Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Khái quát chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.62 KB, 27 trang )

Khái quát chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Nhập khẩu là hoạt động mua bán hang hoá, dịch vụ từ một quốc gia khác về nước
mình tiêu thụ nhằm làm phong phú thêm cho đầu vào của sản xuất và tiêu dung.
Theo qui định, những trường hợp sau được coi là nhập khẩu:
- Mua hàng hoá của nước ngoài để thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước và
để phát triển kinh tế theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Đưa hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia hội chợ, triển lãm,
sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Giữ hàng hoá tại các khu chế xuất (phân chia thu nhập của bên đối tác
không mang về nước) để bán tại thị trường Việt Nam.
- Tái nhập hàng trước đây tạm xuất.
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động
trực tiếp đến sản xuất và tiêu dung trong nước.
Nhập khẩu nhằm bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được,
hoặc sản xuất không đáp ứng với nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, tức là nhập
khẩu những hàng hoá sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của nhập khẩu được thể hiện qua
những khía cạnh sau đây:
- Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá đất nước.
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển
kinh tế cân đối ổn định.
- Nhập khẩu góp phần cải thiên nâng cao mức sống của nhân dân, tức là nhập
khẩu góp phần thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiên dung,
vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
- Nhập khẩu thúc đẩy tích cực đến xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ
nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận
lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ta nước ngoài.


1.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài
nước, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và tình hình thị
trường nước ngoài.
Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong
tục tập quán tiêu dung và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.
Hàng nhập khẩu thường đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người
tiêu dung.
Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có
ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình kinh doanh. Thời gian giao hàng và thanh toán có
khoảng cách khá xa.
* Đối tượng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu vào nước ta thuộc hai đối tượng chính là hàng phục vụ cho tiêu
dung của người dân và máy móc thiết bị phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhập khẩu đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào nước ngoài nên Nhà nước
chỉ cho phép nhập khẩu những mặt hàng cần thiết. Đó là những loại hàng hoá mà
trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng về cả
số lượng lẫn chất lượng., đặc biệt là các trang thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật,
công nghệ hiện đại.
Bên cạnh những mặt hàng doanh nghiệp được tự do nhập khẩu còn có những mặt
hàng nhập khẩu có điều kiện, hang hoá nhập khẩu có điều kiện là những hàng hoá
nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc bộ quản
lý chuyên ngành.
* Các phương thức nhập khẩu hàng hóa
Có hai phương thức nhập khẩu hàng hoá:
- Nhập khẩu theo nghị định thư: Là phương thức nhập khẩu trong đó toàn bộ
quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do hai bên chính phủ tiến hành trên cơ sở
đó giao cho các đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu thực hiện.
- Nhập khẩu tự cân đối: Là phương thức nhập khẩu trong đó các doanh nghiệp
được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp đàm phám ký kết hợp đồng trên cơ

sở đó tự cân đối tài chính trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
*Các hình thức nhập khẩu hàng hoá
Cả hai phương thức nhập khẩu theo nghị định thư và nhập khẩu tự cân đối đều có
thể tiến hành theo hai hình thức nhập khẩu sau:
- Nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức nhập khẩu trong đó các đơn vị được cấp
phép nhập khẩu trực tiếp tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hoá.
- Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu trong đó các đơn vị có giấy
phép nhập khẩu nhưng không có điều kiện tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng
hoá phải nhờ đơn vị khác có chức năng nhập khẩu hang hóa thực hiện hộ.
1.1.3. Giá cả và tiền tệ sử dụng trong kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
1.1.3.1. Tiền tệ sử dụng
Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải qui định rõ điều kiện tiền tệ sử
dụng trong thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng loại tiền nào để
thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương và cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến
động.
Tiền tệ tính toán là tiền tệ dung để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua
bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền của 1 trong 2 đối tác
trong quan hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ 3. Đồng tiền
thanh toán thường là các ngoại tê được chuyển đổi tự do.
Các yếu tố dung để xác định tiền tệ thanh toán thường là:
- Sự so sánh giữa hai bên mua bán.
- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.
- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.
- Đồng tiền được sử dụng để thanh toán thống nhất trong một số khu vực trên
thế giới.
1.1.3.2. Giá nhập khẩu
Giá cả hang nhập khẩu luôn được quy định trong hợp đồng mua bán ngoai thương
một cách cụ thể. Giá cả cũng sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong
hợp đồng, là cơ sở phân chia trách nhiệm vật chất của người bán và người mua về
chi phí và rủi ro.

Theo qui định của Phòng thương mại quốc tế. có tất cả 13 điều kiện giao hàng, bao
gồm:
- Giao hang tại xưởng (EXW): Người bán giao hàng cho người mua tại địa
điểm giao hang của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất
khẩu, chưa được bốc lên phương tiện chuyên chở. Do đó theo điều kiện này
người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng ở người bán (Trừ
khi có thoả thuận riêng).
- Giao hàng cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm về chi
phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển chỉ định.
Như vậy người bán sau khi làm thủ tục thong quan xuất khẩu sẽ giao hàng
cho người vận chuyển chỉ định tại 1 địa điểm qui định. Nếu hàng giao tại cơ
sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao hàng
tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm bốc hàng dỡ hàng.
- Giao dọc mạn tàu (FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu
cho hàng hoá (trừ khi có thoả thuận riêng), chịu trách nhiệm về mọi chi phí
cho tới khi hàng hoá được đặt dọc mạn tàu tại cảng qui định do người mua
chỉ định.
- Giao lên tàu (FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm thủ tục thông quan
xuất khẩu và chịu mọi chi phí cho tới khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng
bốc qui định do người mua chỉ định tại biên giới nước bán. Đây là điều kiện
cơ sở giao hàng áp dụng phổ biến nhất trong các hợp đồng xuất khẩu tại các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- Tiền hàng và cước phí (CFR): Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan
can tau tại cảng gửi hàng, do vậy giá cả của hàng hoá bao gồm trị giá của lô
hàng và cước phí vận chuyển. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục
thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết để
đưa hàng tới cảng đến qui định. mọi rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao
hàng đều thuộc trách nhiệm của người mua.
- Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Trường hợp này giá trị
của hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm

hàng hóa và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng qui định. Người bán
phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và
cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng qui định. Nhưng mọi rủi
ro, mất mát, hư hại về hàng hoá và các chi phí phát sinh do các tình huống
xảy ra sau khi giao hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua.
- Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu
và chịu mọi rủi ro cũng như chi phí cho đến lúc giao hàng. Thời điểm giao
hàng là thời điểm hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua
trên phương tiện chuyên chở đến, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông
quan nhập khẩu thông quan nhập khẩu ở địa điểm qui định tại biên giới.
Điều kiện này thường được sử dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hoá
khi hàng hoá được giao tại biên giới trên đất liền.
- Giao tại tàu (DES): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và
chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến khi giao hàng. Thời điểm giao hàng là thời
điểm hàng hoá đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu, hàng
hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu cảng đến qui định. Điều
kiện này thường được sử dụng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng
đường biển hoặc đường thuỷ nội địa.
- Giao tại cầu cảng (DEQ): Người bán giao hàng hoá khi hàng hóa đặt dưới
quyền định đoạt của người mua trên cầu tàu ở cảng đến qui định, hàng hoá
chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Người bán phải chịu mọi phí
tốn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng qui định và bốc dỡ
hàng lên cầu tàu. Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và
chịu mọi chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá. Điều kiện này chỉ
có thể sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bắng đường biển hoặc vận tải đa
phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến qui định.
Ngoài các điều kiện cơ sở giao hàng trên, Người ta còn sử dụng các điều kiện:
Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU), giao tại đích đã nộp thuế (DDP), cước phí trả
tới (CPT), cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP).
Trong các điều kiện giao hàng trên, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng

điều kiện “ Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển” (CIF). Theo đó, giá trị của
hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm và cước phí
vận chuyển hàng hóa đến cảng qui định.
1.1.4.Các phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Những điều kiện cơ bản trong thanh toán thương mại quốc tế bao gồm: Điều kiện
về tiền tệ, điều kiện về giao hàng, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức
thanh toán. Trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong
các điều kiện thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là toán bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền trong
giao dịch mua bán ngoại thương giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Có rất
nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong hoạt động ngoại thương. Do vậy,
việc sử dụng phương thức thanh toán nào phải được các bên thoả thuận và ký kết
một cách cụ thể trong hợp đồng kinh tế. Theo trình tự: Rủi ro của người xuất khẩu
giảm dần, trách nhiệm của ngân hàng tăng dần, niềm tin của hai bên mua bán giảm
dần, dưới đây là 4 phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
ngoại thương:
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remttance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó bên
nhập khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất
định chuyển cho bên xuất khẩu ở một địa điểm, thời gian nhất định. Có hai hình
thức chuyển tiền:
- Thư chuyển tiền: Là hình thức ngân hàng chuyển tiền bằng cách gửi thư cho
ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.
- Điện chuyển tiền: Là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền
bằng cách điện ra cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho
nhà xuất khẩu.
Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thể được khái quát
Ngân hàng đại lý
Nhà nhập khẩu
(Bên chuyển tiền)

Nhâ xuất khẩu
(Bên nhận tiền)
Ngân hàng chuyển tiền
Sơ đồ 01: Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
(1): Sau khi hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà xuất khẩu
thực hiện cung ứng hàng hoá, dịch vụ và chuyến giao toàn bộ chứng từ cho nhà
nhập khẩu
(2): Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân
hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu.
(3): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hoặc điện báo) cho ngân hàng đại lý
của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.
(4): Sau khi trích tài khoản của nhà nhập khẩu để trả cho nhà xuất khẩu, ngân hàng
gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu.
(5): Ngân hàng đại lý chuyển tiền và gửi giấy báo Có cho nhà xuất khẩu.
1.1.4.2. Phương thức ghi sổ ( Open account)
Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu ghi Nợ cho bên nhập khẩu
vào một tài khoản hoặc một cuốn sổ riêng của mình sau mỗi lần xuất khẩu. Căn cứ
vào đó, theo định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu. Khi thực hiện
phương thức này, nhà xuất khẩu đã thực hiện một tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới
dạng tín dụng thương mại. Đây là phương thức thanh toán được sử dụng khi quan
hệ hai bên là quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.
Trình tự thanh toán theo phương thức này có thể khái quát theo sơ đồ sau
Ngân hàng
Nhâ nhập khẩu
Ngân hàng bên bán
Nhà xuất khẩu
(1): Nhà xuất khẩu giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu thông báo đã ghi nợ cho nhà nhập khẩu.
(3): Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
1.1.4.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nhà xuất khẩu sẽ uỷ thác cho ngân hàng của
mình thu tiền của nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Có
hai phương pháp nhờ thu chủ yếu:
- Nhờ thu trơn (clean collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của
mình thu tiền của nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra mà
không kèm thêm điều kiện nào cả. Các chứng từ hàng hoá sẽ được gửi trực
tiếp cho bên nhập khẩu mà không cần qua ngân hàng.
- Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho
ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng của nhà nhập khẩu căn cư vào bộ
chứng từ hàng hóa gửi kèm hối phiếu. Chỉ khi nào nhà nhập khẩu chập nhận
trả tiển thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ phía ngân hàng.
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu có thể được khái quát qua sơ đồ
sau:
Ngân hàng đại lý
Nhâ nhập khẩu
Ngân hàng nhờ thu
Nhà xuất khẩu
Sơ đồ số 03: trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu
Giải thích sơ đồ:
(1): Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu ( và gửi kèm bộ chứng từ hàng hóa trong
trường hợp nhờ thu kèm chứng từ) gửi đến ngân hàng nhờ thu.
(3): Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu (và bộ chứng từ) đến ngân hàng đại lý tại
nước nhập khẩu.
(4): Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho nhà nhập khẩu.
(5): Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền (và bộ chứng từ) đến ngân
hàng đại lý tại nước nhập khẩu.
(6): Ngân hàng đại lý gửi giấy báo Có hoặc hối phiếu đã được ký nhận về ngân
hàng nhờ thu.

(7): Ngân hàng nhờ thu và nhà xuất khẩu tiến hành thanh toán với nhau.
1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà trong đó, một ngân
hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ trả
một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu) khi người này xuất trình
cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán hợp lệ.
Phương thức thư tín dụng chứng từ có để được khái quát theo sơ đồ sau:
Ngân hàng đại lý
Nhâ nhập khẩu
Ngân hàng nhờ thu
Nhà xuất khẩu

×