Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LA THỊ HẰNG

téi mua bán trái phép chất ma túy
trong luật hình sự việt nam
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LA THỊ HẰNG

téi mua bán trái phép chất ma túy
trong luật hình sự việt nam
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)
Chuyờn ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã
thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật- Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

La Thị Hằng

i


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...... 8
1.1.

Khái niệm và sự cần thiết phải quy định tội mua bán trái

phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam ............................. 8

1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy .................................... 8
1.1.2. Sự cần thiết quy định tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật
hình sự Việt Nam ............................................................................... 17
1.2.

Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái phép chất ma
túy theo Luật hình sự Việt Nam...................................................... 19

1.2.1. Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy .............................. 20
1.2.2. Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy..................... 21
1.2.3. Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy .................................. 30
1.2.4. Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy ........................ 33
1.3.

Lịch sử hình thành và phát triển tội mua bán trái phép chất
ma túy trong Luật hình sự Việt Nam ............................................. 34

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ............................ 43
2.1.

Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán trái
phép chất ma túy .............................................................................. 43

ii



2.1.1. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015........................ 43
2.1.2. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015........................ 43
2.1.3. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015........................ 51
2.1.4. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015........................ 51
2.1.5. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy
định tại khoản 5 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015 (Hình phạt
bổ sung) .............................................................................................. 52
2.2.

Những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong xét
xử tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng trong giai đoạn 2014-2018 ..................................................... 53

2.2.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 53
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế ....................................................................... 56
2.3.

Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc ........................................... 60

2.3.1. Nguyên nhân về pháp luật .................................................................. 60
2.3.2. Nguyên nhân về nghiệp vụ ................................................................. 61
2.3.3. Nguyên nhân về quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng..... 62
2.3.4. Nguyên nhân về công tác tổ chức ...................................................... 62
Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI MUA BÁN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY..................................................................63

3.1.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội mua bán trái
phép chất ma túy .............................................................................. 63

3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội mua bán trái phép chất
ma túy ................................................................................................ 68
iii


3.2.1.

Giải pháp về quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng....... 69

3.2.2. Giải pháp về pháp luật........................................................................ 70
3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức ............................................................ 70
3.2.4. Giải pháp về nghiệp vụ....................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

BLHS

Bộ luật hình sự

2

CQĐT

Cơ quan điều tra

3

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

4

MBTPCMT

Mua bán trái phép chất ma túy

5

MTTH

Ma túy tổng hợp


6

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

7

TNHS

Trách nhiệm hình sự

8

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

STT

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ


Trang

Bảng 2.1

Bảng so sánh tình hình tội phạm về tội mua bán trái
phép chất ma túy với tình hình tội phạm nói chung trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2014 - 2018

53

Bảng thống kê số vụ án, số bị cáo của tội phạm ma
túy trong năm 2019

54

Bảng biểu diễn mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội
mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2014-2018

55

Biểu đồ biểu diễn số lượng vụ án các tội phạm
chung và tội mua bán trái phép chất ma túy của Tòa
án nhân dân tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 05 năm
(2014 - 2018)

54

Biểu đồ mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội mua
bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2014-2018


56

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh chống tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm về ma
t nói riêng ln được Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật
quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại do các loại
tội phạm này gây ra cho xã hội. Tội phạm về ma túy là một trong những loại
tội phạm hình sự nguy hiểm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà
nước ta về các chất ma tuý; xâm phạm trật tự an toàn xã hội; xâm phạm sức
khoẻ và sự phát triển giống nòi của dân tộc phẩm giá con người, phá hoại
hạnh phúc gia đình, cũng là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác như
cướp của, giết người, trộm cắp… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự,
nan ninh xã hội, an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây, tệ nạn ma túy ngày càng nhức nhối và có
chiều hướng gia tăng, trở thành vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Các loại tội
phạm về ma tuý nói chung, tội phạm về mua bán trái phép chất ma tuý nói
riêng đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về số vụ án, số lượng
người phạm tội và đặc biệt là phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội, đối
tượng tham gia hoạt động liều lĩnh, tinh vi xảo quyệt. Đây là loại tội phạm sẽ
gây những hậu quả rất lớn về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe cộng

đồng, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong Bộ
luật hình sự (BLHS) của nước ta, từ nhiều năm nay luôn dành một chương
quy định các tội phạm về ma túy. Loại tội này đã và đang xảy ra ở khắp các
địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng là một tỉnh có đường biên giới dài trên 333km và có 07/10
huyện có đường biên giáp với Trung Quốc, trong đó có một cửa khẩu quốc tế
là cửa khẩu Tà Lùng, ba cặp cửa khẩu chính là Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn,

1


nhiều cặp cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở qua lại biên giới giữa
Việt Nam - Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của
tội phạm ma túy có chiều hướng gia tăng và khó kiểm sốt, bởi có sự móc nối
giữa các đối tượng bên kia biên giới với các đối tượng là người Việt Nam,
hình thành đường dây khép kín vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, những đối
tượng hoạt động tội phạm này ln ý thức được tính nghiêm minh của pháp
luật trong xử lý hành vi phạm tội, nên quá trình hoạt động chúng ln tìm mọi
cách đối phó với các lực lượng chức năng, lợi dụng những địa bàn phức tạp
để hoạt động đặc biệt là các vùng biên giới giữa Việt Nam và các nước khác
trong khu vực, là những địa bàn giáp ranh, đối tượng có nhiều điều kiện để
vận chuyển, mua bán và khi bị phát hiện chúng sẽ dễ tẩu thốt.
Chính vì vậy, đấu tranh phịng chống ma túy là vấn đề cấp bách được
Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách nhằm đẩy lùi tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy, các tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm mua bán trái
phép chất ma túy nói riêng vẫn khơng ngừng diễn biến phức tạp với nhiều thủ
đoạn tinh vi, nguy hiểm. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý
của tội mua bán trái phép chất ma túy nhằm phát hiện, đề xuất, kiến nghị giải
quyết các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về tội mua

bán trái phép chất ma túy là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, học
viên đã chọn đề tài: “Tội mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)” để làm đề tài
nghiên cứu luận văn cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - phần các tội phạm”, GS. TSKH
Lê Cảm chủ biên; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;

2


- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - phần các tội phạm” (2008), GS.
TS. Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - phần các tội phạm” (2010), TS.
Phạm Văn Beo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- “Hồn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của
Bộ luật hình sự”, (2008), PGS. TS. Hồ Sỹ Sơn, Luật học;
- “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng Điều 194 Bộ luật
hình sự” (2012), TS. Cao Thị Oanh, Luật học;
- Ths. Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - phần tội
phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma túy” (2002), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ths. Đinh Văn Quế, “Bình luận Bộ luật hình sự 2015 - phần chung,
(2018), Nxb Thơng tin và truyền thơng.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đi sâu vào nghiên cứu quy định của Bộ
luật hình sự về ma túy cũng như kinh nghiệm thực tiễn áp dụng:
- Nguyễn Thị Mai Nga, “Bàn về quy định xử lý tội phạm ma túy của Bộ
luật hình sự trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kiểm sát (số 12/2008);
- Nguyễn Ngọc Anh, “Bàn về việc sửa đổi, bổ sung Điều 194 Bộ luật
hình sự năm 1999”, Tạp chí Kiểm sát (số 4/2009);

- Đỗ Văn Kha, “Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra, truy tố
và xét xử các vụ án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát (số 18/2010).
2.2. Tình hình nghiên cứu thực tiễn
Thực tiễn hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội mua bán
trái phép chất ma túy, điển hình như các cơng trình sau:
- Trần Văn Luyện, “Phát hiện, điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân” năm 2000,
Luận án tiến sỹ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân;
- Vũ Quang Vinh, “Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy của

3


lực lượng Cảnh sát nhân dân” (2003), Luận án tiến sỹ luật học, Học viện
cảnh sát nhân dân;
- Nguyễn Lương Hòa, “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy
trên địa bàn tỉnh Nghệ An” 2004, Luận văn thạc sỹ Luật học.
- Đặng Thị Thảo Lan, “Đấu tranh phòng chống tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ở các tỉnh Tây
Bắc Việt Nam” (2005), Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Dung, “Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy”
năm 2012, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội;
- Phan Thị Hồng Thắng, “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk”, năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Thủy Thanh, “Các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, năm 2012, Luận

văn thạc sỹ Luật học, khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Mai Ngọc Chính, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sơn
La”, năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
Những cơng trình nghiên cứu nêu trên đều nghiên cứu tình hình tội
phạm ma túy trên các địa phương khác, hoặc nghiên cứu chung cả nước, mà
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tội mua bán trái phép chất ma túy theo
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở thực tiễn của tỉnh Cao
Bằng. Trong luận văn này học viên dựa trên những quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam, những số liệu, vụ án thực tế tại tỉnh Cao Bằng. Nhằm chỉ

4


ra những hạn chế, bất cập, đồng thời kiến nghị hoàn thiện BLHS và các văn
bản pháp luật liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ nội dung của các dấu
hiệu pháp lý về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của luật hình
sự Việt Nam và những hạn chế trong thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị hồn thiện các
quy định pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phục vụ mục đích nghiên cứu nêu trên, những nhiệm vụ cơ bản
của luận văn cần phải giải quyết đó là:
- Phân tích những dấu hiệu pháp lý về tội mua bán trái phép chất ma
túy trong luật hình sự Việt Nam.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng xét xử về tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, xác định rõ những hạn chế trong
hoạt động xét xử.
- Đưa ra những kiến nghị nhằm áp dụng có hiệu quả quy định pháp
luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Tội mua bán trái phép chất ma túy trong
Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận về tội mua bán trái phép chất ma

5


túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2014-2018. Số liệu sử dụng để
nghiên cứu trong đề tài này là thống kê kết quả xét xử của Tòa án nhân dân
hai cấp tỉnh Cao Bằng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để giải quyết được những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến
hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phịng chống tội phạm, có sử
dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết xét xử của Toà án nhân dân
tỉnh Cao Bằng. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng, tiếp thu, kế thừa các thành tựu
khoa học của chuyên ngành pháp lý, các cơng trình nghiên cứu, sách chun
khảo và các bài viết chuyên ngành pháp lý được đăng trên các tạp chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh, khảo sát thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ của luận văn.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn là cơng trình chun khảo trong khoa học pháp lý về tội mua
bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
2015. Luận văn cịn góp phần nhằm làm rõ hơn những vấn đề về lý luận và
thực tiễn xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ và
hồn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử về tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ngồi ra, việc tìm hiểu thực tiễn xét
xử các loại tội phạm này trên thực tế tại địa phương thông qua những vụ án cụ

6


thể có liên quan góp phần đưa ra những yêu cầu và giải pháp áp dụng đúng
các quy định của pháp luật hình sự về tội này, tạo thuận lợi cho cơng tác đấu
tranh và phịng chống tội phạm về ma túy. Ngồi ra việc tìm hiểu thực tiễn xét
xử tội MBTPCMT trên thực tế tại địa phương và những vụ án cụ thể có liên
quan từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự về tội này, tạo thuận lợi cho cơng tác đấu tranh và phòng chống tội
phạm ma túy ở tỉnh Cao Bằng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn xét xử
tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Quan điểm, một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải quy định tội mua bán trái phép
chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm về ma túy
Từ xưa do nền y học còn hạn chế nên con người phát hiện ra một số
loại cây như: Thuốc phiện, cây cocain, cây cần sa chữa được một số bệnh rất
hiệu quả. Nhưng loại “Dược phẩm” này sẽ thành “Chất độc” nếu lạm dụng, sử
dụng khơng chính đáng, nó làm cho con người mê mẩn, ngây ngất, không làm
chủ được hành vi, dẫn đến vi phạm pháp luật, hành xử lệch lạc với chuẩn mực
đạo đức xã hội, bị xã hội lên án. Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con
người, mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã
hội. Ma túy đang là hiểm họa của nhân loại, là một vấn nạn trên toàn thế giới.
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “Ma túy”
hay “Chất ma túy”.
Theo từ điển tiếng Việt, “ma” có nghĩa là tê liệt hoặc là “làm mê mẩn”
hoặc làm cho tê liệt, “túy” có nghĩa là say hoặc là làm cho say sưa [58, Tr. 14].
Ma túy là tên gọi chung của những chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ
đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy là những chất mà người dùng nó một thời
gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào nó.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Ma túy là các chất khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”. Đến năm 1982 Tổ chức y tế thế giới

(WHO) đã phát triển định nghĩa về ma túy như sau: “Ma túy, theo nghĩa rộng nhất
là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái
được địi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những chất đó sẽ

8


làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật” [24]. Tuy nhiên,
các định nghĩa của tổ chức WHO cũng chỉ mang tính khái quát, chỉ sự bao hàm
tất cả các chất làm biến đổi về mặt tâm sinh lý của con người.
Theo cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc
(UNODC) “Chất ma túy” là một thuật ngữ được sử dụng đa nghĩa, trong y
học, nó được đề cập đến bất kỳ chất nào có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa
bệnh, hoặc tăng cường phục hồi thể chất hoặc tinh thần; trong dược học, nó
có nghĩa là bất kỳ tác nhân hóa học nào làm thay đổi q trình sinh hóa hoặc
sinh lý của tế bào sinh vật. Các loại chất ma túy được mô tả bằng nhiều cách
khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc và tác dụng. Chất ma túy có thể có
nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp. Trong bối cảnh kiểm soát
ma túy quốc tế, “Chất ma túy” có nghĩa là bất kỳ các chất được liệt kê trong
Phụ lục I và II của Công ước thống nhất về chất ma túy năm 1961, dù nó là
tự nhiên hay tổng hợp [22].
Một số chuyên gia đưa ra những định nghĩa về ma túy như: “Ma túy là chất
tự nhiên hoặc hóa học hợp thành, khi hấp thụ vào con người thì gây nguy hại cho
con người.” Bên cạnh đó cũng có định nghĩa khác như: “Ma túy là chỉ thuốc
phiện, heroin, morphine, marijuana (đại ma), coocain và những dược phẩm ma túy
và dược phẩm tinh thần có thể gây nghiện cho con người” [55, tr.17].
Ở Việt Nam cụm từ “chất ma túy” chính thức quy định lần đầu tiên tại
Điều 203 BLHS 1985: “Tội tổ chức dùng chất ma túy”, Điều 185i: “Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy” trong luật sửa đổi bổ sung một số điều
BLHS được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua

ngày 10-5-1997. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Nghị định số
141/HĐBT năm 1991 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
xong chưa đưa ra được định nghĩa. Tiếp theo là BLHS 1999 đã quy định chất
ma túy, tội phạm ma túy. Theo đó chất ma túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện,

9


nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cần sa, lá cây coca, quả thuốc phiện khô,
thuốc phiện tươi, heroin, cocain, các chất ma túy khác ở thể lỏng, các chất ma
túy khác ở thể rắn. Các chất ma túy khác là những chất ma túy không được
nêu trong BLHS mà nằm trong các danh mục được quy định tại Nghị định
67/NĐ-CP ngày 1-10-2001 của chính phủ.
Theo Luật phịng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi năm 2008), tại
khoản 1, Điều 2 quy định về chất ma túy: “1. Chất ma tuý là các chất gây
nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban
hành” [37]. Khoản 2 và khoản 3 Điều 2 có quy định: “Chất gây nghiện” là
chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người
sử dụng và “chất hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP
ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương XVIII
“Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999 (gọi tắt là Thông tư 17), mục 1.1
phần I định nghĩa về chất ma túy: “1.1. Chất ma túy là các chất gây nghiện,
chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ
ban hành” [5].
Với những quy định nêu trên, cả hai văn bản đều có định nghĩa giống
nhau về chất ma túy, đó là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Ngồi ra, các chất ma túy

được quy định trong các danh mục do chính phủ Việt Nam ban hành tại Nghị
định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 nay đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ quy định các danh
mục chất ma túy và tiền chất.
Từ những phân tích trên cho thấy, các nhà làm luật từ những cách tiếp

10


cận khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về ma túy. Từ các khái
niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đưa ra một khái niệm chung
về ma túy như sau: “Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp,
mà khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý
thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng, con người sẽ lệ thuộc vào nó,
khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng xã hội”.
1.1.1.2. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy trong Luật hình
sự Việt Nam
- Khái niệm về tội phạm:
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Tội phạm xuất
hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân
chia thành giai cấp đối kháng. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà
nước đã quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng TNHS hoặc hình phạt
đối với người nào thực hiện hành vi đó. Do đó, tội phạm khơng chỉ mang
thuộc tính lịch sử, xã hội mà còn mang bản chất là một hiện tượng pháp lý.
Khái niệm tội phạm đã được ghi nhận theo quy định tại Điều 8 BLHS
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã đưa ra khái niệm về tội phạm như sau:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý,

xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự.

11


2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất
nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác [40].
Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 đã xác định khái niệm tội phạm một cách
khoa học, thể hiện tập trung quan điểm của Nhà nước về tội phạm. Nó khơng
chỉ là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể
trong việc phân loại các tội phạm của Bộ luật hình sự mà cịn là cơ sở cho
việc nhận thức và áp dụng đúng những điều luật quy định về từng loại tội
phạm cụ thể.
Nếu Điều 1 BLHS 2015 nêu lên những quan hệ xã hội chung và quan
trọng nhất được BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ
khỏi sự xâm hại của tội phạm. Tại khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 đã cụ thể hóa
những quan hệ xã hội đó thành những khách thể của tội phạm, đó là:
Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng,
an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa [40].

Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của Luật hình sự, việc đưa
ra khái niệm này cho phép phân biệt được hành vi nào là tội phạm và hành vi
nào không phải là tội phạm để có chế tài xử lý chính xác. Các Luật gia tư sản
nhấn mạnh tính hình thức của tội phạm. Cụ thể họ cho rằng: Tội phạm là hành
vi bị luật hình sự cấm, hoặc là: “Vi phạm pháp luật bị Luật hình sự trừng trị”
(BLHS Pháp năm 1980), hoặc là: “Hành vi do luật hình sự cấm bằng nguy cơ
xử phạt” (BLHS Thụy Sỹ năm 1937). Như vậy, yếu tố luật hình sự quy định,
luật hình sự cấm, luật hình sự trừng trị là đặc điểm duy nhất của tội phạm.

12


Yếu tố luật định của tội phạm mà luật hình sự tư sản đưa ra đã cho thấy được
sự tiến bộ vượt bậc so với Luật hình sự phong kiến, tránh được sự tùy tiện khi
coi một hành vi nào đó là tội phạm, được quy định là tội phạm luật hình sự
hay Bộ luật hình sự chỉ là dấu hiệu hình thức của tội phạm.
Tội phạm cịn được xác định thơng qua dấu hiệu về mặt nội dung, đó
là: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Tuy nhiên để đánh giá như
thế nào là nguy hiểm cho xã hội, là vấn đề vẫn cần phải được làm sáng tỏ nếu
không dễ bị rơi vào chủ quan duy ý chí khi quy định tội phạm. Các tiêu chí để
xác định tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm gồm: Tính chất của
các quan hệ xã hội bị xâm hại, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tính chất
và mức độ lỗi (Các hình thức lỗi, các dạng lỗi, động cơ, mục đích phạm tội),
các yếu tố đặc trưng cho hành vi phạm tội như: Thời gian, khơng gian, địa
điểm, hồn cảnh, cơng cụ phạm tội, nhân thân người phạm tội.
Tội phạm còn được thể hiện thông qua dấu hiệu: Năng lực trách nhiệm
hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là đặc tính
quan trọng khơng thể bỏ qua khi quy định khái niệm tội phạm. Năng lực trách
nhiệm hình sự thể hiện ở khả năng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội nhận thức đầy đủ và hiểu được hành vi của mình. Điều đó cho thấy, cho

dù gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nào đó nhưng nếu người thực hiện hành vi
nguy hiểm không nhận thức được hành vi, không điều khiển được hành vi thì
hành vi đó khơng là hành vi tội phạm.
Tính có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình
cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó. Người thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa
chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và
thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

13


Năng lực TNHS có mối liên hệ chặt chẽ trực tiếp với lỗi, có năng lực
TNHS là cơ sở cần và đủ để có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Vì căn cứ để
tính có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì chủ thể của hành vi đó nhất thiết
phải là người có năng lực TNHS.
Như vậy, căn cứ vào Điều 8 BLHS có thể đưa ra khái niệm tội phạm
một cách khái quát:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện có lỗi, được quy định trong Bộ luật
hình sự.
Tại Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04
loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình
phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình
phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù
đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù
đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình [40].

14


- Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Tại điểm b, mục 3.5 phần I Thông tư 17 hướng dẫn phần “Truy cứu
trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội” như sau:
3.5. Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi
phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và
Điều 196 của BLHS) thì cần phân biệt như sau: ... b) Trường hợp
một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều
194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó
có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện
để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả
các hành vi đó được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải
chịu một hình phạt [5].
Như vậy, nếu theo tinh thần hướng dẫn nêu trên thì tội MBTPCMT cịn
có thể có tên gọi là “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy”.

Điều này là không hợp lý, bởi việc gộp tất cả các hành vi: Tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy sẽ gây ra khó khăn cho các cơ
quan tiến hành tố tụng khi định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối
với các hành vi MBTPCMT.
Để khắc phục những điểm hạn chế trên, BLHS 2015 đã tách tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS
1999) thành 04 tội độc lập. Theo quan điểm của TS. Phạm Minh Tuyên:
Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự, thực hiện có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất
ma túy của nhà nước, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của
xã hội và của công dân, gây mất trật tự an toàn xã hội [52, tr.233].

15


Như vậy, có thể khẳng định tội phạm ma túy là tội phạm có tính chất
nguy hiểm cao cho xã hội không những gây ra thiệt hại lớn cho lợi ích nhà
nước, xã hội, của cơng dân mà cịn làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của con người cũng như ảnh hưởng lớn đến giống nịi, gây
mất trật tự an tồn xã hội.
Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội Mua bán trái phép
chất ma túy như sau:
3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất
ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b)
Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma
túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm
trao đổi thanh tốn trái phép (khơng phụ thuộc vào nguồn gốc chất

ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản khơng phải là tiền đem trao
đổi, thanh tốn lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người
khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; g)
Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Người
tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một
trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ
điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội mua bán trái phép chất ma túy [5].
Thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng luôn xác định mục đích cuối
cùng của tội phạm là gì để định tội danh đối với hành vi phạm tội đó và chỉ ra
một tên gọi duy nhất đối với hành vi phạm tội. Các nhà làm luật cũng đưa ra
những quan điểm về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Theo quan điểm của Ths. Đinh Văn Quế, hành vi mua bán trái phép

16


chất ma túy là: “Bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho
người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán
lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi
lấy ma túy” [31, tr.92].
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2) của Trường Đại học luật
Hà Nội thì “Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái
phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” [50, tr.204].
Nhìn chung các nhà khoa học, nhà làm luật đều có cùng quan điểm về tội
mua bán trái phép chất ma túy là một trong những hành vi bán trái phép; mua,
xin, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất để bán hoặc dùng hàng hóa để trao đổi lấy ma
túy hay lấy ma túy để thanh tốn hàng hóa. Nói cách khác, tội mua bán trái phép
chất ma túy là hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ
thuộc nguồn gốc do đâu mà có) hoặc hành vi trao đổi ma túy như một hàng hóa

có giá trị. Bên cạnh đó, các hành vi đồng phạm với hành vi bán ma túy cũng bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm tội mua bán trái
phép chất ma túy như sau: “Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán,
trao đổi trái phép chất ma túy cho người khác, hoặc hành vi tổ chức, xúi giục,
giúp sức cho người khác trong việc bán, trao đổi chất ma túy mà không cần
xét đến nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có”.
1.1.2. Sự cần thiết quy định tội mua bán trái phép chất ma túy trong
luật hình sự Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [39]. Truyền thống văn hóa
phương đơng nói chung, và văn hóa của người Việt Nam nói riêng vốn rất
trọng đạo lý và tình nghĩa, ln lấy đạo đức, tình cảm để răn đe, giáo dục và

17


×