GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY KINH DOANH MỸ NGHỆ VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
NHNN&PTNT VIỆT NAM
3.1.Định hướng hoạt động của Công ty
3.1.1.Sự cần thiết chuyển đổi Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý thành ngân
hàng vàng
Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý NHNN&PTNT Việt Nam với
chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng bạc đá quý, kinh
doanh kho ngoại quan vàng và hoạt động ngân hàng, huy động vốn VNĐ, ngoại tệ,
vàng và cho vay vốn VNĐ và vàng…Đây cũng chính là mô hình hoạt động của các
ngân hàng vàng trên thế giới hiện nay.Tại Việt Nam hiện chưa có Ngân hàng
Vàng, với vai trò vị trí của vàng đối với nền kinh tế và chính sách tiền tệ hiện nay,
với quy mô ngày càng lớn cả về doanh số và lợi nhuận, mạng lưới hoạt động ngày
càng mở rộng trong và ngoài nước, việc trở thành Ngân hàng vàng Việt Nam là mô
hình thích hợp nhất và là xu thế tất yếu của Công ty trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới.
a) Yêu cầu tất yếu phải có ngân hàng vàng ở Việt Nam
- Hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại quốc tế WTO đã làm cho thị trường vàng trong nước ngày càng sôi động,biến
động theo diễn biến giá vàng quốc tế.Thị trường vàng Việt Nam trở nên nhạy cảm
với mọi diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
- Vàng tiếp tục khẳng định là công cụ tích trữ phòng ngừa rủi ro tiền tệ quan
trọng, trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế còn nhiều
bất ổn, và là công cụ dự trữ ngoại hối rất quan trọng.
- Sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và thị trường bất động sản dẫn
đến nhu cầu về vàng rất lớn.
- Tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân làm thay đổi nhu cầu và thị
hiếu tiêu dùng của công chúng.Trong đó nhu cầu về vàng, bạc đá quý, trang sức
mỹ nghệ ngày càng tăng.
- Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong cả nước còn nhỏ lẻ chưa
có tầm chiến lược.
Như vậy nhu cầu về vàng nói chung cùng với diễn biến sôi động của thị
trường vàng trong nước và thế giới trong thời gian gần đây yêu cầu Việt Nam cần
có một ngân hàng vàng lớn mạnh, đủ năng lực vàng khi cần thiết để có thể làm
lành mạnh thị trường vàng và bình ổn thị trường.
b) Sự cần thiết chuyển đổi Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý thành Ngân hàng
vàng
- Các cơ sở pháp lý của việc chuyển đổi: Các văn bản về việc thành lập và tổ
chức hoạt động của Công ty vàng bạc đá quý và các văn bản chỉ đạo khác của
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam: Hoạt động đa năng, trở thành tập đoàn tài chính
hỗ trợ các hoạt động Ngân hàng truyến thống ( huy động vốn, tín dụng, đầu tư…)
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Xu hướng thị trường tài chính Ngân hàng, đặc biệt là kinh doanh vàng, các
hoạt động tín dụng về vàng mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối
với Công ty vàng bạc đá quý.
- Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của Công ty vàng bạc đá quý: Tăng hiệu
quả kinh tế theo quy mô, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh vàng và hoạt
động Ngân hàng của Công ty hiện nay( huy động vốn VNĐ, ngoại tệ và vàng,cho
vay cầm cố, cầm đồ, cho vay bằng vàng…).
c) Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng vàng giai đoạn 2007 – 2011
Trên cơ sở đề án chuyển đổi nâng cấp tổ chức hoạt động của Công ty trở thành
Ngân hàng Vàng trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam, xác định rõ vai trò và
nhiệm vụ của một ngân hàng Vàng trong các hoạt động liên quan đến vàng của hệ
thống NHNN&PTNT Việt Nam nói riêng và NHNN Việt Nam nói chung, từ hoạt
động sản xuất kinh doanh đến các hoạt động tín dụng, huy động vốn và cho vay
bằng vàng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh hiện nay của Công ty gồm 2 lĩnh vực chính:
- Sản xuất, kinh doanh vàng miếng, hàng trang sức vàng bạc đá quý.
- Hoạt động ngân hàng huy động vốn, huy động tiết kiệm VNĐ, ngoại tệ và
vàng, cho vay cầm cố, cầm đồ, cho vay vàng ( Hoạt động hiện nay của Công ty gần
giống như hoạt động của một Ngân hàng vàng).
Khi chuyển đổi Công ty thành Ngân hàng Vàng hoạt động kinh doanh của
Công ty vẫn giữ 2 lĩnh vực chính như trên, hoạt động sản xuất kinh doanh vàng và
cho vay Vàng được duy trì ở quy mô lớn, phát triển đảm bảo an toàn hiệu quả.
Riêng hoạt động ngân hàng sẽ được tập trung một cách toàn diện, từ việc
hoàn thiện bộ máy tổ chức, tuyển dụng, đào tạo cán bộ giỏi trong lĩnh vực ngân
hàng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực như huy động vốn, thẩm định, cho vay,
hạch toán kế toán, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, các dịch vụ ngân hàng.Đòi
hỏi trình độ cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập đủ sức cạnh tranh với các
ngân hàng hiện đại trong khu vực.
3.1.2.Các chỉ tiêu cơ bản
- Doanh thu tăng trưởng hàng năm 15-20%.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm từ 5-10% doanh thu.
- Thu nhập đầu người tăng trưởng từ 20-25% hàng năm.
- Hoàn thành việc cải cách thể chế và trình độ quản lý hiên đại.
- Đầu tư cải tạo các thiết bị, đổi mới thiết bị tự động trong việc chế tác vàng, trang
sức.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các chi nhánh.
- Tích cực quảng bá thương hiệu vàng miếng 3 chữ A sâu rộng ra thị trường trong
nước và thế giới.
Những định hướng và chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn tới là những chỉ tiêu có
cơ sở khoa học và có khả năng hoàn thành.Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Công
ty phải hết sức quyết tâm, biết sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, cùng với
việc đổi mới các cơ chế quản lý thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực.
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ
vàng bạc đá quý NHNN&PTNT Việt Nam
3.2.1.Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
* Định hướng kinh doanh đúng đắn, sáng suốt lựa chọn bước đi cho từng giai
đoạn, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm phù hợp với khả năng của Công ty
và đáp ứng được yêu cầu của thị trường, của ngành để có khả năng cạnh tranh và
hội nhập tốt.
* Giải pháp về con người
Đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ toàn Công ty trong các lĩnh vực:
- Đào tạo nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, thẩm định cho vay, thanh
toán, kế toán, dịch vụ ngân hàng…của một Ngân hàng Vàng hiện đại.
- Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, giao tiếp bán hàng, xuất nhập khẩu vàng
và kinh doanh vàng trên tài khoản.
- Đào tạo nâng cao tay nghề thợ chế tác vàng – hàng trang sức.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học…
- Đào tạo về nghiệp vụ quản trị kinh doanh, quản lý điều hành doanh
nghiệp.
- Tăng cường tuyển dụng, bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng bạc đá quý, hoạt động Ngân hàng cho
Công ty.
- Đảm bảo cuối năm 2008 cán bộ nhân viên trong Công ty có đủ khả năng
đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nước và hội nhập quốc tế.
* Các giải pháp quản trị điều hành phân công lao động quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Ban hành đầy đủ các văn bản quy định trong tất cả các lĩnh vực hoạt động
của Công ty như:
- Từng bước xây dựng các văn bản pháp quy, quy chế quy định các hoạt động của
Ngân hàng Vàng trong tương lai.
- Hoàn thiện quy chế điều hành và lề lối làm việc của Công ty, trong đó: Quy định
về chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng, chi nhánh, trung tâm vàng bạc
đá quý, phòng giao dịch, của từng cá nhân, mối quan hệ giữa các đơn vị, cá nhân
trong Công ty.
- Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính đối với các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Hoàn thiện quy định về mua bán, sản xuất vàng – hàng trang sức.
- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản.
- Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn cán bộ, tuyển dụng cán bộ nhân viên tại Công
ty.
Trên cơ sở trình độ chuyên môn, năng lực và sở trường của cán bộ, Ban lãnh
đạo phân công đúng người, đúng việc, tạo điều kiện để cán bộ phát huy tốt nhất
trình độ và khả năng của mình, làm việc đạt hiệu quả hơn.
* Giải pháp phát triển thị trường, thị phần
- Mở rộng mạng lưới các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn trong cả
nước.Khai thác triệt để thế mạnh của hệ thống màng lưới hơn 2000 chi nhánh của
NHNN&PTNT Việt Nam.Năm 2006 Công ty đã mở thêm 3 chi nhánh từ Lạng Sơn