Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tim hieu to chuc hoat dong gdngll o truong thcs tam hung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.28 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
PHÂN MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài……………………………………………………5
2/. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..6
3/. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………………6
4/. Gỉa thuyết khoa học…………………………………………………6
5/. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..6
6/. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….6
7/. Giới hạn của đề tài…………………………………………………...6
PHẦN NỘI DUNG
1/. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý………………………………………7
1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………..7
1.1.1 Khái niệm về hoạt động GDNGLL………………………………..7
1.1.2 Vị trí của hoạt động GDNGLL…………………………………….7
1.1.3 Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL………………………………..7
1.1.3.1 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức…………………………………7
1.1.3.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ……………………………………..8
1.1.3.3 Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng……………………………………..8
1.1.4 Đặc điểm của hoạt động GDNGLL…………………………………9
1.1.5 Nội dung và hình thức chủ yếu của hoạt động GDNGLL…………...9
1.1.5.1 Hoạt động chính trị – xã hội và nhân văn…………………………9
1.1.5.2 Hoạt động tiếp cận khoa học, ứng dụng vào cuộc sống và các hoạt
động phục vụ học tập……………………………………………………………
1.1.5.3 Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ……………………….10
1.1.5.4 Hoạt động vui khỏe và giải trí…………………………………….10
1.1.5.5 Hoạt động lao động công ích xã hội………………………………10
1.2 Cơ sở pháp lý………………………………………………………….10
2/. Thực trạng tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Tam
Hưng_Thanh Oai_Hà Nội……………………………………………………11
2.1 Đặc điểm tình hình của trường THCS Tam Hưng……………………11
2.2 Nhận thức của cán bộ-GV về việc tổ chức hoạt động GDNGLL…….11


2.3 Thực trạng việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Tam
Hưng……………………………………………………………………………11
2.4 Phiếu điều tra………………………………………………………….12
2.4.1 Đối với thầy(cô) giáo………………………………………………..12
2.4.2 Đối với HS khối 6…………………………………………………...12
3/. Đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm tổ chức tốt hoạt động GDNGLL ở
trường THCS Tam Hưng……………………………………………………….13
3.1 Đối với lãnh đạo nhà trường………………………………………….13
3.2 Nhà trưòng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác tham gia thực
hiện hoạt động GDNGLL………………………………………………………14
3.3 Xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL……………………14
Page 3 11/4/2013
VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30
3.3 Xây dựng CSVC, tài chính cho hoạt động GDNGLL………………14
PHẦN KẾT LUẬN
1/. Những nhận xét đánh giá chung……………………………………..14
2/. Bài học kinh nghiệm………………………………………………….16
3/. Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………17


Page 4 11/4/2013
VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30

PHẦN MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một quá trình hoạt động kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên
với sự tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm
và chủ yếu là hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã
quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con
đường dạy – học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

(GDNGLL)
Hoạt đông GDNGLL là một bộ phận câu thành của hoạt động dạy học và
giáo dục. Trong quá trình dạy học, ngoài việc cung cấp cho học sinh những tri
thức khoa học qua các bộ môn mà qua đó còn hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh. Hoạt đông GDNGLL làm cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện
những tri thức đã học trên lớp. Tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh
vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức
đã học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng.
Hoạt đông GDNGLL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự
giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, vì nó có nội dung phong phú hơn, phạm vi
tiến hành rộng rãi hơn, khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào hơn.
Hoạt đông GDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Nó là
cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Là điều kiện và
phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào quá trình phát
triển giáo dục của nhà trường. Hoạt đông GDNGLL mang lại hiệu quả giáo dục
cao trong nhà trường phổ thông. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích và khát khao
hoạt động, có tính năng động, tự lập, tự vươn lên học làm người lớn; các em rất
thích tự khẳng định mình trước tập thể. Nên hoạt đông GDNGLL là môi trường
tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình, giúp cho nhà trường định hướng
được quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học.
Hoạt đông GDNGLL là linh hồn của các hoạt động tập thể trong nhà
trường. Nó là thước do sự phối hợp tổ chức các hoạt động của các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần “… nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường
lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hoá giáo dục. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh
viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề …” Văn kiện
Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X.
Hoạt đông GDNGLL của trường do GVCN giữ vai trò nòng cốt. Nên
GVCN tổ chức thực hiện tốt hoạt đông GDNGLL, qua đó có các biện pháp điều

chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện để đạt kết quả cao trong
trường.
Page 5 11/4/2013
VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30
Nhìn lại hoạt đông GDNGLL ở trường THCS Tam Hưng những năm qua
còn nhiều thiếu sót, chồng chéo, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ
chức thực hiện. Do đó tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tổ chức hoạt động GDNGLL ở
trường THCS Tam Hưng_Thanh Oai_Hà Nội” để nghiên cứu.
2/. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tổ chức tốt hoạt động GDNGLL ở trường THCS Tam Hưng cho các
em học sinh.
3/. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Hoạt động GDNGLL ở trường THCS do bộ GD-ĐT ban hành.
3.2.Khách thể nghiên cứu:
Hiệu trưởng, GV chủ nhiệm, HS khối 6 trường THCS Tam Hưng.
4/. Gỉa thuyết khoa học
Thực hiện tốt các hoạt động GDNGLL sẽ hình thành và phát triển nhân
cách, những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng động cơ, thái độ
kỹ năng, kĩ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật,
thẩm mĩ cho HS.
5/. Nhiệm vụ nghiên cứu
_Cơ sở lý luận của hoạt động GDNGLL.
_Thực trạng tổ chức hoạt động GDNGLL của trường THCS Tam Hưng
năm học 2009-2010.
_Đề xuất giải pháp nhằm cải tạo tổ chức hoạt động GDNGLL của trường
THCS Tam Hưng.
6/. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm.
6.2. Phương pháp điều tra.

6.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
6.4. Phương pháp quan sát.
6.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7/. Giới hạn của đề tài
Các tổ chức hoạt động GDNGLL của trường THCS Tam Hưng.
Page 6 11/4/2013
VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30
PHẦN NỘI DUNG
1/. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm về hoạt đông GDNGLL:
Hoạt đông GDNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài
thời gian học tập, nhằn lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu
biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói
quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá
nhân.
Hoạt đông GDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện
một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân
cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội.
Hoạt đông GDNGLL được chia ra hai mức độ do phạm vi tác động của lực
lượng tổ chức các hoạt động chi phối. Đó là hoạt đông GDNGLL và hoạt động
giáo dục ngoài nhà trường.
Hoạt đông GDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của
các lực lượng xã hội. và do GVCN trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh
thực hiện. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy – học trong
phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong
suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho
quá trình này được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu
niên, là cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơi, giải trí … Giáo

dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh nhà
trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổ chức.
1.1.2. Vị trí của hoạt đông GDNGLL:
Hoạt đông GDNGLL là một bộ phận cấu thành của hoạt động dạy học –
giáo dục.
Hoạt đông GDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà
trường với xã hội :
- Thông qua hoạt đông GDNGLL nhà trường có điều kiện để phát huy vai
trò tích cực của mình với đời sống, mở ra khả năng thuận lợi để gắn nhà trường
với xã hội.
- Hoạt đông GDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh
cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo học sinh và sự phát triển của nhà
trường, thực hiện tốt công cuộc xã hội hoá giáo dục.

1.1.3. Nhiệm vụ của hoạt đông GDNGLL:
1.1.3.1. Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức:
Page 7 11/4/2013
VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30
Hoạt đông GDNGLL giúp học sinh bổ sung củng cố và hoàn thiện những
tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng
nhãn quan với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội.
Hoạt đông GDNGLL giúp học sinh biết vận những tri thức đã học để giải
quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Hoạt đông GDNGLL giúp học sinh hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh
hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó từng bước làm giàu thêm những
kinh nghiệm thực tế xã hội cho các em.
Hoạt đông GDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những
hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hóa
tốt đẹp của đất nước … qua đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về
Đảng, về Đoàn mà thực hiện tốt nghĩa vụ học sinh, nghĩa vụ đoàn viên.

Hoạt đông GDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn
đề có tính thời đại như vấn đề hợp tác quốc tế, vấn đề bảo vệ môi sinh, môi
trường, vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, vấn đề pháp luật …
1.1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:
Hoạt đông GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào
những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đang
đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ, tương lai của đất
nước. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền
thống của trường, của quê hương đất nước, mong muốn vươn lên thành con
ngoan trò giỏi, tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hoạt đông GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng,
qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những
cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
Hoạt đông GDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp
sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và
của đất nước.
Hoạt đông GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng
động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường,
của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
1.1.3.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng:
Hoạt đông GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng
xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các
hoạt động khác.
Hoạt đông GDNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó
có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có
hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Hoạt đông GDNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều
chỉnh kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy, cô giáo, do nhà
trường hoặc do tập thể lớp giao cho.
Page 8 11/4/2013

VƯƠNG THỊ KIM CUC LƠP TOANA K30

×