Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.42 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK HÀ TÂY
I. Đánh giá khái quát về công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh
1. Kết quả đạt được
Nhìn chung trong giai đoạn 2007 – 2009 vừa qua công tác thẩm định dự án tại
Chi nhánh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, điều này được thể hiện rõ ràng qua sự tăng lên
của doanh số tín dụng đầu tư và tình trạng nợ xấu thấp; tuy dư nợ tăng lên nhưng vẫn
đảm bảo các khoản vay an toàn, có hiệu quả, số dự án thẩm định, số dự án cho vay,
doanh số thu lãi hay lợi nhuận đều tăng lên.
Bảng 8: Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2006 – 30/6/2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số DA xin vay vốn 41 49 62
Số DA cho vay 35 43 57
Tổng dư nợ tín dụng 739.2 889.6 1123.5
Tỷ lệ nợ quá hạn 1.43% 0.832% 0.4%
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
2. Định hướng phát triển của Vietinbank – Hà Tây
Về tài chính, đạt được một Bảng cân đối kế toán lành mạnh, giải quyết triệt để vấn
đề nợ xấu; tăng lợi nhuận kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cán bộ từ đó trở thành
ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu trên địa bàn thành phố, được thể hiện qua
một số chỉ tiêu chung cơ bản như: Tổng tài sản đạt 1.670 tỷ đồng, với tốc độ tăng
trưởng tài sản bình quân 15%/năm, tăng trưởng tín dụng 13,9%/năm
Đối với hoạt động tín dụng
+ Nợ cho vay TDH/tổng dư nợ vay: ≤ 37%
+ Nợ cho vay ngoài quốc doanh: ≥ 94%
+ Nợ cho vay có TSĐB : ≥ 94,5%
+ Thu dịch vụ ròng/Lợi nhuận trước thuế: 13 – 15%
+ Nợ xấu: ≤ 3,1%
+ Tăng trưởng LNTT bình quân: ≥ 47%
+ Khả năng sinh lời: ROA ≥ 1%


Kế hoạch cho vay năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Số dư Tỷ lệ % bình quân
1 Dư nợ bình quân 1.125 12.5%
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
2 Dư nợ cuối kì 1.286 13,2%
A Phân theo thời gian
Dư nợ ngắn hạn 830 15.6%
Dư nợ trung dài hạn 456 8.3%
B Phân loại theo loại hình DN
Dư nợ DNNN 85
Dư nợ ngoại quốc doanh 1.201
C Phân theo TSĐB
Dư nợ có TSĐB 1.205
Dư nợ không có TSĐB 81
Nguồn: Phòng tổng hợp – tiếp thị Vietinbank Hà Tây
3. Định hướng công tác thẩm định tại chi nhánh
Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc
biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể
có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì vậy,
công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo
chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ
của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong
định hướng cũng như điều hành.
Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân
hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định
hướng và nhiệm vụ đối với công tác thẩm định tài chính dự án như sau:
Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức
đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực
hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và

nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng.
Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án; phát triển lực lượng thẩm
định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ
thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu
hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề
thẩm định.
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại
Vietinbank Hà Tây
1. Hoàn thiện quy trình thẩm định
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
Việc tổ chức, phân công hợp lí có khoa học các hoạt động tác nghiệp trong quá
trình thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ tránh được sự chồng chéo không cần thiết,
giảm những hạn chế và phát huy những mặt tích cực của cán bộ thẩm định cũng như
cả tập thể, giảm chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định. Vì vậy chi
nhánh cần:
+ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền phán quyết và thẩm định như văn
bản quy định hiện hành của Vietinbank. Đồng thời nghiên cứu để góp ý điều chỉnh
mức phán quyết sao cho phù hợp với tình hình của chi nhánh, từng loại đối tượng
khách hàng, từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao tính cạnh tranh.
+ Tổ chức thẩm định cần phải sắp xếp theo hướng ngày càng tinh giảm gọn
nhẹ nhưng phải lành mạnh, không dàn trải, tập trung vào nâng cao chất lượng và đảm
bảo về số lượng để đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra.
+ Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của
mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt
động thẩm định tài chính dự án đầu tư.
+ Chi nhánh cần tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức báo cáo tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự
án trung dài hạn nói riêng. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần sắp xếp tổ chức các buổi

giao lưu liên đơn vị để tạo điều kiện cho các cán bộ của chi nhánh gặp gỡ tiếp xúc với
các cán bộ của chi nhánh khác, của ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm của đơn
vị bạn.
2. Lựa chọn, kết hợp các phương pháp thẩm định tài chính
Mỗi phương pháp thẩm định đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy
trong khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định phải nhận thức rõ ưu điểm và nhược
điểm của từng phương pháp để vận dụng cho hiệu quả. Cán bộ thẩm định trên cơ sở
kinh nghiệm, khả năng trình độ của mình có thể kết hợp những ưu nhược điểm của
từng phương pháp tạo ra phương pháp mới có tính tổng thể để đánh giá các khía cạnh
của dự án khoa học và khách quan
Chi nhánh nên áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm
định tài chính của tất cả các dự án vay vốn tại chi nhánh và ứng dụng hệ thống máy
tính và các phần mềm hỗ trợ hiện đại vào công tác thẩm định, điều đó giúp cho cán
bộ thẩm định có cái nhìn tổng quan đầy đủ hơn về dự án và việc tính toán các chỉ số
hiệu quả tài chính dự án chính xác và thuận tiện hơn
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
Mặt khác ngân hàng nên sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro vào giá trị thời
gian của tiền vì đây là phương pháp hiện đại. Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích
những rủi ro trên khía cạnh tài chính đối với dự án từ đó đề ra các biện pháp triệt tiêu
rủi ro. Và kết hợp các phương pháp thẩm định khác nhau cùng với các tiêu chuẩn
thẩm định sẽ đảm bảo tránh được các khuyết điểm của từng phương pháp thẩm định
tài chính riêng biệt
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án
Vietinbank đã có văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn song
đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại công
tác thẩm định tài chính tại chi nhánh chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các
chuẩn mực chung bám sát các loại dự án. Chi nhánh cần phải xem xét việc xây dựng
một văn bản hướng dẫn về qui trình nội dung thẩm định chi nhánh làm tiêu chuẩn để
có sự thống nhất giữa các cán bộ thẩm định. Mặt khác đối với mỗi loại dự án cần đề
ra những yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh:

- Đối với dự án sản phẩm mới: Cần tập trung phân tích khía cạnh thị trường,
nghiên cứu về cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất của máy móc thiết bị.
- Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: Cần chú trọng phân tích đánh
giá về mặt kỹ thuật, công nghệ... Sau khi tham khảo các ý kiến của cán bộ thẩm định,
việc xây dựng văn bản hướng dẫn cần thực hiện với sự đóng góp của phòng kinh
doanh đối nội, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát, phòng kế toán.
- Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn: Từ trước đến nay, mặt phân
tích tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa được chú trọng, nhiều cán bộ thẩm định chỉ
đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà không hề phân tích hay cho ý kiến của
mình. Như vậy một mảng khá quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay lại chưa
được thực hiện nghiêm chỉnh
Để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh cần một mặt đặt ra yêu cầu đối
với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kỹ năng
lực tài chính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng
phân tích tài chính của cán bộ thẩm định.
- Phân tích tài chính của dự án vay vốn:
+ Trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả
của dự án, song để phân tích dự án sát với thực tế, cán bộ thẩm định cần tham khảo giá
thị trường cũng như các dự án tương tự khác để việc phân tích được toàn diện.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
+ Ngân hàng chỉ quan tâm tới dòng tiền của dự án tuy nhiên để việc đánh giá
dự án được toàn diện, Ngân hàng nên phân tích thêm dòng tiền của chủ dự án.
Trong việc xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi.
Thu nợ gốc: Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần tình toán sao cho
phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án. Thực tế ngân hàng thường
tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi nợ càng nhanh càng
tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công
suất, sản phẩm sản xuất ra đang ở giai đoạn thăm dò thị trường...Nếu ngân hàng yêu
cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới
sản xuất. Vì vậy ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ thu luỹ

thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời nên tiến hành thu nợ gốc tăng
dần theo thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn
đầu sử dụng chưa hết công suất, tiếp đến sử dụng công suất ở mức cao nhất, cuối
cùng công suất giảm dần và thanh lý).
Thu lãi: Ngân hàng hiện đang tiến hành việc thu lãi hàng tháng, có trường hợp
vẫn thu lãi trong thời gian ân hạn như vậy là chưa hợp lý. Việc thu lãi cần tính toán và
thu cùng với việc thu lãi gốc, như vậy phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay ngăn hạn để trả
lãi vì khó khăn tài chính do chưa có nguồn thu từ dự án.
Ngân hàng có thể xem xét sử dụng cách thu nợ gốc và lãi theo niên kim cố
định đối với các dự án trung và dài hạn.
Trong việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án cần phải tính đến cả chi phí
cơ hội hay lãi kỳ vọng của chủ đầu tư nữa, không thể chỉ áp dụng đơn thuần lãi suất
chiết khấu bằng lãi vay ngân hàng mà phải là chi phí vốn trung bình = (Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu x Lãi kỳ vọng của chủ đầu tư) + (Tỷ lệ vốn vay x lãi vay)x(1- Thuế TNDN)
4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tín dụng
Chi nhánh cần tăng cường tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ năng động,
nhạy bén, có trình độ kiến thức, đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên mở các khóa
học bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và phổ biến những kiến thức mới về công tác
thẩm định cho cán bộ thẩm định để kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong quy
trình, nội dung thẩm định. Mở các cuộc hội nghị giữa các ngân hàng để học hỏi kinh
nghiệm của các ngân hàng, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn giữa các lớp
cán bộ với nhau về kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn khi tiếp xúc
với khách hàng, khảo sát hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357

×