Phương hướng, giải pháp, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
huyện Thường Tín
I.Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội huyện Thường tín:
Tạo lập các yếu tố cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, hình
thành cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Tăng cường dịch chuyển cơ cấu kinh tế đưa kinh tế của huyện thoát khỏi
tình trạng khó khăn. Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm
bảo ổn định vững chắc trên địa bàn . Tập trung phát triển các ngành nghề truyền
thống, tạo công ăn việc làm cho người lao động, khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác
xã, mô hình trang trại chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn gia súc….
Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác liên doanh
nhằm tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế của toàn huyện, thúc đẩy nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao một bứơc đời sống nhân dân, giải quyết các
vấn đề bức súc của xã hội.
Muốn đạt được mục tiêu trước hết phải khuyến khích kinh tế hộ sử dụng có
hiệu quả đất đai hiện có, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi… áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng hệ thống các dịch vụ nông nghiệp nhằm tạo ra
nguồn hàng hoá, tạo ra nguồn thu ổn định cho kinh tế hộ.
Phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn, nhằm tạo việc làm và thu hút lao
động nhàn trong nông thôn, giảm bớt các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý, tăng
hộ kinh tế làm ngành nghề dịch vụ khác, đa dạng hoá các nguồn thu nhập, nâng
cao trình độ dân trí trong nông nghiệp nông thôn, phổ biến các hình thức, trình độ
khoa học kỹ thuật cho các lao động chính
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp, mở rộng và hoàn
thiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương trạm điện, mở rộng đường giao thông liên
xã..
Có như vậy mới có thể nâng cao được đời sống cho người dân, giảm được
đói nghèo và xoá dần sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
1.Mục tiêu kinh tế
Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nghị quyết đại hội Đảng bộ
huyện Thường Tín lần thứ XX đã xác định mục tiêu phấn đấu.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8.5% trở lên.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt cơ cấu nông nghiệp 35%, công nghiệp
xây dựng 34%, thương mại dịch vụ 31%
Sản lượng lương thực dạt 81 nghìn tấn trở lên, bình quân giá trị sản phẩm
trên 1ha đất canh tác đạt 30 triệu đồng/ năm trở lên.
Phấn đấu để tuyệt đại đa số lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
được chuyển giao kỹ thuật về sản xuất hàng hoá, sử dụng công cụ lao động và
công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, cải thiện một bước đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói nghèo.
2.Các mục tiêu về xã hội
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp giáo dục, hoàn
thiện phổ cập giáo dục, đảm bảo trẻ em đến trường đi học đùng tuổi .
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền dân số, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh mỗi
năm 0.5% để đến năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1%.
Tích cực mở rộng tạo các cơ sở sản xuất, nhằm tạo công ăn việc làm đặc biệt
là lứa tuổi lao động .
Hoàn chỉnh hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn đảm
bảo an toàn giao thông các xã thông suốt.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, giữ vững an ninh, chính trị tật tự an toàn xã
hội trên địa bàn toàn huyện.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân:
1. Về phía Ngân hàng:
1.1. Mở rộng hình thức cho vay và tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn:
1.1.1 Hình thức cho vay
Với khách hàng là hộ nông dân có số lượng tương đối lớn phân bổ ở vùng
nông thôn, các làng xã. Có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ, đòi hỏi vay trả phải thuận tiện,
hơn nữa việc kiểm soát tín dụng đang gặp khó khăn. Vì thế, phải có hình thức cho
vay phù hợp thì Ngân hàng mới có thể mở rộng đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu trên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Thường Tín, đã có nhiều biện pháp áp dụng linh hoạt trong hình thức cho
vay trực tiếp đến hộ và cho vay phục vụ sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc với
số vốn nhỏ thì đầu tư cho vay qua tổ chức tín chấp được giao cho .
Tuy nhiên, kết quả trên cũng chưa thu được kết quả như mong muốn, thì chủ
yếu vẫn là cho vay trực tiếp đến hộ nên khối lượng công việc của cán bộ tín dụng
còn nhiều không thể đáp ứng được hết yêu cầu của khách hàng, của ngành, vì vậy
tron thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường
Tín cần đổi mới hình thức cho vay theo hướng đa dạng hoá .
Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa các hình thức cho vay trực tiếp tới hộ với các
hình thức cho vay gián tiếp. Thông qua các DNNN, hợp tác xã, các đoàn thể xã
hội… Có như vậy mới thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng .
Mặt khác cho vay gián tiếp sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc tín dụng . Như
vậy, sẽ đảm bảo việc quản lý chất lượng tín dụng, hạn chế việc nợ quá hạn và rủi
ro.
Ngoài các hình thức trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huỵên Thường Tín còn áp dụng các hình thức:
+ Tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng có chất lượng, chủ động tìm kiếm khách
hàng làm ăn có hiệu quả để thực hiện đầu tư, lựa chọn phương thức cho vay phù
hợp nhằm tăng trưởng dư nợ đạt mục tiêu xây dựng.
+ Mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay các khách hàng kinh doanh ổn định,
cho vay theo dự án.
+ Triển khai thực hiện phân loại khách hàng, xây dựng hồ sơ kinh tế xã để
chủ động đầu tư đúng hướng và phù hợp với mục tiêu kinh tế địa bàn.
+ Thường xuyên tổ chức phân tích nợ, bám sát kết quả phân tích để có giải
pháp xử lý xuyên xuốt, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng.
+ Duy trì ban thu hồi nợ ở các xã trên địa bàn huyện, tăng cường sự giúp đỡ
của các cấp uỷ, chính quyền địa phương tự huyện đến xã, các có quan hữu quan để
thực hiện các giải pháp xử lý nợ đạt hiệu quả nhằm hạ thấp nợ quá hạn xuống và
đạt mục tiêu đề ra.
Để thuận tiện cho vay và đảm bảo tính pháp lý cho khách hàng nơi cho vay.
Ngân hàng có thể:
Mở rộng việc cấp sổ vay vốn kể cả các hộ kinh doanh dịch vụ để tạo điều
kiện cho các hộ vay vốn bớt các thủ tục vay lần sau.
Mở rộng hình thức cho vay theo quyết định số 1627/2001- QĐ- NHNo và
quyết định số 72QĐ – HĐBT – tín dụng, về việc ban hành quy định cho vay đối
với khách hàng trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam. Cần tuyên truyền và mở
rộng đến các cấp, các ngành và đặc biệt đến người dân. Để gắn trách nhiệm của các
cấp, các ngành cùng với Ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông
nghiệp nông thôn. Phổ biến sâu rộng đến dân, đến các đoàn thể còn là biện pháp
hữu hiệu chống các tệ nạn tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà của cán bộ liên
quan trực tiếp đến cho vay kể cả cán bộ ngân hàng và cán bộ xã .
Song công tác tuyên truyền trong thời gian qua còn quá ít, do thiếu cán bộ,
địa bàn rộng .
Cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các ngành
có liên quan và các ngân hàng thương mại, các cán bộ tín dụng thực hiện quyết
định 1627 và quyết định 72 đối với hộ nông, lâm, ngư nghiệp vay dưới 10 triệu
đồng không phải thế chấp nhưng các hộ gia đinh ở nông thôn thì trách nhiệm xác
nhận của UBND xã là hết sức quan trọng, nội dung xác nhận là: địa chỉ cư trú của
hộ vay vốn, mức tiền vay, mục đích vay vốn, đôn đốc người trả nợ đúng hạn, xác
nhận diện tích đất sử dụng không có tranh chấp (đối với hô chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ).
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín phải có
kế hoạch triển khai mạng lưới chi nhánh theo cụm, xã để thuận tiện cho dân gửi
tiền, vay tiền, vào mùa vụ thì triển khai công tác cho vay, huy động để giải ngân
giúp đỡ các tổ chức vay vốn, thuận tiện để hộ nghèo vay vốn.
1.1.2 Thủ tục cho vay
Thủ tục cho vay đối với hộ nông dân cần phải đơn giản dễ hiểu thuận tiện
cho việc sử dụng “ Sổ cho vay, thu nợ “ sau khi Ngân hàng nông nghiệp triển khai
chỉ thị 202 HĐBT và quy định 499A trên phạm vi cả nước. Nguyện vọng của nông
dân đã được đề cập thông qua một số bài viết trên báo chí về thủ tục xin vay vốn
Ngân hàng cần phải đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ dân trí hiện nay nhưng
phải đảm bảo tính pháp lý.
Sổ cho vay thu nợ được xuất phát từ đặc điểm của hộ nông dân là. Từ quản
lý chỉ đạo sản xuất chỉ một chủ hộ và cùng chịu trách nhiệm là người thừa kế .
Hoạt động của sản xuất nông nghệp mặc dù có tính chất thời vụ nhưng khâu
gieo trồng, chăm sóc, chế biến tiêu thụ mỗi khâu đều cần thiết đến vốn đầu tư và
trong quá trình đó luôn có thu nhập bằng nguồn tiền khác xuất hiện nhu cầu vay
vốn, muốn trả nợ. Vì vậy giấy nhận nợ dưới hình thức sổ cho vay thu nợ rất đơn