Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cho thuê tài chính: Tiếp vốn cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.1 KB, 1 trang )

Cho thuê tài chính: Tiếp vốn cho doanh nghiệp
Cho thuê tài chính (TTC) là loại hình tín dụng đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp (DN) nhỏ
và vừa, được sử dụng ngày càng phổ biến ở các nước trên thế giới, kể cả các nước phát
triển. 95% DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, nhưng lại thiếu hiểu biết về TTC.
Ông Umedjan Umarov, Chuyên gia điều hành các dự án hỗ trợ kỹ thuật về cho TTC của Tập
đoàn Tài chính quốc tế (IFC) tại Uzbekistan cho biết, chi phí TTC bao giờ cũng ít hơn hoặc chỉ
bằng chi phí vốn vay ngân hàng. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) phân tích: “TTC là hình thức tài trợ tín
dụng thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… Bên
cho thuê chuyển giao tài sản cho người thuê sử dụng trong thời gian nhất định. Bên thuê có
nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản thuê tương ứng với quyền sử dụng và quyền hưởng
dụng. Điều đó có nghĩa là DN được giải toả áp lực về tài sản thế chấp so với vay vốn ở ngân
hàng”.
Ông Umedjan Umarov cho biết thêm, TTC luôn là khoản tài trợ tín dụng trung và dài hạn, khoản
phí phải trả trước tương đối thấp so với giá trị của tài sản thế chấp cần phải có để vay được
khoản vốn đầu tư từ ngân hàng, DN đi TTC đẩy được một số rủi ro về công nghệ, kỹ thuật về bên
cho thuê.
Với những lợi ích đem lại cho DN nhỏ và vừa, chính phủ nhiều nước khuyến khích các công ty
thuê mua tài chính hoạt động. Một số nước châu Âu cho khấu hao nhanh tài sản cho TTC, nên lợi
nhuận ban đầu giảm, DN giảm được thuế thu nhập DN. Cho đến nay, hình thức TTC ở Mỹ chiếm
50% thị phần tín dụng cho DN nhỏ và vừa, còn ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và
Phát triển (OECD), tỷ lệ này đã vượt qua 50%. Cách đây 2 năm, ở Hàn Quốc dư nợ cho TTC đã
đạt 3,9 tỷ USD, ở Nga là 6,8 tỷ USD. Còn ở Việt Nam dư nợ của tổng số 10 công ty cho TTC hiện
là 5.500 tỷ đồng.
“Có nhiều DN cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị, nhưng thay vì tìm sự giúp đỡ của
các công ty cho TTC, họ lại tìm đến ngân hàng, mặc dù thủ tục ở đây chặt chẽ và điều kiện được
vay vốn khó hơn. Điều này cho thấy, DN còn thiếu thông tin và chưa hiểu rõ những lợi ích của
hoạt động cho TTC”, ông Thanh nói.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, thị trường cho TTC ở Việt Nam mới phát triển từ năm 1997 và đã
đạt mức độ phát triển tương đối nhanh. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường có tiềm năng phát
triển.


Đó chính là lý do Công ty cho TTC thuộc Sacombank (Sacombank Leasing) vừa chính thức gia
nhập thị trường. Theo bà Phan Bích Vân, Tổng giám đốc Sacombank Leasing, chiến lược của
Sacombank Leasing là đi đầu về giá và chiến lược khác biệt. “Chúng tôi đang làm việc với các
đối tác nước ngoài như IFC để tìm nguồn vốn tài trợ lãi suất thấp cho DN. Sự khác biệt được tạo
ra bằng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản trị và tài chính chuyên nghiệp
nhất của Sacombank”, bà Vân nhấn mạnh.
Một số chuyên gia lưu ý rằng, dịch vụ thuê mua tài chính đáp ứng được linh hoạt các nhu cầu về
vốn của DN. DN có tài sản cố định không sử dụng đến có thể bán hoặc cho thuê lại để lấy vốn
lưu động. Hoặc để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị trong trong thời gian ngắn, DN có
thể thuê chứ không mua. Sự gần gũi giữa các công ty cho TTC với DN nhỏ và vừa sẽ tiếp sức
thêm cho các DN cần đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh để duy trì vị trí cạnh tranh ngay tại thị
trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Admin (Theo
Đầu tư
)

×