Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1. Chất ma túy và tác hại của chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm chất ma túy
1.1.1.2. Tác hại của chất ma túy
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.2.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.2.2. Đặc điểm tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1. Căn cứ pháp lý của tội mau bán trái phép chất ma túy
1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.2.1. Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.2.2. Mặt khách quan tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.2.3. Chủ thể tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.2.4 Mặt chủ quan tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.3. Hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.4. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với một số tội phạm khác về ma túy
khác
1.2.4.1. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.2.4.2. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội vận chuyển trái phép chất ma
túy
1.2.4.3. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội chiếm đoạt chất ma túy
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY


2.1. Tình hình thực tiễn tội mua bán trái phép chất ma túy
2.2. Những bất cặp, hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma
túy


2.2.1. Những bất cặp, hạn chế trong quy định
2.2.2. Những bất cặp, hạn chế trong công tác điều tra, xử lý và phòng ngừa tội mua bán
trái phép chất ma túy
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tội mua bán trái phép chất
ma túy
2.3.1. Giải pháp trong quy định
2.3.2. Giải pháp trong công tác điều tra, xử lý và phòng ngừa tội mua bán trái phép chất
ma túy
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Tội phạm về ma túy gây tác hại rất lớn cho xã hội, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và trở thành thảm họa chung cho nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát
ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của tệ nạn ma túy. Trong đó, tội mua bán trái phép chất
ma túy là tội phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho xã hội. Nó góp phần
làm gia tăng tội phạm hình sự, gia tăng bạo lực, phát sinh tham nhũng; làm suy thoái nhân
cách con người; tàn phá cuộc sống yên vui của gia đình, làm xói mòn đạo lý xã hội...Mặt
khác, tội phạm này còn là tác nhân làm phức tạp thêm tình trạng nghiện ma túy, thúc đẩy
sự lây truyền HIV (AIDS) căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho nhân loại.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, tình hình tội mua bán trái phép diễn ra hết
sức phức tạp, tội phạm này hoạt động rất tinh vi, rộng rãi, gồm cả trên bộ, trên biển và

đường hàng không; hoạt động ở cả địa bàn thành thị, nông thôn và miền núi. Các đối
tượng mua bán chất ma túy với số lượng lớn, sử dụng cả vũ khí quân dụng, sẵn sàng
chống trả đến cùng lực lượng vây bắt. Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy - Bộ Công an (C47), chỉ riêng năm 2016, trên phạm vi toàn quốc, đã phát hiện,
bắt giữ 19.333 vụ mua bán trái phép chất ma túy, liên quan đến 31.001 đối tượng, thu giữ
607,813kg heroin; 839,63kg ma túy tổng hợp, 427.655 ma túy đá, cùng hàng chục kg ma
túy các loại. Số vụ bắt giữ tăng 10%. số đối tượng tăng 11%, đặc biệt số lượng ma túy
tổng hợp thu giữ được tăng 34% so với năm 20151.
Mặc dù Bộ luật Hình sự có những quy định hình phạt hết nghiêm khắc đối với tội
phạm về ma túy nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng nhưng tính răng
đe chưa phát huy được hiệu quả. Đối tượng hoạt động mua bán trái phép chất ma túy vẫn
không sợ hình phạt mà tội càng tinh vi, táo tợn, liều lĩnh hơn; số đối tượng tham gia ngày
càng tăng, hình thức mua bán ma túy ngày càng đa dạng... Do đó, việc nghiên cứu,làm rõ
cả về gốc độ lý luận và thực tiễn tội mua bán trái phép chất ma túy là vấn đề cần thiết.
Chính vì lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài “ Tội mua bán trái phép chất ma
túy trong luật Hình sự Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp để
giải quyết những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra hiện nay.
2.2. Tình hình nghiên cứu

1 Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của C47-Bộ Công an


Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đang là vấn đề nóng bỏng, bức xúc
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu
tranh này, ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học đi vào nghiên cứu công tác phát hiện,
điều tra các tội phạm về ma túy, áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng, chống
ma túy như:
Về bài báo khoa học có: Nguyễn Thị Mai Nga, Bàn về quy định xử lý tội phạm ma
túy của Bộ luật hình sự trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kiểm sát, số 12, 2008; Nguyễn

Ngọc Anh, Bàn về việc sửa đổi, bổ sung Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí
Kiểm sát, số 4, 2009;
Về sách có: PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện, Hiểm họa ma túy
và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân, 2002; ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa
học Bộ luật hình sự 1999 - Phần tội phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma túy, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2002; TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên) và tập thể tác giả, Chương
XVIII: Các tội phạm về ma túy, trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, 2010;
Về luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học có: Nguyễn Lương Hòa, Đấu tranh
phòng chống các tội phạm về mà túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Luật
học 2004, Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Văn Luyện, Phát hiện và điều tra các tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân
dân, Luận án tiến sĩ Luật học 1999, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy: một số công trình có phạm
vi nghiên cứu rộng, tội mua bán trái phép chất ma túy chỉ là một phần nhỏ trong nội dung
nghiên cứu của tác giả nên chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn; có công
trình xem xét tội mua bán trái phép chất ma túy với ý nghĩa là một tội phạm để bình luận
các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt; hoặc chỉ dưới góc độ tội phạm học - phòng
ngừa cả nhóm tội phạm ma túy; và các công trình đã được tiến hành nghiên cứu khá lâu
nên giá trị về lý luận và thực tiễn không cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này
đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn chỉnh pháp luật có liên quan
mang lại ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu, làm rõ lý luận chung về tội mua bán trái phép chất ma túy; quy
định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội mua bán trái phép chất ma túy; những
vấn đề thực tiễn và giải pháp hoàn thiện những quy định của luật hình sự Việt Nam về tội
mua bán trái phép chất ma túy.

2.2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó- Tội mua bán trái
phép chất ma túy trong Luật Hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Lluận văn nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về tội
mua bán trái phép chất ma túy; quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội mua
bán trái phép chất ma túy; phân tích, đánh giá làm rõ tình hình tội mua bán trái phép chất
ma túy, thực tiễn xử lý tội phạm này trong những năm gần đây để từ đó đưa ra giải pháp
hoàn thiện các quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
về luật hình sự Việt Nam, luật phòng, chống ma túy. Đồng thời, thu thập và tổng hợp
những thông tin, tài liệu thực tế có liên quan đến tội mua bán trái phép chất ma túy, với
những phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh... nhằm làm rõ hơn vấn đề đang
được nghiên cứu và đưa ra những minh chứng thực tế để đánh giá.
3. Dự kiến vấn đề nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: Luận văn la một công trinh nghiên cưu chuyên khao kha
đông bộ đề cập một cach co hệ thống va tương đối toan di ện tội mua ban trai phép
chất ma túy trong Luật hinh sự Việt Nam. Kết qua nghiên c ưu cua luận văn gop
phân hoan thiện lý luận về t ội mua ban trai phép chất ma túy trong khoa h ọc lu ật
hinh sự Việt Nam. Cu th ê, luận văn đa lam rõ cac vấn đ ề chung c ua t ội nay trong
luật hinh sự Việt Nam, lam sang to cac d ấu hiệu phap lý c ua t ội mua ban trai phép
chất ma túy. Qua đo chi ra nh ững tôn tại, hạn chế trong hoạt động nay; trên c ơ s ơ
đo đưa ra một số giai phap nâng cao hiệu qua hoạt động điều tra, truy tố, xét x ư t ội
mua ban trai phép chất ma túy.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những nội dung
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy cũng như đưa ra các
kiến nghị hoàn thiện các quy phạm pháp luật ở khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng.
Những giải pháp luận văn đưa ra có tính chất định hướng cho hoạt động thực tiễn điều tra,



truy tố, xét xử tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến tới đấu tranh đẩy lùi
tội mua bán trái phép chất ma túy.
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03
chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Chương 2: Thực tiễn, hạn chế và giải pháp đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái
phép chất ma túy.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

1.1. Một số vấn đề cơ bản về tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1. Chất ma túy và tác hại của chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Trước đây, ở Việt Nam, thuật ngữ “ma túy” được dùng để chỉ thuốc phiện. Bởi vì,
cây thuốc phiện có thể chữa khỏi cho con người và vật nuôi một số bệnh, người ta xem
nó như một ma thuật. Do đó, con người đã sử dụng cụm từ “ma túy” để gắn cho loại
thuốc phiện. Thời gian về sau, do con người lạm dụng thuốc phiện nhiều quá nên dẫn
đến tình trạng bị lệ thuộc vào nó, gây nghiện ngập, tàn phá sức khỏe, hủy hoại nhân
cách, ảnh hưởng gia đình – xã hội. Từ đó, con người thay đổi suy nghĩ và cho rằng “ma
túy” gây ra tác hại xấu, gây ra tội lỗi… Cành về sau, cụm từ “ma túy” không những
dùng để chỉ thuốc phiện mà nó còn dùng để chỉ tất cả các chất gây nghiện có trong cây
cô ca, cây cần sa và các chất gây nghiện tổng hợp hoặc bán tổng hợp khác. Theo từ điển
tiếng Việt “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ
đẫn, dùng quen thành nghiện”2. Một số chất ma túy thường gặp hiện nay:
Đối với pháp luật Việt Nam, chất ma túy được khái nhiệm tại Điều 2, Luật Phòng,
chống ma túy như sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Trong đó, chất gây nghiện là chất kích

thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Còn chất
hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có
thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Như vậy, “Chất ma túy là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp được
quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, có tác dụng kích thích, gây ức chế
2Vĩnh Tịnh, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2005,tr583


thần kinh hoặc ảo giác, khiến người sử dụng bị lệ thuộc vào chúng” 3. Theo nghị định số:
82/2013/NĐ-CP, ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và
tiền chất; Nghị định số: 126/2015/NĐ-CP, ngày 09/12/2015 về sửa đổi, bổ sung danh mục
các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày
19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, chất ma túy
và tiền chất bao gồm: Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và
đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục
II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa
học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục III: Các chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm
quyền. Danh mục IV: Các tiền chất.
1.1.1.2. Tác hại của chất ma túy
- Đối với người nghiện ma túy:
Về góc độ sức khỏe, khi đưa các chất ma túy vào cơ thể, nó gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với người sử dụng, nó làm cho sức khỏe suy kiệt, tổn thương các tế bào
thần kinh; rối loạn hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh dục... làm mất cân bằng cơ thể hoặc tử vong
đối với người sử dụng,
Ngoài ra, về góc độ tinh thần, chất ma túy làm cho người sử dụng thoái hoá nhân
cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; mâu thuẫn và bất hoà với
bạn bè, thầy cô giáo và gia đình; mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng,

học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ
bị mất việc làm. Chất ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: Các chất ma
túy ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ đột biến gen…
- Đối với gia đình người nghiện ma túy:
Người nghiện mất sức lao động mà còn làm tiêu hoa nhiều tiền bạc của gia đình,
nhu cầu cần tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 100.000đ
đến 200.000đ thậm chí 1.000.000 đến 2.000.000đ/ngày. Vì vậy khi lên cơn nghiện người
nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma
túy để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã
3 Viện Chiến lược và khoa học Công an, Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, năm 2005, tr780


trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Gia đình phải mất
khoản chi phí cho cai nghiện, tổn thất về kinh tế gia đình là rất lớn. Sức khoẻ, tinh thần
các thành viên khác trong gia đình ngày càng giảm sút, suy sụp. Người thân luôn lo lắng,
mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên... mất tinh thần làm việc, cầu tiến… vì trong gia
đình có người nghiện…
- Đối với xã hội:
Các chất ma túy là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiện, tình trạng này làm mất trật
tự an toàn xã hội, gia tăng các loại tệ nạn xã hội khác dẫn đến nhiều hoạt động phạm
pháp. Khi cần tiền mua các chất ma túy để thỏa mãn cơn nghiện hoặc khi bị ma túy tác
động kích thích thì người nghiện có thể thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào. Hoạt động
phạm tội về ma túy mang lại siêu lợi nhuận, chính vì vậy kích thích lôi kéo nhiều đối
tượng tham gia hoạt động phạm tội. Bên cạnh đó, tệ nạn nghiện ma túy có mối quan hệ
chặt chẽ với các tội phạm khác nó thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các loại tội phạm
khác. Nó phát triển sẽ kéo theo sự gia tăng của tệ nạn mại dâm, cờ bạc...
Từ năm 2012 đến 2016 qua thống kê của C47 – Bộ Công an được biết, 70% số vụ
phạm tội hàng năm là do người nghiện ma túy gây ra hoặc có liên quan đến ma túy. Trong
số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30 đến 50% số người phạm tội về ma

túy, số người phạm tội về ma túy chiếm trên 70% số người phạm tội. Tội phạm và ma túy
gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm... phát
triển. Tệ nạn nghiệm ma túy sẽ ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của
dân tộc; làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội
cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma
túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ
toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 201.180 người nhiễm HIV/AIDS
thì có 75% là do tiêm chích ma túy. Xã hội tốn kém nhân lực, cơ sở hạ tầng và chi phí
điều trị, quản lý người nghiện ma túy. Tình trạng này làm cho Nhà nước hàng năm phải
dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy đó là: Chi phí cho công
tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy; công tác vận động xóa bỏ cây thuốc phiện,
cần sa; công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai
nghiện; hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma
túy; các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy; giam giữ cải tạo người
phạm tội về ma túy4.
4Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của C47 – Bộ Công an


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.2.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Theo từ điển tiếng Việt, “mua là dùng tiền bạc để đổi lấy hàng hóa của cải vật chất,
tiền của”5 còn “bán là đổi vật, đổi lợi ích, đổi sức lực để lấy lại tiền hoặc một vật khác” 6
mua bán là “mua và bán nói chung”. Đây là cách định nghĩa về hành vi mua bán còn đơn
giản và chưa thật đầy đủ. Mua bán không chỉ là dùng tiền để đổi lấy hàng hóa, hay dùng
hàng hóa để lấy tiền, hành vi này còn có rất nhiều hình khác chẳng hạn như dùng quyền
sở hữu tài sản để đổi một lợi ích vật chất nhất định mà không phải là hàng hóa, vật chất,
tiền của. Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, nhìn chung các nhà khoa học và các
nhà làm luật đều có chung quan điểm về hành vi mua bán trong tội danh này là “hành vi
trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào”.
Các hoạt động liên quan đến các chất ma túy mà không được cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền cấp phép là hoạt động trái phép. “Trái phép là trái với điều được luật pháp
cho phép”7, đi ngượi lại lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, bị xã hội lên án, phê phán.
Mua bán trái phép các chất ma túy là hành vi phạm tội rất nguy hiểm cho xã hội, gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng cộng đồng.
Mặt khác, Khoản 1, Điều 8, Bộ luật hình quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của
Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Từ những phân tích trên, người viết rút ra khái niệm tội mua bán trái phép chất ma
túy như sau: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý, xâm phạm chế độ độc quyền quản lý và kiểm soát các chất ma túy của Nhà
nước mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự”.
1.1.2.2. Đặc điểm tội mua bán trái phép chất ma túy
5Vĩnh Tịnh, Từ điển tiếng Việt, Nxb Lao Động, năm 2006, tr595
6Vĩnh Tịnh, Từ điển tiếng Việt, Nxb Lao Động, năm 2006, tr46
7 Vĩnh Tịnh, Từ điển tiếng Việt, Nxb Lao Động, năm 2006, tr879


- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mua bán trái phép chất ma túy:
Hành vi mua bán trái phép các chất ma túy bao gồm hành động mau và bán thông
thường, người bán chuyển giao chất ma túy cho người mua, người mua trả tiền cho
người bán chất ma túy; hoặc hình thức giao dich khác như trao đổi ma túy để lấy hàng
hoá khác, cho vay, khấu trừ, đặt cọc, cầm đồ, thanh toán tiền dịch vụ bằng chất ma túy
một cách trái phép… Hoạt động mua – bán này không được sự cho phép của Nhà nước,
nó xâm phạm nghiêm trọng đến chế độ quản lý, kiểm soát chất ma túy của Nhà nước; đe

dọa và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội như: Dẫn đến tình trạng
nghiện ma túy, lây truyền HIV/AIDS; làm suy thoái, đạo đức, nhân cách; làm giảm, suy
kiệt về sức khỏe con người; ảnh hưởng năng suất lao động; gây mất an ninh, trật tự…
Do đó, hình phạt cao nhất đối với hành vi này là tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện nay, hành vi mua bán trái phép chất ma túy diễn ra rất phức tạp, nó được ngụy
trang dưới nhiều hình thức khác nhau; thủ đoạn mua bán rất tinh vi, xảo quyệt như: Mua
bán qua biên giới, vận chuyển để mua bán thông qua đường biển, đường hàng không,
đường rừng núi, đường bưu chính… Các đối tượng lợi dụng, lôi kéo cả trẻ em, người già,
phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ vào hoạt động mua bán trái phép chất mư túy. Hoạt động
này luôn diễn ra bí mật, khép kín giữa bên mua và bên bán nên gây ra rất nhiều khó khăn
cho lực lượng chức năng phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý. Mua bán trái phép chất
ma túy tập trung nhiều ở những trung tâp, đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng,
Thành phố Hồ Chí Minh…
- Tính trái quy định pháp luật hình sự của hành vi mua bán chất ma túy:
Đối với các chất ma túy đều đặt với sự quản lý, kiểm soát toàn diện của Nhà nước.
Tất cả các hoạt động liên quan đến chất ma túy phục vụ nghiên cứu khoa học, sử dụng
trong Y học, nghiên cứu khoa học, giám định… đều phải được sự cho phép của Nhà
nước. Do đó, việc mua bán chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự
cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều là hành vi trái quy định của pháp
luật. Nó xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cho nên Bộ luật hình sự
quy định, mua bán trái phép chất ma túy hành vi phạm tội, tội mua bán trái phép chất
ma túy được quy định tại Điều 251, Bộ luật hình sự năm 2015, người mua bán trái phép
chất ma túy có thể phải chịu hình phạt từ đến chung thân hoặc tử hình.
- Mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện do lỗi cố ý:
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ độc


quyền quản lý, kiểm soát chất ma túy của Nhà nước. Người phạm tội nhận thức được
hành vi của mình sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho xã

hội. Mặc dù nhận thức được sự nguy hiểm của hành vi nhưng người phạm tội vẫn mong
muốn thực hiện bằng được hành vi mua – bán trái phép chất ma túy, để mặc cho hậu xấu
xảy ra cho xã hội.
Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy thể hiện rất rõ tính cố ý phạm tội. Để thực
hiện tội phạm được trót lọt, các đối tượng đã móc nối, cấu kết với nhau hình thành tổ
chức, băng nhóm, đường dây tội phạm hoạt động với quy mô lớn, thậm chí các đối tượng
còn mua chuột, lôi kéo những trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động
phạm tội được thuận lợi. Chúng còn sử dụng cả hugn khí nguy hiểm, vũ khí quân dụng để
chống đối lực lượng chức năng vây bắt, cương quyết thực hiện bằng được hành vi mua
bán trái phép chất ma túy của mình.
- Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và đủ năng lực trách nhiệm hình sự:
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là con người cụ thể, có năng lực trách
nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma
túy. Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành
vi phạm tội đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều
khiển được hành vi đó. Vệ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 và Điều
251 Bộ luật hình sự năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 của Điều luật. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự quy định tại các Khoản 2, 3, 4 của Điều luật.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đã
thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc các trường hợp quy định tại Khoản
2, 3, 4 của Điều 251 và người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự đã
thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc các trường hợp quy định tại Khoản
1, 2, 3, 4 của Điều 251 là chủ thể của tội này.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy hiện nay, chủ thể của tội
mua bán trái phép chất ma túy cũng rất đa dạng, phức tạp. Đa phần là những đối tượng
phạm tội chuyên nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự, lấy hoạt động mua bán trái phép chất
ma túy làm nguồn thu nhập chính. Chủ thể này gồm cả người Việt Nam, người nước
ngoài, trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người có nghề nghiệp ổn định, người không có

nghề nghiệp, học sinh, sinh viên… Chính sự đa dạng, phức tạp về chủ thể phạm tội này


cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng, chống ma túy
hiện nay.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma
túy
1.2.1. Căn cứ pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy
Tội mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự năm 1999, cũng như trong
Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 được quy định tại Điều 194: Tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Đây là Điều luật quy định
về tội ghép gồm nhiều hành vi phạm tội. Tuy nhiên, do mỗi loại hành vi có tính chất
nguy hiểm khác nhau nên đến Bộ luật hình sự năm 2015, các loại hành vi này được tách
ra thành những tội danh độc lập với mức hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm
của hành vi. Trong đó, tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251,
Bộ luật hình sự năm 2015, tội danh này được quy định cụ thể như sau:
“1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Mua bán với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới
16 tuổi;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến
dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05
gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10

kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;


o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20
năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến
dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30
gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25
kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100
gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75

kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số
lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.


Điều luật quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) được chia
thành 05 Khoản, 04 Khoản quy định về hình phạt chính, 01 Khoản quy định về hình
phạt bổ sung.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.2.1. Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về
trao đổi chất ma túy. Từ khi du nhập vào nước ta, ma túy đã gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã đưa ra những quy định
cụ thể để quản lý loại độc dược này. Cho đến nay, ma túy được sử dụng chủ yếu trong lĩnh
vực y học và nghiên cứu khoa học. Hoạt động này được quy định chặt chẽ từ khâu quản
lý, sản xuất, buôn bán và sử dụng. Như vậy, tội buôn bán trái phép chất ma túy xâm phạm
chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước trực tiếp là chế độ quản lý của Nhà nước được
trao đổi chất ma túy.
Căn cứ Nghị định số 82/2013/NĐ-CP, ngày 19/07/2013 của Chính phủ về danh mục
chất ma túy và tiền chất; Nghị định 126/2015/NĐ-CP, ngày 09/12/2015 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số
82/2013/NĐ-CP, ngày 19/07/2013 của Chính phủ về danh mục chất ma túy và tiền chất.
Theo đó, chất ma túy (không tính tiền chất) được phân chia thành 03 danh mục như sau:

- Danh mục I - Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã
hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều
tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền: Acetorphine,
Brolamphetamine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa...
- Danh mục II - Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền: Alfentanil, Benzenthidine, Tilidine...
- Danh mục III - Các chất hướng thần được sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền: Clobazam, Kentamine, Oxazolam...
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy
Mặt khách quan của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là những biểu hiện ra
bên ngoài thế giới khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, ngày
24/12/2007 của Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao -


Bộ Tư pháp về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về
ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 và Thông tư liên tịch số 08/2015/ TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điểm của
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, ngày 24/12/2007
của Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp
về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội mua bán trái phép chất ma túy bao gồm các hành vi sau:
“3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác không thuộc vào nguồn gốc chất ma
túy do đâu mà có bao gồm cả việc bán ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc
các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có;
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi thanh toán chất ma túy nhằm bán
lại trái phép cho người khác
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các
hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục
3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy”.
Từ những hành vi khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy có thể thấy, các
chất ma túy mà người phạm tội có được không phụ thuộc vào nguồn gốc ở đâu. Việc mua
bán trái phép chất ma túy có thể gồm nhiều giai đoạn trong đó có thể tàng trữ vận chuyển
và mục đích cuối cùng là người phạm tội hướng tới là bán cho người khác nhằm kiếm lời
vì một lợi ích vật chất khác. Khi một người thực hiện hành vi tàng trữ vận chuyển chất ma
túy bán lại trái phép dù chưa bán được chất ma túy đó thì bản chất của hành vi này vẫn là
mua bán chất ma túy trong nhiều trường hợp người phạm tội phải tàng trữ chất ma túy,
sau đó tìm thời điểm thích hợp rồi vận chuyển chất ma túy đến địa điểm thuận lợi để bán,
trường hợp này là phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Hậu quả của các tội mua bán trái phép chất ma túy không phải là yếu tố bắt buộc để


định tội. Những thiệt hại do hành vi mua bán trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội
chính là những thiệt hại phi vật chất. Đó là chính sách quản lý tuyệt đối của Nhà nước đối
với các chất ma túy bị xâm hại nghiêm trọng. Ngoài ra, số lượng chất ma túy mà người
phạm tội mua bán trái phép cũng được coi là hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả này chỉ
là những thiệt hại gián tiếp cho xã hội và đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt,
số lượng càng lớn thì thiệt hại cho xã hội càng nhiều và người phạm tội bị phạt càng nặng.
1.2.2.3. Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật
hình sự. Về lý luận, chỉ được coi là chủ thể của tội phạm nếu thỏa mãn ít nhất hai điều

kiện: Có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đây là những
dấu hiệu pháp lý bắt buộc thông thường của chủ thể của tội phạm. Ngoài ra, ở một số tội
phạm đặc biệt, có thể thực hiện hành vi khách quan để phản ánh chính sách hình sự riêng
của Nhà nước, chỉ coi là chủ thể của tội phạm khi có thêm các dấu hiệu đặc biệt khác
1.2.2.4. Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy
- Về lỗi: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội
của mình do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được
tác hại của hành vi mua bán trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, đối với
hành vi mua bán trái phép chất ma túy chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp, không
có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.
Động cơ, mục đích phạm tội mua bán trái phép chất ma túy rất đa dạng nhưng đây
không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tôi mua bán trái phép chất
ma túy. Tội mua bán trái phép chất ma túy có cấu thành hình thức nên dấu hiệu gây ra hậu
quả thiệt hại cho xã hội không bắt buộc. Do vậy, vấn đề có thấy trước hay không thấy
trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực
tiếp.
1.2.3. Hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy
Bộ luật Hình sự 2015 đã tách tội tàng trữ, vận chuyển,mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy thành các tội độc lập, đồng thời chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Còn các tội khác thì
mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Điều luật quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) được chia 05
Khoản; trong đó có 04 Khoản quy định về hình phạt chính, 01 Khoản quy định về hình
phạt bổ sung.


Hình phạt chính
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm

đến năm năm.
1.2.4. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy
khác
1.2.4.1. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội tàng trữ trái phép chất
ma túy
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm
2015, theo quy định của điều luật thì “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ bất hợp
pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào nhưng không nhằm mục đích đích mua bán, vận
chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy”. Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa
xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không. Nơi cất giấu đó có
thể là nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi
quần áo, túi xách... Tuy niên, nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma túy trên
phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển từ nơi này đến nơi khác,
mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì
người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma
túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Về điểm khác nhau, giữa tội mua bán trái phép chất ma túy và tội tàng trữ trái phép
chất ma túy có những điểm khác nhau cơ bản sau:
- Về hành vi, mua bán trái phép chất ma túy gồm: Bán trái phép chất ma túy cho
người khác (gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác) để hưởng tiền công hoặc
các lợi ích khác; mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; xin chất ma túy
nhằm bán trái phép cho người khác; dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép;
dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại
trái phép cho người khác; tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; vận
chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Còn tàng trữ trái phép chất ma
túy là cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (kho hàng, nơi làm việc, nhà ở,
phương tiện giao thông…);


- Về mục đích, mua bán trái phép chất ma túy là để hưởng tiền công hoặc các lợi ích

khác. Còn tàng trữ trái phép chất ma túy là để lưu trữ, cất giữ, không nhằm mua bán, vận
chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy;
- Về hình phạt, tội mua bán trái phép chất ma túy có hình phạt cao nhất là tử hình.
Còn tội tàng trữ trái phép chất ma túy có hình phạt cao nhất là chung thân.
1.2.4.2. Phân biệt mua bán trái phép chất ma túy với tội vận chuyển trái phép chất
ma túy
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự
năm 2015, theo quy định của điều luật thì “Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi
chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí
khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng bất kỳ
phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích sản xuất,
mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”. Khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất
ma túy cũng như hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như đã phân tích ở trên, phải căn
cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một không gian thời gian nhất định để phân biệt đâu
là hành vi tràng trữ và đâu là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Giống với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy và
tội mua bán trái phép chất ma túy có nhiều điểm tương đồng nhưng khác nhau ở điểm cơ
bản sau:
- Về hành vi, mua bán trái phép chất ma túy là bán, mua để bán lại trái phép; vận
chuyển ma túy để bán cho người khác trái phép; tàng trữ ma túy để bán lại hoặc để sản
xuất ra chất ma túy khác nhằm bán lại trái phép; dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa và dùng
hàng hóa để đổi lấy ma túy trái phép. Còn tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi
chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí
khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng bất kỳ
phương thức nào;
- Về mục đích, mua bán trái phép chất ma túy là để hưởng tiền công hoặc các lợi ích
khác. Còn vận chuyển trái phép chất ma túy là để đưa từ nơi này đến nơi khác, không
nhằm sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
1.2.4.3. Phân biệt mua bán trái phép chất ma túy với tội chiếm đoạt chất ma túy
Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 252 Bộ luật hình sự

năm 2015. Theo quy định tại Mục 3.4, Phần II, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP, ngày 24/12/2007 của Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân


tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, “Chiếm đoạt
chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm,
cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác”. Hành
vi chiếm đoạt chất ma túy cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội
phải có ý thức chiếm đoạt chất ma túy ngay trước, trong khi thực hiện hành vi khách quan
của tội phạm.
Tội chiếm đoạt chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy có nhiều điểm
tương đồng nhưng khác nhau ở điểm cơ bản sau:
- Về hành vi, mua bán trái phép chất ma túy là bán, mua để bán lại trái phép; vận
chuyển ma túy để bán cho người khác trái phép; tàng trữ ma túy để bán lại hoặc để sản
xuất ra chất ma túy khác nhằm bán lại trái phép; dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa và dùng
hàng hóa để đổi lấy ma túy trái phép. Còn hành vi chiếm đoạt chất ma túy là một trong
các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật,
công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Tuy nhiên cần lưu ý phân biệt một số
trường hợp sau:
+ Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt chất ma túy hoặc không chứng
minh được ý thức chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi
chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản còn có chất ma túy nhưng người phạm tội
vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi chiếm đoạt chất ma túy,
mà tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương
ứng với hành vi đã thực hiện (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài
sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản...) và tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái
phép chất ma túy8.
+ Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới biết trong tài sản có chất
ma túy và đem chất ma túy đó nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không coi là
hành vi chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Ngày

22/01/2017, Đỗ Văn Kh, Trần Minh Th rủ nhau đi cướp giật. Kh chở Th bằng xe máy đến
khu vực Phường 7, Thành phố Cà Mau, Th phát hiện có một phụ nữ đi xe đạp, trên xe có
treo một chiếc túi xách, Th ra hiệu cho Kh ép xe để Th giật chiếc túi xách. Sau khi giật
được túi xách, Th và Kh lục túi không thấy tiền mà chỉ có 30 tép (liều) Hêrôin nên bàn
với nhau đem nộp cho Công an.
8Mục 1.4, Phần I, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP


+ Nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt ma túy nhưng khi thực hiện hành vi chiếm
đoạt thì lại không có ma túy mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt ma túy. Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là
sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là ma túy thì vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt ma túy9.
- Về mục đích, mua bán trái phép chất ma túy là để hưởng tiền công hoặc các lợi ích
khác. Còn chiếm đoạt chất ma túy là chiếm hữu chất ma túy của người khác;
- Về hình phạt, tội mua bán trái phép chất ma túy có hình phạt cao nhất là tử hình.
Còn tội chiếm đoạt chất ma túy có hình phạt cao nhất là chung thân.
Tóm lại, Chương 1 của luận văn đã phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về tội mua
bán trái phép chất ma túy như: Khái niệm chất ma túy, tác hại của chất ma túy; khái niệm,
đặc điểm của tội mua bán trái phép chất ma túy, đã phân tích sâu về căn cứ pháp lý, các
yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy; phân biệt tội mua bán trái phép chất
ma túy với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội
chiếm đoạt chất ma túy. Đây là những phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan, có sự kế
thừa của khoa học luật hình sự trước đây và sự phát triển những quan điểm khoa học pháp
lý mới về tội mua bán trái phép chất ma túy. Nội dung Chương 1 là cơ sở, nền tảng để
Chương 2 tiếp tục phân tích, làm rõ tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy; thực tiễn
xử lý tội mua bán trái phép chất ma túy. Qua đó phân tích, làm rõ những bất cập, hạn chế
trong quy định, trong công tác điều tra, xử lý và phòng ngừa tội mua bán trái phép chất
ma túy để đưa ra những phải pháp phù hợp nhằm khắc phục, giải quyết hiệu quả những
bất cập, hạn chế đó.


9Mục 1.4, Phần I, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP


CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
2.1. Tình hình thực tiễn tội mua bán trái phép chất ma túy
Những năm gần đây, ở nước ta tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
diễn biến phức tạp, vẫn còn nhiều ổ nhóm, đường dây vẫn lén lút hoạt động, với phương
thực, thủ đoạn tinh vi, phức tạp; gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng trong tổng số các loại tội
phạm về ma túy. Ngoài các chất ma túy thông thường, gần đây loại ma túy tổng hợp
(ATS) dạng viên, xuất hiện ngày càng nhiều, lan nhanh, chủ yếu loại này được đưa từ
nước ngoài vào. Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy từ năm
2012 đến 2016, trên phạm vi toàn quốc số vụ mua bán trái phép chất ma túy diễn ra như
sau:

Năm

Bắt giữ
(Vụ/đối
tượng)

Tăng
(+)
/giảm(-)
(Vụ/đối
tượng)


2012

20.917/31.419

Chất ma túy thu giữ
Hêrêin
(kg)

Thuốc
phiện
(kg)

Cần sa
(kg)

Ma túy tổng
hợp (kg+viên)

+
2.294/+4.732

390

75

135

129 kg +
335.500 viên


2013

21.188/32.332 + 271/+9.133

940

117

932

118 kg +
323.000 viên

2014

21.619/31.551

922

32

412

352 kg +
297.258 viên

2015

17.772/27.171 -3.847/-4.380


1002 kg

139

322

590,6 kg +
277.337 viên

2016

19.623/30.687

1091 kg +
66 bánh

162

453

621,38 kg +
365.988 viên

+ 431/-781

+
1.851/+3.486

(Nguồn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – C47)
Từ kết quả thống kê cho thấy, ở nước ta, những năn gần đây tình hình tội phạm mua

bán trái phép chất ma túy diễn biết hết sức phức tạp; số vụ phạm tội diễn ra luôn ở mức
cao. Trong 05 năm (2012 – 2016), có 03 năm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
tăng liên tục, năm tiếp theo giảm xuống nhưng năm sau đó lại tăng trở lại. Khối lượng


chất ma túy thu được trong quá trình bắt giữ tội phạm không giảm, càng về sau khối
lượng càng lớn, đặc biệt là các chất ma túy tổng hợp.
Dự báo trong những năm tới, tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở
Việt Nam sẽ có những diễn biến phức tạp với những lý do: Áp lực của tình hình ma túy và
tệ nạn ma túy ở thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á luôn gia tăng, đặc biệt ở
Lào, Trung Quốc, Myama, Thái Lan… Kéo theo người nghiện ma túy của Việt Nam tiếp
tục gia tăng (trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm tăng từ 5 - 10%) chưa có xu hướng
giảm; chính sách mở cửa hội nhập, dân chủ, dân quyền của pháp luật sẽ bị các đối tượng
lợi dụng để hoạt động mua bán trái phép chất ma túy; các chất ma túy tổng hợp đang được
giới trẻ truyên truyền ca tụng, xu hướng sẽ có gia tăng đột biến ở Việt Nam, là đối tượng
chính trong hoạt động mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới đường
bộ còn phức tạp hơn nhiều. Đây còn được xem là nguồn cung các chất ma túy cho các đối
tượng hoạt động mua bán trái phép trên phạm vi toàn quốc. Kết quả bắt giữ tại 25 tỉnh
biên giới đường bộ (do lực lượng Công an bắt giữ) như sau:
Năm
2012
2013
2014
2015
2016

Số vụ
5.371
5.572

5.937
5.986
5.969

Số đối tượng
7.797
8.253
8.613
8.223
8.075

Tỷ lệ so với cả nước
27,4%
28,2%
30,9%
27,8%
28,9%

(Nguồn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – C47)
Kết quả thống kê cho thấy, năm 2012, phát hiện, bắt giữ 5.371 vụ (27,4% cả
nước)/7.797 đối tượng; năm 2013, phát hiện, bắt giữ 5.572 vụ (28,2% cả nước)/8.253 đối
tượng; năm 2014, phát hiện, bắt giữ 5.937 vụ (30,9% cả nước)/8.613 đối tượng; năm 2015
phát hiện, bắt giữ 5.986 vụ (27% cả nước)/8.223 đối tượng; năm 2016, phát hiện, bắt giữ
5.969 vụ (28,9% cả nước)/8.075 đối tượng. Số vụ mua bán trái phép chất ma tuy qua biên
giới luôn chiếm tỷ lệ cao (từ 27 đến 31%) trong tổng số vụ mua bán trái phép chất ma túy,
phạm vi toàn quốc.
Theo báo cáo của Bộ Công an, tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở
nước ta vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Trên tuyến biên giới Tây Bắc và
miền Trung, các lực lượng chức năng thường xuyên phát hiện các đường dây mua bán trái
phép chất ma túy vào nội địa với số lượng lớn. Tình trạng vận mua bán trái phép ma túy



tổng hợp từ Lào về Việt Nam năm 2016 tăng nhanh chóng, gấp 4,6 lần so với cùng kỳ
năm ngoái. Các băng nhóm tội phạm ma túy đang tìm kiếm các tuyến vận chuyển mới để
vận chuyển ma túy vào Việt Nam và đi nước thứ ba để tiêu thụ. Các dạng ma túy mới,
nhất là ma túy tổng hợp, không chỉ có nguồn gốc từ buôn bán trái phép mà hiện nay ở
trong nước, đã có đối tượng chế tạo ra loại ma túy này. Vì vậy nếu không có biện pháp
mạnh, kiên quyết, cả hệ thống không vào cuộc thì tình hình sẽ rất nghiêm trọng.
Phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy rất tinh vi và thường xuyên thay đổi, có
hiện tượng móc nối với cán bộ các cơ quan chức năng, người nước ngoài để vận chuyển
ma túy. Đã phát hiện thủ đoạn cất giấu ma túy trong các bình ga, ép ma túy vào trong
các pallet gỗ để vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển ma túy với số lượng lớn vào
dịp Tết nguyên đán hoặc lợi dựng chính sách thuận lợi trong hoạt động đầu tư, xuất
nhập khẩu, xuất nhập cảnh, nhất là trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khấu để vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới. Thủ đoạn hoạt động của bọn tội
phạm mua bán trái phép chất ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt và tính nguy hiểm
càng cao hơn, bọn chúng tổ chức thành các đường dây khép kín một cách chặt chẽ, liên
tục thay đổi phương thức, địa bàn hoạt động và được trang bị phương tiện thông tin liên
lạc hiện đại, tiêu thụ bằng cách chia nhỏ các công đoạn, các đầu mối, khi bị bắt chúng
dễ tiêu hủy chứng cứ và chỉ bị xử lý ở khung hình phạt thấp.
Ví dụ: Ngày 17/11/2015, đối tượng Savin Aleksandr, quốc tịch Nga từ Dubai về
Tân Sơn Nhất bằng đường hàng không mang theo 01 túi xách tay, 01 ba lô hành lý kí
gửi. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã kiểm
tra kĩ các vật dụng mang theo của đối tượng. Kết quả, trong chiếc chăn khổ 2x1,1m, ở
giữ hai lớp vải có lót vải và mút xốp tương ứng kích thước nêu trên, nặng 1,7 kg được
tẩm ướp chất ma túy; kiểm tra giữa hai lớp vải của áo khoác có lớp mút lót nghi vấn
được tẩm chất ma túy, có 07 miếng mút lót được lót xung quanh tay áo, thân phía
trước và lưng áo; kiểm tra chiếc ba lô và túi ngủ, lực lượng Hải quan cũng phát hiện có
hai miếng lót kích cỡ lớn được giấu trong lớp giữa của thành túi. Lực lượng Hải quan
Sân bay Tân Sơn Nhất đã thu giữ 13 miếng mút lót, khối lượng 6,42 kg được tẩm chất

ma túy. Kết quả giám định cho thấy toàn bộ các miếng mút lót đều chứa cocaine. Đây
là thủ đoạn vận chuyển để mua bán trái phép chất ma tuý cực kỳ tinh vi. Đối tượng


khai nhận, chất ma túy được lấy từ Chile, vận chuyển đường hàng không qua đến 05
nước, đến Việt Nam mới bị phát hiện 10.
Bên cạnh những thủ đoạn tinh vi đó, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy còn
dùng cả vũ khí quân dụng để chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng khi vây bắt bắt
và gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Điều này cho thấy sự khó khăn và tính quyết
liệt của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán trái phép ma túy trong giai đoạn
hiện nay.
Ví dụ: Ngày 06/01/2015, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C47) - Bộ
Công an đã phối hợp với các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại khu vực dốc Má, xã
Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình phát hiện, bắt quả tang đối tượng Trần
Đức Duy (sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú tại Khu 8, thị trấn Lương Sơn, Lương
Sơn, Hoà Bình) đang vận chuyển trái phép 94 bánh heroin có tổng khối lượng 33 kg
cùng 01 khẩu súng ngắn với 70 viên đạn. Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra
đã bắt giữ và ra quyết định khởi tố thêm 22 bị can có liên quan về các tội danh “mua bán
trái phép chất ma tuý”, “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và “không tố giác tội
phạm”. Kết quả điều tra của lực lượng chức năng đã xác định, trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến 2015, các bị cáo trong vụ án đã hình thành đường dây mua bán, vận
chuyển trái phép chất ma tuý từ Lào qua xã Loóng Luông, Vân Hồ, Sơn La rồi tiếp tục
mua bán, vận chuyển qua các tỉnh Hoà Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng
Sơn và bán sang Trung Quốc tiêu thụ với số lượng 1.415 bánh heroin, thu lợi bất chính
hơn 13 tỷ đồng và 708.000 nhân dân tệ 11.
Như vậy, hiện nay, ở nước ta, tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy có
nhiều diễn biến hết sức phức tạp, để thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng sử dụng nhiều
thủ đoạn tình vi như: Tẩm ma túy vào chăn, áo; sử dụng người dưới 16 tuổi; đi đường
rừng núi, đường biển, đường hàng không, đường bưu phẩm… để vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là các đối tượng còn tàng trữ vũ khí

quân dụng, cấu kết nhiều người, ở nhiều tỉnh, nhiều dân tộc khác nhau để vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy số lượng lớn. Do đó, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu quy
10Báo điện tử Công an nhân dân, Quá cảnh qua nhiều nước với chiếc chăn tẩm đầy cocaine, Nguyễn Đức Thắng,
cập ngày
6/3/2017]
11 Báo điện tử Đời sống và Pháp luật, Phá chuyên án ma túy, thu giữ 94 bánh heroin tại Hòa Bình, Hoàng Yên,
cập ngày 5/3/2017]


định của pháp luật; phân tích, đánh giá kết quả công tác đấu tranh với tội phạm mua bán
trái chép chất ma túy tìm ra những bất cập, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục phù
hợp.
2.2. Những bất cập, hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán
trái phép chất ma túy
2.2.1. Những bất cập, hạn chế trong quy định
Hiện nay, các tội phạm về ma túy quy định tại Chương XVIII, Bộ luật hình sự năm
1999, trong đó có tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 và được
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007,
của Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư
pháp hướng dẫn, áp dụng một số quy định. Thế nhưng, tội mua bán trái phép chất ma
túy quy định tại Điều 251, Bộ luật hình sự năm 2015 chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ
thể nên khi có hiệu lực, việc áp dụng vào thực tiễn có nhiều bất cập. Đó là các quy định
về khối lượng và hàm lượng đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, cụ thể gồm có
những bất cập sau:
Thứ nhất, tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự
năm 2015 không quy định về hàm lượng chất ma túy tại các khung hình phạt tăng nặng,
mà chỉ có quy định về khối lượng chất ma túy tại các khung tăng nặng đó. Cho nên, các
quy định về giám định hàm lượng chất ma túy trong các vụ án về ma túy có phần chưa
phù hợp với điều luật. (Nếu áp dụng theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân
tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại

Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999).
Thứ hai, tại Điểm a, Tiểu mục 3.7, Mục 3, Phần II của Thông tư 17/2007/TTLT quy
định, khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma tuý cần phân biệt: “Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ, vận
chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xoá án tích mà tiếp tục tàng trữ, vận
chuyển hoặc chiếm đoạt một trong các chất ma tuý được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g
tiểu mục 3.3 trên đây nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều194 Bộ luật hình sự...” Quy định như trên là thiếu
hành vi mua bán trái phép chất ma túy, dẫn đến thực tiễn có trường hợp đã có tiền án về
tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” chưa được xoá án tích, nay lại tiếp tục có hành vi
vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý, nhưng trọng lượng chưa đủ theo quy định từ


×