Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực trạng triển khai một số hoạt động chăm sóc và quản lý bệnh tăng huyết áp tại một số trạm y tế xã của tỉnh nam định năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2019
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH


NAM ĐỊNH – 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Hồng Ngoan, sinh viên khóa 12, trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa, xin cam đoan:
1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Minh Sinh. Để thực hiện được khóa luận này tơi đã được Ban chủ nhiệm đề
tài cấp tỉnh: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam
Định năm 2019” của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định do ĐDCK I Hoàng
Thị Vân Lan- Phó Giám đốc Trung tâm thực hành tiền lâm sàng là chủ nhiệm đề tài
cho phép tôi tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài.
2. Khóa luận này khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong khóa luận là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi thực hiện đề tài.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Nam Định, ngày

tháng 07 năm 2020

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Hồng Ngoan



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo đại học, Khoa Y tế
Cơng cộng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, lãnh đạo và nhân viên y tế tại 15 xã
thuộc 3 huyện/thành phố (Hải Hậu, Vụ Bản, Thành phố Nam Định) của tỉnh Nam
Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn cơ Hồng Thị Vân Lan – chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh
“Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản
lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định năm 2019”
của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Minh Sinh – người hướng dẫn
khoa học, đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện khóa luận cũng như trong cuộc sống.

Nam Định, ngày

tháng 07 năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Ngoan


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp ....................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 5
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ...................................................... 5
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp .................................................................. 6
1.1.5. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.................................. 6
1.1.6. Chẩn đoán tăng huyết áp ......................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 10
1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của trạm y tế xã trong chăm sóc và quản lý tăng
huyết áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nói chung. .................... 10
1.2.2. Thực trạng triển khai hoạt động chăm sóc và quản lý bệnh tăng huyết áp
nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung........................................................ 12
1.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc và quản lý bệnh
tăng huyết áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm nói chung............................ 15
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 21
2.1. Thực trạng triển khai hoạt động chăm sóc và quản lý tăng huyết áp tại một số
trạm y tế xã tại tỉnh Nam Định năm 2019. ......................................................... 21
2.1.1. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ............................................... 21
2.1.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ...................................................... 21



iv
2.1.3. Thực trạng cơng tác chăm sóc và quản lý bệnh tăng huyết áp tại các trạm
y tế xã của tỉnh Nam Định năm 2019 .............................................................. 21
2.2. Một số ưu điểm và tồn tại về thực trạng công tác chăm sóc và quản lý bệnh
nhân tăng huyết áp tại các trạm y tế xã tỉnh Nam Định năm 2019 ...................... 28
2.2.1. Một số ưu điểm và nguyên nhân ............................................................ 28
2.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ............................................................... 29
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 31
3.1. Đối với Sở y tế ........................................................................................... 31
3.2. Đối với trạm y tế ........................................................................................ 31
3.3. Đối với nhân viên y tế trạm ........................................................................ 32
Chương 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 33
4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc bệnh tăng huyết áp .................................... 33
4.2. Thực trạng hoạt động quản lý bệnh tăng huyết áp ....................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG
VÀ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CƠ SỞ Y TẾ
TUYẾN XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019
PHỤ LỤC 2: BẢNG MÃ PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG
PHỤ LỤC 4: ĐƠN XIN SỬ DỤNG SỐ LIỆU ĐỂ LÀM ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BKLN

Bệnh không lây nhiễm


DALY

Disability Adjusted Life Years

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp

TYT

Trạm y tế

WHO


World Health Organization

YLL

Years of Life Lost

YTCS

Y tế cơ sở


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, liên
tục và tại nhà (mmHg) ............................................................................ 4
Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám .......... 4
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA liên
tục .......................................................................................................... 5
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA ................................ 6
Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA ........................... 7
Bảng 1.6. Khuyến cáo đo HA .................................................................................. 8
Bảng 1.7. Khuyến cáo chẩn đoán THA .................................................................... 8
Bảng 2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động dự phòng, phát
hiện sớm và quản lý bệnh THA và ĐTĐ ............................................... 21
Bảng 2.2. Thực trạng triển khai các hoạt động dự phịng, phát hiện sớm, chẩn đốn,
điều trị và quản lý bệnh THA và ĐTĐ của TYT ................................... 22
Bảng 2.3. Số lượng các dịch vụ đã được triển khai để dự phịng, phát hiện sớm,
chẩn đốn, điều trị và quản lý bệnh THA và ĐTĐ của TYT ................. 23
Bảng 2.4. Thực trạng công tác quản quản lý và điều trị người bệnh THA của từng

TYT trong năm 2019 ............................................................................ 23
Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng báo cáo tổng kết hàng năm về triển khai các hoạt
động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh THA và ĐTĐ .............. 24
Bảng 2.6. Các lý do không thực hiện xây dựng báo cáo tổng kết ........................... 24
Bảng 2.7. Đánh giá của trạm trưởng về hiệu quả của hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý người bệnh THA .......................................................... 25
Bảng 2.8. Đánh giá của trạm trưởng về hiệu quả của hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý người bệnh ĐTĐ .......................................................... 25
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện các dịch vụ dự phòng THA và ĐTĐ của NYYT ... 26
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm THA và ĐTĐ của y tế
thôn ..................................................................................................... 26
Bảng 2.11. Thực trạng triển khai các dịch vụ dự phòng THA và ĐTĐ của NVYT
trong tháng qua trước phỏng vấn .......................................................... 27


vii
Bảng 2.12. Thực trạng triển khai các dịch vụ phát hiện sớm THA và ĐTĐ của y tế
thôn trong tháng qua trước phỏng vấn................................................... 27
Bảng 2.13. Đánh giá của nhân viên y tế về hiệu quả của hoạt động dự phòng và phát
hiện sớm bệnh THA và ĐTĐ mà họ đã thực hiện. ................................ 28


viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ khám đo chẩn đốn tăng huyết áp .................................................. 9
Hình 1.2. Quy trình sàng lọc chẩn đốn tăng huyết áp ............................................. 9
Hình 2.1. Mơ hình quản lý bệnh tăng huyết áp của Phạm Thái Sơn ....................... 17
Hình 2.2. Mơ hình quản lý, theo dõi, điều trị có kiểm sốt THA ở Hà Nam ........... 19



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh khơng lây nhiễm [25] được hiểu là
bệnh mãn tính diễn tiến chậm, thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà
chỉ có một nhóm yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh phát triển, có thời gian ủ bệnh
kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh trong một thời gian
dài. Hiện nay, hoạt động phòng chống BKLN của Việt Nam đang tập trung vào các
nhóm bệnh chính gồm: THA, bệnh tim mạch (đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành…),
đái tháo đường, các bệnh ung thư và hen phế quản. Đây là những BKLN có tỷ lệ
mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành.
Theo thống kê gánh nặng bệnh tật thông qua số năm sống mất đi cho bệnh tật
và tử vong (DALY) tại các nước đang phát triển giai đoạn 1990-2020 trên 3 nhóm:
bệnh lây nhiễm, chấn thương và bệnh khơng lây nhiễm, đến năm 2020 gánh nặng
của bệnh không lây nhiễm tăng mạnh, chiếm 66% tổng số DALY, mà trong đó phổ
biến nhất là tăng huyết áp (THA)[5].
Theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật tồn cầu, trong năm 2015 có khoảng 212
triệu năm sống mất đi (DALYs) do THA, tăng xấp xỉ 40% so với năm 1990. Tăng
huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề, với tỷ
lệ số năm sống bị mất đi do tử vong sớm liên quan đến bệnh tim mạch( YLL) tăng
từ 2657 năm( 2000) lên 3219 năm( 2012). Các bệnh tim mạch cũng chiếm tỷ lệ tử
vong lớn nhất (33%) trong tổng số tử vong [5]. Bệnh THA đã, đang và sẽ tiếp tục có
những tác động to lớn đến sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển kinh tế- xã
hội của mỗi quốc gia [17]. Với những biến chứng khơn lường, THA đã góp phần
khơng nhỏ làm tăng tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn tật và làm giảm chất lượng cuộc sống
của con người, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình và
khá, trong đó có Việt Nam [15]. Dự báo trong thời gian tới, gánh nặng do bệnh
THA nói riêng và các bệnh KLN nói chung vẫn là một thách thức lớn và trở nên
chiếm ưu thế trong tổng số gánh nặng bệnh tật cả nước.
Nhận ra sự bức thiết cần phải xây dựng các chương trình y tế quốc gia về
phịng và chống bệnh khơng lây nhiễm trong đó có THA, Bộ Y Tế đã khẳng định

đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phượng và của mỗi người dân,


2
trong đó các cấp chính quyền trực tiếp chỉ đạo, ngành y tế là nịng cốt, trong đó y tế
xã nắm tầm quan trọng đặc biệt. Đây được coi là điểm tựa chăm sóc sức khỏe của
nhân dân do gần dân nhất, là xương sống và được gắn với vai trị “người gác cổng”
của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bởi y tế cơ sở tầm quan trọng như vậy nên dự án phòng, chống THA đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12 năm 2008 (Quyết định số 172/2008). Dự
án đã bao phủ 474 huyện thuộc 63/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên theo báo cáo của
Bộ y tế sau khi triển khai mơ hình quản lý THA theo nguyên lý y học gia đình năm
2010 cho kết quả đáng lo ngại với tỷ lệ THA trong cộng đồng khá cao với 28,3% ở
nam giới và 23,1% ở nữ giới. Trong số những người bệnh THA, chỉ có 48,4% biết
được tình trạng THA và 29,6% có điều trị bệnh [13]. Tại tỉnh Nam Định theo báo
cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh [14] năm 2017 tỷ lệ số trạm y tế xã thực hiện
chẩn đoán, điều trị, quản lý người bệnh không lây nhiễm hầu hết dưới 60% (trừ tâm
thần phân liệt và động kinh). Cụ thể tỷ lệ số trạm y tế xã thực hiện quản lý điều trị
bệnh tăng huyết áp chỉ đạt 58,5%
THA là bệnh mạn tính, nhưng hiện tại, các dịch vụ y tế tuyến YTCS mới phù
hợp để giải quyết các bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm. Nguồn nhân lực tại tuyến
huyện và xã còn chưa đáp ứng được nhu cầu, cịn thiếu và khơng ổn định. Cán bộ y
tế ở đa số các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã thiếu tài liệu hướng dẫn, thiếu đào
tạo tập huấn cập nhật về kiến thức chuyên môn trong phát hiện, tư vấn, dự phịng,
quản lý THA nói riêng và các BKLN nói chung. Vì vậy việc chăm sóc và quản lý
bệnh nhân THA còn nhiều bất cập.
Với mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng trong việc phát hiện, chăm
sóc và dự phịng THA đối với các bệnh nhân mắc THA được điều trị tại các trạm y
tế xã, từ đó có những biện pháp để cải thiện một số yếu tố nguy cơ và hạn chế các
biến chứng của tăng huyết áp tại cộng đồng, hướng tới quản lý THA một cách hiệu

quả nhất, khóa luận được thực hiện với 02 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng triển khai hoạt động chăm sóc và quản lý bệnh THA tại
một số trạm y tế xã tỉnh Nam Định năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động chăm sóc và quản
lý THA tại một số trạm y tế xã tỉnh Nam Định năm 2019.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực máu ở trong lòng động mạch tạo thành dịng máu đi
ni cơ thể. Huyết áp được tạo bởi là do sức co bóp hút - đẩy máu của tim và sự co
giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều bởi nhịp tim, các yếu tố co
mạch, thể tích tuần hồn,.. Hai chỉ số HA quan trọng là: HA tối đa (còn gọi là huyết
áp tâm thu) phản ánh huyết áp của động mạch khi tim bóp, HA tối thiểu (cịn gọi là
huyết áp tâm trương) phản ánh huyết áp khi tim giãn ra trong một chu kì co bóp.[6]
Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển phát sinh từ nguyên nhân
phức tạp và liên quan đến nhau. Các dấu hiệu sớm của hội chứng thường xuất hiện
trước khi THA được duy trì. Do đó, THA khơng thể được phân loại chỉ bằng các
ngưỡng HA riêng biệt. [21]
Liên quan giữa HA và các biến cố tim mạch, thận và tử vong là liên tục, làm
phân biệt giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp có tính quy ước dựa theo các
nghiên cứu dịch tễ. THA được định nghĩa khi mức huyết áp điều trị cho thấy có lợi
một cách rõ ràng so với nguy cơ có hại qua các chứng cứ của các thử nghiệm lâm
sàng. Mặc dầu có nhiều chứng cứ mới nhưng cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có
một sự thay đổi trong định nghĩa và phân loại. Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân
Hội THA Việt Nam vẫn dùng định nghĩa và phân loại THA phịng khám của
khuyến cáo 2015. Chẩn đốn THA khi đo HA phịng khám có HATT ≥ 140mmHg

và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg [7].


4
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám,
liên tục và tại nhà (mmHg) [7]
Các cách đo
Cán bộ y tế đo theo

HA tâm thu

HA tâm trương

≥ 140

và/hoặc

≥ 90

≥ 130

và/hoặc

≥ 80

≥ 135

và/hoặc

≥ 85


đúng quy trình
Đo bằng máy đo HA tự
động 24h
Tự đo tại nhà (đo nhiều
lần)

Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám
(mmHg)* [7]
Phân độ
Tối ưu

HA tâm thu

HA tâm trương

< 120



< 80

Bình thường**

120 - 129

và/hoặc

80 - 84


Bình thường cao**

130 - 139

và/hoặc

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 - 109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc


≥ 110

THA Tâm Thu đơn độc

≥ 140

và/hoặc

< 90

*Nếu HA khơng cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
**Tiền Tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg


5
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA
liên tục [7]
HA phòng khám (mmHg)

HA tại nhà hoặc
liên tục ban ngày
(mmHg)

HATT < 135 hoặc
HATTr < 85

HATT < 140 và

HATT ≥140 hoặc


HATTr < 90

HATTr ≥ 90

HA bình thường

HATT ≥ 135 hoặc
HATTr ≥ 85

THA ẩn giấu

THA

áo

choàng trắng
THA thật sự

1.1.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau giữa các khu vực và các nhóm thu nhập quốc
gia. Năm 2013, Tổ chức y tế thế giới ước lượng xấp xỉ 40% người trưởng thành trên
thế giới từ 25 tuổi trở lên bị mắc THA, tỷ lệ này cao nhất ở khu vực Châu Phi
(46%) trong khi thấp nhất ở Châu Mỹ (35%). Tỷ lệ THA ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình (40%) cao hơn ở các nước có thu nhập cao (35%) [22,23]. Tỷ lệ
tăng huyết áp chung ở người trưởng thành là 30-45% vởi tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi
toàn cầu là 24. Tăng huyết áp ngày càng phổ biến hơn với tuổi tiến bộ, với tỷ lệ lưu
hành > 60% ở những người > 60 tuổi. Bệnh không lây nhiễm gây ra 56,1% tổng số
YLL, trong đó THA và các bệnh gắn liền với THA chiếm 19,5% [5]. Như vậy, khi
dân số già đi, cùng với lối sống ít vận động và tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ tăng

huyết áp trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng [20].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã góp
phần quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của người dân, cải thiện đời sống cũng
như tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên mặt trái của q trình tăng trưởng kinh tế và
đơ thị hóa nhanh chóng là xu hướng thay đổi mơ hình ăn uống, tiêu thụ nhiều các
thức ăn chứa nhiều chất béo bão hịa, chất béo chuyển hóa, muối, ít trái cây và rau
củ … Bên cạnh đó cịn gia tăng các hành vi khơng có lợi cho sức khỏe đến mức có
hại như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực,…Tuy nhiên đây là
những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi


6
bao gồm tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, tuổi trên 65 và các bệnh đồng thời như
bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận [26].
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây tử
vong cao nhất đối với tăng huyết áp. Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ tim
trái. Để đối phó sức cản ngoại biên nên gia tăng sức co bóp làm cơng tim tăng lên
và vách cơ tim dày ra. Dần dần suy tim trái và với khó thở khi gắng sức, hen tim
hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ với phù, gan to, tĩnh mạch cổ
nổi. Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình hay chỉ có loạn
nhịp. Ngồi ra tăng huyết áp cịn làm gián đoạn q trình chu chuyển máu đi nuôi
các cơ quan, dẫn đến tai biến mạch não, thường gặp như nhũn não, xuất huyết não,
tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo dài,
không quá 24 giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co
giật, nôn mữa, nhức đầu dữ dội.Tăng huyết áp là yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo
điều kiện cho sự hình thành vữa xơ động mạch, Phồng động mạch chủ. Bệnh cảnh
rất nặng nề dễ đưa đến tử vong.Ngồi ra tăng huyết áp cịn làm tổn thương thận, dẫn
đến suy thận [26].

1.1.5. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA [7]
Phân loại
Loại I
Loại II
Loại IIa
Loại IIb

Định nghĩa
Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều
trị mang lại lợi ích và hiệu quả

cáo /chỉ định

Chứng cứ đang còn bàn cãi và/hoặc ý kiến khác nhau
về sự hữu ích /hiệu quả của việc điều trị
Chứng cứ/ý kiến ủng hộ mạnh về tính hiệu quả của

Nên được xem
xét

việc điều trị
Chứng cứ/ý kiến cho thấy ít có hiệu quả/ hữu ích
Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều

Loại III

Gợi ý sử dụng
Được khuyến


trị không mang lại lợi ích và hiệu quả, trong vài
trường hợp có thể gây nguy hại

Có thể được
xem xét
Khơng được
khuyến cáo


7
Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA [7]
Phân loại
Mức chứng cứ A

Mức chứng cứ B

Mức chứng cứ C

Định nghĩa
Dữ liệu có từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc
phân tích gộp
Dữ liệu có từ một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các
nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên
Sự đồng thuận của các chuyên gia và/hoặc các nghiên cứu
nhỏ, các nghiên cứu hồi cứu

1.1.6. Chẩn đoán tăng huyết áp
Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Hầu hết những người bị
tăng huyết áp khơng biết về vấn đề này vì nó có thể khơng có dấu hiệu cảnh báo
hoặc triệu chứng. Vì lý do này, điều cần thiết là huyết áp được đo thường xuyên.

Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm đau đầu vào buổi sáng sớm, chảy
máu cam, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù trong tai. Tăng huyết áp nặng có
thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhầm lẫn, lo lắng, đau ngực và run cơ. Cách duy
nhất để phát hiện tăng huyết áp là có một chuyên gia y tế đo huyết áp. Có huyết áp
đo được là nhanh chóng và khơng đau. Các cá nhân cũng có thể đo huyết áp của
mình bằng các thiết bị tự động, tuy nhiên, đánh giá của chuyên gia y tế là rất quan
trọng để đánh giá rủi ro và các điều kiện liên quan.
Chẩn đoán THA phải dựa vào đo HA chính xác bằng đo HA tại phịng khám
và HA ngồi phòng khám (HA tại nhà (HATN), HA liên tục (HALT), khai thác tiền
sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm
xác định nguyên nhân THA thứ phát hay THA tiên phát, đánh giá các yếu tố nguy
cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích, và bệnh cảnh lâm sàng đi kèm để phân tầng
nguy cơ [7].


8
Bảng 1.6. Khuyến cáo đo HA [7]
Khuyến cáo
Sàng lọc HA theo chương trình được khuyến cáo. Tất cả người
lớn (≥18 tuổi) cần đo HA tại phòng khám và ghi vào y bạ của
họ cũng như cho họ biết trị số HA của mình
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 3 năm nếu HA vẫn ở mức tối ưu
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 2 năm nếu HA vẫn ở mức bình
thường
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi năm
Ở người > 50 tuổi, cần phải sàng lọc HA thường xuyên dù ở
mức độ nào vì xu hướng HA tăng dần theo tuổi
Cần đo HA ở cả hai tay ít nhất vào lần khám đầu tiên vì trị số
HA hai tay chênh > 15 mmHg gợi ý bênh lý vữa xơ động
mạch và thường phối hợp gia tăng nguy cơ tim mạch

Nếu có sự khác biệt HA hai tay thì dùng các thơng số ở tay có
trị số cao hơn

Loại

Mức
chứng cứ

I

B

I

C

I

C

I

C

IIa

C

I


A

I

C

Bảng 1.7. Khuyến cáo chẩn đoán THA [7]
Khuyến cáo

Loại

Mức
chứng cứ

Đo HA tại phịng khám được lập lại ít nhất một lần khám, trừ
khi: THA nặng (Vd: độ 3, đặc biệt nếu nguy cơ cao). Mỗi lần
khám, cần đo HA 3 lần cách nhau 1-2 phút và nên đo thêm
lần nữa nếu hai lần đầu chênh nhau > 10 mmHg. Trị số HA
của bệnh nhân là trung bình của 2 trị số sau cùng.

I

C

Đo HA ngồi phịng khám với HALT và/hoặc HATN, khi
thấy các phương pháp này là hợp lý và chấp nhận được về
mặt kinh tế

I


C

Đo HA ngoài phòng khám (V.d. HALT hoặc HATN) được
khuyến cáo đặc biệt cho một số chỉ định lâm sàng chẳng hạn
xác định THA ẩn giấu hoặc THA áo choàng trắng, đánh giá
điều trị cũng như theo dõi tác dụng phụ như hạ HA

I

A

Cần bắt mạch các bệnh nhân THA để xác định nhịp tim và
xem có loạn nhịp như rung nhĩ khi nghỉ

I

C

IIa

C

Các chỉ số HA khác (Hiệu số HA, biến đổi HA, HA gắng
sức, HA trung tâm có thể xem xét nhưng khơng thường qui
lâm sàng. Chúng có thể cung cấp những thơng tin hữu ích bổ
sung trong một số trường hợp và có giá trị trong nghiên cứu


9


Hình 1.1. Sơ đồ khám đo chẩn đốn tăng huyết áp [5]

Hình 1.2. Quy trình sàng lọc chẩn đốn tăng huyết áp


10
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của trạm y tế xã trong chăm sóc và quản lý tăng huyết
áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nói chung.
1.2.1.1. Vai trị của trạm y tế xã trong chăm sóc và quản lý tăng huyết áp nói riêng
và các bệnh khơng lây nhiễm nói chung.
1.2.1.1.1. Người cung cấp dịch vụ
a) Trạm y tế có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
bao gồm các dịch vụ khám, chữa và phòng bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức
khỏe, truyển thông giáo dục sức khỏe, quản lý sức khỏe trực tiếp, toàn diện, liên tục
cho từng người dân trên địa bàn…
b) Trạm y tế có thể tổ chức các chương trình mục tiêu quốc gia tại cộng đồng
như: tiêm chủng mở rộng; dự phịng, phát hiện sớm và quản lí các bệnh khơng lây
nhiễm phổ biến trong đó có THA
c) Trạm y tế có thể tổ chức các hoạt động theo nhóm tại cộng đồng như nhóm
trị liệu, nhóm học tập chia sẻ, …
1.2.1.1.2. Người điều phối- kết nối dịch vụ
Trạm y tế luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ, Bộ Y tế trong
cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về
dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh THA nói riêng và các bệnh khơng lây
nhiễm nói chung. Triển khai cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm: dịch vụ kỹ
thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và điều trị
bệnh THA và một số bệnh KLN phổ biến khác ở tuyến huyện theo quy định tại
thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017. Bên cạnh đó cịn là chính sách
BHYT để khuyến khích tuyến xã phát hiện, quản lý THA theo chức năng nhiệm vụ.

1.2.1.1.3. Người biện hộ
Công tác chăm sóc và quản lý THA tại cộng đồng đã nhận được nhiều sự hỗ
trợ từ Nhà nước thông qua các chương trình, các chính sách phát triển, tuy vậy cũng
có thể chưa đáp ứng hết được các nhu cầu trong cộng đồng. Hơn nữa, sự hạn chế về
khả năng tiếp cận các thông tin, nhiều cá nhân trong cộng đồng có thể bỏ lỡ những


11
cơ hội được tiếp cận các nguồn hỗ trợ về y tế của chính phủ. Trạm y tế với vai trị
biện hộ, phản ánh tiếng nói của cộng đồng lên các cơ quan hoạch định chính sách để
xây dựng được những chính sách khả thi, thiết thực đem lại lợi ích cho cộng đồng.
1.2.1.1.4. Đào tạo, nghiên cứu và quản lý
Trạm y tế đóng vai trị như những nhà đào tạo, nghiên cứu và quản lý hành
chính giúp đào tạo thế hệ nhân viên y tế thôn, đưa ra những nghiên cứu lý luận và
xây dựng mơ hình giúp đỡ đối tượng và quản lý các hoạt động, các chương trình,
lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình
và cộng đồng.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của trạm y tế xã trong hoạt động chăm sóc bệnh nhân tăng huyết
áp nói riêng và các bệnh khơng lây nhiễm nói chung.
a) Khám, đo huyết áp để chẩn đoán tăng huyết áp. Thực hiện chuyển tuyến để
chẩn đoán trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.
b) Điều trị ngoại trú cho người mắc tăng huyết áp hoặc điều trị theo chỉ định
của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.
c) Thực hiện đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều
trị ngoại trú . Thực hiện chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng
chuyên môn của đơn vị.
d) Theo dõi huyết áp, theo dõi biến chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai
biến, sơ cấp cứu cơn tăng huyết áp cấp.
đ) Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối
sống, tuân thủ điều trị, bảo đảm dinh dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và định

kỳ tái khám theo tình trạng bệnh.
1.2.1.3. Nhiệm vụ của trạm y tế trong cơng tác quản lý tăng huyết áp nói riêng
và các bệnh khơng lây nhiễm nói chung
a) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y
tế tuyến xã theo quy định của Bộ Y tế.


12
b) Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân
của người mắc bệnh trên địa bàn để theo dõi quản lý.
c) Hằng tháng chuyển danh sách người mắc bệnh không lây nhiễm cho nhân
viên y tế để tiếp tục quản lý tại cộng đồng.
d) Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử
vong do các bệnh không lây nhiễm đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và theo
hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế
1.2.2. Thực trạng triển khai hoạt động chăm sóc và quản lý bệnh tăng huyết áp
nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung
1.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch đã được thiết lập và có thể điều
chỉnh được, tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức, quy trình chăm sóc và quản lý căn
bệnh khơng triệu chứng lâm sàng cụ thể này vẫn còn dưới mức tối ưu [18].
Một chương trình nghiên cứu được thiết kế để cải thiện nhận thức và tăng
cường quản lý trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà cụ thể là THA của Airdrie
(Canada), người dân từ 65 tuổi trở lên được tiến hành giáo dục sức khỏe, đánh giá
huyết áp, đánh giá các yếu tố nguy cơ, … và theo dõi trong vòng 4-6 tháng. Kết quả
sau khi đánh giá khoảng 40% người cao tuổi cho 36,5% số người được phát hiện
THA. Trong số này, 71% người tình nguyện quay trở lại theo dõi sau 4-6 tháng.
HATT của họ giảm 16,9+/- 17,2 mmHg so với lần khám đầu tiên, 56% người tham
gia đạt được mục tiêu của Canada đối với HA [18].
Việc kiểm soát và quản lý THA cho một quy mô dân số lớn vẫn là một thách

thức lớn. Chương trình quản lý THA KPNC (Kaiser Permanente Northen California
hypertension programe) được triển khai tại Miền Bắc California- Mỹ bắt đầu từ
năm 2000 nhằm đánh giá hiệu quả việc kiểm soát THA tại cộng đồng. Đây là một
hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp với bệnh nhân nội trú và
ngoại trú được cung cấp. Bệnh nhân THA được xác định hàng quý bằng cách sử
dụng mã chẩn đoán ngoại trú, dữ liệu dược phẩm và hồ sơ nhập viện từ cơ sở dữ
liệu của chương trình y tế và chẩn đốn được xác minh thơng qua kiểm tra đánh giá


13
biểu đồ của các thành viên. Tham gia vào chương trình này là những nhân tố mấu
chốt gồm các bác sĩ điều trị, chuyên gia phân tích dữ liệu, dược sĩ, điều dưỡng và
các thầy thuốc có liên quan khác. Ngồi tập trung vào việc sàng lọc, xác định danh
tính bệnh nhân mắc THA và đánh giá tình trạng cải thiện sức khỏe, chương trình
cịn kết hợp với trao đổi thông tin, tư vấn, tương tác và giáo dục sức khỏe. Chính sự
tích cực trong cơng tác chăm sóc bệnh nhân THA như trên đã đem lại những tín
hiệu cải thiện rõ rệt trong kiểm soát và quản lý THA. Năm 2015, sau 14 năm triển
khai thực hiện chương trình KPNC, những thay đổi tích cực trong quản lý THA đã
được ghi nhận. Tỷ lệ kiểm soát THA trong KPNC đã tăng sau khi thực hiện chương
trình từ 43,6% năm 2001 lên 80,4% năm 2009 và tiếp tục cải thiện từ 83,75 năm
2010 lên 87,1% năm 2011, tỷ lệ cơn đau thắt ngực giảm 24% và tử vong do đột quỵ
giảm 42% [19].
Tăng huyết áp cũng là một bệnh phổ biến ở Trung Quốc (26,7%), ảnh hưởng
đến hơn 200 triệu bệnh nhân, nhưng tỷ lệ kiểm sốt chỉ 11,2%. Chính vì vậy, một
nghiên cứu quản lý THA ngắn hạn trong cộng đồng có liên quan đến nguy cơ đột
quỵ dài hạn và tử vong hoàn toàn ở Trung Quốc đã được tiến hành. Từ năm 2005
đến năm 2010, 1000 trung tâm quản lý bệnh nhân THA được mở ra với giao thức:
phân loại tăng huyết áp, phân tầng nguy cơ toàn cầu, giáo dục sức khỏe, thay đổi lối
sống và chuẩn độ thuốc. Thay đổi lối sống bao gồm cai thuốc lá, điều độ trong uống
rượu, tập thể dục, giảm cân, giảm lượng muối và chất béo. Tất cả các bệnh nhân

được theo dõi bởi các bác sĩ cộng đồng sau 1,2 hoặc 3 tháng và được quản lý ít nhất
1 năm. Kết quả cho thấy trong nhóm can thiệp, mức giảm HA trung bình là 11,5 /
4,7 mmHg sau 1 năm quản lý, theo đó tỷ lệ kiểm sốt đạt gần 65%. Sau khi theo dõi
trung bình 7,3 năm, đã giảm 60% đột quỵ và giảm 50% tổng số ca tử vong ở nhóm
can thiệp so với nhóm đối chứng [27].
1.2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng trầm trọng của các bệnh không
lây nhiễm. Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở
người trưởng thành năm 2015 là 47,3% (cao hơn 18,6% so với năm 2008). Theo
báo cáo điều tra quốc gia một số nguy cơ bệnh khơng lây nhiễm thì tỷ lệ phát hiện
và quản lý tăng huyết áp còn rất thấp, đều dưới 50%, cụ thể đối với tỷ lệ quản lý


14
tăng huyết áp chỉ đạt 13,6%.
Nghiên cứu tình hình điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại phường Phú Hậuthành phố Huế của Lê Ánh Dũng và Nguyên Anh Vũ năm 2011 cho thấy chỉ có
23,5% bệnh nhân điều trị thường xuyên tăng huyết áp trong khi chỉ có 19,3% bệnh
nhân có tái khám theo dõi huyết áp thường xuyên tại các trạm y tế xã. Trong số
bệnh nhân xảy ra biến chứng có đến 85,7% bệnh nhân khơng theo dõi điều trị tăng
huyết áp định kỳ. Về quản lý và điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân điều trị tư chiếm
ưu thế trong tổng số với 64,18%, tỷ lệ điều trị tại trạm y tế chiếm 32,84% và tỷ lệ tự
điều trị thấp nhất với 2,98% [8].
Báo cáo thực trạng triển khai hoạt động phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm
tại 116 trạm y tế xã, phường, thị trấn năm 2014 cho thấy hầu hết các trạm y tế tham
gia vào hoạt động này ở các mức độ khác nhau. Có 82,8% trạm y tế thực hiện khám
sàng lọc tăng huyết áp, trên 85% trạm y tế thực hiện tư vấn cho bệnh nhân, 50%
trạm y tế quản lý và điều trị duy trì, hoạt động truyền thơng, giáo dục sức khỏe đạt
hơn 85% [10 ].
Nghiên cứu thực trạng triển khai các hoạt đồng phịng chống bệnh khơng lây
nhiễm tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội năm 2016 cho kết

quả còn nhiều hạn chế. Mỗi trạm y tế đã có trung bình có 4/7 cán bộ y tế tham gia
phịng bệnh khơng lây nhiễm. Tuy nhiên, có tới 71,6% trạm y tế chỉ có <50% và
dưới 5% trạm y tế có >70% thuốc thiết yếu cho xử trí bệnh khơng lây nhiễm. Phần
lớn các trạm y tế chỉ có 50-<70% trang thiết bị thiết yếu cho bệnh khơng lây nhiễm.
Có đến 57,3% trạm y tế chỉ thực hiện được <25% kỹ thuật trong phịng chống bệnh
khơng lây nhiễm, trong đó, tỷ lệ trạm y tế vùng 1 thực hiện được dưới 25% các kỹ
thuật là 61,2% cao hơn vùng 2 và 3. Nhìn chung, các trạm y tế đều đã triển khai các
nội dung trong phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm. Tuy nhiên, thực trạng triển
khai chỉ đạt ở mức dưới trung bình 40,6/100 điểm và có xu hướng giảm dần từ vùng
1 đến vùng 3, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành [2].
Theo báo cáo thực hành quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế
quản và ung thư của cán bộ y tế tuyến xã tỉnh Ninh Bình năm 2017 cho thấy hoạt
động quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường được thực hành tốt hơn quản lý hen
phế quản và ung thư. Các hoạt động truyền thông, tư vấn được cán bộ y tế xã thực


15
hành tốt hơn các hoạt động liên quan đến điều trị và phát hiện biến chứng sau điều
trị. Phát thanh trên loa đài là hình thức truyền thơng được áp dụng nhiều nhất cịn
treo băng rơn, áp phích được áp dụng ít nhất khi tiến hành cơng tác truyền thơng về
BKLN. Trong hầu hết các bệnh hình thức sàng lọc có sự hỗ trợ trực tiếp của chuyên
gia chiếm tỷ lệ cao hơn là hình thức chỉ có cán bộ y tế tự sàng lọc; Sàng lọc chủ
động chiếm tỷ lệ cao hơn hình thức sàng lọc bị động [9].
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ y tế tuyến xã được tập huấn về phịng, chống
các bệnh khơng lây nhiễm còn thấp: 1,77 ± 1,07 cán bộ được tập huấn về phòng,
chống tăng huyết áp. Thực trạng thiếu thiết bị và thuốc thiết yếu cho hoạt động
phịng và kiểm sốt bệnh khơng lây nhiễm cịn phổ biến, chỉ có 13,8% và 7,8% trạm
y tế xã có trên 70% danh mục thiết bị và thuốc thiết yếu theo yêu cầu của Bộ Y
tế [10].
1.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc và quản lý bệnh

tăng huyết áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm nói chung
Nhằm từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho người dân, Hội nghị T.Ư 6 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến
năm 2025, phấn đấu hơn 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã,
phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số BKLN. Ðến năm
2030, phấn đấu hơn 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã,
phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số BKLN.
Năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 346/QĐ-BYT ngày 30/01/2015
về việc ban hành kế hoạch phịng chống bệnh khơng lây nhiễm giai đoạn 2015-2020
trong đó có mục tiêu về nâng cao năng lực và hiệu quả dự phòng, giám sát, phát
hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị BKLN với các chỉ tiêu: 50% cán bộ y tế tuyến xã
được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều
trị theo quy định; 100% cơ sở y tế tuyến xã và 50% y tế cơ quan, xí nghiệp đủ trang
thiết bị và thuốc thiết yếu theo quy định phục vụ cho dự phòng, giám sát, phát hiện,
chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh KLN.
Năm 2017, Thủ tưởng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1125/QĐ-TTg


×