Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.49 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN BẮC HÀ NỘI
3.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động TD năm 2006 của
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
3.1.1 Định hướng chung:
Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn là: tăng trưởng TD
đều và vững chắc, đảm bảo tăng trưởng gắn với phát triển; mở rộng qui mô gắn với
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn
vốn và dư nợ; chú trọng huy động nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh
tế. Thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát, gắn công tác
tổ chức cán bộ với đào tạo nâng cao trình độ và mở rộng màng lưới.
3.1.2 Định hướng cụ thể:
Trên cơ sở định hướng chung đó, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã xác định
các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động: 4.800 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 20%
Trong đó: nguồn vốn huy động từ dân cư 1.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng
20,8% tổng nguồn.
- Tổng dư nợ:1.330 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 14,2%
Trong đó : +Dư nợ ngắn hạn: 730 tỷ, chiếm tỷ trọng 55% tổng Dư nợ
+Dư nợ Trung dài hạn: 630 tỷ, chiếm tỷ trọng 45% tổng Dư nợ
Nợ quá hạn: dưới 3%/ tổng dư nợ
- Tài chính: Đảm bảo quỹ thu nhập chi lương theo hệ số tối đa cho
phép kể cả trong trường hợp điều chỉnh thang bậc và mức tiền lương tối thiểu.
3.2 Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng TD tại
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
3.2.1 Tăng cường công tác tổ chức và củng cố màng lưới
3.2.1.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TD
Con người luôn là yếu tố trung tâm. Sự thành công trong công tác TD phụ
thuộc phần lớn vào năng lực, trình độ thẩm định, phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm của mỗi cán bộ TD. Cho nên NH cần phải chọn những cán bộ TD có


năng lực để giải quyết vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ TD phải là người có
phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và tâm huyết với nghề, có năng lực tự học, tự
nghiên cứu, có khả năng giao tiếp, am hiểu thị trường, có nghệ thuật cho vay cũng
như thu hồi nợ.
Cần chuyển sang bộ phận khác những cán bộ TD không có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức kém.
Thường xuyên đào tạo, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và năng
lực chuyên môn cho cán bộ TD như cơ chế, chế độ, thể lệ của ngành, liên ngành.
Trong quá trình học tập bồi dưỡng cần gắn, cần gắn lí luận với thực tiễn để cán bộ
TD có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả khi đầu tư vốn. Ngoài kiến
thức chuyên môn, cán bộ TD phải được trang bị về tin học, ngoại ngữ, pháp luật để
không ngừng nâng cao hiểu biết xã hội. Bằng cách nào đi chăng nữa thì công tác
đào tạo cũng hướng tới mục tiêu giúp cho cán bộ TD nắm vững 5 kĩ năng:
- Kĩ năng bán hàng: đòi hỏi cán bộ TD có những kĩ năng nhất định về
marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ TD để cho vay được nhiều
với chất lượng tốt.
- Kĩ năng tìm hiểu điều tra: đòi hỏi cán bộ TD phải biết thu thập và khai thác
thông tin có ích cho NH từ khách hàng và các nguồn thông tin khác để phục vụ cho
hoạt động của mình.
- Kĩ năng phân tích: yêu cầu cán bộ TD phải biết nhận định, đánh giá tình
hình có cơ sở khoa học, từ đó rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp tối ưu để không
ngừng củng cố nâng cao chất lượng TD
- Kĩ năng viết: đòi hỏi cán bộ TD phải có khả năng nêu bật điểm mạnh, điểm
yếu của khách hàng, chỉ ra những rủi ro, nguy hiểm có thể gặp phải khi giap dịch
một cách đầy đủ, chính xác, có tính thuyết phục dưới hình thức văn bản để trình
lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hiện.
- Kĩ năng đàm phán với khách hàng: đòi hỏi cán bộ TD phải biết cách
thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều
khoản đã qui định trong chế độ, thể lệ cho vay để khoản vay được tiến hành trong
điều kiện tốt nhất.

Song song với công tác đào tạo, NH cũng cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng
cho các cán bộ TD để khuyến khích họ hoàn thành tốt công việc, kỉ luật nghiêm
minh những cán bộ vi phạm chế độ.
Mặt khác NH cũng nên đổi mới phương thức tuyển dụng cán bộ. Trong cơ
chế thị trường, việc tuyển dụng cán bộ có nhiều đổi mới so với trước đây. Trong
thời kì bao cấp, phần lớn việc tuyển dụng cán bộ là do việc phân chỉ tiêu của các
trường đào tạo và Bộ giáo dục đào tạo hoặc do quen thân.
Phương thức tuyển dụng này thường không thu hút được cán bộ có tài năng.
Trong cơ chế thị trường, việc tuyển dụng nhân viên hoàn toàn do nhu cầu kinh
doanh của NH vì vậy việc tuyển dụng cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo bài bản
sẽ là điều kiện để trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tìm kiếm những cán bộ có năng lực vào
làm nghiệp vụ TD và các nghiệp vụ khác đòi hỏi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Để tuyển dụng cán bộ mới đạt chất lượng tốt NH cần quan tâm đến các
nội dung sau:
- Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính NH tại các
trường đại học.
- Qui định các tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ. Tùy theo yêu cầu công việc có
thể qui định các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng với cán bộ TD thì phải có đủ các tiêu
chuẩn sau:
+ có phẩm chất đạo đức tốt
+ được đào tạo bài bản tại các trường đại học
+ khả năng giao tiếp tốt
+ hình thức và sức khỏe khá
3.2.1.2 Tăng cường công tác quản lí và củng cố màng lưới hoạt động kinh
doanh:
Theo qui chế NH cấp trên quản lí NH cấp dưới thông qua các nội dung: quan
hệ chỉ đạo kế hoạch, TD (kế hoạch dài hạn hàng năm); cơ chế chính sách, chế độ,
thể lệ nghiệp vụ và qui trình điều hành; khoán tài chính; tổ chức; đào tạo; thi đua,
khen thưởng; kiểm tra kiểm soát. Để công tác quản lí điều hành đạt hiệu quả cao
thì ban lãnh đạo NH cần:

- Thường xuyên kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành ở hội sở và các chi
nhánh, phòng giao dịch trực thuộc
- Coi trọng công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bố trí sắp xếp cán bộ một cách
hợp lí, phân công rõ người rõ việc.
- Trong chỉ đạo điều hành thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức đoàn thể,
bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và địa phương
để đề ra mục tiêu kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh một cách phù hợp.
- Công tác quản trị điều hành kinh doanh phải nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời
những diễn biến của thị trường, xử lí nợ tồn đọng, xử lí cạnh tranh, thị phần, xử lí
tài chính, thu nhập một cách linh hoạt và thông suốt mục tiêu: “Hiệu quả, an toàn”
- Xây dựng và củng cố công tác đoàn kết nội bộ, thường xuyên phát động
các phong trào thi đua, động viên kịp thời các đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
- Cùng với việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lí thì màng lưới hoạt
động kinh doanh của chi nhánh cũng phải được củng cố. Hiện nay chi nhánh
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã có 3 chi nhánh cấp II và 4 phòng giao dịch. Màng
lưới càng được mở rộng, việc quản lí, củng cố màng lưới càng phải được coi trọng.
3.2.2 Đổi mới nội dung hoạt động TD
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng :
Trong hoạt động TD có vô số các rủi ro khác nhau có thể dẫn đến việc không
trả được nợ khi đến hạn của khách hàng. Để có thể đưa ra được quyết định cho vay
các nhà lãnh đạo ngân hàng phải cố gắng ước lượng những rủi ro không hoàn trả.
Rủi ro này có thể dự đoán được trong quá trình phân tích tín dụng hay thẩm định
TD.
Thẩm định TD là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc
hoàn trả tiền vay. Có rất nhiều yếu tố mà các nhà NH cần phải xem xét về khả năng
và sự sẵn lòng hoàn trả tiền vay phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng TD.
Trong đó còn chú ý tới 5 nhân tố quan trọng đó là: Năng lực, uy tín, vốn, tài sản
thế chấp, điều kiện hoạt động. Trong các nhân tố này uy tín nổi lên là nhân tố quan

trọng nhất bởi nhiều khoản TD được cấp với hi vọng sẽ được hoàn trả như thoả
thuận.
Nếu như khâu thẩm định được được thực hiện tốt thì các nhà quản trị ngân
hàng sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên để làm được việc này
các nhà NH phải:
a.Thực hiện thu thập và xử lí thông tin một cách chính xác: Việc thu thập,
phân tích xử lý kịp thời chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ TD,
năng lực kinh doanh của khách hàng, các thông tin về thị trường trước khi đưa ra
quyết định cho vay luôn được coi trọng hàng đầu trong công tác thẩm định. Các
thông tin thu thập được dùng để đánh giá chi phí tài sản, khả năng kiếm lời của
người xin vay. Chẳng hạn trong điều tra về đơn xin vay của doanh nghiệp, NH cần
phải biết về lịch sử của doanh nghiệp, sổ sách kế toán. Mối quan hệ của người lao
động, kinh nghiệm trong việc phát triển và đưa vào thị trường các sản phảm mới,
nguồn gốc của doanh thu và lợi nhuận.
- NH cũng cần phải biết về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp những
sản phẩm nào được buôn bán, sản xuất, những loại dịch vụ nào được đưa ra, hàng
hoá nào là chính, là phụ, phục vụ tiêu dùng hay sản xuất. Xa xỉ hay thiết yếu - đó
sẽ là những thông tin có giá trị. Ngoài ra NH cũng cần thu thập các thông tin về
tính ổn định của nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường nơi doanh nghiệp cung
ứng sản phẩm. Các điều khoản mua bán, phương pháp phân phối lợi nhuận v.v..
Để có được đầy đủ thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, NH
phải xem xét báo cáo tài chính, phỏng vấn người xin vay để có được những thông
tin về mục đích vay tiền, thu thập các thông tin về tình hình vay trả của đơn vị vay
vốn trong quá khứ để từ đó đưa ra đánh giá về uy tín của đơn vị vay vốn. Bên cạnh
đó ngân hàng còn điều tra các thông tin từ bên ngoài như: thông tin điều tra nơi
hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tra từ các bạn hàng của đơn vị vay vốn, các
nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước và Trung
tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam...Tuy nhiên hoạt
động của các trung tâm này mới chỉ đạt được một số kết quả nhất định, chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động TD. Vì vậy NH cần trang bị các phương

tiện thông tin hiện đại, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thu thập
thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm trang bị phương pháp tìm kiếm, tra cứu tạo lập
thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác.
Hay như đối với hộ sản xuất thì nguồn thông tin thu thập chủ yếu ở đây là:
Tên tuổi, địa chỉ của chủ hộ, trình độ học vấn, đạo đức, tính thật thà siêng năng,
các tệ nạn như nghiện rượu, nghiện hút ... kinh nghiệm quản lý, tài sản hiện có,
tình trạng gia đình (số lao động, số nhân khẩu), đối tượng xin vay vốn, diện tích
canh tác, mức thu nhập bình quân/ tháng và một số tình hình khác ...

×