Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ mỹ iran trong lĩnh vực an ninh quân sự giai đoạn 2002 2020​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.87 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đồng Đức Trung

QUAN HỆ MỸ - IRAN
TRONG LĨNH VỰC AN NINH - QUÂN SỰ
GIAI ĐOẠN 2002 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đồng Đức Trung

QUAN HỆ MỸ - IRAN
TRONG LĨNH VỰC AN NINH - QUÂN SỰ
GIAI ĐOẠN 2002 - 2020
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

Giáo viên hướng dẫn

GS.TS. Phạm Quang Minh

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực tế của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị
Thanh Thủy.
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những cơng trình nghiên
cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi
xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

HỌC VIÊN

Đồng Đức Trung



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 9
Chƣơng 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
MỸ - IRAN TRONG LĨNH VỰC AN NINH - QUÂN SỰ
GIAI ĐOẠN 2002 - 2020 .................................................................................. 8
1.1. Khái quát quan hệ Mỹ - Iran và chƣơng trình hạt nhân của Iran
trƣớc năm 2002 ................................................................................................ 8
1.1.1. Khái quát quan hệ Mỹ-Iran trước năm 2002 .................................. 8
1.1.2. Chương trình hạt nhân của Iran trước năm 2002........................... 9
1.2. Tình hình thế giới và khu vực Trung Đơng giai đoạn 2002 - 2020 ...... 11
1.2.1. Tình hình thế giới .......................................................................... 11
1.2.2. Tình hình khu vực Trung Đơng ..................................................... 12
1.3. Lợi ích và chính sách của Mỹ ở Trung Đông....................................... 14
1.3.1. Lợi ích của Mỹ ở Trung Đơng ....................................................... 14
1.3.2. Chính sách của Mỹ với Trung Đông và với Iran .......................... 17
1.4. Lợi ích và chính sách của Iran ở Trung Đơng ..................................... 20
1.4.1. Lợi ích của Iran ở Trung Đơng ..................................................... 20
1.4.2. Chính sách của Iran với Trung Đơng ........................................... 23
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................... 28
1



Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - IRAN TRONG LĨNH VỰC
AN NINH - QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2002 - 2020 ....................................... 29
2.1. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran ......................................................... 29
2.1.1. Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran ..... 29
2.1.2. Tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran ................. 34
2.2. Sự can dự của Mỹ và Iran trong các vấn đề an ninh - quân sự
ở khu vực Trung Đông .................................................................................. 41
2.2.1. Sự can dự của Mỹ và Iran trong cuộc xung đột Israel-Palestine ..... 41
2.2.2. Sự can dự của Mỹ và Iran trong cuộc chiến tại Syria................... 47
Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................... 54
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - IRAN TRONG
LĨNH VỰC AN NINH - QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2002 - 2020 VÀ
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ MỸ - IRAN TRONG THỜI GIAN TỚI ....... 55
3.1. Tác động quan hệ Mỹ - Iran giai đoạn 2002-2020............................... 55
3.1.1. Tác động đối với Mỹ và Iran ......................................................... 55
3.1.2. Tác động đối với khu vực Trung Đông và quốc tế ........................ 59
3.2. Triển vọng quan hệ Mỹ-Iran trong thời gian tới ................................ 62
3.2.1. Dự báo những nhân tố tác động tới quan hệ Mỹ - Iran
trong thời gian tới ................................................................................... 62
3.2.2. Khả năng các kịch bản quan hệ Mỹ - Iran trong thời gian tới ..... 64
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75

2


DANH MỤC VIẾT TẮT


AL

EU

GCC
HĐBA LHQ

IAEA

ICG

INSTEX

IRGC

JCPOA

LHQ

NPT

OPEC

PA

Arab League
Liên đoàn Ả rập
European Union
Liên minh châu Âu

Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh
UN Security Council
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
International Atomic Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
International Crisis Group
Tổ chức Khủng hoảng quốc tế
Instrument in Support of Trade Exchanges
Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại
Islamic Revolutionary Guard Corps
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo
Joint Comprehensive Plan of Action
Kế hoạch hành động chung toàn diện
United Nations
Liên hợp quốc
Nuclear Non-Proliferation Treaty
Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí hạt nhân
Organization of the Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Palestine Authority
Chính quyền Palestine
3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trên các phương diện về kinh tế, chính trị, an ninh-quân sự, Trung
Đơng được xem là khu vực có vai trị rất quan trọng với các nước cả trong và
ngoài khu vực. Về kinh tế, Trung Đông chứa đựng nguồn tài nguyên dầu mỏ

lớn nhất thế giới, chiếm 68% trữ lượng dầu thơ tồn cầu. Phần lớn các nước
trên thế giới đều ít nhiều phụ thuộc vào nguồn cung dầu của khu vực này. Về
yếu tố địa chính trị, nơi đây chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
cường quốc lớn để dành thế đứng chân, gia tăng ảnh hưởng nhằm mục đích
kiếm tìm và bảo vệ những lợi ích to lớn do khu vực này mang lại, đặc biệt là
nguồn lợi từ dầu mỏ. Về phương diện an ninh-quân sự, Trung Đông được xem
là chảo lửa của thế giới với những cuộc xung đột kéo dài, chưa được giải quyết
dứt điểm, khiến khu vực này ln chìm sâu trong khung hoảng, có thể kể tới
như xung đột Israel-Palestine, các cuộc nội chiến tại Syria, Yemen, Iraq,
Lebanon, hay cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Tự xưng
(IS) do Mỹ phát động, lôi kéo sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự
bất ổn của Trung Đông không chỉ nằm ở những vấn đề nội tại của khu vực này
như xung đột tôn giáo, sắc tộc hay tranh giành lãnh thổ, mà càng khó giải
quyết dứt điểm do có sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc
biệt là Mỹ, với những toan tính khác nhau về lợi ích quốc gia.
Iran là quốc gia có nhiều người theo dịng hồi giáo Shiite nhất tại Trung
Đơng, được xem là quốc gia lớn, có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Vai trò của
Iran được thể hiện trên các thế mạnh về vị trí địa lý, kinh tế và quân sự. Lợi
thế về địa lý cho phép Iran có thể kiểm sốt eo biển Hormuz, tuyến đường
hàng hải vận chuyển dầu và hàng hóa quan trọng bậc nhất trên thế giới. Theo
ước tính có khoảng 30% lượng dầu thô và các sản phẩm từ dầu của thế giới
được vận chuyển qua eo biển này mỗi ngày. Ngoài ra, Iran sở hữu nguồn tài
1


nguyên năng lượng quý giá với trữ lượng phong phú. Xét về trữ lượng dầu,
Iran đứng thứ tư trên thế giới, đứng vị trí thứ ba trong Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC) và vị trí thứ hai tại khu vực Trung Đông. Nước này
cũng sở hữu sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực, điều này có được một phần
bởi Iran sở hữu công nghệ hạt nhân, tên lửa. Việc sở hữu công nghệ hạt nhân

đã trở thành mối lo với nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ. Vấn đề hạt
nhân Iran cũng là nhân tố chính có ảnh hưởng xấu tới quan hệ Mỹ-Iran trong
một thời gian dài. Thời điểm năm 2002, khi chương trình hạt nhân của Iran bị
tiết lộ, Mỹ cáo buộc Iran đang âm mưu phát triển vũ khí hạt nhân, đe dọa an
ninh thế giới, kêu gọi sự vào cuộc của quốc tế và áp đặt các lệnh trừng phạt
lên quốc gia Hồi giáo này. Quan hệ Mỹ-Iran đặc biệt xấu đi sau khi Tổng
thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền và ngay sau đó đã rút Mỹ khỏi Thỏa
thuận hạt nhân đã ký với Iran và các nước trong nhóm P5+1 năm 2015. Đồng
thời, Mỹ đã tăng cường sức ép tối đa lên Iran thông qua các lệnh trừng phạt
buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấm dứt can dự vào các
vấn đề ở khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh hiện nay, những căng thẳng
trong quan hệ Mỹ-Iran đang tăng cao và có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
Thực tế này khơng cịn là vấn đề của riêng hai nước mà có những tác động tới
các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, những vấn đề an ninh - quân
sự trong quan hệ Mỹ-Iran vừa có tính lịch sử vừa có tính thời sự, cần được đi
sâu nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Mỹ-Iran là một chủ đề thu hút được sự chú ý của các nhà
nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong nhiều năm qua, đặc biệt là
những chủ đề liên quan tới căng thẳng Mỹ-Iran xoay quanh vấn đề hạt nhân
Iran. Từ trước đến nay, chủ đề này đã có nhiều, cơng trình nghiên cứu của các
tác giả ở cả trong và ngoài nước.
2


Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Một số cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan tới
vấn đề an ninh-quân sự trong quan hệ Mỹ-Iran chủ yếu khai thác vấn đề
khủng hoảng hạt nhân Iran như:
- Cơng trình nghiên cứu “The Middle East: A History” đã được các tác

giả William Ochsenwald và Sydney Nettleton Fisher (2004) trình bày khá
cơng phu về lịch sử khu vực Trung Đông kể từ sự trỗi dậy của người Hồi
giáo, bao trùm các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tơn giáo, văn hóa, xã hội.
- Cơng trình nghiên cứu “A half century of occupation, Israel,
Palestine, and World’s Most Intractable Conflict” (2017) của tác giả Gherson
Shafir đã mô tả cuộc xung đột Israel-Palestine là một trong những cuộc đối
đầu phân cực mạnh nhất trên thế giới, tác giả đã làm rõ ba vấn đề chiếm đóng
là gì, lý do chiếm đóng kéo dài và tác động của nó tới cuộc xung đột.
- Tác giả Roger Howard (2004) đã đi sâu nghiên cứu về những cuộc
khủng hoảng của Iran trong đó chỉ ra tham vọng hạt nhân của quốc gia Hồi
giáo này, cùng những mâu thuẫn xung đột giữa Mỹ và Iran liên quan tới
chương trình hạt nhân của Iran thơng qua cuốn sách “Iran in crisis? Nuclear
ambitions and the Ammerican response”.
- Cuốn sách “Iran’s Nuclear Ambitions” của tác giả Shahram Chubin
(2004) cũng có chung mục tiêu nghiên cứu là đi sâu phân tích về tham vọng
hạt nhân của Iran, mục đích phát triển cũng như đưa ra những đánh giá về
những tác động của vấn đề hạt nhân Iran tới các lĩnh vực chính trị, ngoại giao
qn sự trong mơi trường quốc tế.
- Liên quan các vấn đề an ninh - qn sự trong khu vực Trung Đơng có
các bài viết như “Ending Blowback Terrorism” của tác giả Jeffrey D.Sachs; The
Middle East Meltdown and Global Risk của tác giả Roubini, “A Confrontation
from Hell” của tác giả Amin Saikal đăng trên trang mạng projectsyndicate.org,
có những nội dung phân tích về tình hình khu vực cũng như vai trò, can dự của
Mỹ và Iran đối với những vấn đề của khu vực Trung Đông.
3


Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thỏa thuận hạt nhân Iran, cấm vận của Mỹ đối với Iran hay nguy cơ
xung đột quân sự Mỹ-Iran luôn là những chủ đề dành được nhiều sự quan tâm

của dư luận trong thời gian gần đây. Có thể kể tới một số cơng trình nghiên
cứu như:
- Chính sách hạt nhân Iran-Ngun nhân và triển vọng” – Luận văn
thạc sĩ của tác giả Lê Giang, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(2011), tập trung nghiên cứu nguyên nhân Iran phát triển chương trình hạt
nhân, bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế hay hệ quả mà nước này phải đối
mặt. Qua đó, luận văn đưa ra dự báo về triển vọng của chính sách hạt nhân
của Iran trong thời gian tới.
- Cộng hòa Hồi giáo Iran và khả năng hợp tác của Việt Nam đến năm
2020 – Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2012 của PGS TS Trần Văn Tùng, Viện
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. Nội dung nghiên cứu tổng quan về
nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, phân tích các chính sách của Iran, trong đó có
nội dung về phát triển chương trình hạt nhân, đánh giá về khả năng hợp tác
giữa Việt Nam với Iran đến năm 2020.
- Những bài viết như: “Định vị chính sách của Mỹ ở Trung Đơng” của
Cơng Đồng (Phóng viên TTXVN tại Trung Đông) trên baotintuc.vn; “Chảo
lửa” Trung Đông và nhát búa cuối cùng của ông Trump” của tác giả Trương
Tuấn (TTXVN) trên baoquocte.vn; hay loạt bài viết “Phát động chiến tranh
với Iran: Vừa khó thực hiện, vừa là dấu chấm hết với ông Trump? Mỹ ráo riết
đưa tàu sân bay tới Vùng Vịnh: Tìm cớ tấn cơng hay “địn áp lực” buộc Iran
đàm phán?; TT Iran “hái quả ngọt” ở Iraq: Người Shiite lên nắm quyền tại
Baghdad, Mỹ coi chừng gậy ông đập lưng ông; Ráo riết chống lại giải phóng
Idlib: Mỹ-Phương Tây sợ mất phần trong miếng bánh Syria” của nguyên Đại
sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Quang Khai; “Mỹ và Iran bên bờ miệng hố
chiến tranh: Logic của leo thang” của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iran
4


Nguyễn Hồng Thạch, trên trang soha.vn. Nội dung các bài viết đi sâu phân
tích các vấn đề thời sự, cụ thể phân tích nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự giữa

Mỹ và Iran, cũng như hệ quả của nó tới vấn đề an ninh quốc tế.
Các tài liệu phần nào đã phản ánh được quan hệ Mỹ-Iran trong lĩnh vực
an ninh-quân sự tại khu vực Trung Đông trong giai đoạn từ năm 2002 đến
năm 2020. Tuy nhiên đa phần các bài viết chủ yếu phân tích các sự kiện thời
sự, ít các cơng trình nghiên cứu chun sâu về bản chất của mối quan hệ này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu luận văn là làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ - Iran
trong lĩnh vực an ninh-quân sự giai đoạn 2002-2020, từ đó phân tích những
tác động của mối quan hệ này tới khu vực và quốc tế, đồng thời dự báo xu
hướng của quan hệ Mỹ - Iran sau thời điểm năm 2020.
Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài
Nhận diện những nhân tố tác động tới quan hệ Mỹ - Iran trong lĩnh vực
an ninh-quân sự giai đoạn 2002-2020, đặc biệt lưu ý tới chính sách của hai
nước đối với nhau.
Nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Iran trong lĩnh vực an ninh-quân sự giai
đoạn 2002-2020.
Đưa ra những đánh giá tác động của mối quan hệ Mỹ - Iran đối với khu
vực và quốc tế, đồng thời dự báo xu hướng quan hệ giữa hai nước sau thời
điểm năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan hệ Mỹ-Iran
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002 đến năm 2020. Năm 2002
là mốc thời gian khi chính quyền Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố
quốc tế và liệt Iran vào “trục ma quỷ” với cáo buộc Iran bảo trợ khủng bố.
Đồng thời năm 2002 cũng là thời điểm chương trình hạt nhân của Iran bị phát
5


giác dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran và nhiều hệ lụy đối với quan hệ

Mỹ - Iran cũng như quan hệ quốc tế. Năm 2020 là thời điểm học viên hồn
thành khóa học cao học và cũng là năm cuối trong nhiệm kỳ của Tổng thống
Donald Trump.
Nội dung nghiên cứu: quan hệ Mỹ - Iran trên các lĩnh vực an ninh quân sự, tập trung vào vấn đề cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran và các vấn đề
an ninh-quân sự ở khu vực Trung Đông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: để làm rõ thực trạng quan hệ
Mỹ - Iran trong lĩnh vực an ninh-quân sự giai đoạn 2002-2020 trên cơ sở phân
tích chính sách và lợi ích quốc gia khác nhau của hai nước dưới sự tác động của
các nhân tố ở các cấp độ khác nhau đối với Mỹ và Iran trong giai đoạn này.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: để theo sát những biến động trong
quan hệ hai nước trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2020.
Phương pháp phân tích: để phân tích những yếu tố tác động đến quan
hệ Mỹ-Iran và nội dung chính sách của hai nước trong lĩnh vực an ninh-quân
sự, đồng thời đánh giá những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực
và quốc tế cũng như tác động đến mối quan hệ Mỹ-Iran.
Phương pháp dự báo: để đưa ra những khả năng diễn biến của quan hệ
Mỹ - Iran trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Các yếu tố cơ bản tác động tới quan hệ Mỹ-Iran trong
lĩnh vực an ninh-quân sự giai đoạn 2002-2020
Chương 1 nhận diện những yếu tố chủ yếu chi phối mối quan hệ Mỹ Iran trong giai đoạn này bao gồm quan hệ Mỹ - Iran trước năm 2002, tình
hình quốc tế và khu vực Trung Đơng giai đoạn 2002-2020, lợi ích và chính
sách của hai nước đối với khu vực Trung Đông và đối với nhau.
6


Chƣơng 2. Thực trạng quan hệ Mỹ-Iran trong lĩnh vực an ninhquân sự giai đoạn 2002-2020

Chương 2 nghiên cứu quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh - quân
sự giai đoạn 2002-2020, đi sâu vào các vấn đề cụ thể như cuộc khủng hoảng
hạt nhân Iran và sự can dự của Mỹ và Iran đối với các vấn đề an ninh - quân
sự của khu vực Trung Đông.
Chƣơng 3: Nhận xét quan hệ Mỹ-Iran trong lĩnh vực an ninh-quân
sự giai đoạn 2002-2020 và triển vọng quan hệ Mỹ-Iran trong thời gian tới
Chương 3 đưa ra những nhận xét chung về quan hệ Mỹ-Iran trong lĩnh
vực an ninh-quân sự giai đoạn 2002-2020, trong đó đi sâu phân tích những tác
động của mối quan hệ này đối với Mỹ và Iran, cũng như tác động đối với khu
vực, đồng thời đưa ra những dự báo về triển vọng quan hệ Mỹ-Iran trong thời
gian tới.

7


Chƣơng 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
MỸ- IRAN TRONG LĨNH VỰC AN NINH - QUÂN SỰ
GIAI ĐOẠN 2002 - 2020
1.1. Khái quát quan hệ Mỹ - Iran và chƣơng trình hạt nhân của Iran
trƣớc năm 2002
1.1.1. Khái quát quan hệ Mỹ-Iran trước năm 2002
Mỹ và Iran chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1883. Từ đó
đến nay, quan hệ Mỹ-Iran đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cơ bản có thể
chia làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn trước năm 1953, giai đoạn 1953-1979 và
giai đoạn từ năm 1979 đến nay.
Trong giai đoạn trước năm 1953, Mỹ đã nhiều lần ngầm ủng hộ các
lực lượng đối lập tiến hành lật đổ chế độ quân chủ tại Iran. Sau Chiến tranh
Thế giới lần thứ 2, Iran giành được độc lập từ thực dân Anh. Năm 1951,
người dân Iran bầu Mohammad Mosadec làm thủ tướng. Thủ tướng
Mosadec nhanh chóng quốc hữu hóa ngành sản xuất dầu mỏ của Iran, gây lo

ngại cho Chính quyền Mỹ vốn xem dầu mỏ của Iran là chìa khóa cho sự tái
thiết kinh tế sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Vì thế, các cơ quan tình báo
Mỹ và Anh đã ngầm ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng
Mohammad Mosadec vào năm 1953 và đưa Mohammad Reza Pahlavi, một
nhân vật thân Mỹ lên làm lãnh đạo, mở ra một trang mới trong quan hệ
ngoại giao giữa Mỹ và Iran.
Trong suốt 26 năm triều đại vua Shah (1953-1979), các đời Tổng thống
Mỹ luôn coi Iran không chỉ như một cường quốc đang lên cấp khu vực mà
còn là một tiền đồn của Mỹ. Năm 1972, trong chuyến thăm Iran của Tổng
thống Nixon, hai bên đã xúc tiến quan hệ đồng minh thân cận. Việc thiết lập
quan hệ đồng minh đã giúp Mỹ kiểm tỏa Liên Xô. Iran và Liên Xô từng là
những đồng minh thân thiết trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới lần thứ 2,

8


khi Iran là cầu nối quan trọng để phe Đồng Minh cung cấp viện trợ cho Liên
Xơ chống phát xít Đức. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô càng mở
rộng ảnh hưởng ở Trung Đông. Việc lôi kéo Iran trở thành đồng minh, đồng
nghĩa với việc Mỹ đã thiết lập được quan hệ với một quốc gia có vị trí chiến
lược và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, đồng thời phá vỡ mối quan hệ
đồng minh giữa Iran và Liên Xô. Đổi lại, Iran được nhận viện trợ từ Mỹ gồm
máy bay F14 Tomcat cùng với vũ khí và thiết bị đi kèm để nâng cao sức
mạnh quốc phòng.
Tuy nhiên, năm 1979, cuộc Cách mạng Hồi giáo do Giáo chủ
Khomeini lãnh đạo đã lật đổ chế độ quân chủ Pahlavi, thành lập chế độ Cộng
hòa đầu tiên của Iran. Ngay sau khi vua Shah Pahlavi bị truất ngôi, quan hệ
Mỹ-Iran đã thay đổi theo chiều hướng xấu khi giữa hai nước xảy ra cuộc xung
đột chính trị, ngoại giao với sự kiện 56 nhà ngoại giao và cơng dân của Mỹ bị
phía Iran bắt làm con tin trong 444 ngày từ ngày 4 tháng 11 năm 1979 đến

ngày 20 tháng 1 năm 1981. Sự kiện đã trở thành vết đen trong quan hệ hai
bên. Từ đồng minh Iran trở thành kẻ thù số một của Mỹ [Cao Văn Liên, 2009].
1.1.2. Chương trình hạt nhân của Iran trước năm 2002
Chương trình hạt nhân của Iran được khởi động từ thập kỷ 50 của thế
kỷ trước với sự giúp đỡ của Mỹ theo chương trình “Ngun tử cho hịa bình”
của Tổng thống Eisenhower. Vào giữa thập kỷ 1970, nhờ sự giúp đỡ của Tây
Đức, Iran đã khởi công xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ ở Bushir và thành
lập 2 trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân tại Esfahan. Tuy nhiên, hai lò
phản ứng hạt nhân do Tây Đức giúp xây dựng đã bị phá hủy trong chiến tranh
Iran-Iraq. Vì thế, kế hoạch hạt nhân của Iran tạm thời bị gián đoạn. Trong
những năm 1990, Iran đã khởi động lại kế hoạch hạt nhân và đạt được những
triển vọng trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và khai thác quặng uranium
làm nhiên liệu cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân [Shreeya Shinha & Susan
Campell Beachy, 2015].
9


Iran ln khẳng định có nhiều lý do để theo đuổi chương trình hạt nhân
dân sự. Thứ nhất, mặc dù có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, nhưng do số
dân tăng nhanh, việc xuất khẩu dầu lửa quá mức sẽ khiến nguồn năng lượng
này sớm cạn kiệt. Do đó Iran đã đặt mục tiêu sản xuất 23.000 megawatt điện
từ các nhà máy điện hạt nhân càng sớm càng tốt. Thứ hai, Iran coi dầu khí là
tài sản quốc gia, ngồi lợi ích kinh tế cịn đem lại sự tự hào dân tộc nên phải
bảo tồn để duy trì chiến lược an ninh năng lượng. Hơn nữa, việc khai thác dầu
khí sẽ có tác động lớn tới vấn đề ô nhiễm môi trường. Thứ ba, Iran muốn sở
hữu công nghệ hạt nhân để chứng minh vị thế của mình trên trường quốc tế.
Chính quyền Iran ln khẳng định quyền phát triển chương trình hạt nhân vì
mục đích hịa bình theo đúng các điều khoản của Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ
khí hạt nhân [Đỗ Trọng Quang, 2008].
Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đều cho rằng, mục đích thực sự của

chương trình hạt nhân Iran là chế tạo vũ khí hạt nhân, lấy đó là cơ sở để gây
dựng vị thế ở khu vực Trung Đông. Bởi theo nguồn tin do tổ chức
Mujahideen Khalq (MK), nhóm phiến quân lưu vong chống Chính phủ Iran
tiết lộ, cùng những bằng chứng khác mà Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ
(CIA) có được thì Iran đã bí mật xây dựng các nhà máy làm giàu uranium tại
Natanz và Arak mà Liên Hợp Quốc không hề hay biết. Thời điểm tháng 8
năm 2002, cơ sở Natanz đã có khả năng làm giàu uranium và các nhà máy hạt
nhân ở Arak đã có khả năng làm giàu Plutoni ở trình độ cao đến mức gần có
thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân
Một khi Iran sở hữu được vũ khí hạt nhân đó sẽ là mối đe dọa an ninh
thực sự đối với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Chính từ sự mờ ám trong chương trình hạt nhân của Iran mà Tổng thống Mỹ
George W.Bush đã công khai xếp Iran vào “trục ma quỷ”, cùng với Iraq và
Triều Tiên. Chương trình hạt nhân bí mật của Iran bắt đầu thu hút sự chú ý
của cộng đồng quốc tế, khiến Mỹ và châu Âu tăng cường sức ép, buộc Iran
phải hạn chế làm giàu uranium
10


1.2. Tình hình thế giới và khu vực Trung Đơng giai đoạn 2002 - 2020
1.2.1. Tình hình thế giới
Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2020, thế giới đã trải qua nhiều
biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn ra sức điều
chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh kiềm chế lẫn nhau
quyết liệt, nhằm giành lợi ích và gây dựng vị thế tại khu vực. Xung đột dân
tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến
tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ
quyền, lãnh thổ, tài nguyên diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn.
Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực,
an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng,

biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng. Chủ nghĩa
dân tuý, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng gia tăng mạnh
mẽ trong quan hệ quốc tế. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn
cầu đứng trước những thách thức lớn. Nhìn tổng thể, trong những mức độ
khác nhau, thế giới chưa bao giờ im tiếng súng. Những loại vũ khí giết người
hàng loạt vẫn được đua nhau sản xuất và nguy hiểm hơn là được đưa tới
những điểm nóng. Việc đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực vẫn được nhiều thế
lực xác định là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu bành trướng, áp đặt. Xu
hướng tập hợp lực lượng, liên kết - đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc diễn
ra gay gắt, đặt các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ, trước
nhiều sức ép, đặc biệt dưới tác động của cạnh tranh địa chính trị giữa các
nước lớn.
Quan hệ Mỹ-Iran là một trong những cặp quan hệ phức tạp và khó giải
quyết những mâu thuẫn nhất hiện nay. Trên nghị trường quốc tế, những tranh
cãi nảy lửa giữa Mỹ và Iran ln là chủ đề nóng thu hút nhiều sự chú ý của
cộng đồng quốc tế. Chủ đề tranh cãi giữa hai quốc gia chủ yếu xoay quanh
chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Trong giai đoạn 2002-2020,
11


những căng giữa Mỹ và Iran chưa bao giờ được giải quyết dứt điểm, hai nước
luôn ở thế đối đầu dù rằng mức độ căng thẳng ở từng giai đoạn lãnh đạo của
mỗi nước không giống nhau. Mỹ và Iran thường sử dụng diễn đàn quốc tế,
đặc biệt tại Liên Hợp Quốc để chỉ trích, lên án nhau. Mỹ tuyên bố chương
trình hạt nhân tên lửa của Iran đe dọa tới nền hịa bình và an ninh của thế giới,
trong khi Iran cáo buộc Mỹ là quốc gia gây bất ổn, kích động bạo lực và châm
ngịi cho những cuộc xung đột trên thế giới. Mặc dù các tổ chức quốc tế, cùng
với nhiều quốc gia trên thế giới luôn thể hiện mong muốn và sẵn sàng làm
trung gian hòa giải cho mối quan hệ này tuy nhiên những nỗ lực của quốc tế
vẫn chưa đem lại kết quả rõ rệt nào. Quan hệ Mỹ-Iran trên bình diện thế giới

vẫn ln là vấn đề khó giải quyết, khiến cho thế giới vốn đã có quá nhiều vấn
đề phức tạp lại càng trở nên bất ổn, làm gia tăng bầu không khí căng thẳng.
1.2.2. Tình hình khu vực Trung Đơng
Trải qua gần hai thập kỷ, Trung Đơng với vị trí địa chiến lược quan
trọng vẫn là khu vực đầy biến động và đối đầu căng thẳng, xuất phát từ những
nguyên nhân nội tại và sự can thiệp từ bên ngoài. Các cuộc xung đột tiềm tàng
ở khu vực tiếp tục được dự báo khó có triển vọng tìm ra giải pháp.
Nhắc đến Trung Đông là nhắc tới khu vực với những mỏ dầu dồi dào
của thế giới, trung tâm của nhiều tôn giáo lớn, cũng là nơi của những xung
đột, bất ổn khơng ngừng. Đó là tranh chấp lãnh thổ Israel-Palestine, tranh
chấp về quyền lợi của các dân tộc, những nhóm người cư trú không phải bên
trong lãnh thổ một quốc gia mà phân tán ở nhiều nước trong đó nổi bật có
nhóm người Kurd đang rải rác ở Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đó là những
bất đồng kéo dài giữa hai dòng hồi giáo Sunni và Shiite và đó là cuộc cạnh
tranh quyền lực về vai trị và tham vọng lãnh đạo trong thế giới Ả rập. Chính
những vấn đề này khiến Trung Đông bao năm nay vẫn ngổn ngang chia rẽ
[Smith, C.D, 2017, p.17-24].
12


Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine luôn diễn biến phức tạp, trong đó
chủ yếu là leo thang căng thẳng và đụng độ bạo lực. Bên cạnh hai chủ thể chính
của cuộc xung đột là Israel và Palestine thì những nhân tố bên ngồi như Mỹ và
Iran cũng góp phần làm cho tình hình xung đột Israel-Palestine càng trở nên
phức tạp. Trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống G.W.Bush và Tổng
thống Obama, Mỹ chủ trương theo đuổi tiến trình Hịa hình Trung Đơng, tìm
giải pháp trong giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine. Tuy nhiên, vai trò
trung gian hòa giải của Mỹ cho cuộc xung đột này đã bị suy giảm nghiêm trọng
dưới thời Tổng thống Trump. Việc Tổng thống Donald Trump đảo ngược
chính sách đối ngoại truyền thống của các chính phủ tiền nhiệm khi cơng nhận

Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán về thành phố này, thúc
đẩy bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia Ả rập Vùng Vịnh với Israel
cũng như hàng loạt hành động gia tăng sức ép đối với Palestine (cắt viện trợ
cho Chính quyền Palestine, đóng cửa văn phịng đại diện của Tổ chức Giải
phóng Palestine tại Mỹ…) đã khiến quan hệ giữa Mỹ với Palestine xấu đi
nghiêm trọng. Kế hoạch Hịa bình Trung Đơng của Chính quyền Trump dù mới
chỉ được cơng bố một phần nhưng đang có nguy cơ khiến cho tiến trình hịa
bình rơi vào bế tắc hồn tồn. Trong khi đó Iran ln là quốc gia đi đầu trong
ủng hộ công cuộc đấu tranh giành lại lãnh thổ của nhân dân Palestine. Ngoài
thể hiện vai trò lãnh đạo Hồi giáo chống lại Israel, một lý do quan trọng khác
khiến Iran luôn ủng hộ Palestine bởi nước này là một trong những nhân tố quan
trọng trên mặt trận chống Mỹ của Iran. Quan hệ Mỹ-Palestine xấu đi chính là
cơ hội khơng thể tốt hơn để Iran lôi kéo Palestine, củng cố lực lượng đồng
minh, gia tăng sức mạnh [Kenneth Katzman, 2019a].
Vấn đề hạt nhân Iran trong quan hệ Mỹ-Iran cũng tác động không nhỏ
tới cục diện tình hình khu vực Trung Đơng. Tình hình Trung Đơng đã trở nên
rối ren sau khi Chính quyền Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Kế hoạch
Hành động chung Toàn diện (JCPOA). Việc làm của Mỹ đã đem lại lợi thế
13


cho Israel trong cuộc đối đầu với Iran song cũng khiến khả năng xung đột
giữa Israel và Iran leo thang. Iran là một trong những đối thủ lớn nhất của
Israel. Việc Chính quyền Trump rút khỏi JCPOA, gia tăng trừng phạt ở cấp
độ cao nhất đối với Iran đã làm chậm tiến trình phát triển hạt nhân của Iran,
giúp Israel có thời gian củng cố sức mạnh, giành ưu thế trước đối thủ. Ngay
sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA, giữa Israel-Iran đã xảy
ra va chạm quân sự, điều này cho thấy Iran luôn chọn Israel là đối thủ trực
tiếp để có những hành động trả đũa Mỹ, đẩy nguy cơ xung đột quân sự tại
Trung Đông ngày càng tăng cao [Thông tấn xã Việt Nam, 2020].

Cục diện tình hình tại các điểm nóng tại Trung Đơng như Syria, Iraq,
Yemen, Lebanon cũng đã có những xáo trộn từ sự can dự của Mỹ và Iran.
Chịu ảnh hưởng từ những biện pháp trừng phạt của Mỹ, Iran buộc phải thu
hẹp mặt trận quốc tế, giảm bớt sự chi viện cho các nước đồng minh, khiến cho
mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Iran ở khu vực bị chậm lại. Sự can thiệp của
Mỹ như rút khỏi JCPOA hay thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel
với các quốc gia Ả rập cũng khiến sự cạnh tranh toàn diện giữa các nước Hồi
giáo dòng Sunni, mà đại diện là Ả rập Xê út và các nước dòng Hồi giáo dòng
Shiite với đại diện là Iran tại khu vực Trung Đơng có thay đổi lớn, có thể làm
thay đổi ưu thế vốn có của Iran. Chảo lửa Trung Đơng vốn đã nóng sẽ càng
nóng hơn khi có sự can dự và cạnh tranh ảnh hưởng của những thế lực cả bên
trong và bên ngồi khu vực, trong đó có Mỹ và Iran.
1.3. Lợi ích và chính sách của Mỹ ở Trung Đơng
1.3.1. Lợi ích của Mỹ ở Trung Đơng
Trung Đơng đuợc xem là khu vực có tầm quan trọng địa chiến luợc đối
với Mỹ.
Trung Đông được mệnh danh là “trung tâm của bàn cờ thế giới”, tiếp
giáp ba châu lục quan trọng: châu Á, châu Âu và châu Phi. Có nhiều ý kiến
cho rằng, ai chiếm được “vùng đất trung tâm” này thì sẽ làm chủ được thế
14


giới [William Ochsenwald và Sydney Nettleton Fisher, 2004]. Khu vực Trung
Đông là cái nôi của nhiều nền văn minh, cái nôi của các tôn giáo lớn trên thế
giới, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Nơi đây từng xuất hiện những
đế chế là cường quốc thế giới, với những nền văn minh phát triển cực thịnh.
Chính vì vậy, Trung Đông là khu vực trọng tâm của nhiều cuộc chinh phạt
trong quá khứ và là nơi tranh giành ảnh hưởng quyết liệt giữa các cường quốc
từ thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến nay, đặc biệt là giữa Mỹ và Liên
Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh và giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc thời kỳ hậu

Chiến tranh Lạnh.
Do tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược của khu vực, cũng như
quyền kiểm soát nguồn dầu lửa quan trọng của thế giới, ngay từ những năm
đầu của thế kỷ 20, các đời Tổng thống Mỹ đã đặc biệt coi trọng Trung Đông,
đặt khu vực này là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của mình. Năm 1944, Bộ ngoại giao Mỹ đã coi Trung Đông là khu vực
quan trọng nhất của thế giới, xác định nguồn dầu lửa là vô cùng quan trọng
đối với sức mạnh chiến lược. Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter tun bố,
Trung Đơng là khu vực có lợi ích sống còn của Mỹ và sẵn sàng bảo vệ lợi ích
của Mỹ bằng mọi giá [Bùi Ngọc Tú, 2012]. Trong chiến lược an ninh quốc
gia của các đời Tổng thống Mỹ sau này, Trung Đông tiếp tục được coi là khu
vực địa chiến lược trọng yếu của Mỹ, là một trong những ưu tiên đối ngoại
của Mỹ.
Trung Đông đã và đang trở thành thị trường quan trọng cho hàng hóa
Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quân sự.
Trong giai đoạn 1992-2000, kim ngạch thương mại Mỹ-Trung Đông
tăng khoảng 62%; giai đoạn 2001-2011, kim ngạch thương mại tăng 131,1%,
có năm tăng tới 35% [Kenneth Katzman, 2019a]. Điểm đáng chú ý là hiện
nay, Trung Đông là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và cũng là
thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Theo báo cáo ngày 30 tháng 9
15


năm 2017 của Cơ quan Hợp tác An ninh thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ trước
Quốc hội, trong giai đoạn 2008-2011, khu vực Trung Đông đã chi 116 tỷ
USD mua sắm vũ khí trang bị (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2004-2007),
chiếm 56% tổng giá trị nhập khẩu của toàn thế giới (khoảng 208 tỷ USD).
Ngoài ra, thị phần xuất khẩu vũ khí của Mỹ với khu vực này đã có bước nhảy
vọt từ 30% giai đoạn 2004-2007 lên gần 80% giai đoạn 2008-2011, loại châu
Âu và Nga ra khỏi danh sách nhà xuất khẩu chính vào khu vực này. Riêng năm

2011, Mỹ xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông trị giá 33,4 tỷ USD, chiếm tới
50% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ (66,3 tỷ USD). Chính vì vậy,
Mỹ coi khu vực Trung Đơng là khu vực lợi ích sống cịn của Mỹ, là ưu tiên cho
chiến lược đảm bảo năng lượng và thị trường xuất khẩu vũ khí của Mỹ.
Trung Đơng đem lại lợi ích to lớn đối với Mỹ về kinh tế, đặc biệt từ dầu
mỏ, lý do chính cho sự can thiệp của Mỹ ở khu vực này.
Mỹ nhận thức rất rõ tầm quan trọng của dầu mỏ đối với nền kinh tế của
nước này, đặc biệt là ngành công nghiệp và tài chính [United States Agency
for International Development, 2019]. Một ví dụ điển hình đó là ngành cơng
nghiệp xe hơi của Mỹ đã từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng
dầu mỏ vào năm 1973, khi mà liên minh Ả rập phát động cuộc chiến nhắm
vào Israel. Nhằm ủng hộ liên quân Ả Rập, OPEC quyết định cấm vận xuất
khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel, bao gồm Mỹ và một số nước đồng
minh khác. Thấm thía bài học sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Mỹ
nhận thức rõ ràng tầm quan trọng chiến lược của Trung Đông và cố gắng biến
các nước Ả Rập thành đồng minh thân cận với mình. Tháng 6 năm 1974,
Tổng thống Nixon ký với Quốc vương Ả rập Xê út Faisal thỏa thuận tiêu
chuẩn hóa giá dầu theo Đơ la Mỹ, theo đó tất cả dầu khai thác tại Ả rập Xê út
đều chỉ được bán ra thị trường theo giá Đô la Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp
cho Ả rập Xê út sự bảo trợ về quân sự, cung cấp vũ khí, trang bị cho quân đội
Ả rập Xê út và bảo đảm an toàn cho nước này trước mối đe dọa từ Israel. Ả
16


rập Xê út là nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất OPEC và có tiếng nói hàng
đầu trong thế giới Ả Rập, do đó khơng ngạc nhiên khi tất cả dầu do OPEC
bán ra đều tính theo giá USD. Điều này đồng nghĩa với việc mọi quốc gia
muốn mua dầu của OPEC thì trước hết phải mua USD. Giá trị của dầu do đó
càng củng cố vị thế của đồng tiền giá trị nhất trên thế giới của đồng USD.
Việc cố gắng gán dầu mỏ với USD nhằm gia tăng vị thế của đồng tiền càng

làm nền kinh tế Mỹ thêm phụ thuộc vào dầu mỏ. Với một khu vực chiếm tới
60% trữ lượng dầu mỏ trên toàn thế giới, lợi ích từ nguồn dầu mỏ của Trung
Đơng đã trở nên quá đỗi quan trọng đối với Mỹ, tác động trực tiếp tới chiến
lược của Mỹ ở khu vực này.
1.3.2. Chính sách của Mỹ với Trung Đơng và với Iran
Chính sách của Mỹ đối với Trung Đông
Trung Đông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của
Mỹ, trong đó ổn định tình hình Iraq, phục vụ cho kế hoạch rút qn, thúc đẩy
tiến trình hồ bình Trung Đông, giải quyết vấn đề hạt nhân Iran và chống chủ
nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở khu vực là những ưu tiên
hàng đầu của Chính quyền Mỹ trong hai thập kỷ gần đây. Mục tiêu huớng tới
trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đơng vẫn cơ bản là xác lập
và duy trì vị thế và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực rốn dầu của thế giới này,
nhằm đảm bảo cho chiến luợc an ninh năng luợng của Mỹ, đồng thời giải
quyết những vấn đề đe doạ đến an ninh và vị thế siêu cuờng của Mỹ như chủ
nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, phổ biến vũ khí huỷ diệt, các
quốc gia cứng cổ, phong trào bài Mỹ. Đối với vấn đề Iraq và chống khủng bố,
Mỹ chủ chuơng để chính nguời Iraq gánh trách nhiệm chấm dứt cuộc chiến và
rút khỏi cuộc chiến có trách nhiệm [United States, 2016, p.28-39].
Mỹ tiếp tục thúc đẩy tiến trình hồ bình tại Trung Đơng, trong đó chú
trọng đến đối thoại trực tiếp với Palestine và Israel. Chính quyền Mỹ thực
hiện một chiến luợc “tồn diện, thơng minh và mạnh mẽ hơn” với khu vực,
17


theo đó: (1) Tăng cường hoạt động quân sự để tiễu trừ lực luợng khủng bố;
(2) Ổn định tình hình Iraq, thúc đẩy hoà giải giữa các nước Ả rập; (3) Lôi kéo
các nước trong khu vực và các nuớc lớn như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ
tham gia giải quyết các điểm nóng tại khu vực [Shafir,G, 2017 p.18-23]. Đối
với tiến trình Hồ bình Trung Đơng, Chiến luợc Đại Trung Đông dưới thời

Tổng thống G.W. Bush đuợc cho là đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kéo dài,
làm giảm vai trị ảnh huởng của Mỹ, khơng những làm cho Mỹ rơi vào bế tắc
trong giải quyết khủng hoảng tại khu vực Trung Đơng, mà cịn bị sa lầy vào
một cuộc chiến rất khó giành phần thắng, thậm chí là khơng thể. Chính vì vậy,
dưới thời Tổng thống Obama đã áp dụng chính sách quyền lực thơng minh,
linh hoạt hơn tại Trung Đông thông qua những khái niệm mới như “đối tác
mới”, “ngoại giao đa phuơng”, “cam kết bền vững”. Đến thời Tổng thống
Trump, với mục tiêu đầy tham vọng, “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” và chủ
trương “nước Mỹ trên hết”, chính sách của Mỹ tại khu vực Trung Đông phát
triển theo xu hướng thực dụng, tối đa hóa lợi ích của Mỹ và đặt lợi ích của
Mỹ lên hàng đầu trong mọi tính tốn chiến lược đối với khu vực. Tổng thống
Trump theo đuổi một chính sách đối ngoại dựa trên cách tiếp cận thận trọng
nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, trong đó nỗ lực hạn chế dàn trải sức mạnh ở
nước ngoài, tránh phiêu lưu trong các cuộc chiến khơng có mục đích rõ ràng.
Đối với vấn đề Syria, Mỹ đẩy mạnh gây sức ép giải quyết các vấn đề
cốt lõi của khu vực Trung Đơng, trong đó tập trung vào giải quyết vấn đề
khủng hoảng Syria nhằm chia rẽ trục Iran-Syria và Hezbolah, loại ảnh huởng
của Nga. Cụ thể như việc các quan chức cấp cao của Mỹ thường xuyên tiến
hành các chuyến công du tới Trung Đông để tranh thủ sự ủng hộ của các nước
khu vực hỗ trợ các hoạt động bao vây, cấm vận và răn đe quân sự với Syria.
Lợi dụng sự kiện, “sử dụng vũ khí hố học” tại Damacus (ngày 21 tháng 8
năm 2013), để gây sức ép, điều tàu chiến tới khu vực, tiến hành tập kích nhằm
răn đe Chính quyền của Tổng thống Assad. Mặc dù đã chấp nhận giải pháp
18


của Nga là đặt kho vũ khí hố học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế,
tiêu huỷ trong thời gian sớm nhất nhưng mục đích của Mỹ hịng lật đổ Chính
quyền Assad là khơng thay đổi [Nguyễn Thanh Hiền, 2015].
Chính sách của Mỹ đối với Iran

Một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu của Mỹ đối với Iran là
kiểm sốt chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này. Đối với vấn
đề hạt nhân Iran, Mỹ luôn khẳng định, tham vọng hạt nhân của Iran là mối đe
doạ nghiêm trọng đối với Mỹ, đồng minh Israel của Mỹ và với an ninh quốc
tế. Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể trong phạm vi quyền hạn để ngăn chặn
Iran có vũ khí hạt nhân, ngay cả sử dụng biện pháp vũ lực. Tuy nhiên, kể từ
năm 2002 đến năm 2020, trải qua 3 đời tổng thống Mỹ, với mỗi tổng thống lại
có chính sách khác nhau đối với Iran.
Dưới thời Tổng thống G.W. Bush, Mỹ ln duy trì thái độ cứng rắn đối
với Iran. Thậm chí Tổng thống G.W. Bush cịn liệt Iran vào “trục ma quỷ”
cùng với Iraq và Triều Tiên. Chính quyền Bush tin rằng chỉ có vũ lực hoặc thay
đổi chế độ ở Iran mới có thể ngăn chặn nước này phát triển chương trình vũ khí
hạt nhân. Tổng thống của Iran lúc bấy giờ là ông Khatami, người theo đường
lối chính trị ơn hịa đã từng đề xuất về một thỏa thuận hợp lý để kiểm sốt
chương trình hạt nhân của quốc gia này. Tuy nhiên, Chính quyền Bush đã từ
chối đề xuất trên mà thiên về biện pháp gây sức ép lên Iran bằng các lệnh trừng
phạt cũng như đe dọa qn sự. Mọi giải pháp hịa bình đã tan biến khi
Madmoud Ahmadinejad kế nhiệm Khatami vào năm 2005 [Lê Giang, 2011].
Dưới thời Tổng thống Obama, cách ứng phó của chính quyền Mỹ đối
với vấn đề Iran có phần mềm mỏng hơn. Mục tiêu của chính quyền Mỹ hướng
tới chỉ tập trung vào việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Khi Tổng thống Iran
Hassan Rouhani, một tổng thống theo đường lối ơn hịa khác, đắc cử năm
2013 đã mở ra một hy vọng về một giải pháp thương lượng hịa bình và Tổng
thống Obama đã khơng bỏ lỡ cơ hội này. Cụ thể, Kế hoạch Hành động chung
19


×