Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thực trạng chăm sóc vận động cho người bệnh liệt nửa người tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.69 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI
BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI TẠI KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nam Định - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ THU HÀ
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI
BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI TẠI KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

Ngành

: Điều dưỡng

Mã số

: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Giảng viên hướng dẫn: TS.BS TRƯƠNG TUẤN ANH

Nam Định - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều
Dưỡng Nam Định, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tỉnh
Nam Định, các khoa phòng bệnh viện Tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và hồn thành chun đề.
Tơi xin thành cảm ơn tới thầy, cô giáo của trường Đại học Điều Dưỡng
Nam Định đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi học tập và hồn thành
chun đề.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trương Tuấn
Anh người thầy trực tiếp giảng dạy chu đáo tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Bác sỹ, Điều dưỡng - Kỹ thuật viên và
các người bệnh liệt nửa người nằm tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định, lớp ĐHCQ11B trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thành chun đề.
Tơi vơ cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm sâu
sắc, thường xuyên giúp đỡ, động viên, và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, tháng 6 năm 2019

Tác giả

Vũ Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực hiện,
tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Vũ Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỀU ĐỒ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU: ............................................................................................... 3
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 4
3.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 4
3.1.1 Định nghĩa:...................................................................................... 4
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 6
3.1.3 Nguyên nhân .................................................................................. 9
3.1.4 Triệu chứng: .................................................................................. 10

3.1.5 Hình thái co cứng thường gặp: ..................................................... 10
3.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 11
4. Q TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ................................................ 13
4.1 Chăm sóc và phục hồi chức năng giai đoạn cấp: .................................. 13
4.2 Phục hồi chức năng giai đoạn hồi phục: .............................................. 14
4.3 Phục hồi chức năng tại cộng đồng ..................................................... 15
4.4 Các tư thế nằm đúng cho người bệnh liệt nửa người ............................ 16
4.5 Các bài tập vận động thụ động: ........................................................... 21
5. THỰC TẾ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH .............................................. 26
6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
LIỆT NỬA NGƯỜI ..................................................................................... 30
7. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................... 32
8. KẾT LUẬN .............................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

Tổ chức y tế thế giới

PHCN

Phục hồi chức năng

HA


Huyết áp


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Vị trí nằm của người bệnh liệt nửa người. ................................................. 17
Hình 2: Tư thế nằm ngửa cho người bệnh liệt nửa người ....................................... 18
Hình 3: Tư thế nằm nghiêng sang bên lành cho người bệnh liệt nửa người. ........... 19
Hình 4: Tư thế nằm nghiêng sang bên liệt cho người bệnh liệt nửa người. ............. 20
Hình 5: Bài tập vận động khớp gối cho người bệnh liệt nửa người. ....................... 24
Biểu đồ 1: Tỷ lệ người bệnh bị liệt nửa người theo giới tính .................................. 26
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tiền sử mắc bệnh của người bệnh ................................................. 27
Biểu đồ 3: Tỷ lệ biến chứng của người bệnh liệt nửa người ................................... 28
Biểu đồ 4: Tỷ lệ về tình trạng vận động, PHCN của người bệnh ............................ 28


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Liệt nửa người là hiện tượng giảm hoặc mất vận động hữu ý một nửa
bên người gồm tay, chân, có thể liệt mặt cùng bên với tay chân liệt, do tổn
thương đường thần kinh vận động trung ương.
Liệt nửa người là biểu hiện của nhiều loại bệnh nghiêm trọng, nguyên
nhân chính là do đột quỵ, xuất huyết não và các bệnh liên quan đến mạch máu
não, bởi khi ấy cơ thể bị thiếu máu lên não. Bên cạnh đó, những căn bệnh
như: chấn thương não, u não, áp xe não,…cũng có khả năng gây ra tình
trạng này.
Di chứng Liệt nửa người sau đột quỵ não chiếm tỷ lệ rất cao 85 - 90%.
Những người bệnh này có khả năng phục hồi trở lại cuộc sống bình thường
nhưng nó phụ thuộc rất lớn vào mức độ di chứng, tình trạng bệnh, và đặc biết
là cơng tác điều trị chăm sóc phục hồi cho người bệnh. Theo Tổ chức Y tế

Thế giới: có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não để
lại di chứng tàn tật vĩnh viễn, 51% người bệnh bị phụ thuộc về tự chăm sóc
bản thân; 11% người bệnh khơng tự đi lại [1]. Hàng năm, Hoa Kỳ ước tính
phải chi phí trên 7 tỷ đơ la cho điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) người
bệnh đột quỵ não[2].
Tại Việt Nam, với dân số 80 triệu dân, mỗi năm có khoảng 200.000
người bị đột quỵ, làm chết khoảng 100.000 người. Hiện nay có khoảng
486.400 người bị mất sức lao động, tàn tật do đột quỵ [3]
Chăm sóc người bệnh liệt nửa người rất khó khăn và là một quá trình
lâu dài, tốn kém. Đó khơng phải chỉ là việc cứu sống một người bệnh mà còn
đảm bảo cho hộ tái hội nhập vào xã hội một cách bình đẳng và có cuộc sống
bình thường tối đa so với hồn cảnh của họ để tiến tới nâng cao chất lượng
cuộc sống .
Q trình chăm sóc phục hồi di chứng liệt nửa người thường kéo dài và
nếu không sớm cải thiện sẽ dẫn đến hậu quả như teo cơ, cứng khớp, viêm
1


phổi, loét do nằm lâu ... ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sinh hoạt của
người bệnh cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, chăm sóc
phục hồi chức năng vận động đối với người bệnh liệt nửa người rất quan
trọng, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp người bệnh sớm hịa nhập với xã
hội mà còn hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác. Phần lớn người bệnh
chỉ được điều trị một thời gian ngắn tại các bệnh viện, khi bệnh tạm ổn định
họ được đưa trở lại gia đình. Hầu hết là được người trong gia đình hoặc người
giúp việc chăm sóc, ở nhà họ có được theo dõi, điều trị, phục hồi chức năng
đúng cách để tái hội nhập với xã hội, dự phịng tái phát bệnh.
Vấn đề, chăm sóc phục hồi chức năng đang là nhu cầu cấp bách không
thể thiếu được đối với các loại tàn tật nói chung và liệt nửa người nói riêng để
làm giảm tối đa các di chứng và sớm đưa người bệnh trở lại với cuộc sống

độc lập của họ ở gia đình và cộng đồng.Vì vậy, tơi đã lựa chọn nghiên cứu “
Thực trạng chăm sóc vận động cho người bệnh liệt nửa người tại khoa Nội
Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019”

2


2. MỤC TIÊU:
1.

Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người tại khoa Nội
Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019.

2.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh
liệt nửa người tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định.

3


3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Định nghĩa:
Liệt nửa người là hiện tượng giảm hoặc mất vận động hữu ý một nửa
bên người gồm tay, chân, có thể liệt mặt cùng bên với tay chân liệt, do tổn
thương đường thần kinh vận động trung ương.
Liệt nửa người là biểu hiện của nhiều loại bệnh nghiêm trọng, nguyên
nhân chính là do đột quỵ, xuất huyết não và các bệnh liên quan đến mạch máu

não, bởi khi ấy cơ thể bị thiếu máu lên não. Bên cạnh đó, những căn bệnh
như: chấn thương não, u não, áp xe não,…cũng có khả năng gây ra tình trạng
này. Di chứng liệt nửa người sau đột quỵ não chiếm tỷ lệ rất cao 85- 90%.
Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một bệnh lý
giảm chức năng của não xảy ra một cách đột ngột do một mạch máu bị vỡ
hoặc tắc bao gồm động mạch, mao mạch hiếm hơn là tĩnh mạch mà không
phải do chấn thương.
Liệt nửa người do đột quỵ não có 2 nguyên nhân là: tai biến do thiếu
máu cục bộ xảy ra khi mạch máu bị nghẽn hoặc bị lấp, và tai biến do xuất
huyết não là mạch máu bị vỡ máu thốt khỏi mạch chảy vào nhu mơ não hoặc
khoang dưới nhện.
* Trên Thế Giới:
Theo WHO có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau tai biến mạch
máu não trở thành tàn tật vĩnh viễn. Còn Hakett cho biết 61% người bệnh
sống sót sau tai biến mạch máu não để lại di chứng, 50% phải phụ thuộc
người khác trong sinh hoạt hàng ngày. Tại Pháp, có 50% tàn phế do tai biến
mạch máu não [7].
Đột quỵ chính là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên
toàn thế giới, ảnh hưởng tới 17 triệu người và chịu trách nhiệm cho 6,7 triệu
ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.

4


Kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế được đăng tải
trên tạp chí Thần Kinh học của Mỹ ngày 9/6/2015: Tại 188 quốc gia (từ năm
1990 đến 2013) trong tổng số 15 triệu người đột quỵ mỗi năm thì có tới 6
triệu người tử vong và 5 triệu người bị tàn tật như liệt nửa người, mất khả
năng nói, mất trí...
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mới mắc hằng năm từ 73-195/100.000 dân, tỷ lệ hiện

mắc đối với mọi lứa tuổi là 734/100.000 dân, trong số những người trên 45
tuổi tỷ lệ tử vong chiếm 7%.
Khu vực Châu Á, nghiên cứ về đột quỵ não chưa được tiến hành đồng
đều, tuy đã có một số trung tâm nghiên cứu nhưng số liệu vẫn chưa được đầy
đủ, tỷ lệ mắc bệnh trung bình hằng năm cịn có sự khác biệt nhiều giữa các
nước [4].
Theo Bonita R, Nhật Bản trước năm 1973 tỷ lệ tử vong là
196,7/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc dao động từ 91-317/100.000 dân, Nhật Bản
là nước triển khai chiến dịch dự phòng đột quỵ não khá tốt, nhờ đó mà tỷ lệ tử
vong giảm xuống còn 7% mỗi năm.
Tại Trung Quốc, theo số liệu điều tra của Richard kay ở 6 thành phố
trong năm 1983 cho thấy tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não trung bình là
219/100.000 dân [4].
Trong các nước Đơng Nam Á, tai biến mạch máu não, đột quỵ não
chiếm tỷ lệ khá cao, theo điều tra của Venkatassubramarian ở 6 quốc gia đã
đưa ra tỷ lệ hiện mắc từ 500-690/100.000 dân cao hơn ở Hoa Kỳ và Pháp [4].
* Tại Việt Nam
Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc trung bình hàng năm của
tai biến mạch máu não là 416/ 100.000 dân, tỉ lệ mắc là 152/100.000 dân[5].
Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc là 99,44/100.000 dân, tỉ lệ
mới mắc là 36/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 27/100.000 dân, tỉ lệ tai biến
mạch máu não của nam và nữ là: nam/nữ = 1,48/1 [5]. Lê Văn Thành khi
nghiên cứu 1036 người bệnh tai biến mạch máu não trong 10 năm (1991 5


2000) đã thấy tỉ lệ nhồi máu não là 76%. Tỉ lệ di chứng nhẹ và vừa của tai
biến mạch máu não là 68,42%, tỉ lệ di chứng nặng là 27,69%, trong đó di
chứng về vận động chiếm 92,96% tổng số người bệnh liệt nửa người. Tỉ lệ tai
biến mạch máu não đang sống tại cộng đồng có nhu cầu phục hồi chức năng
là 94% [4].

Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ não, hơn 50%
trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung
với các di chứng về thần kinh và vận động...
Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên tồn quốc cho
thấy: Trong 3 năm trở lại đây, số người bệnh phải nhập viện vì đột quỵ đang
có chiều hướng tăng lên từ 1.7% - 2.5%. Nghiêm trọng hơn là độ tuổi bị tai
biến đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50-60 tuổi.
Ngoài ra theo các thống kê khác, mặc dù tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại
Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay có giảm (khoảng 17%) so với trước kia
nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ não lại có xu hướng tăng
mạnh (chiếm 90%) với nhiều di chứng nặng nề như: liệt nửa người, liệt chi,
viêm phổi, co cứng gân cơ...
Hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người cịn sống sau đột quỵ tuy
nhiên chỉ có khoảng 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại
khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ
thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác.
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng
* Khởi phát và tiến triển:
- Đột ngột: thường do đột qụy não. Cũng có khi liệt được khởi đầu bởi
một sự kiện rất đơn giản (sau khi tắm, nhận được một thông tin buồn phiền...).
Mức độ liệt khi bắt đầu rất khác nhau, có người bệnh liệt hồn tồn ngay từ
đầu nhưng cũng có người bệnh chỉ bị liệt nhẹ. Mức độ liệt ban đầu có thể chỉ
dừng lại như vậy sau giảm dần (thường trong chảy máu não, tắc mạch) nhưng

6


cũng có khi tiến triển tuần tiến nặng dần lên hoặc nặng lên theo từng nấc
trong những giờ, những ngày sau (thường do huyết khối động mạch não).
- Liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp

trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần
theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ...).
* Các thể liệt
- Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại).
- Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo
các triệu chứng co cứng, tăng phản xạ gân xương, có phản xạ bệnh lý bó tháp,
rung giật bàn chân, rung giật bánh chè.
* Chẩn đoán định khu liệt nửa người:
Nói chung khi có tổn thương đường tháp một bên (từ vỏ não đến phình
tủy cổ) sẽ gây triệu chứng liệt nửa người trên lâm sàng. Tuy nhiên do đặc
điểm giải phẫu từng vị trí, mật độ các sợi của đường tháp ở mỗi vị trí rất khác
nhau, hơn nữa tại mỗi vị trí ngồi đường tháp cịn có các cấu trúc thần kinh
khác nên khi tổn thương ở mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm lâm sàng riêng.
Sau đây ta xét các vị trí chính khi tổn thương gây liệt nửa người như tổn
thương vỏ não, bao trong, thân não (gồm có cuống não, cầu não và hành não)
và tủy cổ.
- Liệt nửa người do tổn thương vỏ não:
+ Liệt nửa người có tính chất khu trú rõ, có thể khơng đồng đều (tay
liệt nặng hơn chân hoặc chân nặng hơn tay).
+ Các triệu chứng kèm theo:
Thường có liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt.
Rối loạn cảm giác nửa người.
Co giật.
Có thể có bán manh đồng danh bên liệt.
Tổn thương bán cầu trội có thêm rối loạn vận động ngơn ngữ, trầm cảm
và thất điều.
7


Tổn thương bán cầu khơng trội cịn có thêm triệu chứng rối loạn cảm

giác khơng gian, vơ tình cảm (apathia).
- Liệt nửa người do tổn thương bao trong:
+ Liệt nửa người mức độ nặng nề (thường liệt độ IV, V), liệt chân, tay
đồng đều nhau.
+ Các triệu chứng kèm theo:
Liệt mặt: có thể có hoặc khơng.
Có thể có giảm cảm giác rõ.
- Liệt nửa người do tổn thương một bên của thân não:
Khi tổn thương một bên của thân não, trên lâm sàng sẽ thấy bệnh cảnh
điển hình đó là các hội chứng giao bên, cụ thể như sau:
+ Bên đối diện với ổ tổn thương có rối loạn vận động nửa người trong
đó chân tay bị nặng nề như nhau (hoặc rối loạn cảm giác nửa người).
+ Bên tổn thương có liệt dây thần kinh sọ não kiểu ngoại vi.
+ Một số ví dụ hội chứng giao bên:
Khi tổn thương một bên cuống não có hội chứng Weber (bên tổn
thương có liệt dây III, bên đối diện có liệt nửa người kiểu trung ương)
Khi tổn thương một bên cầu não có hội chứng Millard – Gubler (bên
tổn thương có liệt dây VII ngoại vi, bên đối diện có liệt nửa người kiểu
trung ương).
Khi tổn thương một bên hành não gây hội chứng Schmidt (bên tổn
thương liệt dây IX, X, XI kiểu ngoại vi, bên đối diện liệt nửa người kiểu
trung ương).
- Liệt nửa người do tổn thương một bên tủy cổ gây hội chứng Brown –
Séquard:
+ Bên tổn thương: liệt trung ương dưới mức tổn thương, mất cảm giác
sâu (cảm giác rung, cảm giác tư thế) dưới mức tổn thương, mất cảm giác một
dải da hẹp trên vùng liệt, trên dải da mất cảm giác là một dải da tăng cảm.
+ Bên đối diện: mất cảm giác đau và nhiệt dưới mức tổn thương.
8



* Chẩn đoán mức độ liệt:
Trong khẩu ngữ dân gian hai từ "bại" và "liệt" (tương đương hai từ paresis
và plegia trong Anh ngữ) thường được dùng để gọi tên triệu chứng giảm và
mất hoàn toàn sức cơ trong vận động chủ động của người bệnh. Trong lâm
sàng chuyên ngành Thần kinh học chỉ tồn tại một thuật ngữ đó là liệt, có điều
tuỳ theo mức độ liệt mà người bệnh cịn có khả năng vận động ở mức độ nhất
định hoặc mất hoàn toàn vận động chủ động. Trên lâm sàng bảng phân loại
mức độ liệt sau được sử dụng rộng rãi:
- Độ I (liệt nhẹ, bại): giảm sức cơ nhưng người bệnh vẫn còn vận động
chủ động được chân tay, người bệnh vẫn còn đi lại được.
- Độ II (liệt vừa): người bệnh không đi lại được, không thực hiện hồn
chỉnh động tác được, cịn nâng được tay chân lên khỏi mặt giường.
- Độ III (liệt nặng): người bệnh không nâng được tay lên khỏi mặt
giường, nhưng tỳ tay chân xuống giường còn co duỗi được.
- Độ IV (liệt rất nặng): người bệnh không co duỗi được chi nữa, nhưng
cịn thấy có biểu hiện co cơ khi người bệnh gắng sức.
- Độ V: hồn tồn khơng có biểu hiện co cơ khi người bệnh cố gắng
vận động chủ động.
3.1.3 Nguyên nhân
- Tai biến mạch máu não:
+ Xuất huyết não do tăng HA, dị dạng mạch máu não.
+ Nhồi máu não do xơ vữa động mạch hay do lấp mạch từ các bệnh lý
tim mạch.
- U não: liệt kèm tăng áp lực sọ não.
- Nhiễm trùng: áp xe não, viêm não.
- Chấn thương sọ não: máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng.
- Nguyên nhân khác: xơ cứng rải rác, liệt nửa người sau động kinh, bán
đầu thống triệu chứng.


9


3.1.4 Triệu chứng:
Những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc bệnh liệt nửa
người là:
- Dễ bị mất thăng bằng;
- Gặp khó khăn khi di chuyển;
- Gặp khó khăn khi cử động (cầm, nắm, nâng, …);
- Khả năng sử dụng miệng kém (ăn, nói, nuốt, …);
- Mất cảm giác hoặc bị tê một nửa cơ thể;
- Cơ thể kết hợp khơng hài hịa khi cử động;
- Rối loạn nhịp thở;
- Rối loạn các giác quan;
- Rối loạn tâm thần;
- Rối loạn thực vật.
- Các hậu quả của bất động: có thể có các thương tật thứ cấp như: loét
do đề ép, teo cơ, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch...
3.1.5 Hình thái co cứng thường gặp:
- Đầu: nghiêng sang bên liệt, mặt quay sang bên lành.
- Chi trên: Co cứng gấp với:
+ Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới khớp vai khép
và xoay vào trong.
+ Khớp khuỷu gấp, cẳng tay quay sấp.
+ Khớp cổ tay gấp mặt lịng, hơi nghiêng về phía xương trụ, các ngón
tay gấp, khép.
- Thân mình: Bị co ngắn và kéo ra sau.
- Chi dưới: Co cứng duỗi với:
+ Hông bị kéo lên trên và ra sau.
+ Khớp háng duỗi, khép và xoay vào trong.

+ Khớp gối và khớp cổ chân duỗi, các ngón chân khép, bàn chân
nghiêng trong.
10


Quan trọng trong chăm sóc phục hồi chức năng cho người bênh là
phòng ngừa co cứng và sử dụng các kỹ thuật cơ bản và các bài tập để chống
lại mẫu co cứng.
3.2 Cơ sở thực tiễn
3.2.1 Chăm sóc và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa
người.
+ Định nghĩa: Phục hồi chức năng (PHCN) bao gồm các biện pháp y
học, kinh tế xã hội học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa sự giảm
chức năng và tàn tật, bảo đảm cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập xã
hội. PHCN khơng chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với mơi trường sống
mà cịn tác động vào mơi trường và xã hội,tạo nên khối thống nhất cho quá
trình tái hội nhập. PHCN là trả lại chức năng cho người tàn tật hay giúp họ xử
trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình để thích nghi với cuộc sống ở nhà và
ở cộng đồng.
3.2.2 Mục đích của phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người :
- Giúp người bệnh tự mình di chuyển và đi từ nơi này đến nơi khác, bao
gồm cả việc hướng dẫn người bệnh sử dụng các dụng cụ trợ giúp cho vận
động và đi.
- Giúp người bệnh tự làm được những công việc trong đời sống và sinh
hoạt hằng ngày.
- Giúp người bệnh thích nghi với những di chứng cịn lại.
- Giúp người bệnh trở lại với về cũ, hoặc có nghề mới thích hợp với
hồn cảnh hiện tại của người bệnh.
3.2.3 Ngun tắc phục hồi chức năng cho người liệt nửa người:
- PHCN nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau đột quỵ não, khi tình trạng

tồn thân cho phép.
- Tập vận động phải cân xứng 2 bên, không sử dụng vận động bên lành
bù trừ hoặc thay thế bên liệt.

11


- Điều chỉnh trương lực cơ trở lại bình thường, hoặc gần bình thường
bằng kỹ thuật kích thích hay ức chế.
- Sử dụng các kỹ thuật tạo thuận lợi trong tập luyện giúp người bệnh
cảm nhận vận động bình thường.
- Sử dụng các bài tập liên quan, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường
ngày của người bệnh.
- Phát huy tích cực, chủ động của người bệnh và người nhà trong tập
luyện, hướng dẫn người bệnh và người nhà để họ có thể thực hiện các bài tập
vận động. Sau khi ra viện người bệnh cần tiếp tục tập luyện tại nhà với sự
giúp đỡ của người thân trong gia đình.
- Luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, đưa người bệnh
ra khỏi giường càng sớm càng tốt.

12


4. QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn
tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan
trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay. Nội dung các
hoạt động này bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến
dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh
độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.

4.1 Chăm sóc và phục hồi chức năng giai đoạn cấp:
4.1.1 Mục tiêu:
- Chăm sóc ni dưỡng đúng
- Theo dõi và kiểm tra chức năng sống
- Đề phịng thương tật thứ cấp
- Kiểm sốt các yếu tố nguy cơ
- Đưa người bệnh ra khỏi trạng thái bất động càng sớm càng tốt
- Khuyến khích người bệnh và gia đình tích cực tham ra luyện tập,
chăm sóc và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
4.1.2 Chăm sóc:
* Kiểm tra các yếu tố nguy cơ
- Tim mạch
- Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường: Theo dõi mạch,
huyết áp, ăn nhạt, uống thuốc theo y lệnh, chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý
theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Rối loạn về tri giác
- Hôn mê lú lẫn (đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng): Theo dõi tri giác,
chăm sóc tồn diện về hơn mê cần cải thiện được tri giác và hạn chế được các
thương tật thứ phát.
* Khiếm khuyết về vận động
- Yếu hoặc liệt 1/2 người đối diện với bên não bị tổn thương: Đặt tư
thế đúng, bên liệt hướng ra ngoài, thay đổi tư thế 2h/lần, dùng gối kê
13


+ Tập thụ động theo tầm vận động của khớp, khuyến khích hỗ trợ
người bệnh lăn trở sang hai bên và ngồi dậy.
+ Khuyến khích người bệnh tự làm các hoạt động chăm cá nhân, hoặc
có trợ giúp tối thiểu, hướng dẫn người bệnh một số bài tự tập như đan hai bàn
tay vào nhau, gấp khuỷu, xoay vai...

- Kém thăng bằng (ngồi, đi đứng): Cho người bệnh ngồi ghế tựa, tăng
thời gian ngồi, giảm gối kê.
- Nói ngọng, nói khó: Giúp người bệnh tập nói, nói chậm, nói rõ ràng...
- Thương tật thứ phát: Bội nhiễm phổi (sốt, ho, khó thở): Theo dõi nhiệt
độ, ho, khó thở. Tư đầu cao, dùng thuốc theo y lệnh.
+ Loét do đè ép: (phòng loét) Cho người bệnh nằm đệm chống loét,
thay dổi tư thế 2h/lần, vỗ xoa bóp vùng tỳ đè, giữ da khô sạch.
+ Theo dõi phát hiện vùng da đỏ do bị tỳ đè, hướng dẫn gia đình vệ
sinh da hằng ngày và chế độ dinh dưỡng.
- Teo cơ, co cứng và co rút: Xoa bóp, tập thụ động hoặc chủ động theo
tầm vận động của khớp.
4.2 Phục hồi chức năng giai đoạn hồi phục:
4.2.1 Mục tiêu:
- Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, tạo điều kiện cho việc vận động
tập luyện.
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt.
- Kiểm sốt các rối loạn tri giác, ngơn ngữ.
- Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp.
- Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia hồi chức năng, vận
động với người bệnh.
4.2.2 Phục hồi chức năng:
Ở giai đoạn này việc phục hồi chức năng mang tính toàn diện, đặc biệt
là chức năng vận động, nhằm tác động lên toàn bộ khiếm khuyết, giảm khẳ
năng của người bệnh, sớm cho người bệnh độc lập.
14


- Khiếm khuyết vận động:
+ Theo dõi tư vấn dinh dưỡng về sức khỏe, thuốc theo y lệnh.
+ Kiểm soát được mẫu co cứng các khớp bên liệt vẫn duy trì được tầm

vận động.
- Liệt mềm rồi chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng điển hình.
+ Đặt tư thế đúng, chống lại mẫu co cứng,khuyến khích người bệnh đeo
nẹp chỉnh hình, nẹp cổ tay.
- Rối loạn thăng bằng (Ngồi, đứng, đi không vững): Hướng dẫn người
bệnh tự tập chủ động hoặc thụ động theo tầm vận động của khớp đặc biệt là
khớp vai, cẳng tay và cổ chân bên liệt.
- Đau khớp vai và tay bên liệt:
+ Khuyến khích người bệnh tự chăm sóc: Ăn uống, thay quần áo,
chải đầu...
+ Khuyến khích người bệnh và gia đình tập lăn trở, ngồi dậy, đứng dậy
và đi lại.
+ Động viên người bệnh tập vận động, tập theo tầm vận động của khớp
(kỹ thuật viên vật lý trí liệu xây dựng), bài tập thăng bằng ngồi, đứng đi, đi
với nạng, đi lên xuống cầu thang, thanh song song.
+ Điều trị vật lý trị liệu: Hồng ngoại, xoa bóp, điện xung...
- Rối loạn ngơn ngữ:
+ Khó diễn đạt được những lời người khác nói: Dùng các hình ảnh,
điệu bộ, đồ vật để giúp người bệnh tập tốt hơn.
+ Khó diễn đạt suy nghĩ thiếu hoặc quên từ: người bệnh chỉ vào hình
vẽ, dùng cử chỉ để diễn đạt ý nghĩ của họ.
+ Nói khơng rõ ràng, líu nhíu, nói lắp: Hướng dẫn người bệnh tập nói,
tập đọc tên của đồ vật.
4.3 Phục hồi chức năng tại cộng đồng
- Các di chứng sau tai biến:
+ Co cứng và co rút các khớp bên liệt
15


+ Rối loạn thăng bằng

+ Hạn chế về giao tiếp
+ Trầm cảm
* Mục tiêu:
- Duy trì tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định.
- Tăng cường độc lập tối đa các hoạt động chăm sóc bản thân.
- Hạn chế để lại di chứng
- Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động của gia đình và
xã hội.
- Giáo dục và lơi kéo gia đình tham gia vào quá trình tập luyện và tái
hội nhập của người bệnh.
- Hướng nghiệp
* Phục hồi chức năng:
- Thực hiện thuốc theo chỉ định
- Hướng dẫn các bài tập tại nhà.
4.4 Các tư thế nằm đúng cho người bệnh liệt nửa người
Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi đột quỵ hay chấn thương não
người bệnh cần nằm ở các tư thế đúng nhằm phòng ngừa co cứng xảy ra, nếu
đã xảy ra co cứng rồi thì các tư thế nằm đó là để ức chế và để chống lại mẫu
co cứng.
Co cứng ở người bệnh liệt nửa người là một trong những yếu tố quan
trọng nhất làm giảm kết quả phục hồi, co cứng càng nhiều thì kết quả phục
hồi càng kém. Người ta gọi các tư thế nằm đúng của người bệnh là nằm theo
mẫu phục hồi. Các tư thế nằm này cần được thực hiện càng sớm càng tốt và
kéo dài trong suốt quá trình hồi phục cho đến khi người bệnh trở lại sinh hoạt
và vận động bình thường.
4.4.1 Bố trí giường nằm cho người bệnh liệt nửa người:
Giường nằm của người bệnh nên có chiều cao ngang bằng với chiều
cao của ghế ngồi, xe lăn để tiện cho việc tập di chuyển.
16



Đệm giường chắc, ln phẳng để đề phịng lt do đè ép, tốt nhất là
dùng loại đệm mút cao su xốp.
Khơng để người bệnh nằm về phía bên liệt sát tường. Tất cả đồ dùng
của người bệnh để về phía bên liệt. Khơng kê đầu giường lên cao q.

Hình 1: Vị trí nằm của người bệnh liệt nửa người.
4.4.2 Các tư thế nằm đúng của người bệnh theo mẫu phục hồi:
Ngày nay nhiều chuyên gia về phục hồi chức năng cho rằng vị thế nằm
đúng của người bệnh còn quan trọng hơn cả tập thụ động đặc biệt đối với
người bệnh liệt nửa người trong giai đoạn đầu sau đột quỵ.
Có 3 tư thế đặt người bệnh nằm: Nằm nghiêng về phía bên liệt, nằm
nghiêng về phía bên lành, tư thế nằm ngửa.
*Tư thế nằm ngửa:
- Không để người bệnh nằm ngửa quá lâu, không để người bệnh nằm
gối đầu quá cao, không để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi vì các tư thế
này sẽ làm co cứng toàn thân tăng lên và rất dễ gây loét vùng mông.

17


- Đầu người bệnh có gối đỡ chắc chắn, mặt quay sang bên liệt hoặc
nhìn thẳng lên trần nhà.
- Tay bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để đưa xương bả vai
ra trước. Có gối đỡ tay liệt ở tư thế duỗi, xoay ngửa để dọc theo thân ngang
vai hoặc lên phía đầu.
- Chân liệt: có gối đỡ dưới hơng bên liệt để đưa hơng ra phía trước.
Gối đỡ dưới đùi để chân liệt hơi gấp, gối đỡ phía ngồi cổ chân để chân liệt
khơng bị đổ ra ngồi. Chân liệt ln giữ ở tư thế trung gian giữa các ngón
chân người bệnh hướng thẳng lên trần nhà, bàn chân gấp về phía mu.


Hình 2: Tư thế nằm ngửa cho người bệnh liệt nửa người
*Tư thế nằm nghiêng sang bên lành:
- Đầu bênh nhân: có gối đỡ chắc chắn, người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ
chịu.
- Thân mình: Vng góc với mặt giường, có gối đỡ sau lưng.
18


×