THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DỰ PHỊNG
VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT CHO CÁC BÀ MẸ CÓ CON
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG


NAM ĐỊNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ THANH HOA

THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DỰ PHỊNG
VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT CHO CÁC BÀ MẸ CÓ CON
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
NĂM 2019


. Chuyên ngành: Điều dưỡng

Mã số: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.BS TRƯƠNG TUẤN ANH
2. TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH - 2019


i

TĨM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là: Mơ tả thực trạng kiến thức, thực hành về xử
trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con đang điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
năm 2019. Đồng thời đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt
sau giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ trên.
Phương pháp nghiên cứu can thiệp một nhóm trước sau khơng đối chứng
trên 156 bà mẹ có con co giật do sốt đang điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
trong thời gian nghiên cứu theo 3 bước. Bước 1: Đánh giá kiến thức, thực hành khi
trẻ mới vào viện. Bước 2: Can thiệp bằng cách truyền thông trực tiếp về kiến thức
và thực hành. Bước 3: Đánh giá lại về kiến thức, thực hành sau can thiệp.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức về dự phịng, xử trí trẻ co giật do sốt
của các bà mẹ trước can thiệp là 3,72/10 điểm và tăng lên 9,57/10 điểm sau can
thiệp. Trong đó, kiến thức về sốt tăng từ 3,88 điểm lên 8,82 điểm; kiến thức chăm
sóc trẻ sốt 4,18 điểm lên 8,17 điểm; kiến thức phịng và xử trí co giật 3,08 điểm lên
8,82 điểm. Các mức độ tăng điểm này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điểm
thực hành chung tăng từ 5,54/10 điểm lên 9,08/10 điểm. Trong đó thực hành đo

nhiệt độ ở nách tăng từ 5,11 lên 8,89 điểm; thực hành chườm ấm cho trẻ sốt nóng
tăng từ 5,44 lên 9,15 điểm; thực hành chườm ấm cho trẻ sốt rét tăng từ 6,06 lên 9,20
điểm. Các mức độ tăng điểm này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Kết luận: Mức độ kiến thức của các bà mẹ về dự phịng, chăm sóc trẻ sốt nói
chung cũng như kiến thức về sốt, chăm sóc trẻ sốt và xử trí co giật trước khi can
thiệp đều ở mức thấp. Sau can thiệp mức độ kiến thức đều đã tăng lên mức tốt.
Tương tự kiến thức, mức độ thực hành dự phịng, chăm sóc trẻ co giật do sốt trước
can thiệp ở mức trung bình và mức thấp. Sau can thiệp đã tăng lên mức tốt và rất
tốt. Các kết quả đó đã cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức
khỏe cho các bà mẹ đạt hiệu quả cao. Ngoài ra kết quả trong nghiên cứu này cho
thấy còn một số điểm cần cải thiện trong chương trình can thiệp sau này.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, dự phịng, chăm sóc, trẻ co giật do sốt.


ii

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo hướng dẫn đã hết
lòng hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể cán bộ viên chức trường
Cao đẳng Y tế Hải Phòng, bệnh viện Trẻ em Hải Phịng đã khơng ngừng hỗ trợ và

tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Nam Định, ngày …. tháng… năm 2019
Học viên


iii

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ “Thay đổi kiến thức, thực hành dự
phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng năm 2019” là cơng trình nghiên cứu của riêng em.
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và được chỉ rõ
nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày ….tháng ….năm 2019
Học viên


MỤC LỤC
TÓM TẮT......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vii
Bảng 3.1. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt..........................................30..vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
MỤC TIÊU....................................................................................................................3
Chương 1.......................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................4
1.1. Tổng quan về co giật do sốt ở trẻ em.....................................................................4
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................................4
1.1.2. Yếu tố nguy cơ.....................................................................................................................5
1.1.3. Hậu quả của co giật do sốt..................................................................................................7

1.2. Thực trạng co giật ở trẻ tại Việt Nam và trên thế giới........................................10
1.2.1. Thế giới..............................................................................................................................10
1.2.2. Việt Nam............................................................................................................................12

1.3. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thực hành dự phịng và xử trí co
giật do sốt ở trẻ..............................................................................................................12
1.3.1. Thế giới..............................................................................................................................12
1.3.2. Việt Nam............................................................................................................................13

1.4. Các nghiên cứu về các giải pháp dự phòng co giật do sốt ở trẻ......................14
1.4.1. Thế giới..............................................................................................................................14
1.4.2. Việt Nam............................................................................................................................15

1.5. Lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi ...............................................................17
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu...............................................................................18
1.6.1. Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng............................................................................................18
1.6.2. Khoa Thần kinh - Tâm bệnh - Phục hồi chức năng..........................................................18

Chương 2.....................................................................................................................19

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................19


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .........................................................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................................................19

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................19
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................................20
2.4.1. Cỡ mẫu..............................................................................................................................20
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................................20

2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................20
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................................20
2.5.2. Tổ chức chương trình can thiệp........................................................................................20
Đối tượng can thiệp: Các bà mẹ có con từ 1 tháng đến 5 tuổi đang điều trị co giật do sốt tham
gia vào nghiên cứu......................................................................................................................21
Nội dung can thiệp:......................................................................................................................21
Hình thức can thiệp:.....................................................................................................................21
Quy trình can thiệp.......................................................................................................................22

2.6. Các biến số nghiên cứu và cách thu thập............................................................24
2.6.1. Nhóm biến số đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...................................24
- Tuổi (nhóm tuổi), nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình hình mắc bệnh
mãn tính trước sinh, tiền sử thai sản của bà mẹ. Thu thập bằng phỏng vấn........24
- Tuổi (nhóm tuổi), giới, tiền sử chu sinh, tiền sử sốt cao co giật, tiền sử co giật
và thân nhiệt của trẻ tại thời điểm co giật của trẻ. Thu thập qua phỏng vấn.........24
2.6.2. Nhóm biến số và về kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt của các bà
mẹ ....................................................................................................................................24

- Kiến thức của các bà mẹ về sốt trước can thiệp. Thu thập bằng phỏng vấn......24
- Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước can thiệp. Thu thập bằng phỏng
vấn....................................................................................................................................24
- Kiến thức của các và mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước can thiệp. Thu
thập bằng phỏng vấn.....................................................................................................24
- Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước can thiệp. Thu thập bằng
cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm..........................24
- Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước can thiệp.
Thu thập bằng cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm.
..........................................................................................................................................24
- Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước can thiệp. Thu
thập bằng cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm.......24
2.6.3. Nhóm biến số về kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt của các bà mẹ
sau can thiệp...................................................................................................................24
- Kiến thức của các bà mẹ về sốt sau can thiệp, sự thay đổi so với trước can
thiệp.................................................................................................................................24


- Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt sau can thiệp, sự thay đổi so với
trước can thiệp...............................................................................................................24
- Kiến thức của các và mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt sau can thiệp, sự thay
đổi so với trước can thiệp.............................................................................................24
- Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ sau can thiệp, sự thay đổi so với
trước can thiệp...............................................................................................................24
- Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ sau can thiệp, sự
thay đổi so với trước can thiệp....................................................................................24
- Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ sau can thiệp, sự
thay đổi so với trước can thiệp....................................................................................25
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...................................................25
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá.............................................................................................25

- Đánh giá kiến thức dựa theo cách cho điểm các câu trả lời của các bà mẹ ở 3
nhóm câu hỏi: Kiến thức về sốt trước và sau can thiệp, Kiến thức về chăm sóc
trẻ sốt trước và sau can thiệp; Kiến thức về phịng và xử trí co giật trước và sau
can thiệp. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. câu trả lời sai khơng có điểm. Sau
đó quy về thang điểm 10. Điểm kiến thức chung là trung bình cộng của điểm 3
nhóm kiến thức trên. Như vậy điểm kiến thức từng nhóm và kiến thức chung của
các bà mẹ sẽ giao động từ 00 điểm đến 10 điểm. Điểm càng cao thì kiến thức
càng tốt, và ngược lại....................................................................................................25
- Đánh giá mức độ thực hành bằng điểm theo bảng kiểm. Các bà mẹ làm đúng
thì được điểm, làm sai khơng được điểm. Sau đó nhân với hệ số và quy đổi sang
thang điểm 10. Điểm thực hành chung được tính trung bình cộng của 3 kỹ thuật
thực hành. Điểm càng cao thì đánh giá thực hành càng tốt và ngược lại. Điểm tối
đa 10 điểm, điểm tối thiểu 00 điểm...............................................................................25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................26
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu...........................................................................26

Chương 3.....................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................28
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...............................................................28
3.1.1. Đặc điểm chung của của mẹ bệnh nhi được điều tra......................................................28
3.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt ............................................................................30

3.2. Kết quả can thiệp thay đổi kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do
sốt.....................................................................................................................................33
3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp ........................................................33
3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can thiệp..................................35
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về phịng và xử trí co giật do sốt trước và sau can thiệp.............37

Điểm trung bình đánh giá kiến thức về sốt, kiến thức về chăm sóc trẻ sốt và kiến
thức dự phịng và xử trí co giật do sốt cũng như kiến thức chung của các bà mẹ



trước can thiệp đều ở mức thấp. Các điểm này đều được cải thiện nhờ can thiệp
và tăng lên mức cao, rất cao sau can thiệp................................................................39
3.3. Kết quả can thiệp thay đổi thực hành của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do
sốt.....................................................................................................................................40
3.3.1. Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ có con co giật do sốt cao.......................40
3.3.2. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước và sau can thiệp.42
3.3.3. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước và sau can thiệp.....44

Chương 4.....................................................................................................................47
BÀN LUẬN................................................................................................................47
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...............................................................47
4.1.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ........................................................................................47
4.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt.............................................................................48

4.2. Kiến thức của các bà mẹ về phịng và xử trí co giật do sốt..............................49
4.2.1. Kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp.........................................................49
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can thiệp...........................51
4.2.3. Kiến thức của bà mẹ về phịng và xử trí co giật do sốt trước và sau can thiệp.............52
4.2.4. Kiến thức chung của bà mẹ về co giật do sốt của các bà mẹ trước và sau can thiệp. . 52

4.3. Kết quả can thiệp thay đổi hành vi thực hành của bà mẹ về phịng và xử trí co
giật do sốt........................................................................................................................53
4.3.1. Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ có con co giật do sốt..............................53
4.3.2. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà me trước và sau can thiệp.54
4.3.3. Thực hành chườm ấm cho trẻ sốt rét run của các bà mẹ trước và sau can thiệp.........55
4.3.4. Điểm thực hành nói chung của các bà mẹ trước và sau can thiệp.................................55

KẾT LUẬN.................................................................................................................57

KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................1
Phụ lục 1:.......................................................................................................................6
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU............................................................6
Phụ lục 2........................................................................................................................8
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH .....................................8
DỰ PHỊNG VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT.............................................................8
Phụ lục 3......................................................................................................................17
NỘI DUNG CAN THIỆP............................................................................................17



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CGDS

Co giật do sốt



Cao đẳng

CN/VC

Công nhân/ viên chức

ĐH


Đại học

KT

Kiến thức



Lao động

TC

Trung cấp

TH

Thực hành

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỷ lệ

TK-TB-PHCN

Thần kinh – Tâm bệnh - Phục hồi chức năng


TS

Tiền sử

SL

Số lượng


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Mơ hình các giai đoạn thay đổi hành vi theo Prochaska (1984)..................17
Hình 2. 1. Q trình thay đổi kiến thức, thực hành dự phịng xử trí CGDS .................23
mơ hình “Lý thuyết về q trình thay đổi hành vi”......................................................23


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo tuổi của bà mẹ nghiên cứu (n=156)....................................28
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo địa bàn cư trú của bà mẹ nghiên cứu (n=156).....................29
Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của bà mẹ nghiên cứu (n=156).....................................29
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm nghề nghiệp của bà mẹ nghiên cứu (n=156)............................30
Biểu đồ 3.5: Phân bố tuổi của trẻ co giật do sốt (n=156)..............................................30
Biểu đồ 3.6: Phân bố giới tính của trẻ co giật do sốt (n=156).......................................31
Bảng 3.1. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt (n=156)................................31
Biểu đồ 3.7: Tiền sử của trẻ co giật do sốt (n=156)......................................................32
.....................................................................................................................................39

Biểu đồ 3.8: Điểm kiến thức của bà mẹ trước và sau can thiệp (n=156)......................39
Biểu đồ 3.9. Điểm thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ trước và sau can thiệp
(n=156)........................................................................................................................46


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt..........................................30
Bảng 3.2. Nhiệt độ của trẻ khi nhập viện (n=156)........................................................32
Bảng 3.3. Khác biệt kiến thức của các bà mẹ về sốt trước, sau can thiệp (n=156).......33
Bảng 3.4. Điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp (n=156)
.....................................................................................................................................33
Bảng 3.5. Sự khác biệt kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can
thiệp (n=156)...............................................................................................................35
Bảng 3.6: Điểm kiến thức chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ trước và sau can thiệp
(n=156)........................................................................................................................36
Bảng 3.7. Sự khác biệt về kiến thức của các bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt
trước và sau can thiệp (n=156).....................................................................................37
Bảng 3.8. Điểm kiến thức của các bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước và sau
can thiệp (n=156).........................................................................................................38
Bảng 3.9. Sự thay đổi kiến thức chung của các bà mẹ về co giật do sốt trước và sau can
thiệp (n=156)...............................................................................................................39
Bảng 3.10. Sự khác biệt về thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước và sau
can thiệp (n=156).........................................................................................................40
Bảng 3.11. Điểm thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước và sau ...............41
can thiệp (n=156).........................................................................................................41
Bảng 3.12. Sự khác biệt về thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng trước và sau
can thiệp (n=156).........................................................................................................42
Bảng 3.13. Điểm thực hành chườm ấm cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước và sau can

thiệp (n=156)...............................................................................................................43
Bảng 3.14. Sự khác biệt về thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét trước và sau can
thiệp (n=156)...............................................................................................................44
Bảng 3.15. Điểm thực hành chườm ấm cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước và sau can
thiệp (n=156)...............................................................................................................45


viii

Bảng 3.16. Điểm thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ trước và sau can thiệp (n=156)
.....................................................................................................................................46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng
nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút
hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau khơng có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là
thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong .
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới co giật, trong đó nguyên nhân do sốt thường
gặp nhất ở trẻ em. Năm 1980, Viện quốc gia về sức khỏe ở Hoa Kỳ đã đưa ra định
nghĩa về co giật do sốt: “Là một hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, thường
gặp độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan tới sốt nhưng khơng có dấu hiệu nhiễm
khuẩn nội sọ hoặc một ngun nhân xác định khác đối với cơn co giật. Những cơn
co giật có sốt ở trẻ mà trước đó đã có một cơn co giật khơng sốt thì được loại trừ” .
Co giật do sốt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong một khoảng
thời gian ngắn, nhất là khi trẻ không được uống đủ nước hoặc trẻ mặc nhiều quần
áo, bị bọc kín hoặc ở trong mơi trường ngột ngạt, khơng thống khí và thơng gió.
Co giật ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tổ chức

não của trẻ do thiếu oxy, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần. Khi
co giật, trẻ có thể bị thương do va đập, ngạt thở do tăng tiết đờm dãi, do hít phải
chất nơn hoặc bị viêm phổi nặng.
Các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng về co giật do sốt ở châu Á, châu Âu
và nước Mỹ thơng báo tỷ lệ mắc nói chung vào khoảng 3-5%. Ở Nhật: 8,8%, ở
Guam 14%, ở Hồng Kông 0,35% và tại Trung Quốc 1,5%. Theo Nelson 9% trẻ co
giật do sốt cao có thể chuyển thành động kinh . Tại bệnh viện Nhi Trung Ương,
trong 7 năm, từ năm 1984 đến 1990, tỷ lệ co giật do sốt ở trẻ dưới 7 tuổi trên tổng
số trẻ vào khoa Cấp cứu lưu là 2,12% . Theo thống kê ở bệnh viện Nhi Đồng 1
thành phố Hồ Chí Minh cho biết trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng
10 trẻ bị co giật, trong đó có 7 trường hợp sốt cao co giật lành tính.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu co giật do sốt ở trẻ em , , , , …
Ở Việt Nam, kết quả một số nghiên cứu về co giật do sốt cao trước đây cho thấy:


2

3,16% trẻ dưới 15 tuổi bị co giật do sốt trong nghiên cứu của Lê Thiện Thuyết
(2013) . Tỷ lệ trẻ co giật do sốt dưới 5 tuổi là 1,93% . Độ tuổi co giật do sốt chủ yếu
xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tháng – 60 tháng . Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ
yếu tập trung vào đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học co giật do sốt hoặc mới ở mức độ
đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ co giật do sốt ở các bà mẹ mà ít
có nghiên cứu giúp thay đổi kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con điều trị co
giật do sốt. Người trực tiếp chăm sóc trẻ, nhất là các bà mẹ có một vai trị đặc biệt
quan trọng. Nếu họ có kiến thức đúng và cách xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt và co giật
do sốt sẽ giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy
hiểm đến tính mạng và phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng là bệnh viện hạng 1 đồng thời cũng là bệnh viện
vệ tinh của bệnh viện Nhi Trung Ương, đã và đang triển khai được nhiều kỹ thuật
hiện đại, chuyên sâu. Năm 2018, bệnh viện đón gần 2000 lượt khám trẻ bị co giật

lần đầu và tái khám, trong đó số trẻ nằm nội trú chiếm 1/3. Trong công tác chăm
sóc, đội ngũ điều dưỡng bệnh viện đã lồng ghép hoạt động tư vấn hướng dẫn bà mẹ
xử trí co giật do sốt. Tuy nhiên, do lưu lượng người bệnh lớn, các hoạt động này
cịn thiếu tính đồng bộ, chủ yếu tư vấn về lý thuyết mà chưa đi vào cầm tay chỉ việc
cho từng bà mẹ.
Vì vậy, nhằm góp phần giúp bà mẹ nâng cao kiến thức, thực hành xử trí co
giật do sốt, giảm thiểu tỷ lệ mắc, tái phát co giật và phòng ngừa các biến chứng xảy
ra, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
"Thay đổi kiến thức, thực hành về dự phịng và xử trí co giật do sốt cho
các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019."


3

MỤC TIÊU
1- Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ
có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019.
2- Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành xử trí co giật của các bà mẹ có
con co giật do sốt sau giáo dục sức khoẻ.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về co giật do sốt ở trẻ em
1.1.1. Khái niệm
Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ của cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo ở hậu
môn trên 38°C hoặc ở nách trên 37,5°C trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi do hậu quả
của sự rối loạn trung tâm điều nhiệt .

Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng
nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút
hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau khơng có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là
thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong .
Năm 1980, Viện quốc gia về sức khỏe ở Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về co
giật do sốt: “Là một hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, thường gặp độ tuổi
từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan tới sốt nhưng khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn nội sọ
hoặc một nguyên nhân xác định khác đối với cơn co giật. Những cơn co giật có sốt
ở trẻ mà trước đó đã có một cơn co giật khơng sốt thì được loại trừ” .
Liên hội chống động kinh quốc tế cũng đã đưa ra định nghĩa: “Co giật do sốt
là co giật xảy ra ở trẻ em sau 1 tháng tuổi, liên quan với bệnh gây sốt, không phải
bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, không có co giật ở thời kỳ sơ sinh, khơng có cơn giật
xảy ra trước khơng có sốt” .
Hai định nghĩa này rất giống nhau chỉ khác về giới hạn tuổi (3 tháng so với 1
tháng). Cả hai định nghĩa này không loại trừ trẻ bị suy giảm thần kinh trước đó,
khơng đưa ra một tiêu chuẩn nhiệt độ rõ ràng, cũng không định nghĩa một “cơn co
giật”. Co giật do sốt phải phân biệt với động kinh, là loại co giật được đặc trưng bởi
các cơn co giật không sốt và tái diễn. Hai định nghĩa này loại trừ những cơn co giật
có liên quan tới bệnh lý thần kinh như: Viêm màng não, viêm não, hoặc bệnh não
do nhiễm độc.


5

1.1.2. Yếu tố nguy cơ
a) Yếu tố nguy cơ phát sinh co giật do sốt
* Tuổi
CGDS liên quan rõ rệt với tuổi, trẻ mắc bệnh thường ở nhóm từ 6 tháng đến
3 tuổi, cao điểm trong năm thứ hai , , . CGDS hiếm khi xảy ra trước 6 tháng và sau
5 tuổi.

Tuổi khởi phát CGDS cũng liên quan đến giới tính. Trẻ nữ thường có cơn
CGDS đầu tiên sớm hơn trẻ nam. Wallace nghiên cứu trên 134 bệnh nhân cho thấy
62% trẻ nữ và 38% trẻ nam có cơn CGDS đầu tiên xảy ra dưới 20 tháng tuổi .
Cơn CGDS phức hợp lần đầu cũng thường xảy ra ở tuổi nhỏ hơn so với cơn
CGDS đơn thuần. Theo Tahir Saeed Siddqui (Pakistan) 71,43% trẻ trong nhóm
CGDS phức hợp khởi phát cơn CGDS đầu tiên dưới 12 tháng tuổi, chỉ 28,57%
trường hợp khởi phát sau 12 tháng tuổi .
Những trẻ có tiền sử co giật trong gia đình thường có cơn CGDS đầu tiên ở
tuổi sớm hơn .
* Giới
Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ từ 1,1/1 đến 1,68/1. Theo
Tsuboi (Nhật Bản), tỷ lệ này là 1,2/1 .
Trong nghiên cứu của Partazi A và cộng sự (Hy Lạp), tỷ lệ nam/nữ là 2,23/1 .
Nghiên cứu khác của một số tác giả Hàn Quốc cũng cho thấy tỷ lệ nam bị
CGDS nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ 1,17 (p <0,001) .
* Các yếu tố môi trường, địa dư liên quan đến CGDS
Nghề nghiệp, trình độ văn hóa của bố, mẹ, nhà ở, diện tích nhà trật trội, số
người trong gia đình đơng đúc đều làm tăng nguy cơ CGDS ở trẻ . Một mức thu
nhập hộ gia đình cao có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt cao .
* Sự chậm phát triển tâm thần vận động trước cơn CGDS lần đầu
Khi nghiên cứu 157 trẻ CGDS: 1/3 trẻ em có ít nhất một chẩn đoán rối loạn
phát triển thần kinh DSM-5 hoặc trong các lĩnh vực chú ý, điều chỉnh hoạt động,
hành vi, lời nói và ngơn ngữ, nhận thức chung hoặc chức năng vận động .


6

* Các yếu tố trong thời kỳ chu sinh
Các bất thường chu sinh có vai trị quan trọng trong sinh bệnh học CGDS
như đẻ ngạt, mổ đẻ, đẻ thiếu tháng. Wallace nhận xét 62% trẻ CGDS có ít nhất một

trong các yếu tố bất thường trước sinh và chu sinh , .
* Các yếu tố trước sinh ở người mẹ
Mẹ nghiện thuốc lá, mẹ có tiếp xúc với hóa chất, mẹ bị bệnh mãn tính, nhiễm
độc thai nghén, chảy máu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ đều làm tăng
nguy cơ CGDS ở con do các yếu tố này ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát
triển hệ thần kinh .
* Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trị quan trọng trong bệnh ngun của CGDS

.Ở

những gia đình có người CGDS, nguy cơ CGDS ở trẻ tăng gấp 2-3 lần. Nếu cả bố
mẹ đều có tiền sử CGDS thì nguy cơ tăng hơn nhiều. Mẹ bị co giật sẽ ảnh hưởng
đến con nhiều hơn bố .
Theo Hauser và cộng sự, khoảng 25-40% trẻ CGDS có tiền sử gia đình về
CGDS và tỷ lệ anh chị em ruột của trẻ bị CGDS từ 9-22% .
* Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn
Nhiều nghiên cứu: trẻ mắc CGDS thường có nguy cơ tăng lên đối với các
bệnh nhiễm khuẩn như Human herpes virus 6. Bất kỳ bệnh nhiễm virus hoặc vi
khuẩn có thể khởi phát CGDS, điều này có thể liên quan đến miễn dịch cơ thể. Nói
chung 50% trẻ có biểu hiện CGDS khơng nhận biết được yếu tố nguy cơ.
b) Yếu tố nguy cơ đối với đợt co giật do sốt tái phát
Tái phát đợt CGDS rất thường xảy ra, tỷ lệ khác nhau tùy tác giả nghiên cứu,
từ 25-50%, trung bình 30%, 9% trường hợp có 3 đợt tái phát hoặc hơn ,, . Đợt tái
phát hầu hết xảy ra trong hai năm đầu sau đợt CGDS đầu tiên. Wolf và cộng sự
(1997) nhận thấy 30% trường hợp tái phát trong 6 tháng, gần 70% tái phát trong 12
tháng và 93% tái phát trong hai năm , .
Tỷ lệ tái phát đợt CGDS tỷ lệ thuận với các yếu tố nguy cơ hiện diện trong
người bệnh , . Các yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào đợt CGDS đầu tiên.



7

- Theo William T. Zempsky, MD (1999) có 4 yếu tố nguy cơ gây tái diễn
cơn CGDS là:
+ Tuổi của trẻ càng nhỏ khi cơn co giật do sốt lần đầu.
+ Trẻ bị cơn co giật lần đầu ở mức độ sốt khơng cao lắm.
+ Tiền sử gia đình có anh, chị bị co giật do sốt.
+ Khoảng cách từ khi bắt đầu sốt đến khi có cơn co giật đầu tiên càng ngắn .
1.1.3. Hậu quả của co giật do sốt
Ngày nay, đa số các cơng trình nghiên cứu cho rằng CGDS là một rối loạn co
giật lành tính có tiên lượng tốt.
1.1.3.1. Động kinh sau co giật do sốt
Đây là biến chứng cần lưu tâm nhiều nhất vì có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển vận động và tâm thần của bệnh nhi.
Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ bị động kinh vào khoảng 2-7% ở trẻ
CGDS , . Tỷ lệ bị động kinh là 0,5% vào lúc 7 tuổi đối với trẻ không bị CGDS ở
cộng đồng.
Theo Waruiru và Appleton, sau đợt CGDS đầu tiên, khoảng 2-4% trẻ sẽ bị ít
nhất một lần CGDS, nguy cơ này cao gấp 4 lần ở cộng đồng, và hầu hết những trẻ
này sẽ phát triển thành động kinh .
Theo Camfield P và cộng sự, 13-19% trẻ co giật không liên quan đến sốt ít
nhất một lần CGDS trong tiền sử .
John Laidlaw và cộng sự đã nghiên cứu 256 trẻ CGDS đơn thuần cho đến 15
tuổi thấy tỷ lệ bị động kinh là 2,9% .
Nguy cơ động kinh sẽ tăng lên nếu có thêm các yếu tố động kinh. Năm 1980,
Viện Quốc gia về sức khỏe ở Mỹ đã đưa ra các yếu tố nguy cơ chính gây nên động
kinh như sau ,
- Tình trạng phát triển tâm thần vận động bất thường của trẻ trước cơn CGDS
đầu tiên.

- Tiền sử động kinh ở họ hàng thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột).
- CGDS phức hợp của cơn đầu tiên (co giật cục bộ, kéo dài, lặp lại). Ở trẻ bị


8

CGDS đơn thuần, nguy cơ động kinh sau đó là từ 1-2,4%, trong khi nguy cơ này cao
hơn nhiều ở trẻ CGDS phức hợp. Tùy theo trẻ có một, hai, hay ba dấu hiệu trên mà
nguy cơ đó lần lượt là 6-8%, 17-22%, và 49% .
Ở trẻ có tình trạng chậm phát triển tâm thần vận động trước đợt CGDS đầu
tiên và những trẻ có đợt CGDS đầu tiên nặng, tỷ lệ động kinh là 9,2% so với 1% ở
trẻ CGDS khơng có yếu tố nguy cơ. Khi tất cả các yếu tố nguy cơ trên kết hợp lại
thì tỷ lệ bị động kinh là 50% .
* CGDS và động kinh thùy thái dương
Đây là vấn đề tranh luận nhất trong động kinh, nhiều nghiên cứu đã cho thấy
có liên quan, nhưng giải thích cịn chưa rõ và có nhiều ý kiến khác nhau. Các
nghiên cứu hồi cứu đã thông báo 40% người lớn bị động kinh thùy thái dương khó
chữa có tiền sử CGDS phức hợp trong thời kỳ trẻ em .
1.1.3.2. Phát triển thần kinh
Hầu hết các nghiên cứu dựa trên quần thể không cho thấy mối liên quan rõ
rệt giữa CGDS đơn thuần hoặc CGDS phức hợp bao gồm cả trạng thái động kinh
CGDS và phát triển thần kinh thiếu sót sau đó (ví dụ liệt nửa người, suy giảm chức
năng nhận thức, hoặc trí nhớ) , .
Người ta thấy rõ có suy giảm tâm thần xã hội, nhận thức có ý nghĩa ở những
trẻ bị động kinh thùy thái dương kháng trị bằng thuốc kháng động kinh. Tuy rằng
những trẻ CGDS phức hợp đã có tổn thương sẵn ở thùy thái dương (bất thường hồi
hải mã) ngay trong đợt CGDS đầu tiên .
1.1.3.3. Tử vong
Nhiều nghiên cứu dựa trên quần thể đã không thấy nguy cơ tăng lên về tỷ lệ
tử vong ở trẻ em bị CGDS, gồm cả trạng thái CGDS, không bao hàm nhiễm khuẩn

thần kinh. Thêm nữa không thấy một sự liên quan nào giữa CGDS và hội chứng
chết đột ngột ở trẻ em , .
1.1.3.4. Quy trình kỹ thuật dự phịng và xử trí CGDS
a) Chăm sóc trẻ bị sốt
- Cho trẻ nằm phịng thống, nới rộng quần áo, mặc quần áo mỏng, mềm


9

- Đảm bảo đủ nước cho trẻ
- Chườm bằng nước ấm vùng trán, nách, bẹn để hạ sốt
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, mạch, nhịp thở của trẻ
- Dùng thuốc hạ sốt đúng liều
- Phòng CGDS cao chúng ta phải chăm sóc tốt từ khi trẻ bị sốt nhẹ để tránh trẻ
bị sốt cao , , .
b) Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ ở nách
- Để trẻ nằm thoải mái trên giường
- Dùng khăn khô, mềm lau khô hố nách
- Kiểm tra nhiệt kế (vẩy cho cột thủy ngân xuống <350C)
- Lau nhiệt kế bằng bông cồn 700 chờ khô
- Đặt bầu thủy ngân vào hõm nách trẻ
- Giữ cánh tay trẻ ép sát vào thân, cẳng tay vng góc với cánh tay, mẹ giữ tay
trẻ vừa đủ chặt
- Để nhiệt kế trong thời gian 3-5 phút
- Lấy nhiệt kế, cầm thân nhiệt kế, đọc kết quả
- Cầm thân nhiệt kế tay đỡ bầu thủy ngân vẩy nhẹ cho cột thủy ngân xuống < 350C
- Làm sạch nhiệt kế
- Để trẻ nằm thoải mái , .
d) Quy trình kỹ thuật chườm
* Pha nước chườm:

- Đổ 2 ca nước lạnh ra chậu, pha thêm 1 ca nước nóng ở phích
- Đổ nước lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của nước (khoảng 320 - 350)
- Nhúng khăn mềm vào chậu và vắt khô vừa phải
- Gấp khăn đủ rộng với trán trẻ.
* Cách chườm:
Trường hợp trẻ sốt nóng:
- Để trẻ nằm thoải mái trên giường


×