Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (lớp 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Lớp 9</b></i>



<b>BÀI 4: THÁI NGUYÊN TỪ 1919 ĐẾN NAY </b>


<i><b>Tiết 1</b></i>


<b>SỰ RA ĐỜI TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở THÁI</b>
<b>NGUYÊN VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHĨA GIÀNH</b>


<b>CHÍNH QUYỀN (1936 – 1945)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>H. 19. Nhà ông Nông Văn Ái, địa điểm liên lạc và họp bí mật</b></i>
<i><b> của cơ sở Đảng tại xã La Bằng (Đại Từ)</b></i>


<i> Ảnh: Đồng Khắc Thọ</i>


<b>2. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên</b>
<b>(từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945)</b>


<i><b>2.1. Khởi nghĩa giành chính quyền từng phần ở các huyện</b></i>
<i><b>(từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1945)</b></i>


Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đơng
Dương. Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”,
quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Từ đó,
phong trào cách mạng sôi sục trong cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khắp các huyện, Mặt trận Việt Minh mở rộng, lực lượng tự vệ
địa phương được thành lập. Chiến khu Nguyễn Huệ ra đời và
phát triển mạnh (địa bàn từ hữu ngạn sông Cầu qua núi Chúa,
núi Hồng sang Tam Đảo tới hết tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang,


huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú
Thọ). Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân Thái Nguyên
vùng dậy giành chính quyền.


Dưới sự lãnh đạo của Khu uỷ chiến khu Nguyễn Huệ
(đặt tại xã Yên Lãng, Đại Từ), Mặt trận Việt Minh và các chi
bộ Đảng địa phương, nhân dân các huyện đã nổi dậy giành
chính quyền.


Ngày 14-3-1945, tại xã Kha Sơn (Phú Bình), chi bộ
Đảng lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền địch, thành lập
chính quyền cách mạng. Đây là chính quyền cấp xã sớm nhất
ở Thái Nguyên trong cao trào kháng Nhật cứu nước.


Cùng ngày 14-3-1945, nhân dân Võ Nhai bắt đầu nổi
dậy giành chính quyền. Đến ngày 21-3-1945, Uỷ ban nhân
dân lâm thời châu Võ Nhai được thành lập. Đây là chính
quyền cách mạng cấp châu sớm nhất của tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tại Đại Từ, ngày 29-3-1945, khởi nghĩa thắng lợi. Ngày
31-3-1945 nhân dân ở đây mít tinh tun bố xố bỏ chính
quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.


Ngày 2-4-1945 ta chiếm huyện lỵ Phú Lương.


Như vậy, từ tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1945, dưới sự
lãnh đạo của các chi bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân
dân Thái Nguyên đã nổi dậy giành được chính quyền nhiều
nơi trong tỉnh. Đó là cơ sở quan trọng để nhân dân Thái
Ngun giành chính quyền hồn tồn vào tháng Tám năm


1945.


<i><b>2.2. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong tồn tỉnh</b></i>
<i><b>(Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1945)</b></i>


Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1945, những điều kiện
thuận lợi để giải phóng tồn tỉnh Thái Ngun đã đến:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngày 15/8/1945, Chính phủ Nhật đầu hàng. Quân Nhật
và bọn tay sai ở Đông Dương hoang mang, rệu rã.


Hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chi bộ Đảng Thái
Nguyên đã lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.


Tại thị xã Thái Nguyên: Sáng ngày 19/8/1945, nhân dân
các xã Hoá Trung, Hoá Thượng, Cao Ngạn, Đồng Bẩm, được
một trung đội tự vệ dẫn đầu kéo về cùng nhân dân thị xã Thái
Nguyên biểu tình tuần hành uy hiếp địch. Cùng buổi sáng này,
các đội tự vệ Phổ n, Phú Bình từ phía nam kéo lên cùng tự
vệ thị xã tấn công đồn điền Gia Sàng, bắt tên chủ đồn điền là
Bécna Ngọc.


Chiều ngày 19/8/1945, đơn vị Giải phóng qn do đồng
chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào về đến xã Thịnh
Đán. Đêm 19/8, Ban chỉ huy bàn kế hoạch đánh chiếm thị xã.
Ngay trong đêm đó, Giải phóng quân cùng tự vệ Thái Nguyên
triển khai kế hoạch bao vây địch trong thị xã.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

20/8, ta tiếp tục nổ súng đánh địch buộc chúng phải co cụm
lại và chấp nhận không can thiệp vào công việc của ta. Buổi
chiều cùng ngày, một cuộc mít tinh lớn tại sân vận động thị
xã được tổ chức, Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính
quyền bù nhìn của Nhật, Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Thái
Nguyên do đồng chí Lê Trung Đình là chủ tịch ra mắt quần
chúng nhân dân thị xã.


<i><b>H. 19. Mít tinh chào mừng chính quyền cách mạng đầu tiên</b></i>
<i><b>của tỉnh Thái Nguyên (ngày 20/8/1945)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ngày 26/8/1945 quân Nhật rút về Hà Nội, thị xã Thái
Ngun hồn tồn giải phóng.


Việc giành chính quyền ở thị xã Thái Ngun có ý
nghĩa quyết định đến việc giành chính quyền trong tồn tỉnh,
góp phần vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tồn quốc.


CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ


1. Trình bày trên lược đồ q trình khởi nghĩa giành
chính quyền của nhân dân Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng
8 năm 1945.


2. Lập bảng thống kê các sự kiện về quá trình khởi nghĩa
giành chính quyền của nhân dân Thái Nguyên từ tháng 3 đến
tháng 8/1945 theo mẫ

u sau:



<b>STT</b> <b>Thời</b>



<b>gian</b> <b>Địa điểm khởi nghĩa</b> <b>Kết quả</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Tiết 2</b></i>


<b>THÁI NGUYÊN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN</b>
<b>CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, ĐẾ QUỐC MỸ </b>
<b>(1945 - 1975), XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC </b>


<b>(TỪ 1975 ĐẾN NAY)</b>


<b>1. Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp</b>
<b>(1945 - 1954)</b>


<i><b>1.1.</b></i> <i><b>Xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị</b></i>
<i><b>kháng chiến</b></i><b> (</b><i><b>1945 - 1947)</b></i>


Sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân các
dân tộc Thái Nguyên khẩn trương xây dựng, củng cố chính
quyền cách mạng và giải quyết khó khăn về kinh tế, xã hội.


Thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, thanh niên Thái
Nguyên hăng hái tham gia các đoàn quân Nam tiến vào Nam
giết giặc, nhân dân tích cực ủng hộ tiền bạc, thuốc men, lương
thực cho đồng bào Miền Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tại ATK Định Hóa, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng,
Chính phủ đã có nhiều quyết định quan trọng đưa kháng chiến
chống Pháp đến thắng lợi.


Nhân dân các dân tộc ở đây đã góp phần tích cực giúp đỡ,


bảo vệ Bác Hồ và các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ.


<i><b>H. 20. Ngày 20/5/1947, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến</b></i>
<i><b>đồi Khau Tý (xã Điềm Mặc, Định Hóa), đặt Phủ Chủ tịch </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>H. 21. Ngày 6/12/1953 tại Tỉn Keo (Phú Đình, Định Hóa),</b></i>
<i><b>Chủ Tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ chính trị</b></i>


<i><b>quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>H. 22. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De</b></i>
<i><b> (Phú Đình, Định Hóa)</b></i>


<i><b>1.2. Trực tiếp chiến đấu, bảo vệ quê hương và ATK Trung</b></i>
<i><b>ương (1947-1950)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

quân Pháp buộc phải rút chạy khỏi Việt Bắc, Thái Nguyên
giải phóng.


Tính chung trong chiến dịch Thu Đơng năm 1947, qn
dân Thái Nguyên đã tiêu diệt gần 500 tên địch, làm bị thương
hơn 200 tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


Trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950, thực dân
Pháp sau khi mất cứ điểm Đông Khê, đã mở cuộc hành quân
“Kép” đánh lên Cao Bằng hòng cứu nguy cho quân Pháp ở
biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn. Từ ngày 30/9 /1950, chúng mở
cuộc hành quân “Phơcơ” (Chó biển) từ Hà Nội đánh lên Thái
Ngun. Tại các hướng tiến quân của chúng, du kích cùng bộ
đội địa phương đã chặn đánh làm chúng thiệt hại nặng. Các


chiến thắng tiêu biểu của ta tại bến đò Hà Châu (Phú Bình),
Đồng Bẩm, Cầu Loàng (Thành phố Thái Nguyên)…Ngày
10/10/1950, quân Pháp phải rút chạy khỏi thị xã Thái Nguyên
và 2 ngày sau chúng phải rút khỏi toàn tỉnh. Trong chiến dịch
này, quân dân Thái Nguyên đã loại gần 800 tên địch, thu
nhiều vũ khí. Một lần nữa thủ đô kháng chiến lại được bảo vệ
an toàn.


<i><b>1.3. Xây dựng hậu phương, phục vụ tiền tuyến (1951 </b></i>
<i><b>-1954)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

giảm tơ, giảm tức, thí điểm cải cách ruộng đất được thực hiện.
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cịn tích cực đóng góp người
và của cho các chiến dịch đặc biệt là trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, nhân dân Thái Ngun đã đóng góp 296.111 ngày
cơng, 1069 xe đạp thồ, 2851kg thịt, 27265kg rau khô.


<b>2. Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954</b>
<b>- 1975)</b>


<i><b>2.1. Từ 7 /1954 đến 9/1965</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i><b>H. 24. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân Thái</b></i>
<i><b>Ngun ( 1/1/1964)</b></i>


Ngày 19/8/1956, Khu tự trị Việt Bắc thành lập, Thái
Nguyên là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 19/10/1962,
thị xã Thái Nguyên được Nhà nước quyết định nâng cấp thành
thành phố. Tháng 6/1965, theo quyết định của Chính phủ 2
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sát nhập thành tỉnh Bắc Thái.



Đó là những điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên xây
dựng CNXH, tạo sức mạnh để bảo vệ quê hương và chi viện
cho chiến trường.


<i><b>2.2. Từ 10/1965 đến 3/1968</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

nhiều đợt vào các mục tiêu quan trọng như cầu Gia Bảy,
đường sắt Hà Nội- Quan Triều, quốc lộ I B, nhà máy điện Cao
Ngạn, khu công nghiệp Gang Thép, các khu dân cư, trận địa
phịng khơng, các cơng trình thủy lợi …


Qn dân Thái Ngun bước vào thời kì có chiến tranh,
vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ, vừa sản xuất và chi viện cho chiến trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>H.25. Khẩu đội pháo cao xạ Thái Nguyên bắn rơi</b></i>
<i><b> chiếc máy bay Mỹ thứ 1000</b></i>


Mặc dù bom Mỹ tàn phá nhiều cơ sở sản xuất, song nhân
dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng phong trào thi đua yêu
nước vẫn giữ vững “tay búa, tay súng”, “tay cày, tay súng”
vừa sản xuất, vừa chiến đấu và thu được nhiều thành tựu tiêu
biểu: Công nhân Nhà máy điện Cao Ngạn vừa chiến đấu bảo
vệ nhà máy vừa sản xuất phục vụ điện cho các nhà máy, xí
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khu cơng nghiệp Gang
Thép vẫn cho thép ra lị, mỏ than Khánh Hòa sản lượng khai
thác ngày càng tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Các đoạn đường giao thông bị bom Mỹ phá hoại được


sửa chữa nhanh chóng để đảm bảo giao thơng thông suốt (như
cầu Gia Bảy bị bom Mỹ phá hoại nặng đã sửa chữa xong
trong 10 ngày) ngồi ra cịn làm mới 153 km đường ô tô, xây
dựng 37 cầu, 17 bến phà, hệ thống đường giao thông nông
thôn được củng cố và mở rộng.


Mặc dù có chiến tranh phá hoại, số trường học trong tỉnh
vẫn tăng 30% → 57% so với trước chiến tranh. Năm 1967
-1968 mỗi xã đã có một truơờng cấp I, hơn 2 xã có một truờng
cấp II, mỗi huyện có một trường cấp III.


Mạng lưới y tế cũng không ngừng phát triển. Đầu năm
1968 tồn tỉnh có 18 bệnh viện, 236 trạm y tế với 1628
giường bệnh và 2184 cán bộ, nhân viên.


Công tác tuyển quân của tỉnh luôn vượt chỉ tiêu. Từ năm
1965 đến 1967, Thái Nguyên tuyển 10.599 thanh niên vào bộ
đội, trong đó có nhiều người vào chiến trường.


<i><b>2.3. Từ 3/1968 đến 5/1975</b></i>


Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc
Mỹ, nhân dân Thái Nguyên nhanh chóng khắc phục hậu quả
chiến tranh và thiên tai để khôi phục và phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

cấy thẳng hàng, cào cỏ cải tiến…) nên năng suất lúa không
ngừng tăng. Năm 1975, nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc /1 ha,
có những hợp tác xã đạt đến 7 tấn thóc /1ha.


Trong công nghiệp: Nhà máy cán thép Gia Sàng (thành


phố Thái Nguyên ) được Cộng hòa dân chủ Đức giúp đỡ đã
ra lò mẻ thép đầu tiên ngày 1/5/1975.


Ngày 24/5/1972, đế quốc Mỹ bắt đầu gây chiến tranh
phá hoại lần thứ hai trên địa bàn Thái Nguyên. Trong lần này,
quân dân Thái Nguyên đã bắn rơi 10 máy bay Mỹ, đặc biệt
trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 (18/12→29/12/1972)
quân dân trong tỉnh đã bắn rơi 2 máy bay B52 của Mỹ.


Tính chung trong 2 cuộc chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, quân dân tỉnh ta đã bắn rơi, bắn
cháy 61 máy bay Mỹ (trong đó có 2 máy bay B52 Mĩ bị bắn
rơi đêm 24/12/1972 và ngày 26/12/1972, 1 máy bay trinh sát
điện tử EB6), bắt sống và tiêu diệt hàng chục phi công.


Qua 40 đợt tuyển quân, Thái Nguyên đã huy động được
48.278 người vào bộ đội tham gia chiến đấu ở các chiến
trường, trong đó có hơn 7790 người hi sinh được công nhận
liệt sĩ, gần 7800 người được công nhận thương binh . Trung
bình mỗi năm, nhân dân Thái Nguyên đóng góp cho nhà nước
20.000 tấn lương thực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

1 huân chương Độc lập, 2 huân chương Chiến công, 15 đơn
vị và 7 cá nhân được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh
hùng Lao động thời kì kháng chiến chống Mỹ, 134 bà mẹ
Việt Nam anh hùng.


<b>3. Thái Nguyên trong thời kì cùng cả nước đi lên CNXH</b>
<b>(1975 - nay)</b>



<i><b>3.1. Từ 1975 đến 1985</b></i>


Trong 10 năm đầu cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đầu tư của Nhà nước, nhân dân
các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tích cực xây dựng, bảo vệ
quê hương và thu được một số thành tích đáng kể.


Trong sản xuất, các cơng trình thủy lợi được đẩy mạnh
xây dựng,tiêu biểu là Hồ Núi Cốc được hoàn thành đã cung
cấp nước sản xuất cho khu cơng nghiệp Gang Thép, khu cơng
nghiệp Gị Đầm, trồng lúa, rau mầu cho các huyện Đồng Hỷ,
Phú Bình, Phổ Yên và trở thành khu du lịch nổi tiếng của
tỉnh. Sản xuất lương thực, rau mầu, chăn nuôi, trồng chè,
trồng rừng đều có bước phát triển hơn trước. Công nghiệp địa
phương đã cung cấp 300.000 nông cụ các loại cho sản xuất
nông nghiệp. Tiêu biểu là nhà máy cơ khí 3 - 2, hợp tác xã
Cộng Lực…


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

1985 - 1986, tỉnh có 209 trường THCS, trung học phổ thông
với 100.165 giáo viên, 187.929 học sinh. Năm 1981- 1985,
tỉnh có 10 bệnh viện, 5 phịng khám, 174 trạm y tế và hơn
2000 giường bệnh. Quân dân Thái Ngun cịn tích cực góp
sức người và góp của bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc
năm 1979.


<i><b>3.2. Thời kì đổi mới (12/1986 - nay )</b></i>


Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc đã tích cực lao động


sản xuất làm cho bộ mặt kinh tế- xã hội ngày càng thay đổi.


Giai đoạn 4 năm sau tái lập tỉnh (1997 - 2000) nhịp độ
tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,38% năm. Năm 2001
-2005, GDP bình quân đạt 9,05% năm. Năm 2007, GDP đạt
12,46% ( cao nhất trong 10 năm lại đây).


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>H.26. Sản xuất thép ở Công ty Gang Thép Thái Ngun</b></i>


Trong nơng nghiệp: Diện tích cây trồng mở rộng, sản
lượng lương thực không ngừng tăng. Sản lượng lương thực có
hạt năm 2000 đạt 296.365 tấn, năm 2007 đạt 399.275 tấn.
Diện tích cây chè năm 2007 là 15.upload.123doc.net ha, sản
lượng chè tươi đạt 140.142 tấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Tồn tỉnh có 129 chợ, trong đó có 2 chợ loại 1, 7 chợ
loại 2, 11 chợ các huyện, thành, 33 chợ thị trấn xã , phường
quản lí. Từ năm 2002, hàng Thái Nguyên có mặt ở 14 quốc
gia trên thế giới.


Giáo dục, y tế đều có bước phát triển mới.


Năm 2000, tồn tỉnh có 393 trường phổ thơng, 7427 lớp,
238.759 học sinh và 10.665 giáo viên. Năm học 2006-2007,
tồn tỉnh có 199 trường Mầm non, 437 trường phổ thông, trên
địa bàn tỉnh có 5 trường đại học và 16 trường Cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp.


Năm 2002, toàn tỉnh có 214 cơ sở y tế (trong đó có 19
bệnh viện), 2461 giường bệnh, 2822 cán bộ y tế. Năm 2007,


tồn tỉnh có 363 cơ sở y tế với 3556 giường bệnh (trong đó có
20 bệnh viện, trung tâm y tế, 14 phòng khám đa khoa khu
vực, 180 trạm y tế xã, phường).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>H.28. Trung tâm thành phố Thái Nguyên</b></i>


<b>CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ</b>


1. Hãy kể tên một số di tích lịch sử ở ATK Định Hóa?
2. Tóm tắt những đóng góp tiêu biểu của quân dân Thái
Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945
-1954), chống đế quốc Mỹ (1954 -1975)?


</div>

<!--links-->

×