Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM
1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Mặc dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay việc đưa ra
một khái niệm cụ thể về NHTM thì vẫn còn là điều gây tranh cãi của các nhà
kinh tế, bởi tại mỗi một thời điểm khác nhau thì khái niệm lại có những thay
đổi, đây lại là một đặc thù của lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Theo các nhà Kinh tế học thế giới thì:”NHTM là một loại hình doanh
nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng”. Theo cách tiếp
cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì
“NHTM là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện
nhiều chức năng về tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh
tế”. Theo luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10/1998, NHTM được định
nghĩa như sau:
NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mở hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán.
1.1.2 Hoạt động của NHTM
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn cho
nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân
hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân
hàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau:
a, Nghiệp vụ huy động vốn:
Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt
động của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác
nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá.
Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay
phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của


địa phương và cả nước. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở
rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao,các ngân hàng chủ động trong
hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và
các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng
thương mại phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước
của địa phương từ đó đưa ra các loại hình huy động phù hợp nhất là các nguồn
vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước.
b, Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ
sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết
định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Vì vậy ngân hàng cần
phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất.
Một là, ngân hàng tiến hành cho vay
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê,
nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động
cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc
thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách
cho vay của ngân hàng. Các loại vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm:
mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả…
Hai là tiến hành đầu tư
Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những
nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,
đòi hỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ có
thể cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài hình thức phổ
biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư. Có hai hình thức chủ yếu
mà các ngân hàng thương mại có thể tiến hành là:
▪ Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn
vào các doanh nghiệp, các công ty khác.
▪ Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của

ngân hàng.
Ba là nghiệp vụ ngân quỹ
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiến
hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàng
loạt các nhân tố cần quan tâm. Một trong những nhân tố đó là tính an toàn. Nghề
ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình
ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn”. Vì thế, ngoài việc cho vay và đầu tư
để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy
động được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy
định về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra.
c, Nghiệp vụ khác
Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những
lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng
hóa dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí ngân
hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc,
ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết
nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Mặt khác, các ngân hàng
thương mại còn tiến hành môi giới, mua bán chứng khoán cho khách hàng và
làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực
hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, uy thác giải
ngân và thu hộ.
1.1.3 Các hình thức huy đông vốn của NHTM
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là quan
trọng nhất đối với các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô lớn. Từ thập
niên 60 đến nay, khi chế độ lãi suất trả cho tiền gửi được thả nổi linh hoạt, tài
sản nợ trở nên đa dạng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương
mại với nhau trong việc tìm kiếm vốn hoạt động đã dần dần hướng các ngân
hàng chú ý đến sự giao động của tài sản nợ. Từ thập niên 60 trở đi thì với sự
phát triển nhanh của các thị trường tài chính liên quốc gia, đã có rất nhiều loại
tài sản có lợi tức ổn định và thanh khoản cao được mở ra trước mắt các ngân

hàng ở các nước phát triển. Cho nên, vấn đề khó khăn không còn là đầu tư vào
đâu mà là làm thế nào có đủ vốn cho đầu tư ở môi trường cạnh tranh đầy kịch
tính trong hệ thống ngân hàng thế giới.
1.1.3.1 Các hình thức huy động tiền gửi của NHTM
Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ tổ chức
kinh tế, cá nhân... trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm,
thanh toán hộ, các khoản cho vạy tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Các hình thức nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào
các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau.
1.1.3.1.1 Phân loại theo tiêu thức kỳ hạn
Ngày nay, người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức
này để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây
dựng chiến lược dự trữ phù hợp.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định
người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Tiền gửi không
kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có
thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động. Hình
thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì các doanh nghiệp gửi tiền
vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch
vụ mà ngân hàng cung cấp: đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ...
Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng nhu cầu của
những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự
an tâm về việc gửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với
lượng tiền hiện còn nhàn rỗi.
Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một
tỷ lệ nhấn định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được và ngân hàng
muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền gửi này.
Do vậy quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ
trong các ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi

tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn lãi suất của khoản tiền gửi. Do có sự xác
định rõ ràng về kỳ hạn nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi có sự ổn
định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có
thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Chính vì lý
do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi
suất của các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của việc gửi
tiền vào ngân hàng là tiền lãi. Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn,
tức là khoản tiển gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại.
1.1.3.1.2 Phân loại theo tiêu thức nguồn hình thành.
- Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà họ
trực tiếp chuyển vào ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tiết kiệm, doanh nghiệp nộp
tiền bán hàng... Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được
ngân hàng tập trung lại. Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với mục đích và
kỳ hạn khác nhau. Cá nhân gửi tiền thường với mục đích là để hưởng lãi còn
mục đích của các doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ của ngân
hàng.
- Tín dụng tạo tiền gửi: Đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi, khi ngân
hàng cho khách hàng vay tiền thì Ngân hàng chuyển số tiền này vào tài khoản
tiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng. Khi khách hàng chưa có nhu cầu
rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn
rất ngắn.
1.1.3.1.3 Phân loại theo tiêu thức mục đích sử dụng
- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của các cá nhân với mục
đích là tìm kiếm một khoản thu nhập. Thường thì mỗi khoản tiền gửi tiết kiệm
có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn. Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối
tượng giảm chi tiêu trong hiện tại với hy vọng là sẽ tăng được chi tiêu trong
tương lai.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát
triển, thường được sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình người gửi
để dành một khoản tiền gửi vào ngân hàng (thường là các khoản tiết kiệm đều đặn

hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho mục đích nhất định. Đây là hình thức huy
động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính ổn định đồng thời có tác dụng tích
cực trong việc hỗ trợ cho người dân mua sắm nhà cửa, phương tiện.
- Tiền gửi thanh toán: Là khoản ký gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh. Họ gửi tiền mục đích không phải là để hưởng thu
nhập mà là hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Thông thường các khoản tiền gửi
thanh toán có khối lượng lớn. Do đó, khi các khoản tiền này tạm thời chưa sử
dụng thì ngân hàng có thể sử dụng vào kinh doanh.
1.1.3.1.4 Phân loại theo tiêu thức loại tiền gửi.
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó
phụ thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng
tiền gửi.
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền
gửi dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP, DEM,... những khoản ngoại tệ này cũng
rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài
trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế ...

×