Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh sơn la năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH SƠN LA
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH SƠN LA
NĂM 2016


Mã số: 60.72.05.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.NGUYỄN MINH TUẤN

NAM ĐỊNH - 2016


TĨM TẮT
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng hoạt động thể lực và xác định sự ảnh hưởng
của đặc điểm cá nhân, kiến thức, sự tự tin, rào cản và hỗ trợ xã hội đối với hoạt
động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu là
người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La
phù hợp với các tiêu chuẩn chọn mẫu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
được sử dụng để chọn ra 246 người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La, số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua
việc sử dụng bộ câu hỏi hoạt động thể lực toàn cầu (GPAQ), các câu hỏi về kiến
thức, các câu hỏi mức độ nhận thức các rào cản, các câu hỏi mức độ về sự tự tin và
các câu hỏi hỗ trợ xã hội.
Kết quả: Nghiên cứu này đã chỉ ra hoạt động thể lực trung bình đạt 139
phút (SD = 38,3) trong một tuần, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra có 63,8% người
tham gia khơng thực hiện đủ các hoạt động thể lực theo khuyến cáo của WHO.
Ngồi ra có 4 biến kiến thức về hoạt động thể lực, mức độ nhận thức về các rào cản,
mức độ nhận thức về sự tự tin và hỗ trợ xã hội là các yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê tới việc hoạt động thể lực (P <0,05).
Kết luận: Hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường type 2 ở mức
độ thấp, chưa đạt theo khuyến cáo của WHO. Điều này cho chúng ta thấy được tầm

quan trọng của việc tư vấn, nhắc nhở, củng cố thường xuyên cho người bệnh đái
tháo đường type 2 về lợi ích của hoạt động thể lực để thúc đẩy thay đổi hành vi hoạt
động thể lực tại các phòng khám ngoại trú đái tháo đường, chế độ điều trị đái tháo
đường góp phần vào cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Từ khóa: Hoạt động thể lực, Đái tháo đường type 2, Mơ hình niềm tin sức
khỏe


LỜI CẢM ƠN
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy
trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hết lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào
tạo ­ KHCN & HTQT, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, là người thầy đã trực
tiếp dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho tơi để tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đồng nghiệp trong
Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã động viên giúp đỡ cả tinh thần và vật chất và
tham gia nghiên cứu cùng tôi trong thời gian làm nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện, khoa
khám bệnh Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi đã tơi thuận lợi hồn
thành việc thu thập số liệu tại bệnh viện để tôi tiến hành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, chồng và con đã tạo điều kiện,
luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tơi trong suốt thời
gian làm nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Sơn La, ngày…..tháng…..năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hằng, học viên lớp cao học Khóa 1, chuyên ngành Điều
dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan :
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn.
Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !

Sơn La, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 4

1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ......................................... 4
1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới ........................................................... 4
1.1.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam: ......................................................... 5
1.2. Tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2 ............................................. 6
1.3. Các khái niệm về hoạt động thể lực và đo lường ............................................... 9
1.3.1. Định nghĩa của hoạt động thể lực ................................................................... 9
1.3.2. Sự phù hợp của hoạt động thể lực trong bệnh ĐTĐ type 2 ........................... 10
1.3.2.1. Cường độ và loại hình hoạt động thể lực ................................................... 10
1.3.2.2. Thời gian của hoạt động thể lực ................................................................ 11
1.3.2. 3. Lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên đối với bệnh ĐTĐ type 2 ..... 11
1.3.2.4. Nguy hiểm của các hoạt động thể lực khơng thích hợp trong bệnh ĐTĐ type
2 ............................................................................................................................ 11
1.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở những người bị bệnh ĐTĐ type 2
.............................................................................................................................. 12
1.4.1. Kiến thức về hoạt động thể lực..................................................................... 12
1.4.2. Mức độ nhận thức về các rào cản của hoạt động thể lực ............................... 13
1.4.3. Mức độ nhận thức về sự tự tin...................................................................... 14
1.4.4. Hỗ trợ xã hội ................................................................................................ 14
1.5. Học thuyết điều dưỡng.................................................................................... 15
1.6. Tóm tắt về địa bàn Sơn La .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.4. Cỡ mẫu và phươn pháp chọn mẫu ................................................................... 20
2.4.1. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 20
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu................................................................................ 21
2.5. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 21
2.5.1. Biến độc lập ................................................................................................. 21



2.5.2. Biến phụ thuộc ............................................................................................. 22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 22
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 24
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 24
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................ 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….............26
3.1. Thực trạng hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La năm 2016 ………………...……………….26
3.2. Ảnh hưởng của đặc điểm các nhân, kiến thức, sự tự tin, rào cản và hỗ trợ xã hội
đối với hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2. ……………………………..37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 42
KẾT LUẬN:………………………………………………………………………..52
1. Thực trạng hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La năm 2016…………………….....................52
2. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, sự tự tin, rào cản và hỗ trợ xã hội
đối với hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2………………...….52
KHUYẾN NGHỊ:………………………………………………………………… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………54
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

The American Diabetes Association organization: Hiệp hội
ĐTĐ Hoa Kỳ

BMI


Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể

ĐTĐ

Đái tháo đường

IDF

International Diabetes Federation: Liên Đoàn Đái Tháo Đường
Quốc Tế

HbA1C

Glycated hemoglobin

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
bảng


Tên Bảng

Trang

3.1

Phân bố người bệnh ĐTĐ type 2 theo nhóm tuổi

26

3.2

Đặc điểm nghề nghiệp của những người bệnh ĐTĐ type 2

27

3.3

Phân bố người bệnh ĐTĐ type 2 theo dân tộc

28

3.4

Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 theo trình độ học vấn

29

3.5


Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 thừa cân và béo phì

30

3.6

Thời gian mắc bệnh trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường

31

3.7

Đặc điểm HBA1C ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2

31

3.8

Các loại hình tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2

31

3.9

Thời gian hoạt động trung bình ở bệnh nhân đái tháo đường

32

3.10


Mức độ hoạt động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường

33

3.11

Kiến thức về hoạt động thể lực của bệnh nhân

34

3.12

Các rào cản đối với hoạt động thể lực

34

3.13

Mức độ nhận thức về sự tự tin với hoạt động thể lực

35

3.14

Sự hỗ trợ của xã hội với hoạt động thể lực của bệnh nhân

36

3.15


Mối liên quan giữa nhân khẩu học với hoạt động thể lực

37

3.16

Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và hoạt động thể lực

38


3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

Mối liên quan giữa nồng độ HBA1C và hoạt động thể lực
Mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh với hoạt động thể
lực
Mối liên quan giữa mức độ rào cản của người bệnh với hoạt
động thể lực
Sự liên quan giữa mức độ tự tin của người bệnh với hoạt động
thể lực

Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của gia đình người bệnh với hoạt
động thể lực
Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của bạn bè người bệnh với hoạt
động thể lực.

39

39

39

40

40

41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên

Trang

1

Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 theo giới tính (n=246)


26

2

Phân bố người bệnh ĐTĐ type 2 theo nhóm tuổi (n=246)

27

3

Đặc điểm nghề nghiệp của những người bệnh ĐTĐ type
2 (n=246)

28

4

Phân bố người bệnh ĐTĐ type 2 theo dân tộc (n=246)

29

5

Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 thừa cân và béo phì
(n=246)

30

6


Phân bố hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2
(n=246)

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh mạn tính khơng lây,
liên quan đến dinh dưỡng và lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước
trên thế giới. Có hơn 285 triệu người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ vào năm 2010 và
sẽ tăng lên 439 triệu người trưởng thành vào năm 2030, sự phổ biến trên thế giới
mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành (từ 20 ­ 79 tuổi) [55]. Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao về người bệnh ĐTĐ. Điều tra năm
2012, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam là 7.4% [8]. Ước tính con số này sẽ tăng
3.415 triệu người tới năm 2030, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ này tăng gấp đôi so với năm
2010 (1.647 triệu người ĐTĐ) [55]. Do sự thay đổi về dân số và lối sống, các yếu tố
nguy cơ đóng một vai trị quan trọng bệnh ĐTĐ type 2. Điều này chỉ ra rằng tình
hình này còn tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Bên cạnh chế độ ăn uống và thuốc men thì hoạt động thể lực có vai trị
quan trọng trong việc quản lý bệnh ĐTĐ type 2 [27]. Một số nghiên cứu chứng
minh rằng khi tham gia hoạt động thể lực thường xuyên sẽ cải thiện kiểm soát
đường huyết [23]. Hoạt động thể lực có thể làm giảm sự kháng insulin, làm tăng số
lượng thụ thể và sự nhạy cảm của tế bào đối với nồng độ insulin trong các mô, và
hỗ trợ giảm bớt lượng đường trong máu trong khi quản lý bệnh ĐTĐ type 2 [14]
Hoạt động thể lực khơng chỉ có lợi với kiểm sốt đường huyết, mà có thể ngăn ngừa
các biến chứng của bệnh ĐTĐ type 2, cịn có ảnh hưởng tích cực tới huyết áp, tai
biến tim mạch, tử vong, và chất lượng cuộc sống [23].Tuy nhiên, một nghiên cứu
năm 2012 chỉ ra rằng hoạt động thể lực phổ biến (ở mức đủ) của người lớn trên toàn

thế giới là 31,1% [34]. Một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 56,2%
trong độ tuổi từ 25 đến 64 tuổi hoạt động phổ biến (ở mức độ đủ) [49]. Nghiên cưú
tại tỉnh cạn, họ đã chỉ ra rằng có tới 92.4% người bệnh ĐTĐ type 2 khơng thực hiện
các khuyến nghị về hoạt động thể lực [7].
Điều này cho thấy, hoạt động thể lực đã và đang là điểm yếu của việc kiểm
soát đường huyết và là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt
Nam. Hơn nữa, Thiếu hoạt động thể lực được ước tính gây ra khoảng 27% các bệnh


2

ĐTĐ nói riêng và là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu (6% các ca
tử vong trên toàn cầu) [65].
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng ở người bệnh ĐTĐ type 2 thì hoạt
động thể lực bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những lý do chính liên quan
đến hoạt động thể lực ở những người mắc bệnh ĐTĐ type 2 là họ thiếu kiến thức
về hoạt động thể lực, họ nhận thức cao về các rào cản [19] , họ cảm thấy thiếu tự tin
khi tham gia hoạt động thể lực; [37] và họ thiếu sự hỗ trợ xã hội [12].
Tại Sơn La các nghiên cứu về hoạt động thể lực ở người bệnh ĐTĐ
type 2 còn chưa được thực hiện, chính vì vậy tơi đã tiến hành đề tài “Thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2
tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La”với các mục tiêu sau:


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả thực trạng hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Sơn La năm 2016.
2. Xác định sự ảnh hưởng của đặc điểm các nhân, kiến thức, sự tự tin, rào cản và hỗ

trợ xã hội đối với hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính với rối loạn chuyển hóa. Bệnh đái
tháo đường type 2 là không sản xuất đủ lượng Insulin hay những cơ quan ngoại vi
không sử dụng insulin hợp lý. ĐTĐ type 2 liên quan chặt chẽ với lối sống ít vận
động và bệnh béo phì [24].
1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia
của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn
chuyển hố, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh khơng lây phát triển nhanh nhất".
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên tồn cầu, nó kéo theo
những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Kết quả
nghiên cứu của tác giả David R và cộng sự 2011: Thu thập nguồn dữ liệu từ năm
1980 đến tháng 4 năm 2011. Tổng cộng có 565 nguồn số liệu đã được xem xét trong
đó có 170 nguồn từ 110 quốc gia được lựa chọn. Trong năm 2011, có 366 triệu
người ĐTĐ tuổi từ 20­79, dự kiến sẽ tăng đến 552 triệu vào năm 2030 [24]. Điều
đáng quan tâm là tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở các nước có thu nhập từ thấp đến trung
bình với 2/3 trường hợp ĐTĐ xảy ra ở những nước có thu nhập từ thấp đến trung
bình. ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới, gây giảm tuổi
thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà và suy thận
giai đoạn cuối, nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương. Cứ 10
giây lại có một người chết do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng; cứ 30 giây lại
có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí cho điều trị ĐTĐ
của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đơ la Mỹ, dự báo tăng lên 302
ngàn tỷ vào năm 2025 [4] [61].

Bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn
Độ, Trung Quốc. Do q trình đơ thị hóa, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, có
lối sống ít vận động nên số người bị ĐTĐ càng gia tăng trong khi tuổi chẩn đoán
ĐTĐ giảm đi.


5

Tỷ lệ ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại
Philippine, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,2%, suy
giảm dung nạp glucose: 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói: 2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ
khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8% [22].Theo kết quả điều tra
năm 2008, tỷ lệ ĐTĐ tại Indonesia là 5,7%, tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose là
10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi [17].
1.1.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam:
Tại Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo
mức độ phát triển kinh tế cũng như đơ thị hóa, đã tác động đến những thay đổi về
lối sống theo chiều hướng khơng có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là dinh dưỡng
khơng hợp lý, ít hoạt động thể lực khiến cho tốc độ mắc bệnh đái tháo đường ở
nước ta gia tăng nhanh chóng. Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến
hành điều tra toàn quốc về ĐTĐ và yếu tố nguy cơ, trên 9.122 người thuộc 90
phường xã, khu vực Tây nguyên với 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng,
thành phố là 2.759 đối tượng. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 đã tăng gần gấp 3 lần
so với 10 năm trước [2].
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự
giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng
chng cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh khơng lây nói chung ở
Việt Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM, Hải
Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30­64 tuổi là 4,9%, rối loạn dung nạp

Glucose máu là 5.9% tỷ lệ rối loạn glucose máu đói là 2,8%, tỷ lệđối tượng có yếu
tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5 [1].
Từ năm 2003 đến năm 2009 có nhiều cơng trình điều tra dịch tễ học ĐTĐ
trong nước trên nhiều tỉnh thành cho nhiều kết quả khác nhau. Theo điều tra ĐTĐ
toàn quốc cuối năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gần gấp đôi năm 2002 (5,0% so với
2,7%) và tỷ lệ này tăng nhanh ở các thành phố lớn (4,0% năm 2000 so với 7,2%


6

năm 2008) [3]. Tại Trà Vinh, nghiên cứu năm 2004 cho kết quả tỷ lệ bệnh đái tháo
đường ở người trên 35 tuổi là 3,7% [9].
1.2. Tự chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2
Tự chăm sóc là một khái niệm đa chiều và có định nghĩa khác nhau. Trong
số các định nghĩa, định nghĩa của Orem là nhất quán hơn. Orem (1995) lập luận
rằng, tự chăm sóc là một hoạt động cá nhân để chăm sóc, duy trì sức khỏe của chính
họ và phịng ngừa biến chứng bệnh liên quan đến bệnh. Điều này có thể được thực
hiện thơng qua việc quản lý và duy trì thực hiện lối sống lành mạnh trong các lĩnh
vực của hoạt động thể lực, dinh dưỡng, sử dụng thuốc và kiểm sốt. Cùng với điều
này, Orem mơ tả tự chăm sóc là khả năng của mình để tự đánh giá, giám sát và đưa
ra quyết định cho các tình huống trong cuộc sống của bản thân họ. Tự chăm sóc là
một quá trình liên tục.
Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ, 2013 báo cáo rằng, các thay đổi lối sống
ở người bệnh đái tháo đường có thể là một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu
kiểm soát đường máu và ngăn ngừa biến chứng bệnh ĐTĐ. Tự chăm sóc ở bệnh đái
tháo đường như là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát
lượng đường huyết, chăm sóc bàn chân, và uống thuốc hoặc tiêm insulin như sau:
Chế độ ăn kiêng
Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc chăm sóc
bệnh ĐTĐ. Đó là điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe: Cải

thiện chế độ ăn, kiểm soát glucose huyết, lipid, ổn định huyết áp, và giảm cân hoặc
duy trì cân nặng. Khẩu phần ăn của bệnh đái tháo đường nên điều chỉnh
carbonhydrate, protein và chất béo.
Carbohydrate: Carbohydrate là bất kỳ một nhóm lớn các hợp chất hữu cơ xảy ra
trong thực phẩm và các mô sống và bao gồm các loại đường, tinh bột và cellulose
(là thành phần chính của tế bào thực vật). Người có bệnh ĐTĐ type 2 nên giảm 40­
60% carbohydrate / tổng số năng lượng, với > 40 g chất xơ mỗi ngày (hoặc 20 g /
1000 kcal / ngày) [42].


7

Đường: Đường gồm monosacarit (glucose, fructose, galactose), disaccharides
(sucrose, lactose, maltose), và rượu đường (sorbitol, mannitol, lactitol, xylitol,
erythritol, isomalt, maltitol). Đường có mặt tại nhiều trong thực phẩm tự nhiên như
trái cây, sữa, mật ong, và mật mía. Nó cũng được tìm thấy trong ngũ cốc, sữa chua,
kẹo và món tráng miệng. Glucose trong máu sẽ tăng nếu đường tăng sự hấp thu. Vì
vậy, bệnh nhân ĐTĐ nên hạn chế các loại đường hàng ngày.
Tinh bột: Tinh bột trong gạo, ngô, khoai tây, lúa mì, bánh mì, ngũ cốc, mì ống, đậu
khô, tức là tinh bột làm tăng glucoze trong máu nhiều hơn các loại đường, do đó
bệnh nhân cũng cần phải giảm lượng tinh bột.
Protein: Bệnh nhân ĐTĐ nên gảm 10­20% protein trong lượng calo tiêu thụ (0,8 /
kg / ngày) [42]. Các loại thực phẩm protein như thịt nạc, thịt gà, gà tây, thịt hay cá,
cũng như ít béo hoặc không béo sản phẩm nên ăn mỗi ngày [44].
Chất béo: Đó là bất kỳ của một nhóm các este của glycerol tự nhiên và các axit béo
khác nhau, nó tồn tại thể rắn ở nhiệt độ phòng và là thành phần chính của động vật
và chất béo thực vật.
Những bệnh nhân ĐTĐ nên ăn kiêng các chất béo và điều chỉnh 20­35%
tổng năng lượng nạp vào. Bệnh nhân tiểu đừơng nên ăn ít hơn 7% lượng calo từ
chất béo bão hòa (khoảng 15 gam chất béo bão hòa trong một ngày), bão hòa cộng

với acid béo trans­unsaturated: <10% tổng số năng lượng, <8% nếu mật độ thấp
lipoprotein cholesterol tăng lên. Và các axit béo khơng bão hịa khoảng 6­10% tổng
năng lượng, 10­20% tổng năng lượng của các axit béo khơng bão hịa đơn.
Cholesterol từ thức ăn có thể làm tăng cholesterol trong máu, do đó, nó là một ý
tưởng tốt để ăn ít hơn 200 mg mỗi ngày [42]
Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có một vai trị quan trọng trong việc cải thiện việc cơ thể
đáp ứng với insulin, điều chỉnh lượng đường trong máu, liên quan tới giảm nguy cơ
tử vong và bệnh tim mạch, biến chứng ở những người có bệnh ĐTĐ type 2 [35]
Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ, 2013 khuyến cáo rằng, người lớn bị bệnh
đái tháo đường type 2 nên thực hiện ít nhất 30 phút/ ngày và ít nhất 3 ngày/ tuần,


8

không được nghỉ tập quá 2 ngày. Theo Dasvila, 2010 tập thể dục là một phần của
hoạt động thể lực. Vì vậy, đóng góp lớn đối với hoạt động thể lực chính là hình thức
tập thể dục, thể thao, đi bộ, đi xe đạp, leo cầu thang, chạy, nhảy, bơi lội, yoga…
1. Các thao tác thêm mỗi ngày là tất cả các hoạt động hàng ngày mà có thể được
thực hiện bởi mỗi cá nhân, chẳng hạn như đi bộ xung quanh nhà, chơi với con, làm
việc nhà, lau chùi sàn nhà, hoặc rửa xe.
2. Tập Aerobic là hoạt động mà đòi hỏi việc sử dụng các cơ bắp lớn và làm cho tim
đập nhanh hơn. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên làm bài tập aerobic 30 phút
mỗi ngày ít nhất 5 ngày một tuần, nó sẽ cung cấp nhiều lợi ích.
3. Tập tạ là một loại hình tập thể dục chuyên trong việc sử dụng kháng lực để gây
co cơ trong đó xây dựng sức mạnh, sức bền yếm khí, và kích thước của các cơ
xương. Khi cơ thể có cơ bắp hơn ít chất béo, cơ thể sẽ đốt cháy calo vì cơ bắp đốt
cháy nhiều hơn chất béo, thậm chí giữa các buổi tập thể dục. Nó sẽ giúp cơ thể khỏe
mạnh có thể giúp cho công việc hàng ngày dễ dàng hơn, cải thiện sự cân bằng và
phối hợp, cũng như cải thiện xương, khớp.

4. Đi bộ là loại hình phổ biến và dễ thực hiện nhất, nó thích hợp cho hầu hết bệnh
nhân đái tháo đường. Hướng dẫn bệnh nhân đi bộ ít nhất 30 phút mỗi
ngày, không nghỉ quá 2 ngày.Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể chia ra đi bộ
quãng ngắn (như 10­15 phút, 3 lần/ngày)
Theo dõi glucose huyết
Tự theo dõi đường huyết rất hữu ích cho bệnh ĐTĐ trong việc quản lý
đường huyết và điều trị.
Hiệp hội ĐTĐ Mỹ đã khuyến cáo người bệnh ĐTĐ sử dụng insulin liều
cao nên tự theo dõi đường huyết ít nhất là trước bữa ăn hoặc ăn nhẹ, trước khi đi
ngủ, tập thể dục trước khi họ nghi ngờ glucose huyết thấp, sau khi điều trị đường
huyết thấp cho đến khi đường huyết về bình thường, và trước khi thực hiện những
việc quan trọng như lái xe. Đối với người bệnh ĐTĐ type 2, việc theo dõi lượng
đường trong máu nên kiểm tra 6 ­ 8 lần mỗi ngày. Các kết quả của tự theo dõi


9

đường huyết có thể có ích trong việc ngăn ngừa hạ đường huyết, tăng đường huyết
và điều chỉnh thuốc, chế độ dinh dưỡng, và các hoạt động thể lực [16]
Chăm sóc chân
Các biến chứng lâu dài chính là lt chân và cắt cụt chi đối với người có
bệnh ĐTĐ. Các yếu tố nguy cơ làm tăng viêm loét bàn chân và cắt cụt chi bao gồm
phẫu thuật cắt bỏ trước đó, bệnh thần kinh ngoại vi, biến dạng bàn chân, bệnh mạch
máu ngoại biên, suy giảm thị lực, bệnh thận do ĐTĐ [16]. Các chuyên gia khuyên
những người có bệnh ĐTĐ nên rửa chân bằng nước ấm, cắt móng chân và kiểm tra
đơi chân của mình hàng ngày. Khuyến cáo, người bệnh không nên cắt sâu và kiểm
tra các dấu hiệu như khơ cứng trên bàn chân, ngón chân sưng lên ở giữa, tức là nhìn
và kiểm tra các dấu hiệu bất thường.
Uống thuốc hoặc tiêm insulin
Nền tảng của điều trị bệnh ĐTĐ là chú ý đến lối sống lành mạnh, chẳng

hạn như thúc đẩy hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng hợp lý [29]. Tuy nhiên,
đó vẫn chưa đủ để kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy nên, ngoài lối sống lành
mạnh cần phối hợp với các loại thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin.
Các loại thuốc ĐTĐ được đề xuất bởi Hiệp hội ĐTĐ Mỹ có liên quan đến
metformin, thiazoidinediones, thuốc ức chế alpha­glucosidase, dipeptidyl peptidase
4 (DDP­4) Các chất ức chế, mimetics incretin, insulin [15].
1.3. Các khái niệm về hoạt động thể lực và đo lường
1.3.1. Định nghĩa của hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thuật
ngữ này đã được phát triển từ nhiều năm trước. Hoạt động thể lực như bất kỳ
chuyển động của cơ thể được thực hiện bởi cơ xương dẫn đến tiêu hao năng lượng.
Nghiên cứu này cho thấy rằng tiêu hao năng lượng có thể được đo bằng
kilocalories. Hoạt động thể lực trong cuộc sống hàng ngày bao gồm các loại hình
nghề nghiệp, thể thao, cơng việc gia đình, hoặc các hoạt động khác [21].
Ngày nay, với các định nghĩa ngắn gọn, hoạt động thể lực được định nghĩa là
bất kỳ chuyển động của cơ thể được thực hiện bởi cơ xương đòi hỏi phải tiêu hao


10

năng lượng. Nó bao gồm các bài tập cũng như các hoạt động khác, và được thực
hiện như là một phần, vui chơi, làm việc, đi du lịch, đi mua sắm, công việc nhà và
các hoạt động vui chơi giải trí [64].
1.3.2. Sự phù hợp của hoạt động thể lực trong bệnh ĐTĐ type 2
Tập thể dục là một phần của hoạt động thể lực [25]. Vì vậy, đóng góp lớn
đối với hoạt động thể lực chính là hình thức tập thể dục, thể thao, đi bộ, đi xe đạp,
leo cầu thang, chạy, nhảy, bơi lội, yoga… Những người bị bệnh ĐTĐ có thể thực
hiện nhiều loại hoạt động thể lực, khơng chỉ bao gồm các chương trình tập thể dục
chính thức mà cịn các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cùng với cường độ và
thời gian hoạt động thể lực sao cho phù hợp với từng người bệnh [23].

1.3.2.1. Cường độ và loại hình hoạt động thể lực
Lợi ích của hoạt động thể lực khi thực hiện thường xuyên, 30 phút/ngày
với 3 ­ 5 ngày mỗi tuần. Và hoạt động thể lực có thể phân chia các mức độ, cường
độ như nhẹ, vừa phải hay mạnh [20]
Cường độ nhẹ dùng để chỉ bất kỳ hoạt động đốt cháy ít hơn 3,5 kcalories
mỗi phút (kcal / phút) (Bulc, 2007). Họ có thể đi bộ > 3 dặm / giờ, đi xe đạp <5 dặm
/ giờ, thực hiện bài tập kéo dài, chơi gol, chơi bowling [19] . Các mức này là tương
đương với những gì một người khỏe mạnh có thể đốt cháy trong khi đi dạo, đi
chậm, làm dịch vụ dọn phòng vừa phải…
Các hoạt động thể lực cường độ vừa phải đề cập đến bất kỳ hoạt động nào
đốt cháy 3,5­7 kcalories mỗi phút. Nó tương đương với những gì một người khỏe
mạnh có thể đốt cháy calo trong khi đi bộ, cắt cỏ, khiêu vũ, bơi lội để giải trí, đi xe
đạp, làm vườn và làm việc trong sân, dọn phòng, nhảy múa và tham gia các hoạt
động giải trí như tennis, bóng đá, hoặc bóng rổ [20]. Những hoạt động này bao gồm
đi bộ ở 3,0 ­ 4,5 dặm / giờ, đi xe đạp trên địa hình cấp tại 5­9 dặm / giờ, tập yoga,
tham gia khiêu vũ vui chơi giải trí, đi bộ, chơi golf, chơi cầu lông, tham gia bơi [19]
Cường độ mạnh đề cập đến bất kỳ hoạt động mà đốt cháy hơn 7 kcalories
mỗi phút. Mức độ của họ như những gì một người khỏe mạnh có thể đốt cháy trong
khi chạy bộ, làm công việc vườn nặng, tham gia vào tác động cao nhảy aerobic, bơi


11

vòng liên tục, hoặc đi xe đạp lên dốc, đi xe đạp là 10 dặm / giờ hoặc cao hơn hoặc
đi xe đạp lên dốc, nhảy dây, chơi hầu hết các môn thể thao cạnh tranh [19]
1.3.2.2. Thời gian của hoạt động thể lực
Lợi ích của hoạt động thể lực khi thực hiện thường xuyên, 30 phút/ngày
với 3 ­ 5 ngày mỗi tuần [20].
Hiệp hội ĐTĐ Mỹ đã khuyến cáo nhưng người lớn bị bệnh ĐTĐ nên đi bộ
hoặc thực hiện các hoạt động thể lực cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần và ít

nhất 5 ngày/ tuần và nghỉ tập thể dục không quá hai ngày liên tiếp [16]
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng hoạt động thể lực (vừa phải) ít nhất
30 phút mỗi ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2
(Klein et al, 2004). Một nghiên cứu nhỏ ở Ireland cho thấy sự gia tăng của hoạt
động thể lực thường xuyên tương đương với 45 phút đi bộ 3 ngày mỗi tuần có thể
đủ để cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, chuyển hóa lipid và BMI ở
những người bệnh ĐTĐ type 2 [30].
1.3.2. 3. Lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên đối với bệnh ĐTĐ type 2
Hoạt động thể lực thường xuyên có lợi cho sức khỏe lâu dài. Kết của một
số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực thường xuyên có cho người lớn mắ bệnh
ĐTĐ type 2, bao gồm: Giảm cân, giảm sử dụng thuốc và cải thiện chỉ số HbA1c và
mức đường huyết [52]. Hoạt động thể lực thường xuyên, đều đặn 150 phút mỗi tuần
và chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm 5­7% chỉ số khối của cơ thể, giảm được
khoảng 58% nguy biến chứng bệnh ĐTĐ type 2 [60].
Hoạt động thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ phát triển các biến
chứng bệnh ĐTĐ, tăng sức mạnh cơ bắp và xương cải thiện lưu thông mạch máu,
cải thiện giấc ngủ, cải thiện hoạt động tinh thần và có thể làm giảm nhu cầu thuốc
đối với bệnh ĐTĐ type 2 [26].
1.3.2.4. Nguy hiểm của các hoạt động thể lực khơng thích hợp trong bệnh ĐTĐ
type 2.
Bên cạnh những lợi ích của hoạt động thể lực trong q trình, thời gian tập
thể dục thì có thể xảy ra một vài vấn đề đột ngột đối với các người bệnh ĐTĐ type


12

2. Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong và là một
nỗi sợ hãi lớn của những người bị bệnh ĐTĐ [23]. Khi glucose trong máu cao, nó
có nghĩa là cơ thể khơng có đủ insulin để đưa glucose vào các tế bào và giữ đường
huyết ở mức bình thường. Trong các tế bào xảy ra quá trình tạo năng lượng, tùy

thuộc số lượng glucose đến, nó sẽ giúp cho cơ bắp hoạt động. Khi cơ thể thực hiện
một hoạt động thể lực, nó cần nhiều năng lượng hơn từ glucose trong máu. Nếu hoạt
động thể lực quá nhiều, nó có nghĩa là dịng máu khơng có đủ glucose, do đó, cơ thể
có thể xảy ra hạ đường huyết. Bên cạnh đó, khi cơ bắp khơng có đủ glucose từ máu
thì các glycogen tích trữ trong gan sẽ chuyển hóa thành glucose vào máu, do đó nó
gây ra lượng đường trong máu tăng cao. Khi cơ thể thực hiện hoạt động thể lực,
glucose vẫn tiếp tục đi vào máu. Nếu người bệnh không đủ insulin hoặc có thể sử
dụng insulin khơng hợp lý, mức độ glucose trong máu tăng cao hay tăng đường
huyết [44]. Vì vậy, nếu người bệnh khơng có chế độ tập luyện phù hợp, nó có thể
gây ra hạ đường huyết hay tăng đường huyết.
1.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở những người bị bệnh ĐTĐ
type 2
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thể lực ở những người có bệnh
ĐTĐ type 2. Tuy nhiên có các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thể lực như sau
1.4.1. Kiến thức về hoạt động thể lực
Kiến thức về hoạt động thể lực có vai trò quan trọng trong việc thay đổi
hành vi của bệnh ĐTĐ type 2 về hoạt động thể lực hàng tuần. Một số nghiên cứu
cho thấy hầu hết mọi người thiếu kiến thức về lợi ích của việc tập thể dục, tức là
thiếu kiến thức về biến chứng, thời gian, cường độ và kế hoạch tập thể dục [50].
Một nghiên cưú cho thâý phụ nữ hiểu biết nhiều hơn về việc phòng chống
bệnh ĐTĐ bằng hoạt động thể lực (PR = 1.16; CI 95% = 1.03­1.31) [40]. Kiến thức
về các hoạt động thể lực đã được chứng minh là tương quan kém với hành vi hoạt
động thể lực [38]. Và môtj nghiên cưú khác cũng đã đánh giá kiến thức của hoạt
động thể lực ở những người bị bệnh ĐTĐ type 2, kết quả cho thấy chỉ có 38%


13

người tham gia đã nhận thức được khuyến nghị về thực hiện hoạt động thể lực [33].
Điều đó có nghĩa rằng, những người bệnh ĐTĐ type 2 khơng có kiến thức về hoạt

động thể lực trong việc thực hiện mức độ hoạt động thể lực.
Những kết quả này chứng minh rằng, nếu người bệnh ĐTĐ type 2 có kiến
thức về các hoạt động thể lực nó có thể giúp người bệnh trong việc thúc đẩy hoạt
động thể lực hàng ngày.
1.4.2. Mức độ nhận thức về các rào cản của hoạt động thể lực
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thể lực thường xuyên ở
người bệnh ĐTĐ type 2 là mức độ nhận thức về các rào cản. Các rào cản là bất cứ
điều gì về vật chất hay phi vật chất mà cản trở hoạt động thể lực thường xuyên. Có
hai loại rào cản đối với tập thể dục thường xuyên là rào cản nội bộ và bên ngoài.
Rào cản nội bộ là những nhân tố đã ảnh hưởng đến việc ra quyết định của riêng của
cá nhân, và các rào cản bên ngoài bao gồm các yếu tố đó là ngồi tầm kiểm sốt của
các cá nhân [41].
Các rào cản nội bộ bao gồm các yếu tố có thể bị ảnh hưởng bởi riêng cá
nhân ra quyết định như những người bệnh ĐTĐ type 2 nghĩ rằng họ thiếu thời gian
để tập thể dục và họ nghĩ rằng hoạt động thể lực là không quan trọng. Lười biếng,
thiếu động lực, khó chịu, hoặc họ có vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, hạ đường
huyết, bệnh mạch máu, và đau ở đâu đó trong cơ thể.
Các rào cản bên ngồi bao gồm các yếu tố đó là độc lập của riêng một cá
nhân ra quyết định như thiếu sự quan tâm của người khác hoặc tổ chức, tác động
của thời tiết, địa điểm để tập thể dục… [41].
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng các rào cản liên quan đáng kể đến mức
độ hoạt động thể lực. Một nghiên cứu cho thấy rằng ba rào cản thường gặp nhất đã
được kể: Thiếu sức khỏe (57.7%), thiếu địa điểm (43.0%), và sự thiếu quan tâm
(36,7%). Thiếu cơ hội cho các môn thể thao hoặc các hoạt động giải trí (nữ 30,3%
nam so với 15,6%), và thiếu phương tiện (nữ 29,0%, so với nam giới 7,1%. Những
sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ đều có ý nghĩa (p = 0,003; p <0,001). Phân
tích theo nhóm tuổi cho thấy rằng những người thiếu sức khỏe được coi là một rào


14


cản đối với hoạt động thể lực của người tham gia từ hơn 80 tuổi so với các nhóm
tuổi trẻ hơn (71,1% so với 51,5%) [46]. Rào cản tương quan tích cực với chỉ số
BMI (r = 0,196 Spearman, p <0,01), và có huyết áp tâm thu (r = 0,154 Spearman, p
<0,01). Ngược lại, số lượng các rào cản đã được báo cáo tỷ lệ nghịch với chỉ số
HbA1c (r= ­ 0,1Spearman, p = 0,05) [13].
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy những rào cản như thiếu địa điểm
chiếm 43,0%, và hơn một phần ba người tham gia đã không quan tâm đến hoạt
động thể lực. Thiếu thời gian là rào cản quan trọng nhất và cản trở hoạt động thể lực
trong 16,4% số người được hỏi [46].
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động thể lực
không phân biệt tuổi tác và loại bệnh ĐTĐ mà là khó khăn trong nhận thức tham gia
tập thể dục (p <0,0001), mệt mỏi (p <0,0001), thiếu các cơ sở tập thể dục (p = 0,03),
và thiếu thời gian rảnh rỗi (p = 0,012) [59]. Kiểm tra thống kê cho thấy, mức độ
hoạt động thể lực liên quan đáng kể với mức độ nhận thức rào cản (p = 0,02) ở
những người bị bệnh ĐTĐ type 2, nó cho thấy nhận thức rào cản cao tăng nguy cơ
gần gấp đôi cho các hoạt động thể lực thấp (OR = 1,66, 95% CI = 1,02 ­ 2.71) [12].
1.4.3. Mức độ nhận thức về sự tự tin
Mức độ nhận thức về sự tự tin đã được xác định là một yếu tố quyết định
quan trọng trong việc tăng cường hoạt động thể lực [18]. Một nghiên cứu trong số
244 người có bệnh ĐTĐ type 2 được tìm thấy về sự tự tin là mạnh nhất dự đoán
hoạt động thể lực (β = 0,45, p <. 001)[52].
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của Dutton, 2009 cho thấy hoạt động thể lực kết hợp
với sự tự tin, người có sự tự tin cao có xu hướng tập thể dục nhiều hơn. Tương tự
như vậy, một nghiên cứu với các phân tích đa biến cho thấy rằng hoạt động thể lực
đầy đủ ở phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ có sự tương quan với mức độ nhận thức về sự tự
tin (OR = 2,09 , 95% = 1,06­3,20)[56].
1.4.4. Hỗ trợ xã hội



×