TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Ngày nay khi tốc độ lưu thông tiền tệ đang được thúc đẩy, nhu cầu về vốn đối
với hầu hết các doanh nghiệp đang trở thành một vấn đề khó khăn đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp do việc tiếp cận với nguồn vốn cho vay từ ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác không đơn giản. Với nhiều quốc gia trên thế giới
bao thanh toán thực sự là một phương thức tài trợ thương mại đem lại nguồn lợi to
lớn không chỉ cho các nhà bao thanh toán mà còn đem lại lợi ích cho các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động này với các tính năng ưu việt của nó. Do đó, việc
nắm vững cơ sở lý luận về bao thanh toán là cần thiết, để từ đó có cái nhìn khách
quan hơn trong quá trình tiếp cận và ứng dụng tốt vào thực tiễn loại hình nghiệp vụ
này.
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bao thanh toán
1.1.1.1. Lịch sử ra đời của bao thanh toán
Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ lâu đời nhất
trên thế giới với một bề dầy lịch sử phát triển hàng trăm năm. Một số học giả cho
rằng bao thanh toán có từ thời đế chế La Mã. Một số nhà học giả lại cho rằng bao
thanh toán có từ cách đây chừng bốn nghìn năm từ thời vua Hammurabi.
Hammurabi là vị vua của vùng Mesopotamia, nơi được coi là cội nguồn phát triển
việc cho vay. Khái niệm factor xuất phát từ động từ trong tiếng Latin facio, có
nghĩa là “he who does thing” (tạm dịch là “người kinh doanh buôn bán hưởng hoa
hồng”). Động từ tiếng Latin trên gợi ý rằng nguồn gốc của bao thanh toán cũng
được phát sinh vào thời gian đó khi ấy, nó được đưa vào nội dung các giấy tờ làm
bằng chứng cho các hoạt động mua bán của vùng và các văn bản mô phỏng luật lệ
cai trị của vị vua này. Theo thời gian, vị vua Hammurabi và người dân ở vùng đất
này cũng không còn nhưng phương thức bao thanh toán vẫn còn tồn tại. Hầu hết
các quốc gia văn minh thời bấy giờ coi trọng buôn bán, đều đã thử ứng dụng một
số phương thức tương tự như phương thức bao thanh toán hiện giờ; lấy một ví dụ
điển hình là người Roman đã từng bán giảm giá tờ thương phiếu.
Các nhà sử học thường cho rằng bao thanh toán có từ thời xuất hiện đại lý hưởng
hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hoá khoảng 2000
năm trước thời Đế chế La mã. Do hệ thống thông tin và vận tải còn sơ khai, đại lý
hưởng hoa hồng thực hiện chức năng marketing quan trọng trong giao dịch giữa nhà
sản xuất ở nước ngoài và người mua trong nước. Với vai trò là đại lý, họ nắm quyền
sở hữu (không chỉ đơn thuần về mặt danh nghĩa) của hàng hoá của bên uỷ nhiệm -
nhà sản xuất nước ngoài - rồi giao hàng hoá đó cho người mua trong nước, ghi sổ và
thu nợ khi đến hạn, chuyển số tiền trả nợ cho bên uỷ nhiệm sau khi đã trừ đi phần hoa
hồng của mình, phần hoa hồng này thường được tính bằng phần trăm trên tổng doanh
thu.
Cùng với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp dệt của Anh vào thế
kỷ 14 và thế kỷ 15, các đại lý bao thanh toán cũng ngày càng lớn mạnh và đóng vai
trò ngày càng quan trọng trong giao thương. Khi họ bắt đầu tin tưởng hơn vào khả
năng trả nợ của khách hàng, họ chấp nhận cấp tín dụng cho các đại lý cấp dưới của
mình để ăn hoa hồng cao hơn. Thực tế là với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý bao
thanh toán bắt đầu đảm bảo khả năng trả nợ của người mua bằng cách cam kết trả
cho đại lý cấp dưới trong trường hợp người mua không trả nợ đúng hạn và khả
năng tài chính của họ không cho phép họ có sẵn nguồn để thanh toán.
Trước đó không lâu, xuất hiện hình thức bảo lãnh tín dụng, đại lý thanh toán
có đủ vốn bắt đầu trả trước một phần, gọi là “tạm ứng” cho đại lý cấp dưới của
mình dựa trên khoản thanh toán trong tương lai của người mua hoặc của đại lý bao
thanh toán, nếu người mua không trả tiền và nếu nó bảo lãnh khoản tín dụng đó
với người mua. Do có những khoản tạm ứng này mà đại lý bao thanh toán tính
thêm phí hoa hồng hoặc lãi suất. Thông thường, để tránh khỏi tình trạng không
thanh toán hoặc là thanh toán không đủ do những vấn đề không thuộc lĩnh vực tín
dụng; ví dụ như người mua khiếu nại người bán về số lượng, chất lượng hoặc thời
gian giao hàng, đại lý bao thanh toán không tạm ứng toàn bộ số tiền doanh thu bán
hàng. Thay vào đó họ giữ lại một phần để dự trữ phải trả cho người bán cho tới khi
họ đã thu hồi được tất cả các khoản nợ. Người mua được thông báo là đại lý bao
thanh toán đã mua quyền nhận tiền thanh toán của họ.
1.1.1.2. Sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới
Vào thời điểm Columbus phát hiện ra châu Mỹ năm 1492, đại lý bao thanh
toán đã phát triển từ vai trò duy nhất là với chức năng marketing thành đóng vai
trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính.
Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chế độ thực dân của Mỹ, và cùng với nó
vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội mới cho bao thanh toán - đặc biệt là đối với
những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Khoảng cách giữa châu Âu và
thị trường thực dân rất lớn và càng lớn hơn khi Mỹ mở rộng biên giới phía Tây của
nó. Khoảng cách lớn này làm cho những nhà sản xuất châu Âu khó quen với thị
trường châu Mỹ và làm giảm sự tin cậy về tín dụng đối với những khách hàng đầy
tiềm năng này. Và điều này làm cho vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất cho
đến khi nhận được khoản tiền thanh toán cuối cùng cũng dài hơn. Kết hợp những
yếu tố trên đây có thể thấy người sản xuất phải trải qua rất nhiều khó khăn để thu
hồi vốn tái sản xuất. Vì vậy, những đại lý bao thanh toán ở Mỹ do đã quen với thị
trường và người mua trong nước của họ, quyết định nhóm họp lại thành một tổ
chức để cung cấp cho các nhà sản xuất châu Âu những dịch vụ marketing và tài
chính tương tự như trước đây các đại lý bao thanh toán vẫn thường làm.
Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã
diễn ra. Mỹ phát triển mạnh mẽ trở thành một quốc gia có chủ quyền, ít bị phụ
thuộc vào hàng hóa nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước
có được là nhờ dân số và lực lượng lao động phát triển rất nhanh, tài nguyên thiên
nhiên dư thừa và việc áp đặt biểu thuế gắt gao đối với hàng hoá nước ngoài. Đồng
thời những nhà sản xuất Mỹ cũng phát triển đội ngũ kinh doanh (marketing) của
mình và vì vậy nhu cầu chức năng marketing mà trước đây các nhà bao thanh toán
thường thực hiện bấy giờ giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý bao thanh toán
lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu của nền kinh tế mới trong nước, tập trung
vào các hoạt động tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính (thường là
thông báo cho người mua việc bán các khoản phải thu). Việc giao cho các đại lý
bao thanh toán thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất ngành dệt
của Mỹ có thời gian tập trung hơn vào sản xuất và tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Vào đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may
mặc, phụ kiện, đồ nội thất và thảm…, các đại lý bao thanh toán Mỹ cũng mở rộng
chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp mới này. Trước năm 1930, bao
thanh toán diễn ra chủ yếu trong ngành công nghiệp dệt may vì ngành công nghiệp
này là con đẻ của nền kinh tế thuộc địa vốn rất hay áp dụng hình thức bao thanh
toán. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bao thanh toán của Mỹ phát triển sang các
ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hoá chất, sợi tổng hợp… công ty
bao thanh toán đưa ra hình thức bao thanh toán mua lại các khoản phải thu dựa trên
cơ sở hoá đơn và từ đó trở đi bao thanh toán đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong hoạt động của giới doanh nhân.
Ngày nay các đơn vị bao thanh toán tồn tại dưới đủ mọi hình thức: một phòng
ban của một tổ chức tài chính lớn hay ở quy mô lớn hơn như một doanh nghiệp
kinh doanh độc lập. Rất nhiều đơn vị bao thanh toán đã hoạt động thực sự có
những bước tiến mạnh mẽ khi mức lãi suất tăng cao đỉnh điểm vào những năm 60,
70. Xu hướng này càng diễn biến trở nên sâu sắc hơn khi vào những năm 80, lãi
suất ngày càng gia tăng và ngành ngân hàng đã có những biến động mạnh. Từ đó
việc hình thành một Hiệp hội thế giới về bao thanh toán trở thành một vấn đề cấp
thiết.
Đầu những năm 1960, tổ chức các nhà bao thanh toán quốc tế ra đời (gọi tắt là
IFG: International Factor Group) ra đời với gần 70 thành viên có mặt ở 47 quốc
gia. Với mục tiêu để giúp các nhà bao thanh toán thuận lợi trong quá trình hợp tác
với nhau, IFG là tổ chức sáng lập ra hệ thống bao thanh toán hai đơn vị (two-
factor system), một hệ thống dịch vụ bao thanh toán quốc tế.
Một tổ chức khác mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đó là Hiệp hội các nhà bao
thanh toán thế giới - Factors Chain International (gọi tắt là FCI). Năm 1968, FCI ra
đời với vai trò là một hiệp hội đứng ra tập hợp các công ty bao thanh toán độc lập
lại với nhau. Ngay từ những ngày đầu thành lập các thành viên sáng lập ra FCI
luôn nhận thức được tiềm năng của bao thanh toán, do đó họ luôn đặt sứ mệnh của
FCI lên trên hết đó là:
• Đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mang tính toàn cầu
• Giúp các thành viên trong Hiệp hội của mình giành được lợi thế cạnh tranh
trong tài trợ thương mại toàn cầu thông qua việc
Thiết lập một mạng lưới các nhà bao thanh toán hàng đầu thế giới
Xây dựng một hệ thống mạng lưới thông tin hiện đại và hiệu quả để kết
nối các nhà bao thanh toán lại với nhau
Xây dựng khung pháp lý nhằm bảo vệ các nhà xuất nhập khẩu
Tiến hành thủ tục tuân chuẩn quy tắc về chất lượng dịch vụ đặt ra
Thường xuyên xây dựng các gói đào tạo
Không ngừng giới thiệu quảng bá bao thanh toán là một phương thức tối
ưu trong tài trợ thương mại.
198419891994199920042005
Với
phương châm hoạt động như vậy, cho đến nay FCI đã có trong mình số lượng
thành viên lên tới 206 tại 59 quốc gia, chiếm hơn 50% doanh số bao thanh toán
toàn cầu. Doanh số bao thanh toán cũng như tầm ảnh hưởng tới tài chính toàn cầu
của FCI ngày càng gia tăng rõ rệt.
(đơn vị: triệu euro)
Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán của FCI
1984 29% 1989 41%
1994 44%
1999 42% 2004 51% 2005 54%
(
Nguồn: Factors Chain International, 2006)
Biểu đồ 1.2: Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn cầu
(Nguồn: Factors Chain International, 2006)
198419891994199920042005
(đơn vị: triệu euro)
Biểu đồ 1.3: Doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI
1984 32%
1989 47%
1994 49%
1999 49% 2004 64% 2005 68%
(
Nguồn: Factors Chain International,2006)
Biểu đồ 1.4: Thị phần về doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI so với toàn cầu
(Nguồn: Factors Chain International,2006)
Qua bảng số liệu, có thể thấy sự phát triển không ngừng về doanh số bao
thanh toán đang minh chứng cho hoạt động sôi động và chiếm ưu thế của FCI
trong thị trường bao thanh toán trên toàn thế giới. Ngoài ra, với đội ngũ khách
hàng lên tới con số 134.800, 4.962.638 người mua và 102.105.720 giao dịch bao
thanh toán đã diễn ra tính đến thời điểm quý IV/2005, FCI đang ngày càng khẳng
định tầm ảnh hưởng của mình tới nền tài chính toàn cầu.
Với một truyền thống lịch sử khá lâu đời, sự phát triển không ngừng của
phương thức bao thanh toán qua một số thời kỳ và sự ra đời của một số tổ chức,
hiệp hội về bao thanh toán, có thể thấy trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, bao thanh toán
đang ngày càng trở thành một phương thức tài trợ thương mại được ưa chuộng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển nghiệp vụ này, vẫn tồn tại một số quan niệm chưa
đúng. Trước khi nghiên cứu bản chất của bao thanh toán, tác giả xin đưa ra một số
quan điểm sai lầm của một số người khi đánh giá về bao thanh toán.
1.1.2. Một số quan niệm sai lầm về bao thanh toán
Do bản chất bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính khá đặc biệt nên khá
nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm chưa đúng về hoạt động bao thanh
toán:
1.1.2.1. Bao thanh toán là một khoản cho vay
Trên thực tế, mặc dù bao thanh toán là công cụ tài trợ thương mại nhưng bao
thanh toán lại không là một khoản cho vay thông thường vì bao thanh toán không
mang đặc thù của các khoản vay như thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả
của người xin vay. Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ không cho vay nếu tài
sản đảm bảo của khoản vay không đủ lớn; còn trên thực tế đối với bao thanh toán,
các đơn vị bao thanh toán lại tập trung đánh giá các khoản phải thu. Trong một số
trường hợp, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác vẫn có thể cấp vốn lưu động
dựa trên những khoản phải thu, tuy nhiên như trên đã khẳng định, nó không liên
quan đến thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả của người xin vay.
1.1.2.2. Bao thanh toán là một hình thức để xử lý nợ khó đòi
Bao thanh toán cung cấp các dịch vụ thu nợ các khoản phải thu đến hạn với
tính chất chuyên nghiệp cao nhưng thực chất đơn vị hay công ty bao thanh toán
không phải là tổ chức chuyên xử lý các khoản nợ khó đòi tiến hành các việc như:
cơ cấu lại khoản vay, cơ cấu lại hoặc tiếp quản con nợ và các nghiệp vụ xử lý nợ
khó đòi khác. Nói cách khác, bao thanh toán không phải là dịch vụ cung cấp cho
khách hàng khi các khoản phải thu của họ là các khoản nợ khó đòi hoặc bản thân
họ không thu được nợ của những người mua hàng.
1.1.2.3. Bao thanh toán là nghiệp vụ mang tính “chiết khấu hối phiếu”
Về hình thức, bao thanh toán và nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu giống nhau ở
chỗ đều cho phép khách hàng nhận ngay được một khoản tiền khi xuất trình hoá
đơn hay hối phiếu. Tuy nhiên có điểm khác biệt là hối phiếu trong nghiệp vụ chiết
khấu được “tài sản hoá” để chuyển nhượng còn hoá đơn trong bao thanh toán là
phương tiện để thu hồi nợ. Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tập trung nhiều vào mục
đích “tài chính” hơn so với bao thanh toán
1.2.2.4. Một số quan niệm chưa đúng khác
Bao thanh toán chỉ sử dụng khi có khó khăn về mặt tài chính cho nên khách
hàng cảm thấy “mất uy tín” khi thông báo cho người mua hàng biết về những
khoản phải thu đó được bao thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh
toán vì những lợi ích của nó đem lại phù hợp với lợi ích khách hàng, đó không phải
là hoạt động cứu trợ khi khách hàng gặp khó khăn về tiền mặt, vốn lưu động. Do
vậy sẽ không đúng khi cho rằng khách hàng tham gia vào bao thanh toán đang gặp
khó khăn và khách hàng mất uy tín khi tham gia vào bao thanh toán.
Công ty bao thanh toán có vai trò như “người cho vay cuối cùng” và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Không phải khách hàng chỉ lựa chọn phương thức bao
thanh toán khi họ không thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Bao thanh
toán cho phép chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt một cách nhanh chóng tuy
nhiên đây không phải là phương tiện để xử lý các khó khăn về vấn đề thanh khoản.
Khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán khi mà mức chi phí bao
thanh toán nhỏ hơn lợi ích mà việc có tiền mặt trong tay mang lại tại thời điểm nhận
tiền thanh toán trước.
Trên đây là một số quan điểm sai lầm, rất dễ dẫn đến nhầm lẫn các phương
thức tương tự. Như vậy, thực chất bao thanh toán là gì và tại sao người ta lại quan
tâm đến loại hình dịch vụ này nhiều đến vậy. Trước hết, xin bắt đầu bằng một số
khái niệm về bao thanh toán