Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐẶNG XUÂN HÙNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CHĂM SĨC ỐNG THƠNG TIỂU CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐẶNG XUÂN HÙNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CHĂM SĨC ỐNG THƠNG TIỂU CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
TẠI VIỆN BỎNG QUỐC GIA NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS LÊ ANH TUẤN
Nam Định -2019


i

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu
và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng
tiểu của điều dưỡng tại viện Bỏng Quốc gia năm 2019.
Đối tượng: 73 điều dưỡng trực tiếp làm cơng tác chăm sóc người bệnh tại
khoa Hồi sức cấp cứu, Bỏng Người lớn, Bỏng trẻ em, Khoa Liền vết thương Viện
Bỏng Quốc gia
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Nam giới chiếm 30,1%, nữ giới chiếm 69,9%. Tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 37,4 ± 6,5/tổng 30 điểm, nhỏ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là 53
tuổi. Kiến thức chung của điều dưỡng viên về các vấn đề liên quan đến chăm sóc
ống thơng tiểu: Đạt 65,8% khơng đạt 34,2% với điểm trung bình kiến thức là 15,5
± 2,6/tổng 30 điểm . Phân loại kiến thức đạt mức độ khá là 13,7%, trung bình 52,1%
và khơng có mức độ tốt. Về thực hành quy trình chăm sóc ống thơng tiểu trên người
bệnh có đặt ống thơng tiểu với tỷ lệ: Đạt 68,5%, khơng đạt 31,5%, điểm trung bình
thực hành chăm sóc ống thơng tiểu là 17,9 ± 3,6/tổng 32 điểm. Nhóm điều dưỡng
viên có kiến thức chăm sóc ống thơng tiểu ở mức đạt có khả năng thực hành chăm
sóc ống thơng tiểu đạt cao gấp 4,1 (p=0,007). Qua nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố
liên quan đến kiến thức bao gồm : Tuổi, trình độ chun mơn, thâm niên cơng tác

và có 1 yếu tố liên quan đến thực hành là trình độ chun mơn.
Kết luận: Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên về chăm
sóc ống thơng tiểu phần lớn xếp loại trung bình.
Từ khóa: Điều dưỡng viên, chăm sóc ống thơng tiểu


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Anh Tuấn, người thầy với tấm lòng
tận tuy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn tất luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô công tác tại Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định lời cảm ơn sâu sắc về sư tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng, lãnh đạo cùng
toàn thể nhân viên điều dưỡng tại bốn Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Bỏng trẻ em,
Khoa Bỏng Người lớn, Khoa Liền vết thương tại Viện Bỏng Quốc gia đã tạo điều
kiện và phối hợp để tôi thu thập số liệu phục vụ q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 và các đồng
nghiệp đã hỗ trợ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi về tinh
thần và vật chất, giúp tơi hồn thành được luận văn.
Xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc.
Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả

Đặng Xuân Hùng

năm 2019


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tơi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Tác giả

Đặng Xuân Hùng


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu ................................................................................... 4
1.2. Thực hành phịng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thơng
tiểu. .................................................................................................................... 11
1.3. Chăm sóc người bệnh có lưu ống thông tiểu. ............................................... 16
1.4. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu
của điều dưỡng viên. .......................................................................................... 18
1.5. Học thuyết điều dưỡng áp dụng trong nghiên cứu........................................ 22
KHUNG LÝ THUYẾT ......................................................................................... 24
1.6. Vài nét về Viện Bỏng Quốc gia ................................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.4. Mẫu nghiên cứu........................................................................................... 26
2.5. Công cụ thu thập số liệu .............................................................................. 27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu. ...................................................................... 28
2.7. Các biến số nghiên cứu................................................................................ 31
2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá. ................................................................ 33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu. .................................................................... 35


2.10. Đạo đức nghiên cứu................................................................................... 35
2.11. Sai số và cách khắc phục sai số.................................................................. 36
Chương 3: KẾT QUẢ ............................................................................................ 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................. 37
3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thông tiểu của điều
dưỡng viên. ........................................................................................................ 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thơng
tiểu của điều dưỡng viên. ................................................................................... 51

Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................. 58
4.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc ống thơng tiểu của điều
dưỡng viên. ........................................................................................................ 59
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu
của điều dưỡng viên. .......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 71
1. Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu của điều dưỡng
viên tại viện Bỏng quốc gia ................................................................................ 71
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu. 71
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 72
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 79


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NKTN

Nhiễm khuẩn tiết niệu

NB

Người bệnh

ĐDV

Điều dưỡng viên


NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (n =73) ......................................................... 37
Bảng 3. 2. Đặc điểm tính chất công việc của điều dưỡng viên ............................... 39
Bảng 3. 3. Thông tin hỗ trợ của đồng nghiệp ......................................................... 40
Bảng 3. 4. Sự hỗ trợ của bệnh viện trong công tác chăm sóc ống thơng tiểu .......... 41
Bảng 3. 5. Bảng điểm kiến thức về NKTN liên quan đến chăm sóc ống thơng tiểu
của điều dưỡng viên .............................................................................................. 42
Bảng 3. 6. Xếp loại kiến thức chung về NKTN liên quan đến việc .......................... 42
Bảng 3. 7. Đánh giá kiến thức về KSNK bệnh viện ................................................ 43
Bảng 3. 8. Đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay ................................................... 44
Bảng 3. 9. Đánh giá kiến thức về nhiễm khuẩn tiết niệu. ....................................... 44
Bảng 3. 10. Đánh giá kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu. . 45
Bảng 3. 11. Đánh giá kiến thức thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở
người bệnh đặt ống thông tiểu. .............................................................................. 45
Bảng 3. 12. Đánh giá kiến thức chăm sóc người bệnh có lưu ống thơng tiểu. ....... 46
Bảng 3. 13 : Phân loại thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên ... 47
Bảng 3. 14. Tỷ lệ thực hành rửa tay thường quy .................................................... 48
Bảng 3. 15: Tỷ lệ thực hành sát khuẩn tay nhanh .................................................. 48
Bảng 3.16. Tỷ lệ thực hành chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng viên, dụng cụ
trước khi tiến hành chăm sóc ống thơng tiểu.......................................................... 49
Bảng 3.17. Tỷ lệ thực hành quy trình chăm sóc ống thơng tiểu .............................. 49
Bảng 3.18. Tỷ lệ thu dọn dụng cụ, quản lý chất thải và vệ sinh tay sau khi chăm sóc

ống thơng tiểu cho người bệnh .............................................................................. 51
Bảng 3. 19. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc
ống thơng tiểu. ....................................................................................................... 51
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa trình độ chun mơn và điểm kiến thức trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu. .................................................. 52


vi

Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa thâm niên công tác và điểm kiến thức trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thơng tiểu ................................................... 53
Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa đặc tính nhóm nghiên cứu và thực hành quy trình
chăm sóc ống thơng tiểu ........................................................................................ 54
Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa trình độ chun mơn và điểm thực hành trung bình
của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thơng tiểu ................................................... 55
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm tính chất cơng việc của điều dưỡng viên và
thực hành chăm sóc ống thơng tiểu. ....................................................................... 55
Bảng 3. 25. Mối liên quan giữa đào tạo, tập huấn, yếu tố kiểm tra, giám sát với
thưc hành chăm sóc ống thơng tiểu. ....................................................................... 56
Bảng 3. 26. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu. . 57


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1. 1 Đường xâm nhập từ bên ngoài của vi sinh vật gây NKTN [5] .................. 5
Hình 1. 2 Đường xâm nhập của vi sinh vật gây NKTN[5] ....................................... 7
Hình 1. 3 Quy trình rửa tay thường quy (Nguồn: công văn số 7517/BYT-DTr ngày
12 tháng 10 năm 2007) .......................................................................................... 12

Hình 1. 4 Mơ hình học thuyết Nightingale [22] ..................................................... 23
Hình 1. 5 Sơ đồ khung lý thuyết của nghiên cứu .................................................... 24

Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ cập nhât kiến thức, mức độ quan tâm và biết về QĐ 3916/QĐBYT của điều dưỡng viên liên quan đến chăm sóc ống thơng tiểu(n=73). .............. 38
Biểu đồ 3. 2. Các hình thức cập nhật kiến thức trong thời gian công tác(n=120). . 39
Biểu đồ 3. 3. Mối tương quan giữa tuổi và điểm kiến thức chăm sóc ống thơng tiểu
của điều dưỡng viên .............................................................................................. 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) trên người bệnh nằm viện là một trong
những nhiễm khuẩn thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế [7]. Các khảo sát cho
thấy việc đặt ống thông tiểu là rất phổ biến với 17,5% NB ở 66 bệnh viện Châu Âu
có ống thông tiểu và 23,65% tại 183 bệnh viện tại Mỹ [48]. Theo nghiên cứu của
Evelyn Lo (2014) có đến 12% - 16% người bệnh nội trú bệnh viện sẽ phải đặt ống
thơng tiểu vào một lúc nào đó trong thời gian nằm viện [44]. Theo báo cáo của
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tỷ lệ NKTN chiếm hơn
30% số người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện [31], trong đó 80% các trường hợp
NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu [7] [34] [48]. Trong báo cáo giám sát của
NHSN năm 2011 có 45-79% NB trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho
người lớn có ống thơng tiểu, 23% trong phẫu thuật và 9% ở các cơ sở phục hồi chức
năng [36]. Không những vậy, 3% trong số những NB này sẽ bị nhiễm khuẩn huyết,
tỷ lệ tử vong có thể lên đến 10% theo khuyến cáo của APIC [27].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế tỷ lệ NKTN liên quan đến đặt ống
thông tiểu khoảng 15% - 25% [7]. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu trong NKTN là vi
khuẩn, virut và ký sinh trùng. Tại bệnh viện Chợ Rẫy khảo sát từ 16.106 mẫu nước
tiểu trong thời gian 5 năm từ 2007-2011 cho thấy tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính
trung bình là 20,05% (3229/16106) và vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong NKTN là

E.Coli từ 36,8% (2008) đến 49,6% (2010) [2]. Số liệu khảo sát tại khoa Hồi sức tích
cực bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ NKTN trong năm 2012 là 8,4% [13], tỷ lệ NKTN trên
NB đặt ống thông tiểu tại Khoa tiết niệu bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là
36,7% và vi khuẩn xâm nhập theo đường ngoài ống chiếm 54,5% cao hơn đường
trong ống là 45,5% [16].
Trong nghiên cứu của Bernard và cộng sự (2012) cho thấy vai trò của ĐDV
trong việc chăm sóc ống thơng tiểu khi được hướng dẫn, đào tạo thường xuyên về
cách quản lý ống thông tiểu phát huy hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc NKTN
[30]. Các ĐDV có trách nhiệm chính trong việc tránh các tác động đến ống thông
tiểu không cần thiết, thực hiện những kỹ thuật vơ khuẩn, duy trì hệ thống dẫn lưu


2

nước tiểu kín, chăm sóc vệ sinh ống thơng tiểu…. Việc hướng dẫn các vấn đề về
phòng ngừa NKTN, đặt ống thông tiểu, lựa chọn ống thông tiểu và đánh giá hàng
ngày về ống thông tiểu cũng như giới hạn thời gian lưu ống thơng được báo cáo có
liên quan đến việc giảm tỷ lệ NKTN [39].
Hầu hết các nghiên cứu về NKTN liên quan đến ống thông tiểu ở Việt Nam
tập trung vào việc xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn trong khi nghiên cứu về công việc
điều dưỡng viên liên quan đến chăm sóc NB đặt ống thơng tiểu chưa nhiều. Mặc dù
điều dưỡng viên tham gia toàn bộ q trình đặt, chăm sóc và theo dõi người bệnh
lưu ống thơng tiểu, giữ vai trị rất quan trọng trong việc phòng ngừa NKTN.
Năm 2018, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải An thực hiện tại Khoa Hồi
sức cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia đã cho biết tỷ lệ NKTN trên NB Bỏng cao với
15,69%, những bệnh nhân bị bỏng vùng sinh dục, vùng bẹn hay vùng mơng có tỷ lệ
NKTN cao hơn các vùng bỏng khác, thời gian lưu ống thông tiểu càng dài tỷ lệ
NKTN càng cao [1] [58]. Tuy nhiên nghiên cứu trên chưa đề cập đến cơng tác chăm
sóc của người điều dưỡng viên là những người tiếp xúc trực tiếp với ống thông tiểu
hằng ngày mà theo khuyến cáo của Bộ Y tế năm 2017 tiếp xúc trực tiếp là con

đường lây truyền dẫn đến NKTN chủ yếu nhất chiếm tới 90% số ca NKTN bệnh
viện [7].
Từ những lý do trên cùng với mong muốn có một nghiên cứu với mục đích
cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo bệnh viện về thực trạng kiến thức và thực hành của
điều dưỡng viên. Qua đó, xác định các vấn đề còn tồn tại trong kiến thức, thực hành
góp phần xây dựng kế hoạch hành động phù hơp cho hoạt động kiểm sốt nhiễm
khuẩn bệnh viện nói chung và phịng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu nói riêng, nâng
cao chất lượng điều trị và tăng sự an toàn, hài lịng của người bệnh. Tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài : « Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu
của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019».

……..


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

(1) Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu của
điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019.
(2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc
ống thơng tiểu của điều dưỡng viên tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu
1.1.1. Định nghĩa.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện là
những nhiễm khuẩn: “Mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện mà thời
điểm nhập viện hoặc trước đó khơng thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh
nào. Nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ sau khi nhập viện thường được coi là
nhiễm khuẩn bệnh viện” [62]. Khi nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra với hệ tiết niệu
thì được coi là NKTN bệnh viện.
1.1.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về căn nguyên gây NKTN đều khẳng
định vai trị chủ yếu của trực khuẩn đường ruột. Nhóm vi khuẩn này chiếm tỷ lệ
60% - 70% căn nguyên. Nhóm vi khuẩn thường gặp tiếp theo là các Staphylococcus
như S. aureus và S. saprophyticus chiếm 15% - 25%, P.aeruginosa chiếm tỷ lệ
10%-15%. Ngoài ra, nấm gây bệnh cũng là một tác nhân đáng lưu ý. Các vi sinh vật
này xâm nhập vào đường tiểu và gây NKTN chủ yếu liên quan đến đặt ống thông
tiểu không vô khuẩn hoặc chăm sóc ống thơng tiểu khơng đúng kỹ thuật [7]. Trong
tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ y tế (2012) thì NKTN bệnh viện
thường do trực khuẩn Gram âm, trong đó hay gặp nhất là E.Coli, Proteus mirabilis,
Klebsiella spp và P.aeruginosa, ngồi ta cịn có thể gặp Enterococci và
Enterobacter spp. Nấm Cadida cũng được xem là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây Nhiễm khuẩn tiết niệu ở khoa hồi sức tích cực [8].
Theo CDC (2009) tác nhân gây NKTN bệnh viện cả nhóm có triệu chứng và
nhóm khơng có triệu chứng hàng đầu là E.coli (21,4%) và Candidaspp (21,0%), tiếp
theo là Enterococcus spp (14,9%), P. aeruginosa (10,0%), K. pneumoniae (7,7%)
và Enterobacter spp (4,1%) [31]. Nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực – BV Bạch
Mai năm 2012, trong các tác nhân NKTN vi khuẩn Gram(+) đứng hàng đầu chiếm


5

63,1% trong đó đứng đầu là E. faecalis 47,3%. Vi khuẩn Gram (-) chiếm 36,9 %
trong đó E. coli 15,8%, P.aeruginosa 10,5%) [13].

1.1.3. Các đường lây truyền dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu.
Có 3 con đường dẫn đến NKTN trên NB có đặt ống thơng tiểu:
- Tiếp xúc trực tiếp: Là con đường chủ yếu nhất. Các vi khuẩn gây ô nhiễm
dụng cụ y tế (nhất là ống thông tiểu), bàn tay NVYT, dung dịch bôi trơn hoặc theo
ống thông tiểu trong q trình chăm sóc ống thơng tiểu để nước tiểu trào ngược...
- Theo đường máu: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu xâm nhập vào đường
tiết niệu gây NKTN. Tỷ lệ mắc NKTN theo đường máu thường thấp nhưng bệnh
cảnh lâm sàng các trường hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do hậu quả của
nhiễm khuẩn máu.
- Theo đường bạch huyết: Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh bàng
quang theo đường bạch mạch lan đến đường tiết niệu. Các vi khuẩn từ cơ quan sinh
dục, trực tràng theo đường bạch huyết có thể gây NKTN ở NB nằm lâu, chăm sóc
dẫn lưu khơng tốt. [7] [8]

Hình 1. 1 Đường xâm nhập từ bên ngồi của vi sinh vật gây NKTN [7]
(Nguồn: QĐ số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)


6

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ rẳng có nhiều yếu tố liên quan đến NKTN
do đặt ống thông tiểu. Các yếu tố này có thể bao gồm :
1.1.4.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông
tiểu và dẫn lưu.
- Tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu
- Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu
- Thời gian đặt ống thông tiểu kéo dài
- Hệ thống dẫn lưu bị hở
- Chất liệu ống thông tiểu, điều kiện vơ khuẩn, bảo quản khơng bảo đảm có

thể dẫn tới NKTN bệnh viện.
1.1.4.2. Các yếu tố nguy cơ từ người bệnh và nhân viên y tế
- NB già yếu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường…
- NB có đặt dẫn lưu nước tiểu dài ngày, nằm lâu do liệt, chấn thương
cột sống…
- NB có đặt thơng tiểu mắc nhiễm khuẩn khu vực lân cận.
1.1.4.3. Các yếu tố nguy cơ từ thực hành của nhân viên y tế.
Kỹ thuật đặt ống thông tiểu không vô khuẩn: NVYT không thực hiện vơ
khuẩn tốt khi đặt và chăm sóc ống thơng tiểu (vệ sinh tay, mang găng, quy trình
khơng vơ khuẩn…) [7] [53].


7

Hình 1. 2 Đường xâm nhập của vi sinh vật gây NKTN[7]
(Nguồn: QĐ số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1.1.5. Dịch tễ học nhiễm khuẩn tiết niệu
1.1.5.1. Trên thế giới.
Theo tổ chức WHO nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe
cao gấp 2 đến 20 lần ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển và 5% 10% NB nhập viện ở các nước phát triển mắc các bệnh nhiễm trùng [61].Tại Mỹ,
mỗi năm có hơn 7 triệu NB đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có tới
trên 100.000 ca phải nhập viện và 40% trong số đó là nhiễm khuẩn bệnh viện, 25%
đến từ ống thông tiểu được lưu ≥ 7 ngày (nguy cơ tăng 5% mỗi ngày [43], NKTN là
phổ biến nhất chiếm đến 34% trong tất cả các nhiễm khuẩn [38], số lượng thuốc
kháng sinh kê điều trị NKTN chiếm đến 15% tổng số kháng sinh kê toa trong cộng
đồng. Không những thế NKTN cũng mang đến gánh nặng về kinh tế khi chi phí
hằng năm điều trị khoảng hơn 1 tỷ đơ la Mỹ, chi phí trực tiếp liên quan đến cộng
đồng là 1,6 tỷ đô la Mỹ [60]. Theo thống kê của Peter Tenke cùng cộng sự tại khu
vực châu âu và châu á tỷ lệ mắc NKTN ở nữ (70% -80%) cao hơn nam 20%-30%)

15% đến 25% NB nhập viện có thể được đặt ống thơng tiểu 2-4 ngày trong thời gian
nằm viện, 10%-30% trong số đó sẽ bị NKTN. Nguy cơ NKTN tăng lên ở NB nữ,
nam giới bị tắc nghẽn do bệnh tiền liệt, NB tiểu đường, NB suy nhược và người già
[53] [58], theo tổ chức WHO nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe


8

cao gấp 2 đến 20 lần ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển và 5% 10% NB nhập viện ở các nước phát triển mắc các bệnh nhiễm trùng [61].
NKTN xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, khiến hệ thống y tế của tất cả các
nước đều chịu tác động nghiêm trọng, các tổ chức, các bệnh viện, các nhà nghiên
cứu đã và đang tập trung khắc phục làm giảm tỷ lệ NKTN suốt nhiều năm qua. Một
nghiên cứu của Bernard cùng cộng sự vào năm 2012 về đánh giá các chiến lược để
giảm thời gian đặt ống thơng tiểu và có khả năng làm giảm tỷ lệ NKTN liên quan
đến ống thông tiểu cho rằng việc tăng cường kiến thức cho điều dưỡng viên về việc
sử dụng và quản lý ống thông tiểu có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc NKTN
[30]. Theo Galiczewski vào năm 2016 cũng cho rằng việc giáo dục về phịng ngừa
NKTN, hướng dẫn đặt ống thơng tiểu, lựa chọn ống, đánh giá hàng ngày về ống
thông và giới hạn thời gian sử dụng được báo cáo có liên quan đến việc giảm tỷ lệ
NKTN [39]. Trong nghiên cứu của Lona Mody cùng cộng sự năm 2010 về đánh
giá kiến thức và thực hành chăm sóc ống thơng tiểu của nhân viên y tế làm việc tại
viện dưỡng lão tại đông nam Michigan với 356/440 nhân viên y tế tham gia trả lời,
có hơn 90% nhân viên y tế nhận thức được các biện pháp làm sạch xung quanh ống
thông hàng ngày, sử dụng găng tay và vệ sinh tay với thao tác đặt ống thơng, có
59% điều dưỡng viên và 30% phụ tá ít biết về nghiên cứu, khuyến nghị về việc
không ngắt kết nối ống thông ra khỏi túi của nó, tỷ lệ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc
thông thường là 60% đối với điều dưỡng viên, các nhân viên tại đây cũng không
biết về các khuyến nghị liên quan đến việc sát khuấn tay bằng dung dịch cồn với
27% của điều dưỡng viên và 32% với phụ tá [45].
NB có ống thơng tiểu thì dù mắc ở hình thức nào thì cùng đều có nguy cơ

nhiễm Pseudomonas sp ( Trực khuẩn mủ xanh) [58]. Tuy nhiên, nguyên nhân gây
bệnh chủ yếu là do E.Coli gây ra, tại Bắc Mỹ vào năm 1988 vi khuẩn E.Coli là
47%, tại châu âu vào năm 2000 tỷ lệ là 36%, đến năm 2003 tỷ lệ không thay đổi là
35%, tại Đức vào năm 2001 , tỷ lệ vi khuẩn E.Coli là 41% [60]. Tại Quebec trong
thời gian 3 năm đã thống kê có tới 21% các ca nhiễm khuẩn huyết được xác định


9

sau 48 giờ sau khi nhập viện có nguyên nhân từ Nhiễm khuẩn tiết niệu và 71%
trong số này liên quan đến dụng cụ y tế [44].
1.1.5.2. Tại Việt Nam
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng có những điểm tương đồng về
dịch tễ nhiễm khuẩn với thế giới. Có tới 80% trường hợp NKTN liên quan đến đặt
dẫn lưu bàng quang và tỷ lệ NKTN đặc biệt cao trong một số trường hợp như thay
thận, nữ giới, NB mắc bệnh tiểu đường và suy thận [8]. Năm 2010, một nghiên cứu
của Rieng sothyrath tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Nhi trung ương cho thấy
NKTN ở trẻ nhỏ chiếm chủ yếu (75%), trẻ trai gặp nhiều hơn (68%) với triệu chứng
chủ yếu là sốt (79%), vi khuẩn chủ yếu là E.Coli (81,3%) [18]. Tại Bệnh viện Bạch
Mai (2004), có 8 NB bị NKTN mắc phải chiếm 23,54% trên 34 NB đặt ống thông
tiểu [3]. Đến năm 2011, tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ NTĐTN
chiếm 23,1% trong 156 bệnh hồ sơ bệnh án nhiễm trùng bệnh viện [21], vào năm
2012 tỷ lệ NKTN mắc phải tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch Mai là 8,3%
(n=179) [13]. Tại Khoa Tim mạch – Lão học thuộc bệnh viện Tim mạch An Giang
(2013), tỷ lệ NKTN là 15,2% (n=46) trong đó tỷ lệ vi khuẩn E.Coli cao nhất chiếm
85,7% [20]. Tại khoa tiết niệu bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (9/2013 –
4/2014) tỷ lệ NKTN trên NB đặt thông tiểu là 36,7% (n=30) với tỷ lệ trực khuẩn mủ
xanh là cao nhất chiếm 45,4% [16].Tại viện Bỏng Quốc gia (2018) tỷ lệ NKTN là
15,79% và trực khuẩn mủ xanh chiếm tỷ lệ cao nhất 33,33% [1].
1.1.6. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bỏng

Kiểm soát nhiễm khuẩn bỏng đã tạo lên một tiến bộ lớn trong điều trị bỏng,
làm giảm tỷ lệ tử vong. Từ 1966-1975, 60-80% NB bị bỏng trên 50% tử vong do
nhiễm trùng huyết do vi khuẩn. Với sự ứng dụng thuốc kháng khuẩn chứa bạc,
nhiễm trùng vết thương nhanh chóng giảm. Cắt bỏ hoại tử sớm và ghép da làm giảm
tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm trùng vết thương bỏng. Với sự ra đời của nhiều dạng
thuốc kháng khuẩn mới, việc điều trị nhiễm khuẩn bỏng (bao gồm cả nấm, virus)
ngày càng hiệu quả nhưng cũng làm nổi lên một vấn đề vi khuẩn kháng thuốc. Do
vậy, kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề thời sự của bỏng [14].


10

Bệnh nhân bỏng nặng là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, tỷ
lệ suy đa tạng cao. Đối với những bệnh nhân sống sót sau giai đoạn cấp tính của vết
thương do bỏng thì nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất [28].
Theo nghiên cứu điều tra dịch tễ học và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bỏng ở tây nam
Iran đã báo cáo tỷ lê nhập viện và tử vong là 13,4% và 4,6% trên 100.000
người/năm [51]. Bởi vì các vết thương do bỏng gây ức chế chức năng miễn dịch đặc
hiệu, không đặc hiệu của tế bào, các phương pháp điều trị và chẩn đốn xâm lấn lớn
như đặt nội khí quả, tiếp cận nội mạch và đặt ống thông tiểu là cần thiết để cứu sống
người bệnh, bệnh nhân bỏng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng bệnh viện. [28].
1.1.7. Nhiễm khuẩn tiết niệu trong Bỏng
Trên thế giới, Bỏng gây ra hơn 300.000 ca tử vong hằng năm, việc ngăn
ngừa nhiễm trùng ở NB bỏng là một thách thức lớn [52]. Hầu hết các nghiên cứu về
nhiễm trùng ở NB bỏng tập trung vào nhiễm trùng vết bỏng, trong khi các bệnh
nhiễm trùng bệnh viện khác không đươc mô tả rõ [29]. Đặt ống thông tiểu là biện
pháp cần thiết để theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu, đánh giá hiệu quả điều trị
sốc và chức năng thận của NB. Trên NB bỏng nặng, ống thông bàng quang phải lưu
dài ngày, làm tăng nguy cơ NKTN đặc biệt là ở các NB có bỏng vùng sinh dục
(32% với 3,12%), vùng bẹn, vùng mông (18,18% với 14,29%) so với những vùng

bỏng khác…[1].
Nghiên cứu của Mehrdad Askarian (2004) trên 160 NB nữ ở Shiraz – Iran
cho thấy có 91 NB bị nhiễn trùng Bỏng (85,8%), 28 người bị NKTN, 56 người bị
viêm phổi và 30 người bị nhiễm khuẩn huyết [28]. Năm 2002, một nghiên cứu do
Terry Newton cùng cộng sự đã so sánh hiệu quả của ống thông latex (gian đoạn 1)
và ống thông tẩm bạc (giai đoạn 2) cho thấy tỷ lệ NKTN có triệu chứng rất cao, tỷ
lệ NKTN trong giai đoạn 1 là 7,2/1000 ngày và giảm ở giai đoạn 2 còn 4,4/1000
ngày, kết quả đã được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách kiểm
soát nhiễm trùng nên được áp dụng nghiêm ngặt hơn và cần chiến dịch giáo dục
toàn diện tất cả các biện pháp dự phòng y tế cho bệnh nhân bỏng [47]. Năm 2007,
theo nghiên cứu của tác giả Alireza Ekrami tìm hiểu về tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh


11

nhân bỏng tại một bệnh viện Taleghani Burn ở Iran trên 182 NB đã được tiến hành
làm sinh thiết máu, nước tiểu và cấy khuẩn vết thương ở ngày thứ 7 và 14 cho kết
quả có 140(76,9%) NB mắc phải ít nhất một loại nhiễm trùng, nhiễm trùng vết
thương nguyên phát là phổ biến nhất (72,5%), tiếp theo là nhiễm khuẩn huyết
(18,6%) và NKTN (8,9%) [37]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của O.Oncul (2008)
phân tích triển vọng về nhiễm trùng bệnh viện trên 169 NB cho kết quả NKTN
chiếm 8,4% tổng số NB, Tỷ lệ lưu ống là 18,2 NB trên 1000 ngày, nghiên cứu
khuyến cáo sự cần thiết phải khử trùng cẩn thận hơn đối với những NB ức chế miễn
dịch, cụ thể là NB bỏng [50]. Trong một nghiên cứu thí điểm của Cheryl Christ
(2014) về việc ngăn chặn NKTN dựa vào bằng chứng trên 8 NB bỏng với các biện
pháp sử dụng máy quét bàng quang, áp dụng mơ hình 6 bước của The Rosswurm–
Larrabee Model hướng dẫn thay đổi thực hành cho kết quả giảm 75% ngày lưu ống,
giảm tỷ lệ mắc NKTN trong 3 quý đầu tiên sau khi thực hiện can thiệp. Tỷ lệ sử
dụng ống thông tiểu giảm từ 0,24 năm 2011 và 0,23 năm 2012 xuống 0,1 năm 2013
[32]. Năm 2016, một nghiên cứu của tác giả Carlos Enrique Ramirez – Blanco

nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân bỏng trong một số bệnh viện tại
Colombia bao gồm 402 bệnh nhân bỏng trong độ tuổi từ 6 ngày đến 83 tuổi, vùng
bỏng dao động từ 1% -80%, nhiễm trùng đường tiết niệu chiếm 19%. Trong đó vi
khuẩn chịu trách nhiệm cho 88,5% trường hợp và nấm chiếm 11,5%.
Bỏng là một chấn thương nghiêm trọng xảy ra ở bệnh nhân người lớn và trẻ
em, có một số tác nhân gây bệnh có thể làm tổn hại đến cuộc sống của bệnh nhân
trong đó bệnh nhân bị bỏng có nguy cơ số một [24].
1.2. Thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống
thơng tiểu.
1.2.1. Vệ sinh tay thường quy.
Bàn tay của nhân viên y tế là phương tiện phổ biến nhất để truyền mầm bệnh
liên quan đến chăm sóc sức khỏe từ NB sang NB và trong mơi trường chăm sóc sức
khỏe. Vệ sinh bàn tay là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa sự lây lan của kháng
kháng sinh và giảm nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe [26].


12

Nghiên cứu tại nhiều nước chỉ ra rằng việc phòng chống NKTN liên quan
đến đặt ống thông tiểu cần phải có vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc ống thông
tiểu [7] [43] [53].
Vệ sinh tay sẽ không loại bỏ được vi khuẩn nếu khơng thực hiện đúng quy
trình. Một số vùng như đầu ngón tay, móng tay, kẽ ngón tay, mu ngón cái, mu bàn
tay là những vùng thường khơng tiếp xúc với hóa chất nếu thực hiện vệ sinh tay
khơng đúng quy trình. Vệ sinh tay đúng quy trình giúp hóa chất được dàn đều lên
tồn bộ bề mặt của tay sẽ có hiệu quả loại bỏ vi sinh vật ở tay.
Mục đích : Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn ta; Phịng
ngừa sự lan truyền mầm bệnh người bệnh có thể mắc phải khi nằm viện.

Hình 1. 3 Quy trình rửa tay thường quy (Nguồn: công văn số 7517/BYT-DTr

ngày 12 tháng 10 năm 2007)
1.2.2. Vệ sinh tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.
Các bước giống 6 bước rửa tay thường quy nhưng chà sát tay từ 20 – 30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn như tiêu chuẩn vàng để vệ sinh tay
trong chăm sóc sức khỏe là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng số
lần rửa tay của nhân viên y tế [26]. Vì vậy, các khoa cần trang bị các lọ dung dịch


13

chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị
trí như đầu giường bênh các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực, trên xe tiêm, xe
dụng cụ làm thủ thuật, bàn khám bệnh, cạnh cửa chính ra vào mỗi khoa…
1.2.3. Sử dụng ống thông tiểu phù hợp
1.2.3.1. Chỉ đặt ống thơng tiểu khi có chỉ định (Phụ lục 5) và loại bỏ ống thơng sớm
nhất có thể.
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng và thời gian lưu ống thơng tiểu ở mọi NB.
Nhất là những NB có nguy cơ cao.
- Tránh sử dụng ống thông tiểu để thay thế cho các biện pháp chăm sóc của
điều dưỡng viên với những NB tiểu tiện không tự chủ.
- Chỉ sử dụng ống thông tiểu ở NB phẫu thuật khi có chỉ định, khơng sử dụng
thường quy cho mọi phẫu thuật.
- Ở NB phẫu thuật có chỉ định đặt ống thơng tiểu, loại bỏ ống thơng tiểu sớm
nhất có thể, tốt nhất là loại bỏ ống thơng tiểu trong vịng 24 giờ sau phẫu thuật. Chỉ
lưu ống thông tiểu sau phẫu thuật khi có chỉ định phù hợp.
1.2.3.2. Xem xét thay thế ống thông tiểu bằng ống thông không hoặc ít xâm lấn ở
các đối tượng NB sau :
- NB nam khơng có bí tiểu hoặc tắc bàng quang : Sử dụng ống thơng dùng
ngồi thay cho ống thơng niệu đạo.

- NB có tổn thương tủy sống, bệnh nhi thốt vị tủy sống hoặc mắc hội chứng
bàng quang thần kinh : Sử dụng ống thông tiểu ngắt quãng thay cho ống thông
niệu đạo.
- NB rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu: Sử dụng ống thông tiểu ngắt
quãng thay cho ống thông niệu đạo hoặc đặt dẫn lưu bàng quang trên xương
mu. [7] [53]
1.2.4. Thực hành tuân thủ chăm sóc vơ khuẩn cho người bệnh có lưu ống
thơng tiểu.
- Duy trì hệ thống dẫn lưu kín.


14

+ Duy trì hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín khi thay túi nước tiểu, loại
bỏ nước tiểu trong túi và khi lấy bệnh phẩm nước tiểu.
+ Hệ thống dẫn lưu nước tiểu cần được thay mới khi phạm lỗi vơ
khuẩn trong chăm sóc đường dẫn lưu hoặc khi phát hiện rị rỉ nước tiểu từ các vị trí
kết nối giữa ống thông tiểu với ống dẫn lưu hoặc kết nối giữa ống dẫn lưu với túi
lưu nước tiểu.
- Duy trì luồng nước tiểu khơng tắc nghẽn
+ Đặt túi dẫn lưu luôn thấp hơn so với bàng quang, giữ ống thông và
túi lưu nước tiểu không bị gấp, xoắn vặn để duy trì luồng nước tiểu thơng suốt.
Khơng để túi dẫn lưu chạm sàn nhà.
+ Loại bỏ thường xuyên nước tiểu trong túi dẫn lưu, sử dụng túi lưu
nước tiểu dung riêng cho mỗi NB, tránh làm văng bắn và không để van kết nối tiếp
xúc với túi dẫn lưu không vô khuẩn
- Mang găng khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có động chạm tới ống thơng
tiểu hoặc túi lưu nước tiểu.
- Khơng sử dụng kháng sinh tồn thân để phịng ngừa NKTN liên quan đến
đặt ống thơng tiểu trừ khi có chỉ định lâm sàng.

- Khơng làm sạch vùng xung quanh niệu đạo bằng dung dịch khử khuẩn để
phịng ngừa NKTN khi đang lưu ống thơng tiểu, chỉ dùng hóa chất làm sạch
thơng thường.
- Khơng thay thế định kỳ hoặc thường xuyên ống thông tiểu [7] [43] [53]
1.2.5. Lưu ý khi thực hành kỹ thuật đặt ống thông tiểu.
- Chỉ những nhân viên đã được tập huấn mới được thực hiện thủ thuât đặt
ống thông tiểu.
- Vệ sinh tay ngay trước và sau khi đặt ống thông tiểu hoặc khi thực hiện bất
kỳ thao tác nào có tiếp xúc với thiết bị hoặc vị trí đặt ống thông tiểu.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt ống thông tiểu đã được tiệt khuẩn: Găng
tay, gạc che phủ, miếng bọt biển thấm dịch, túi đưng chất bôi trơn dung một lần,
hóa chất sát khuẩn hoặc dung dịch là sạch vùng da quanh niệu đạo vô khuẩn.


×