Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ VAY VỐN CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.15 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ VAY VỐN
CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC.
I. SƠ LƯỢC VỀ NHNo & PTNT VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Khái quát quá trình ra đời và phát triển của NHNo & PTNT Yên Lạc.
NHNo & PTNT huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định 498
của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành
viên (NHNo tỉnh), bước vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 35
CBNV, nguồn vốn 3,1 tỉ, dư nợ 12,7 tỉ, cơ sở vật chất nghèo nàn (vốn trước
đây là cơ sở của một phòng giao dịch thuộc NHNo Vĩnh Lạc cũ), Tuy vậy đến
31/12/2004 tổng thu nguồn vốn 81,6 tỉ tăng 0,7 tỉ, tổng dư nợ là 205.551 triệu
đồng tăng 53% so với kì trước khẳng định được vị trí của mình tại địa phương
cũng như trong hệ thống NHNo & PTNT.
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng.
Đến nay NHNo & PTNT huyện Yên Lạc có 53 cán bộ công nhân viên
(trong đó 2/3 có trình độ đại học), bộ máy tổ chức như sau:
- Ban giám đốc (3 người).
+ Một giám đốc: thực hiện nhiệm vụ theo phân chia cấp uỷ quyển, chịu
trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật, phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch,
kế toán, kiểm soát, trực tiếp là phó bí thư chi bộ.
+ Một phó giám đốc: phụ trách về hành chính, ngân quỹ, chủ tịch công
đoàn.
+ Một phó giám đốc kinh doanh tín dụng.
- Phòng kế toán và ngân quỹ (13 người): Tổ chức hạch toán tài sản và
các hoạt động kinh doanh của đơn vị nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và kịp
thời.
1
1
Giám đốc
Các phó giám đốc
Kiểm tra kiểm toán nội bộ


Phòngnghiệp vụ kinh doanhPhòngkế toánvà ngân quỹPhòng Hành chínhCác ngân hàng liên xã
- Phòng kinh doanh (10 người): có nhiệm vụ xây dựng tổ chức thực
hiện kế hoạch cân đối về nguồn vốn, sử dụng vốn, trực tiếp cho vay.
- Công tác kiểm soát (1 người): có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội
bộ.
- Phòng hành chính (4 người): có nhiệmvụ quản lý nhân sự, tiền lương
và hành chính.
- Có 3 ngân hàng liên xã:
+ Ngân hàng liên xã Nguyệt Đức: huy động và cho vay trên địa bàn 5
xã.
+ Ngân hàng liên xã Đồng Văn: huy động và cho vay trên địa bàn 4 xã.
+ Ngân hàng liên xã Liên Châu: huy động và cho vay trên địa bàn 4 xã.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Yên Lạc như sau:
3. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của NHNo & PTNT Yên Lạc.
Huyện Yên Lạc là một trong tám huyện và thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc
với 16 xã và thị trấn có vị trí địa lí như sau:
2
2
- Phía Đông giáp với huyện Bình Xuyên và Mê Linh.
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây.
- Phía Bắc giấp thị xã Vĩnh Yên.
Diện tích đất tự nhiên là 10.672 ha, trong đó đất nông nghiệp là 7.780
ha (chiếm 72,9%).
Dân số toàn huyện tính đến năm 2005 là 129.349 người (chiếm 91,5%)
với 72.778 lao động và 30.520 hộ trong đó nông nghiệp là 27.830 hộ (chiếm
91%).
Năm 2005 huyện có những khó khăn và thuận lơi sau:
* Thuận lợi:

Kinh tế chung của cả nước, của tỉnh ở mức tăng trưởng khá. Các mục
tiêu kinh tế của huyện đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, chuyển dịch kinh tế
mạnh, chú trọng phát triển ngành nghề, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đảm bảo, xây dựng nông thôn,
cơ sở hạ tầng… đều được quan tâm và đạt hiệu quả. Năm 2001 huyện được
vinh dự đón nhận “Huân chương lao động hạng ba”, “Đơn vị anh hùng lực
lượng vũ trang trong thời kì chống Pháp” là động lực phát triển kinh tế, xã
hội, văn hoá của huyện phát triển.
* Khó khăn:
Yên Lạc là huyện sản xuất nông nghiệp, thu nhập người dân phụ thuộc
nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong khi chi phí sản xuất cao thì giá
bán và khả năng tiêu thụ còn thấp, mô hình kinh tế lớn chưa nhiều lại chịu
ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, thời tiết nên đời sống người dân gặp phải
nhiều khó khăn.
Một số giống mới trong chăn nuôi được triển khai như: bò sữa, tằm…
cho năng suất cao nhưng giá còn thấp, tỉ suất lợi nhuận đem lại chưa cao. Một
3
3
số mặt hàng rớt giá …Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập người
nông dân.
Hoạt động ngân hàng đan xen và cạnh tranh gay gắt (có 5 tổ chức tín
dụng cùng hoạt động và cạnh tranh trên địa bàn).
Cùng với sự đổi mới của đất nước, phát huy những điều kiện thuận lợi
và khai thác những tiềm năng vốn có của địa phương đồng thời khắc phục
những khó khăn trước mắt năm 2005 huyện Yên Lạc đã đạt được những kết
quả đáng kể, trong đó:
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC
1. Thực trạng nguồn vốn của NHNo & PTNT Yên Lạc.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tạo tiền đề vững chắc để
mở rộng kinh doanh và đầu tư tín dụng NHNo & PTNT Yên Lạc đã thể hiện

một vai trò quan trọng của một ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở
nguồn vốn đi vay để cho vay là chính. Việc thể hiện đa dạng các nguồn vốn,
các hình thức huy động vốn trong dân cư đã làm cho nguồn vốn của ngân
hàng phong phú hơn, không bó hẹp trong khuôn khổ nguồn vốn Trung ương
cấp hay một vài hình thức huy động tiết kiệm nhỏ hẹp như trước nữa. Nguồn
vốn của ngân hàng hiện nay được huy động từ ba nguồn chính: Nguồn vốn
huy động tại địa phương, nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB), nguồn vốn
ưu đãi hộ nghèo. Hiện tại NHNo & PTNT Yên Lạc đang dần thực hiện lãi
suất linh hoạt hơn với phương hướng tối đa hoá lãi suất huy động và tối thiểu
hoá lãi suất cho vay trong khung lãi suất cho phép. Phương châm này vừa
đảm bảo lợi ích cho khách hàng mặt khác thu hút khá triệt để nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân cư trong khi đó vẫn đảm bảo thu nhập của ngân hàng. Chính vì
vậy mà nguồn vốn ngân hàng liên tục được tăng qua các năm.
4
4
Bảng 1: Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc
Ngu
ồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT Yên Lạc
5
5
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Số lượng
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)

Số lượng
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
2004/2003
Tổng nguồn vốn 391.716 100 425.658 100 553.840 100 108,66
I Nguồn nội tệ 340.504 86,93 361.658 84,96 468.696 84,63 106,21
1.Huy động tại ĐP 324.000 95,15 342.051 94,58 441.399 94,20 105,57
- Tiền gửi tiết kiệm 279.409 86,24 289.584 84,66 369.182 83,61 103,64
- Phát hành kỳ phiếu 16.262 5,02 27.416 8,02 37.494 8,49 168,59
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 28.329 8,74 25.051 7,32 34.860 7,90 88,43
2.Nguồn vốn uỷ thác 9.453 2,78 15.534 4,29 21.798 4,65 164,33
3.Nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo 7.051 2,07 4.073 1,13 5.362 1,15 57,76
II Ngoại tệ 51.212 13,07 64.000 15,04 85.144 15,37 124,97
Qua bảng 1 ta thấy, tổng số vốn huy động tăng nhanh qua các năm bình
quân 3 năm tăng 18.09%. Cụ thể năm 2003 là 391.716 triệu đồng, năm 2004
là 425.658 triệu đồng tăng 8,66% so với năm 2003, năm 2005 là 553.840 triệu
đồng tăng 128.182 triệu đồng tương ứng với 30,11% so với năm 2004.
- Nguồn vốn huy động từ nội tệ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số
vốn huy động của ngân hàng, bình quân 3 năm tăng 17,32% trong đó:
+ Nguồn vốn huy động tại địa phương: chiếm tỉ trọng chủ yếu 90%
trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ công tác
huy động vốn trong dân cư của ngân hàng là rất tốt, tiềm năng về vốn nhàn rỗi
trong nhân dân Yên Lạc là nhiều và huy động vốn chiếm vai trò đặc biệt quan
trọng đối với việc tạo nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Chúng ta thấy nguồn
vốn huy động tại địa phương không ngừng được tăng lên cả về số lượng và
cơ cấu: Năm 2003 là 324.000 triệu đồng, năm 2004 là 342.051 triệu đồng
tăng 5.57% so với 2003 và năm 2005 là 441.536 triệu đồng chiếm 90.24 %
trong tổng nguồn vốn nội tệ của ngân hàng tăng hơn năm 2005 là 29.08 %.
Bình quân 3 năm tăng 16.73% .

NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đặc biệt chú trọng đến công tác huy
động vốn, nhất là các huy động tại địa phương được huy động tại địa phương
bằng tiền gủi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu và tiền gửi các tổ chức kinh tế.
Trong đó:
- Nguồn vốn tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn tại
địa phương, thường chiếm từ 80-85%. Đạt được kết quả như vậy là do công
tác huy động vốn ngày một tốt hơn, tạo được lòng tin tốt hơn với nhân dân,
gửi tiền vào, rút tiền ra thuận tiện nhanh chóng. Vì vầy, qua 3 năm hình thức
gửi tiết kiệm này đã huy động được số lượng vốn tương đối khá cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Năm 2004 số tiền gửi tiết kiệm tăm chậm so với
năm 2003 tăng 10.175 triệu tương ứng 3.64% . Sở dĩ như vậy là do vào thời
điểm 25/04/2003 ngân hàng phát hành kỳ phiếu, người dân không gửi tiết
kiệm nhiều hoặc rút tiền gửi tiết kiệm ra để mua kỳ phiếu, vì lãi suất của
6
6
chúng luôn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm khoảng 0.2% / tháng đến năm
2005 số lượng tiền gửi này tăng mạnh, tăng 79.598 triệu đồng so với năm
2004 chiếm 83.64% trong tổng vốn huy động tại địa phương.
Lý do trên đã dẫn đến năm 2004 kỳ phiếu tăng 11.154 triệu đồng tức
65.59% so với năm 2003. Tuy nhiên ta thấy nguồn vốn này cũng chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động tại địa phương cũng như trong tổng vốn
của ngân hàng chiếm 5.02% năm 2003 và 8.01% năm 2004, 8.49% năm 2005
trong tổng vốn huy động tại địa phương.
- Ngoài các hình thức huy động vốn trên ta thấy Yên Lạc là một địa bàn
có các hoạt động kinh tế diễn ra tương đối mạnh, nhiều công ty, nhiều doanh
nghiệp nhưng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế này không nhiều, chỉ
chiếm một tỷ trọng 7-10% trong tổng vốn huy động tại điạ phương. Năm
2004 giảm 11,57% so với năm 2003. Nguyên nhân này cũng một phần là do
các tổ chức kinh tế đã đầu tư sang của một kỳ phiếu hoặc họ gửi vào ngân
hàng mà chuyển sang kinh doanh khác. Sức hút từ nguồn này còn hạn chế vì

còn tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và của các đơn vị trên thị trường
Đến năm 2005 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tăng nhưng
không đáng kể.Năm 2005 tăng 39.16% so với năm 2004. Mức tăng này là do
các ngân hàng đã phục vụ tốt các khoản thanh toán của mình để thu hút lượng
tiền gửi của các doanh nghiệp. Qua tìm hiểu được biết Doanh nghiệp thường
gửi tiền vào ngân hàng số vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi suất
Huy động vốn để để đảm bảo hoạt động kinh doanh gắn với đầu tư cho
hoạt động kinh tế là chức năng quan trọng của ngân hàng, càng quan trọng
hơn khi các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, độc lập trong
kinh doanh và phải cạnh tranh với nha. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải
khai thác có hiệu quả các nguộn vốn với khối lượng chi phí bỏ ra hợp lý. Nhìn
chung trong những năm qua công tác huy động vốn của các ngân hàng có
những chuyển biến tích cực, tạo ra sự tăng trưởng trong nguồn vốn và góp
phần mỏ rộng khối lượng tín dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa.
7
7
Tóm lại sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn sẽ là một cách thiết
thực trong việc khuyến khích tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Vì vậy ngân hàng
phải có những cải tiến trong cách thức gửi tiền so cho thuận tiện hơn và đa
dạng hơn nữa đối với nhân dân trong huyện.
+ Nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ ngân hàng thế giới( WB).
Ngoài nguồn vốn tự huy động bằng chình khả năng của mình, NHNo &
PTNT huyệnh Yên Lạc sử dụng hình thức tín dụng dịch vụ đó là: Nguồn vốn
uỷ thác đầu tư từ ngân hàng thế giới để thực hiện cho vay hộ sản xuất kinh
doanh. Nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nội
tệ của ngân hàng từ 2-6%. Sự tăng trưởng không đều thể hiện: Năm 2004 là
9.435 triệu đồng chiếm 5.88% tổng nguồn vốn nội tệ đến năm 2005 con số
này được tăng lên là 15.534 triệu đồng tăng 64.3% so với năm 2004. Đến năm
2005 nguồn vốn này đã tăng thêm 21.798 triệu đồng tăng 40,32% so với năm
2004. Bình quân ba năm tăng 51.85%, mặc dù tăng lên như vậy nhưng nó vẫn

chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng
cần cố gắng hơn nữa để tạo cơ hội thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài chính
tăng mức huy động vốn từ nguồn uỷ thác đầu tư làm tăng tổng nguồn vốn của
ngân hàng.
- Nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo.
Cùng với nguồn vốn dịch vụ NHNo & PTNT Yên Lạc còn được ngân
hàng chính sách xã hội uỷ thác cho một lượng vốn nhất định dành riêng cho
hộ nghèo vay mà ngân hàng làm dịch vụ dải ngân. Nguồn vốn này cũng chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 1.2%.
Bình quân ba năm giảm 12,8%. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của huyện uỷ,
Uỷ ban Nhân dân và các tổ chức ngân hàng đối với các hộ nghèo có sức lao
động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh để thực hiện chương trình xoá đói
giảm nghèo quốc gia.
8
8
* Công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng tăng nhanh qua 3
năm. Điều này có ý nghĩa rất tốt để hỗ trợ, bổ sung thêm cho nguồn vốn nội tệ
của ngân hàng. Năm 2004 nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng 12.788 triệu
đồng tức 24,98% so với năm 2003. Đến năm 2005 con số này đã lên đến
85.144 triệu đồng tăng 21.444 triệu đồng tức tăng 3304 triệu đồng so với
2004. Bình quân 3 năm tăng 28,94%. Như vậy việc mở rộng kinh doanh đa
năng như mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, mua bán ngoại tệ của
ngân hàng là hoàn toàn có căn cứ, có cơ sở khoa học và có hiệu quả. Trong
những năm tới, ngân hàng cần mở rộng hình thức kinh doanh này mở ra cho
ngân hàng một hướng đi mới trong chiến lược huy động vốn của ngân hàng.
Tóm lại qua 3 năm vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc
tăng mạnh đáp ứng tốt yêu cầu vốn vay cho dân cư (ngân hàng sử dụng
tối đa nguồn vốn tiết kiệm để tăng cường đầu tư và giảm thiểu số lượng vốn
tài trợ để có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình).
2. Huy động vốn theo thời gian.

Để nghiên cứu kỹ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng ta đi
sâu nghiên cứu tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn huy động chính và
quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiệu quả tín dụng của
ngân hàng có đạt kết quả cao hay không, không những tuỳ thuộc vào hình
thức huy động vốn mà còn tuỳ thuộc vào thời hạn huy động vốn.
Tiền gửi được chia theo hai loại đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi
có kỳ hạn. Trong hai hình thức này thì loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số
nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2003 là 292.890 triệu đồng chiếm 90,43%
tổng số vốn huy động tại địa phương. Năm 2004 là 309.051 triệu động chiếm
90,35% và tăng hơn so với năm 2003 là 16.071 triệu đồng tức 5,49%, năm
2005 là 395.961 triệu đồng chiếm 89,76% tăng 86.565 triệu đồng, tương ứng
28,12% so với năm 2004.
9
9
Chính vì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi không kỳ hạn,
đã giúp ích rất nhiều cho ngân hàng tạo sự ổn định và sự chủ động về nguồn
vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét thêm không chỉ
đơn giản tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn đã đảm bảo được
lợi ích kinh doanh của ngân hàng. Ở đây, số lượng vốn ngắn hạn huy động
được lại cao hơn nhiều so với vốn trung hạn cụ thể: Năm 2003 là 78.121 triệu
đồng chiếm 60,69% trong tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn.
Năm 2004 là 188925 triệu đồng chiếm 61,13% . Năm 2005 là 243.453 triệu
đồng chiếm 61,48%. Bình quân 3 năm tăng 31,62%. Điều này ảnh hưởng xấu
đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân này là do trên địa bàn
huyện có nhiều tổ chức tín dụng khác cùng thực hiện huy động vốn như:
Ngân hàng chính sách, quỹ tiết kiệm….Các ngân hàng này có mức lãi suất
huy động vốn trung và dài hạn cao hơn NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. Vì
vậy nhân dân chuyển sang gửi tiền ở các tổ chức tín dụng đó. Tuy nhiên
nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm đã có bước tăng đáng
kể cả về số lượng và cơ cấu bình quân 3 năm tăng 15,23%.

Tiền gửi ngắn hạn đang có xu hướng giảm, tiền gửi trung và dài hạn co
xu hướng tăng, ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để mở rộng hình thức huy
động vốn trung và dài hạn thu hút khách hàng gửi tiền để đầu tư vào các dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị để không chỉ giúp cho hoạt
động của ngân hàng được tiện hơn mà còn là biện pháp chủ yếu thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của huyện.
3. Lãi suất huy động vốn.
Lãi suất có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của
dân cư, khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu mức lãi suất càng cao thì
lượng tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều và ngược lại. Nếu lãi suất thấp họ sẽ
không gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang lựa chọn phương án đầu tư tốt
hơn. Vì vậy để cạnh tranh được các tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng với
thực hiện đúng với quy định cho phép của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã
10
10
linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn sát với thực tế tình hình địa bàn
nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất huy động
vốn NHNo & PTNT huyện Yên Lạc có nhiều mức lãi suất khác nhau tuỳ hình
thức và từng thời điểm khác nhau.
+ Đối với nguồn vốn ngoại tệ (USD) lãi suất tiền gửi được chia theo
loại không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng và kỳ hạn 12 tháng. Nhìn
chung 3 năm lãi suất huy động ngoại tệ không thay đổi ở mức 1,5% đối với
loại không kỳ hạn 2,5-3,5% đối với kỳ hạn 3 tháng và 3-5% đối với kỳ hạn 6
tháng, còn kỳ hạn 12 tháng lãi suất huy động cao hơn các kỳ hạn khác từ 3-
3.5% nguồn vốn huy động này có sự phân biệt cá nhân và pháp nhân.
+ Đối với nguồn nội tệ:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng không áp dụng lãi suất phân biệt với đối
tượng là người gửi mà chỉ có sự khác nhau về thời hạn huy động.
Với loại tiền gửi có kỳ hạn có sự biến động qua các năm. Năm 2004 là
năm lãi suất huy động này biến đổi ít nhất với hai lần điều chỉnh lãi suất huy

động số là vào ngày 31/1/2004 và 18/12/2004.
Năm 2005 lãi suất huy động có thay đổi ở một vài thời điểm như sự dao
động giữa lãi suất cũ và mới không nhiều.
Ngân hàng chỉ đạo bắt đầu từ ngày 1/6/2005 thực hiện theo quyết định
số 1267/2001/QĐ- NHNN, LSTT thay cho LSCP, tuy lãi suất cơ bản vẫn
được ngân hàng công bố hàng tháng và chỉ có tình chất định hướng, cơ chế lãi
suất trực tiếp sẽ tác động mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là
chiến lược huy động vốn và cho vay vốn. Muốn huy động được nhiều vốn
buộc ngân hàng phải đưa các mức lãi suất hấp dẫn. Vì vậy, từ tháng 10 đến
tháng 12 năm 2004 ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn
hẳn các kỳ hạn trước đó. Loại kỳ hạn trước 9 tháng có mức lãi suất cao nhất là
0,67%/tháng, cao hơn hẳn các kỳ hạn trước đó. Lãi suất phát động do phát
hành kỳ phiều không thay đổi nhiều. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu huy động
11
11

×