Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi cô đơn ở cộng đồng Nam Đàn- thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.26 KB, 23 trang )

Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
A. Lời mở đầu
Mỗi con người chúng ta khi sinh ra ai chẳng mong muốn cho mình có được một
mái ấm gia đình trọn vẹn, khi tuổi già được sống vui vẻ, quay quần bên con cháu.
Thế nhung có một số người không được hưởng tron niềm may mắn đó, đấy chính là
người cao tuổi cô đơn. Cuộc sống côi cút lẻ bóng, họ đang rất thiếu và cũng rất cần
tình thương yêu của cộng đồng.
Hiện nay ỏ Việt nam so nguòi già cô dơn không ngừng gia tăng.(129 000 người
năm 1999 và đến naylà 150000 nguoi),xu hương già hoá dân số đang đặt ra nhiều
vấn đề xã hoi phức tạp .Vấn đề ngươì già cô đơn nói chung và vấn đề chăm sóc
giúp đỡ người già cô đơn nói riêng đang và sẽ là một vấn đề bức xúc ,lâu dài của
Việt Nam.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi người già cô đơn đều nhận được sự quan tâm,
chăm sóc ấy, thực tế vẫn còn nhiều bộ phận ngươi già cô đơn có nhiều khó khăn
thiếu thốn về đời sống vật chất tinh thần cũng như chăm sóc sức khoẻ. Chăm sóc
sức khoẻ người già cô đơn là trách nhiệm nghĩa vụ của toàn xã hội nói chung và
ngành y tế nới riêng. Đặc biệt vào thời điểm này, chăm sóc giúp đỡ người già cô
đơn cần phải trở thành nhiệm vụ chiến lược phát triển cho tương lai đất nước.
Nam Đàn là một trong những huyện có số lượng người cao tuổi cô đơn đứng thứ
hai trong tỉnh Nghệ An. Thực hiện chủ trương của tỉnh, những năm vừa qua Nam
Đàn đã có nhiều chính sách quan tâm đến người cao tuổi nhưng do số người cao
tuổi cô đơn khá lớn nên việc chăm sóc sức khoẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Làm thế nào để hạn chế số người cao tuổi cô đơn , có những giải pháp nào hỗ trợ
cho họ trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho họ. Xuất phát từ ý tưởng này và được
sự hướng dẫn tận tình của cô giáo : Ths. Nguyễn Thị Vân, mà bản thân em đã lựa
chọn nội dung: Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi cô đơn ở cộng đồng Nam
Đàn- thực trạng và giải pháp để làm bài báo cáo chuyên đề chuyên sâu “ Người cao
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
1
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
tuổi”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song bài viết của em không thể tránh khỏi


những sai sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để
bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
2
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
B,Nội dung
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm người cao tuổi cô đơn và khái niệm liên quan
- Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa : là những người từ đủ 60 tuổi trở lên
,sống độc thân ,người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con
cháu,người thân thích để nương tựa không có nguồn thu nhập.
Tuổi già sinh học: Là độ tuổi đến khi đó con người đã xuất hiện những biểu hiện
suy giảm các chức năng tâm sinh lý, lao động và sinh hoạt .Là khi các hoạt động
sống của con người bị ảnh hưởng bởi chính các quá trình diễn biến sinh lý tự nhiên
trong cơ thể con người.
Tuổi già pháp định : Là tuổi mà pháp luật quy định đối với người lao động ở từng
quốc gia. Theo những quy định này , những người đạt đến một độ tuổi nào đó được
chấm dứt các hoạt động lao động và được quyền nghỉ ngơi. Tổ chức và cá nhân nào
vi phạm đối với người cao tuổi thì được coi là vi phạm pháp luật.
Tuỏi già lao động ; Là tuổi khi mà người lao động đã có những suy giảm về thể
chất và các chức năng lao động , các phản xạ nghề nghiệp đã kéo đi
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh , Đảng và Nhà Nước ta về người cao tuổi và
người cao tuổi cô đơn
Sinh thời , chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành niềm quý trọng , thương yêu vô bờ bến
đối với người cao tuỏi. Trong lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão, chủ tịch
Hồ Chí Minh viết : “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất
nước thật trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng . Đất nước tồn tại do
phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu, nước suy sụp do phụ lão phụ trì ”
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2

3
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Ngay sau cách mạng tháng tám, Bác Hồ đã rất quan tâm đến sức khoẻ nhân dân .
Trong thư gửi các vị phụ lãp ngày 21/9/1945 ,Bác đã chống quan niệm cổ xưa” lão
lai tai tận , lão giả an chi”.
Trong bài tuỏi tác càng cao lòng yêu nước càng lớn”, Bác Hồ đã viết; “ truyền
thống Điện Diên Hồng là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân ta và riêng
của các vị phụ lão ta”.
Người đánh giá cao vị tri, vai trò ,tiềm năng của người cao tuổi.Tiếp nối tư tưởng
của Người , Đảng và Nhà Nước ta cũng đã có nhiều quan điểm ,chính sách thẻ hiện
sự quan tâm của mình đối với thế hệ trước.Có thể nói , chăm sóc ,bảo vệ ,bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực người cao tưổi là một chính sách lớn , nhất quán của
Đảng và Nhà Nước ta , là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị , là nghĩa vụ của
mỗi gia đình , cộng đồng và toàn xã hội . Biểu hiện :
Sau khi hội người cao tuỏi Việt Nam được thành lập (10/5/1995) , ban bí thư trung
ương đã ban hành chỉ thị 59/CT-TW” về chăm sóc NCT quy định : “Việc chăm sóc
đời sống vật chất tinh thần của người cao tưổi là trách nhiệm của Đảng và Nhà
Nước và toàn xã hội “.Hội người cao tuổi Việt Nam mới thành lập , cần được
nhanh chóng ổn định tổ chức và mở rộng hoạt động ở cơ sở, Đảng , đoàn , mặt trận
tổ quốc , các ban ngành , các đoàn thể nhân dân cần giúp đỡ hội hoạt động có hiệu
quả thiết thực , phối hợp với hội trong việc vận động gia đình và xã hội chăm sóc
bồi dưỡng , phát huy người cao tuổi phục vụ công cuộc đổi mới.
Báo cáo chính trị tại đại hội IX của Đảng , thông báo số 12/TB/TW và đặc biệt là
bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT (1/10/2002) , tổng bí thư
Nông Đức Mạnh đã nói “ chưa bao giờ lực lượng người cao tuổi nước ta lại đông
đảo như hiện nay. Đảng ,Nhà Nước và nhân dân ta tự hào về lớp người cao tuổi
nước ta .Với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chính trị , đạo đức và lối sống
cùng với vốn tri thức , kinh nghiệm , kĩ năng lao động và nghiệp vụ phong phú, đa
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
4

Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
dạng của mình , người cao tuổi thực sự là một bộ phận hợp thành nguồn lực nội
sinh quý giá của cả dân tộc.
Báo cáo chính trị tại đại hội X của Đảng : “Vận động toàn dân tham gia các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa ,uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng , những
ngườ có công với Nước , người hưởng chính sách xã hôịi . Chăm sóc đời sống vật
chất và tinh thần của người già , nhất là ngững người già cô đơn không nơi nương
tựa ”.
Như vậy từ chỉ thị 59, các văn kiện đại hội Đảng và thông báo số 12 của ban bí thư
tw Đảng đề khẳng đinh : Người cao tuổi là nền tảng của gia đình , là tài sản vô giá,
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội. Vì thế chăm sóc và phát huy tốt vai
trò Người cao tuổi là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt
Nam , góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu , nước
mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh .
1.3. Đặc điểm tâm,sinh lý của người cao tuổi cô đơn
1.3.1. Đặc điểm sinh lý
Hiện tượng lão hoá xuất hiện , cường độ trao đổi chất giảm , hệ hô hấp ,tuần hoàn
hoạt động kém (nhịp thở yếu, lực co bóp tim yếu , huyết áp không ổn định ), độ
nhạy cảm của các giác quan kém ( mắt mờ,tai nghễnh ngãng ), khả năng chống đỡ
tác nhân ngoại cảnh kém, bệnh tật phát sinh.
Trí nhớ thay đổi rõ rệt : trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhó dài hạn ở mức độ cao, do
vậy người già hay quên , tư duy kém năng động , kém linh hoạt
1.3.2. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi cô đơn
Ngoài những đặc điểm tâm lý của người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn còn có
những đặc điểm tâm lý riêng , nổi bật :
Cảm giác cô đơn luôn dày vò nhưng thực tai cuộc sống vẫn bắt buộc phải tìm kế
sinh nhai hàng ngày nên ý thức tự lực cao, tinh thần chịu đựng lớn . Nhìn chung
trước nhũng khó khăn , các cụ ít kêu ca, phàn nàn .
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
5

Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Họ rất nặng tình cảm hàm ơn người khác nếu được ai giúp đỡ dù là việc nhỏ.
Do tuổi già sức yếu lại mất nguồn nuôi dưỡng , họ cảm nhận sâu sắc khó khăn của
mình hơn so với lúc còn trẻ nên có tâm trạng lo lắng thường xuyên về ngày
mai.Nhìn chung các cụ đều có ý thức chủ động lo liệu cho lúc ốm đau và lúc từ giã
cõi đời của mình tuy khả năng lo liệu là tất nhỏ
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay , số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống
kê điều tra dân số năm 1999, có khoảng 6 triệu người cao tuổi , chiếm tỷ lệ 8% dân
số .Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 18 %. Già hoá dân số ở
nước ta diễn ra nhanh hơn với nhiều phương án dự báo dân số được đưa ra trước
kia. Đáng chú ý là nhóm dân số cao tuổi hiện nay chính là lớp người đã trải qua
thời kỳ dựng nước , giữ nước hào hùng nhưng cũng đầy gian nan , khó khăn của
dân tộc . Đặc điểm này tác động đến tình trạng sức khoẻ chung , những chỉ số tuổi
thọ tương đối cao hiện nay cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của người Việt , đồng
thời với sự cải thiện về đời sống , về phục vụ y tế , về các chính sách an sinh mà
thành tựu kinh tế xã hội to lớn mà 20 năm đổi mới đem lại .
Mới đây một nghiên cứu lớn , mang tính điều tra dịch tễ học mô hình bệnh tật -
sức khoẻ ở nhóm người cao tuổi , do viện lão khoa quốc gia tiến hành trên ba vùng
Bắc -Trung- Nam cho thấy một số đặc điểm sau:
Trung bình một người cao tuổi có khoảng gần 3 bệnh hoặc rối loạn tâm lý
Nhũng bệnh lý rối loạn chiếm tỷ lệ cao là tăng huyết áp , thoái khớp, hệ tiêu hoá và
giảm thị lực do đục thuỷ tinh thể. Những bệnh lý rối loạn đang có xu hướng tăng
nhanh như đái tháo đường, rối loạn lipít máu, trầm cảm, sa sút trí tuệ và bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính Đây chính là các bệnh mạn tính mang tính chủ đạo , đòi hổi
quản lý lâu dài , phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc ,bệnh nhân ,gia đình ,cộng
đồng
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
6
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân

Cũng theo điều tra, thông qua khảo sát các cơ sở y tế trong toàn quốc năm 2006
cho thấy : số tỉnh có bệnh viện chuyên khoa Lão khoa mới chiếm 22,4% với nguồn
nhân lực gồm 139 bác sĩ , nghiên cứu viên và 237 điều dưỡng viên .
ở nước ta trong khi tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe tốt chỉ chiếm 5,7%, số lượng
NCT có sức khỏe kém lại nhiều hơn 4 lần; bình quân một người cao tuổi gặp phải
2,69 loại bệnh, 56,7% NCT có các bệnh tật ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày,
24,9% NCT phải đi khám bệnh ít nhất một lần trong tháng. Trên 50% NCT mắc
những chứng bệnh về xương, khớp, tỷ lệ này giảm dần đối với những người mắc
bệnh hô hấp, tim mạch, rồi tiêu hóa Nhìn chung, những NCT cô đơn có khả năng
mắc nhiều bệnh nhất bởi điều kiện chăm sóc sức khỏe cho họ là kém nhất.
Rõ ràng, so với thưc trạng số người cao tuổi ngày càng gia tăng thì đây quả là một
điều bất cập. Vì vậy , nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi càng có ý
nghĩa thiết thực hơn.
II. Thực trạng việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi cô đơn ở cộng đồng
Nam Đàn-Nghệ An
1.Khái quát chung về người cao tuổi , người cô đơn ở cộng đồng Nam Đàn-
Nghệ An
Nằm cách thành phố Vinh 21 km về phía đông đó chính là địa phận của huyện
Nam Đàn. Huyện Nam Đàn đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc ,
tây giáp huyện Thanh Chương , bắc giáp huyện Đô lương, nam giáp huyện Hương
Sơn, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh .Nam Đàn chính là quê hương của các
danh nhân Việt Nam như : Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh và 38 vị
đại khoa Việt Nam .
Nam Đàn hiện có 12.376 người cao tuổi chiếm 8,4 % dân số toàn huyện ,trong đó
có 982 c ụ bà , 12 bà mẹViệt Nam anh hùng. Hiện toàn huyện có 3797 cụ ở độ tuổi
từ 80-99 và 38cụ từ 100 tuổi trở lên , hiện đang sinh hoạt tại 17cơ sở xã ,thị trấn.
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
7
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Như những cánh chim không mỏi , nhiều người cao tuổi Nam Đàn luôn mẫu mực

đi đầu trong nhiều phong trào ở từng khu dân cư. Bằng những hoạt động , việc làm
thiết thực , các cụ đã nêu gương sáng để lớp con cháu học tập noi theo. Các cụ
nhiệt tình tham gia công tác xây dựng đảng, chính quyền , các đoàn thể ở địa
phương . Hiện có 39 cụ tham gia công tác Đảng với vị trí chi uỷ chi bộ , 10 cụ giữ
chức vụ trưởng thôn ,47 cụ là trưởng ban công tác mặt trận , 128 cụ làm chi hội
trưởng các chi hội : cựu chiến binh, nông dân , hội người tù yêu nước , hội nạn
nhân chất độc da cam, hội cưu giáo chức
Gương mẫu đi đầu thực hiện cuộc vận dộng “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”, người cao tuổi trong huyện đã góp phần xây dựng những khu dân cư :
không có tội phạm xảy ra, không có tội phạm xảy ra , không có tội phạm xảy ra ,
không có tệ nạn xã hội và không có khiếu kiện vượt cấp
Tương thân , tương ái trong cuộc sống , người cao tuổi còn chia sẻ cho nhau những
món quà mang đầy hơi ấm , nhiều cụ đã mua được 700 chiếc áo ấm làm quà tặng
cho những người bạn không may có cảnh đời khó khăn hơn mình ở các huyện miền
núi như các huyện : Anh Sơn, Con Cuông Những nghĩa cử này đã lan toả đến các
cấp hội ,dấy lên phong trào xây dựng quỹ hội để cùng với các khoản hỗ trợ của Nhà
Nước chăm sóc đời sống cho người cao tuổi ngày một tốt hơn. Với những thành
tích đạt được hội người cao tuổi huyện đã 5 năm liền được UBND tỉnh trao tặng
bằng khen. Ông Nguyễn Văn Huân , trưởng ban đại diện người cao tuổi huyện cho
hay : Trong nhiều năm qua , các cấp chính quyền trong huyện luôn quan tâm ,
chăm sóc , động viên người cao tuổi cả vật chất lẫn tinh thần . Các cấp hội từ tỉnh
xuống tận cơ sở từng bước được củng cố kiện toàn. Qua đó , phát huy vai trò của tổ
chức hội để chăm lo cho người cao tuổi , góp phần làm cho người cao tuổi sống
khoẻ, sống vui và có ích cho xã hội .
Những kết quả làm được đã nối kết người cao tuổi trong huyện đi đầu trong nhiều
phong trào ở các địa phương . Song điều các cấp hội còn trăn trở là toàn huyện vẫn
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
8
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
có 303 cụ thuộc diện nghèo và 183 cụ còn sống trong nhà tạm , cô đơn không nơi

nương tựa. Không được sự sẻ chia với những buồn vui trong cuộc sống với những
người thân yêu đã là một điều thiệt thòi vậy mà họ còn đang phải đối mặt với
những suy giảm về sức khoẻ, nỗi lo lắng về bệnh tật tương lai.
bảng 1: Số luọng người cao tuổi cô đơn ỏ cộng đồng Nam Đàn
Các xã số lượng (người) tỷ lệ (%)
Nam Anh 40 22.0
Nam Đức 20 11.0
Nam Nghĩa 20 11.0
Nam Sơn 25 14.0
Nam Thái 15 8.0
Nam Liên 50 27.0
Nam Yên 13 7.0
tổng 183 100.0

Nguồn : hội người cao tuổi huyện Nam Đàn
Với những con số minh chứng từ thực tế , ta nhận ra rằng : ỏ huyện hiên nay còn
183 cụ roi vào hoàn cảnh éo le , không nơi nương tựa. Xã có số lượng người cao
tuổi và chiếm tỷ lệ lớn là xã Nam Liên với số lượng ngươì cao tuổi đơn thân là 50
người với 27,0 %. Sau xã Nam Liên là xã Nam Anh với số lượng người cao tuổi là
40 ,chiếm tỷ lệ 22,0%. Nhìn vào bảng số liệu thì xã Nam Yên là xã có số lượng
người cao tuổi cô đơn ít nhất chỉ có 13 cụ và chiếm 7.0% ,3 xã còn lại : Nam Đức,
Nam Thái, Nam Nghĩa có số lượng người cao tuổi gần bằng nhau. Điều đáng chú ý
nhất là số lượng người cao tuổi cô đơn lại rơi tập trung vào độ tuổi 70-79 tuổi.
bảng 2: Tuổi thọ trung bình
tuổi số lượng(người) tỷ lệ(%)
60-69 50 27.0
70-79 80 44.0
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
9
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân

80-89 40 22.0
90
+
13 7.0
tổng 183 100.0
Nếu như ở bảng số liệu ban đầu đã cho chúng ta nắm được so liệu chính xác vê số
người cao tuổi cô đơn ở huyện Nam Đàn thì đến với bảng số liệu này , chúng ta lại
được biết thêm thông tin cụ thể về số lượng người rơi vào độ tuổi nào nhiều
nhất.Con số 80 người ,tỷ lệ 44% ở độ tuổi 70- 79 đã cho thấy một thực trạng : càng
về già, tuổi càng cao thì con người càng dễ bị rơi vào cảnh sống đơn thân .Độ tuổi
thứ hai mà con người cũng dễ gặp phải hoàn cảnh này là ; từ 60-69, với số lượng là
50 người cho cả một huyện, nhất là một huyện với diện tích nhỏ như Nam Đàn thì
đây cũng là vấn đề ta cân quan tâm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cô
đơn của những người cao tuổi ở địa bàn huyện?
2. Nguyên nhân cô đơn
Mỗi con người chúng ta sinh ra ai chẳng muốn có một mái ấm gia đình hạnh phúc,
được chia sẻ nhũng buồn vui trong cuộc sống này với những người thân yêu, thế
nhưng có một số người đã không có được sự may mắn đó.Khi mà những người làm
ông , làm bà sống vui vẻ, quay quần bên con cháu thì những người cao tuổi đơn
thân vẫn đang cặm cụi ,vất vả lo toan cho cuộc sống hằng ngày cùa minh.
Trong tổng số người cao tuổi cô đơn ỏ cộng đồng Nam Đàn thì đã có 50 % cô đơn
vì lý do : chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi từ rất lâu nhưng cho đến bây giò hậu
quả mà chiến tranh để lại thì vẫn đang còn ám ảnh mỗi chúng ta. Theo tiếng gọi
thiêng liêng của tổ quốc , những người đàn ông là người chồng , người cha ở Nam
Đàn đã lên đường đi chiến đấu . Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không bao
giờ quay trỏ lại, thiệt thòi nhất vẫn là những người phụ nữ. Có nnhững người âm
thầm , lặng lẽ ở vậy nuôi con , nhưng cũng có một số người khi mà tuổi xuân đã
qua đi thì mới nhận được tin chồng đã hi sinh lại cũng có những người trong cùng
một thời điểm phải chịu hai nỗi đau thương , cả chồng và con trai độc nhất đã
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2

10
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
không còn trở về nữa. Đây chính là câu trả lời lý giải vì sao tỷ lệ người cao tuổi cô
đơn là nữ giới lại chiếm nhiều hơn tỷ lệ cô đơn là nam giới ở Nam Đàn.
Một nguyên nhân cũng dễ để con người rơi vào cảnh cô đơn là : ảnh hưởng của lối
sống thị trường. Nền kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền đã làm ảnh
hưởng đến giá trị đạo đức của con người . Con cái vì chạy theo lợi nhuận của đồng
tiền đã quên mất đi nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ . Cái họ chạy theo là
tiền nhưng mà họ đâu biết rằng , những người làm cha, làm mẹ lại cần sự yêu
thương, chăm sóc, chia sẻ, quan tâm từ những người con của mình. Họ để mặc, thờ
ơ với cuộc sống của bố mẹ . Xã Nam Liên có tới 15 % tỷ lệ người cao tưổi cô đơn
vì lý do này . Đến Nam Liên ,chúng ta bắt gặp một bầu không khí sôi nổi, nhộn
nhịp của cuộc sống thị trường , nhà cửa, phố xã mọc lên san sát nhưng có ai ngờ
được đây là xã mà sô người cao tuổi cô đơn lại tập trung nhiều nhất.
Nếu như ở Nam Liên ,Nam Anh số người cao tuổi cô đơn vì lý do chiến tranh, lý
do ảnh hưởng của kinh tế thị trường thì ở Nam Đức, có tới 10 % tỷ lệ người cao
tuổi là nam giới cô đơn do bất đồng suy nghĩ với con cái. Lối suy nghĩ khác nhau
giữa hai thế hệ cha- con cũng là lý do để dẫn tới cô đơn. cụ Minh( 75 tuổi) tâm sự :
“ bây giờ thế hệ trẻ nó suy nghĩ khác quá, tôi thực sự không hiểu 2 đứa con trai tôi
bảo bố đập nhà thờ họ xây cửa hàng kinh doanh để làm gì? chúng nó đã quên hết
những giá trị , văn hoá đạo đức mất rồi, tôi thấy thất vọng quá cho nên tôi không
muốn nhìn mặt chúng nữa , tôi bỏ về đây sống,con trai là con trươi chị ạ, thà không
có còn hơn. Cũng như một số người cao tuổi ở Nam Đức, ở Nam Nghĩa, số lượng
người cao tuổi là nữ giói sống đơn thân vì lý do trên cũng nhiều. Qua khảo sát, điều
tra có tới 5 % là cô đơn vì chiên tranh, còn lại rơi vào trường hợp này .
Nghiên cứu cũng cho thấy , số người cao tuổi ở huyện ngày càng tăng lên nhanh.
Theo như bảng 2 ; tuổi tho trung bình của số người cao tuổi cô đơn toàn huyện khá
lớn.Ở độ tuổi 70-79 tuổi,có tới 80 cụ, từ 80-89 có 40 cụ và từ 90
+
thì có 13 cụ. Tuổi

thọ trung bình cao một phần do sự phát triển của kinh tế.Nền kinh tế xã hội phát
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
11
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
triển tạo điều kiện cho con người được quan tâm , chăm sóc và đáp ứng được các
nhu cầu cá nhân , điều này cũng làm tăng tuổi thọ cho những người cao tuổi cô
đơn.
Nếu như chỉ dừng lại ở đây cho phần nguyên nhân thì vẫn là chưa đủ, người cao
tuổi cô đơn ở Nam Đàn nhiều còn bởi một lẽ ; ảnh hưởng của thiên tai bão lụt. Với
vị trí địa lý không mấy thuận lợi, Nam Đàn thường xuyên phải hứng chịu các trận
lũ, mưa báo lớn. Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của một số người, có tới 5% người
cao tuổi cô đơn vì lý do mất người thân từ những trận lũ quét, sạt lở Và còn rất
nhiều các lý do khác để dẫn đến người cao tuổi phải sống cô đơn . Thông qua bảng
số liệu và phân tích nguyên nhân cô đơn , chúng ta đã phần nào tìm hiểu được thực
trạng đời sống của những người cao tuổi đang phải chịu cảnh sống cô đơn. Họ cô
đơn vì những lý do khác nhau. Thu nhập bình quân một ngày của họ từ quán nước,
từ mớ rau, từ vé số chỉ là 5-20.000
d,
với số tiền ít ỏi này họ chỉ lo cho mình một
bữa cơm đạm bạc . Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất, tinh thần, mà nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ của họ càng không được đảm bảo.
3. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi cô đơn ở cộng đồng Nam
Đàn
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là một trong 5 nhu cầu của người cao tuổi, nhất là đối
với người cao tuổi cô đơn ở Nam Đàn thì vấn đề này càng có ý nghĩa hơn bao giờ
hết.Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy
giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường
không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT)
là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái
phát.Theo điều tra , những người cao tuổi ở Nam Đàn cũng gặp phải một số loại

bệnh như: các loại bệnh về tim mạch: xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành,
bệnh tăng huyết áp, bệnh về hô hấp ; bệnh viêm họng, viêm phế quản mãn tính, hen
phế quản , các loại bệnh về đường tiêu hoá; viêm loét dạ dày, ăn không tiêu, đầy
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
12
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng, và các loại bệnh về xương khớp như: đau
xương khớp, thoái hoá về xương khớp Theo số liệu của trung tâm y tế huyện Nam
Đàn năm 2008, toàn huyện có 1300 lượt người cao tuổi đến điều trị và chữa bệnh ,
tập trung chủ yếu là các loại bệnh về xương khớp và tiêu hoá, số người cao tuổi
thuộc diện cô đơn đến khám bệnh thì chiếm rất ít, chỉ có 5% trong tổng số người
cao tuổi cô đơn. Vì sao số người cao tuổi cô đơn tham gia vào dịch vụ chăm sóc, y
tế trên địa bàn huyện lại thấp như vậy? thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ y tế ở
các xã cụ thể diễn ra như thế nào, các cụ có mong muốn gì, bảng số liệu sau sẽ giúp
ta hiểu được điều này.
Bảng 3: Những lý do không tham gia hoạt động khám chữa bênh
Lý do tỷ lệ(%)
Không được miễn giảm tiền thuốc, lệ phí 63.0
Không có tiền chữa bệnh 87.0
Không có bệnh 12.0
Không thích/ sợ đến cơ quan y tế 30.0
Không có người đưa đi 51.5
Thông qua bảng số liệu trên, ta hiểu được vì sao số người cao tuổi cô đơn lại ít đến
khám bệnh tại trung tâm y tế. Lý do chi phối việc này mạnh nhất thuộc về lý do;
không có tiền chữa bệnh. Cụ Tâm ( xã Nam Đức ) tâm sự ; “Đến ngay cả tiền để
chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày , tôi đã xoay xở rất chật vật , huống chi nói đến
tiền chữa bệnh, biết mình bệnh tim đó, nhưng có một thân một mình, lấy gì để chữa
bệnh ? ”, cụ Bào, 60 tuổi ở xã Nam Liên lại tâm sự : “không có tiền để chữa bệnh
đã đành, mà nếu nằm viện được thì tôi cũng không có người thân ,lấy ai đưa đi và
chăm sóc, tôi cũng đau khớp khi trái gió trở trời, bình thường thì vân phải cố gắng

thôi. Nhà nước chỉ mới có quy định ưu tiên , phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho
người trên 90 tuổi, không biết chúng tôi có sống được đến lúc đó không khi mà đã
đau yếu thế này ”. Khác với tâm trạng của 2 cụ Tâm và Bào, cụ Hồng ở xã Nam
Nghĩa lại suy nghĩ khác : ôi dào từ xã đi xuống huyện phải mất cả ngày trời , ốm
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
13
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
đau sơ sơ thì ra hiệu thuốc lấy thuốc về là xong, đến cơ sở y tế lại phải ngồi chờ
đợi, mất thời gian lắm Cô Nga, y tá trạm xá Nam Anh cho biết : trong xã có 40
người cao tuổi cô đơn , thì hi hữu mới có người đến khám bệnh, trường hợp cụ Ba
(78 tuổi) bị viêm phổi nặng chết ngay trong nhà mới thực sự thương tâm. Không
có người thân, chết mình trơ trọi quá, may mà có người hang xóm không thấy cụ
sang chơi cờ mới biết.Chính ông Tú trưởng ban y tế huyện Nam Đàn cũng cho biết:
cả huyên mới có một trung tâm y tế, nhưng cơ sở vật chất cho trung tâm này còn
nghèo nàn,chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh , mỗi xã trong huyện thì chỉ có
một trạm y tế , đội ngũ nhân viên thường chỉ mới học xong hệ chương trình sơ cấp,
trung cấp, số lượng người có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cực kỳ khan hiếm ,
huyện đang có chính sách thu hút đội ngũ y bác sỹ , nhung thường ít người về
huyện lắm ,người ta chỉ tập trung ở các thành phố lớn thôi. chúng tôi biết trong
huyện đang có nhiều số người cao tuổi cô đơn nhưng chỉ có ngày quốc tế cao tuổi,
hay ngày lễ gì đó đặc biệt lắm theo chỉ đạo của cấp trên , chúng tôi mới tổ chức
được đoàn khám bệnh lưu động, đến tận nhà khám và cấp thuốc miễn phí cho các
cụ. Mình có đến thì họ mới biết , chứ nhiều cụ cũng không biết tới dịch vụ này đâu.
Những lời tâm sự rất chân thành của ông Tú đã giúp ta hiểu them một điều: như
vậy , vấn đề chủ yếu là người cao tuổi cô đơn đã không có điều kiện tiếp cận các
dịch vụ y tế, thậm chí là không biết đến dịch vụ này, huyện cũng chưa tổ chức được
đoàn khám chữa bệnh lưu động,một số người cao tuổi thì lại ngại đến bệnh viện vì
biết sẽ không có ai chăm sóc
Qua thời gian tìm hiểu đời sống của các cụ , nghe những lời tâm sự trực tiếp từ
chính nỗi long của họ , sinh viên nhận thấy: họ là những người thật đáng thương,

họ đang rất cần tình thương, sự thông cảm và chía sẻ của cộng đồng .Khi được hỏi
các cụ có biết các họat động thể dục thể thao như: thể dục dưỡng sinh , đi bộ
không, một số cụ bảo tôi có biết , thé nhưng hỏi họ tham gia được nhiều không thì
câu trả lời nhận được là : đến ăn còn chưa đủ, lấy đâu thời gian cho sức khoẻ, cho
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
14
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
thể dục, có tới 81,8% sự lựa chọn cho đáp án này. chính cụ Tư, trưởng câu lạc bộ
dưỡng sinh xã Nam Anh đã cho biết : trong huyện thì phong trào tập thể dục
dưỡng sinh cho người già cũng chỉ mới chú trọng được ỏ một số xã gần trung tâm
huyện, còn các xã miền núi thì phải huy động mãi mới có người đến tập. Ngay cả
trong câu lạc bộ của tôi, thành viên cũng chủ yếu là một số cụ có thời gian , diện
cao tuổi cô đơn thì càng không có Rõ ràng việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi nói chung và người cao tuổi cô đơn ở Nam Đàn chưa được quan tâm đúng
mực, số cụ cao tuổi có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ y tế không nhiều, số cụ
không biết sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, số cụ ngại đến bệnh viện khá lớn. Thêm vào
đó chất lượng các dịch vụ y tế cũng chưa đảm bảo, cơ sở vật chất nghèo nàn, Để
góp phần xây dựng chính sách an sinh cho người cao tuổi, thì điều đầu tiên huyện
cần phải chú trọng đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ.
4. Đánh giá
Nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ là một trong những nhu cầu tâm lý của người
già, Nhưng với người cao tuổi cô đơn thì đây là loại nhu cầu họ chưa được tiếp
cận , mà các nguyên nhân thì được bắt nguồn từ chính nội sinh của nguôn lực con
người. Phần lớn, những người cao tuổi cô đơn đều không biết tự chăm sóc sức khoẻ
và tim đến các nguồn hỗ trợ cho bản thân mình (87%). Họ không biết cách sử dụng
bảo hiểm y tế, một số người có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào đội khám bệnh lưu
động , trong khi đội này chỉ thi thoảng mới có vào dịp lễ , têt những người cao
tuổi cô đơn hầu hết thuộc diện nghèo, tiền trợ cấp hang tháng của nhà nước thì lại
quá thấp, chỉ hơn 100 nghìn cho mỗi cụ, bảo hiểm y tế miễn phí mới chỉ được thực
hiện cho người trên 90 tuổi( trong khi đó số lượng này thì lại rất ít,chỉ có 13 người

trong tổng số 12376 người cao tuổi). Không chỉ vậy, phong trào tập thể dục dưỡng
sinh, đi bộ ở các xã chưa diễn ra đồng bộ , chưa có hình thức thu hút các thành
viên, do đó mà số lượng người tham gia tập thể dục, rèn luyện sức khoẻ còn ít. Một
nguyên nhân khác nữa là Nam Đàn còn là một huyện nghèo, lãnh đạo huyện chưa
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
15
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
thực sự quan tâm đến bộ phận người cao tuổi, thiếu các chính sách, chương trình hỗ
trợ cho người cao tuổi phát triển kinh tế , tiếp cận dịch vụ y tế Hội người cao tuổi
huyện đến nay cũng đã tổ chức được các cuộc thi như: “ vui khoẻ, có ích”, thi bình
thơ, giao lưu văn nghệ , đánh cờ tướng. Trên thực tế thì chưa có hoạt động về chăm
sóc sức khoẻ như; tổ chức khám định kỳ và kê đơn thuốc cho người cao tuổi, tổ
chức giao lưu , sinh hoạt , để tư vấn và hướng dẫn cho các cụ người cao tuổi cách
phòng tránh bệnh tật hiệu quả, cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả
nhất tất cả những điều này đã làm cản trở cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho
người cao tuổi , công tác này đã thực hiện chưa hiệu quả . Để góp phần cải thiện
tình trạng này, sinh viên qua thời gian tìm hiểu thực tế, cũng xin đưa ra một số giải
pháp sau.
III. Giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
1.1. Nâng cao nhận thức cho người cao tuổi về hoạt động chăm sóc sức khoẻ
Để thực hiện giải pháp này, ta phải tiến hành các hoạt động nhỏ như:
Tuyên truyền các thông tin , chính sách có liên quan đến người cao tuổi và người
cao tuổi cô đơn. Có thể thực hiện bằng loa , đài, báo chí, phát thanh, trong quá
trình tìm hiểu thực tế, thông tin mà sinh viên thu thập được là có tới 60 % số người
cao tuổi không biết , không cập nhật được thông tin.
Tổ chức buổi sinh hoạt cho người cao tuổi, có sự tham gia của cán bộ y tế có
chuyên môn để cùng các cụ thảo luận về các bệnh thường gặp , những biểu hiện và
cách phòng tránh những bệnh này
Hoặc cũng có thể : tuyên truyền , giới thiệu về các dịch vụ y tế, hướng dẫn cách sử

dụng bảo hiểm y tế (trên thực tế, số người không biết cách sử dụng bảo hiểm y tế ở
Nam Đàn đang còn nhiều).
1.2. Giải pháp kinh tế.
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
16
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Những người cao tuổi cô đơn ở Nam Đàn đều thuộc diện nghèo. Họ lý giải vì
nghèo mà ho không có tiền để đi khám chữa bệnh, cuộc sống bấp bênh không nơi
nương tựa, không người thân đã cho họ một dự cảm : lấy ai chăm sóc khi nằm
viện Thực hiện giải pháp kinh tế chúng ta sẽ giúp đỡ, hỗ trợ họ cải thiện cuộc
sống hằng ngày cho bản thân .Bao gồm :
Tổ chức quyên góp ủng hộ cho quỹ : người già cô đơn “. Hình thức ủng hộ có thể
bằng tiền, bằng hiện vât( áo, quần,khăn )
Khuyến khích các cơ quan , doanh nghiệp hàng tháng trích một số % lương ủng hộ
hội người cao tuỏi để hội lấy đó làm kinh phí hoạt động.
Xây dựng các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
1.3. Giải pháp y tế
Trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi , người cao tuổi cô đơn không
thể thiếu được vai trò của ngành y tế. Ngoài hoạt động : tỏ chức các hoạt động thế
dục , thể thao nhu: tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, thực hiện giải pháp này cho
người cao tuổi, chúng ta cần :
Đối với người chăm sóc chính và hộ gia đình
(1) Theo dõi sức khoẻ người cao tuổi tại hộ gia đình: Phiếu theo dõi sức khoẻ được
sử dụng để ghi lại tình trạng sức khoẻvà sử dụng dịch vụ y tế hàng ngày
(2) Khám sức khoẻ định kỳ, tư vấn và cung cấp thuốc miễn phí
(3) Tổ chức các lớp tập huấn cung cấp các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ
cho người già.
(4) Tăng cường hoạt động câu lạc bộ người cao tuổi thông qua các hoạt động văn
nghệ, thể thao và đưa sinh hoạt chăm sóc sức khoẻ vào hoạt động của câu lạc bộ
(5) Cung cấp các tài liệu liên quan đến chăm sóc sức khoẻ.

Tổ chức các khoá học nâng cao nhận thức liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người
già, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ người già, bao gồm cả thể chất và
tinh thần.
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
17
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Đối với cộng đồng:
Tổ chức các buổi tập huấn cung cấp kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ
người già, đặc biệt chú trọng đến các bệnh thường gặp. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ
người già cũng được đưa vào các buổi giao lưu sinh hoạt của thanh niên và đài
truyền thanh tại địa phương.
Phổ biến các loại bệnh thường gặp: bệnh về tim , khớp, bệnh táo bón, bệnh cao
huyết áp và cách phòng tránh các loại bệnh này như: Nên đi khám bệnh định kỳ,
nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra
bệnh và sẽ có những lời khuyên và tư vấn hữu ích. Nên tập thể dục đều đặn như tập
hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp.
Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn
hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này
để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức
xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì
càng tốt. Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào
buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng
kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống
nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Buổi
tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, gia
đình của NCT (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những
lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn
có ích.
Đặc biệt đối với người cao tuổi cô đơn :
Trung tâm y tế cần tổ chức các buổi khám chữa bệnh lưu động, cán bộ đội ngũ

chuyên môn đến tận nhà hướng dẫn các cụ chăm sóc sức khoẻ, quan tâm đến tình
trạng suy dinh dưỡng và những bệnh liên quan khi xây dựng và thực hiện các
chương trình tăng cường sức khoẻ và phòng chống bệnh cho người già
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
18
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
1.4. Giải pháp hội nhập người cao tuổi cô đơn vào cộng đồng.
Có thể nói, đây là một giải pháp khá quan trọng. Thực hiện giải pháp này, đòi hỏi
phải có sự phối hợp nhuần nhuyến giữa các cơ quan và hội người cao tuổi huyện .
Để góp phần tạo cơ hội cho người cao tuổi cô đơn hoà nhập với cộng đồng, xã hội
thì : trước tiên phải tổ chức thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với
họ, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ .Hoặc có thể phối hợp với ngân hàng
chính sách cho họ vay vốn để phát triển sản xuất( phù hợp với khả năng của họ )
Khuyến khích người cao tuổi cô đơn tham gia các hoạt động thế dục, thể thao với
bạn lão niên
Khuyến khich các gia đình chia sẻ tiện nghi sinh hoạt cho người cao tuổi cô đơn
Công nhận những thành tích, đóng góp của người cao tuổi với sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội
Giáo dục cho thế hệ trể long yêu thương, kính trọng người cao tuổi, động viên
người cao tuỏi cô đơn tham gia sinh hoạt với cộng đồng
Trên đây là một số giải pháp để góp phần cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ở
huyện Nam Đàn có hiệu quả hơn.
3.2 Kiến nghị
* Đối với cấp trên
Đảng và Nhà nước cần tập trung nghiên cứu, sớm thông qua Luật Người cao tuổi,
đồng thời tập trung hoạch định chính sách xã hội cho NCT, trong đó đặc biệt chú ý
đến đối tượng NCT cô đơn, không nơi nương tựa, phụ nữ đơn côi, NCT góa, ly
thân, ly hôn nhằm chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng và hoàn thiện các mô hình chăm sóc người cao tuổi: mô hình gia đình,

các trung tâm dưỡng lão
* Đối với huyện Nam Đàn
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
19
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Huyện cần quan tâm và tạo điều kiện đến chương trình hoạt động của hội người
cao tuổi thêm phong phú hơn:
Có chính sách hỗ trợ về kinh phí , nguồn lực cho hội người cao tuổi
Khuyến khích ,động viên các cụ tham gia hoạt động thể thao, rèn luyện sức khoẻ
Xã hội hóa các mặt hoạt động về NCT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các
hoạt động phối hợp liên ngành và các đoàn thể; tuyên truyền giáo dục, triển khai
các mặt công tác chăm sóc NCT, phát huy nguồn lực NCT. Khuyến khích các hoạt
động chăm sóc, phát huy vai trò NCT, đồng thời phải huy động lực lượng của các
ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân vào công tác này.Phối hợp với
trung tâm y tế, tổ chức đoàn khám bệnh lưu động .
* Đối với hội người cao tuổi huyện
Hội cần có chương trình, mục tiêu hoạt động cụ thể hơn. Có chính sách thu hút các
cụ cao tuổi tham gia hoạt động.Quan tâm đến đời sống của người cao tuổi, đặc biệt
là người cao tuổi cô đơn Tạo điều kiện để người cao tuổi cô đơn được tham gia
sinh hoạt với cộng đồng
* Đối với bản thân người cao tuổi
Càn biết cách chăm sóc bản thân , biết cách phòng tránh các bệnh thông thường
Có ý thức tham gia sinh hoạt với cộng đồng: tập thể dục, đi bộ , giao lưu văn
nghệ
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
20
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
Tham gia khám sức khoẻ định kỳ,
C. Kết luận
Đối với người cao tuổi, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe đứng hàng đầu trong số

những nhu cầu tâm lý cơ bản của tuổi già. Thế nhưng với người cao tuổi cô đơn ở
Nam Đàn thì đấy lại là nhu cầu chưa có cơ hội để tiếp cận.Qua quá trình nghiên
cứu thực tiễn , tìm hiểu thực trạng đời sống người cao tuổi cô đơn ,sinh viên nhận
thấy: công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi cô đơn ở Nam Đàn còn đang
hạn chế, do vậy để góp phần cải thiện tình hình này cần sự phối hợp, chung tay của
các ngành, các cấp. Thực hiện xã hội hoá, chăm sóc người cao tuổi cô đơn chính là
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
21
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
trách nhiệm, nghĩa vụ , là tình cảm , nó vừa thể hiện truyền thông tốt đep: Uống
nước nhớ nguồn của dân tộc ta, vừa góp phần hạn chế sô người cao tuổi cô đơn.

Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình tâm lý học xã hội -trường Đại Học Lao Động Xã Hội
2. Một số trang web: google.com, người cao tuổi.org.vn,việt nam net.vn
3. Báo cáo hoạt động 2008-2009 của hội người cao tuổi Nam Đàn
4. Tạp chí người cao tuổi 07/2008
MỤC LỤC

SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
22
Chuyên đề : Người cao tuổi GV:Ths.Nguyễn Thị Vân
SVTH: Nguyền Thị Thuý Hằng Lớp D2-CT2
23

×