Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

DT liên kết giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.66 KB, 11 trang )

Hồ Trung Huệ - GV Sinh học - Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi
BÀI TẬP VẬN DỤNG
* Bài 1: Ở gà: A- lông nâu, a- lông trắng, gen nằm NST GT X (không có alen trên Y)
1. Cho lai gà trống lông trắng với gà mái lông nâu. Kết quả sẽ như thế nào?
2. Phải chọn gà bố mẹ có kiểu gen, kiểu hình như thế nào, để thế hệ F1 có gà lông trắng là gà
trống – gà lông nâu là gà mái?
3. Để tạo thế hệ gà con có tỉ lệ phân tính 3 nâu: 1 trắng, thì phải chọn gà bố mẹ thế nào?
* Bài 2: Cho gà trống lông xám giao phối với gà mái lông đen, thế hệ F1 thu được đồng loạt
lông xám. Cho gà F1 tạp giao thu được F2: 153 con lông xám và 50 con gà mái lông đen.
1. Xác định QLDT, tính trạng trội-lặn, kiểu gen P, F1, F2 ?
2. Tính tỉ lệ phân tính ở gà F3 khi cho gà F2 tạp giao ?
* Bài 3: Cho gà trống lông nâu lai với gà mái lông trắng. Ở F
1
nhận được 50% gà trống lông
trắng và 50% gà mái lông nâu. Khi tạp giao ở F
1
, thế hệ F
2
nhận được: 25% gà mái lông trắng :
25% gà mái lông nâu : 25% gà trống lông trắng : 25% gà trống lông nâu.
Xác định QLDT, tính trạng trội-lặn và tìm kiểu gen của P, F1?
* Bài 4 : Ở mèo gen D - lông đen nằm trên NST X, gen d - lông màu hung cũng nằm trên NST
X. Hai gen này không át nhau nên mèo cái dị hợp tử về gen này có ba màu gọi là màu tam thể.
1. Kiểu gen của mèo đen, mèo hung, mèo tam thể?.
2. Mèo cái tam thể giao phối với mèo đực đen thì mèo con sinh ra sẽ thế nào?
3. Trong trường hợp số lượng mèo con sinh ra từ một cặp bố mẹ có tỉ lệ: 25% đực hung: 25%
đực đen: 25% cái hung: 25% cái tam thể, thì màu sắc bộ lông của mèo bố mẹ sẽ như thế nào?
* Bài 5: Ở gà: Gen B - lông vàng, alen b - lông trắng, các alen này nằm trên NST giới tính X.
Nếu muốn phân biệt được tính trạng trống mái ở gà con mới nở qua màu lông, thì phải bố trí
cặp gà lai ở bố mẹ có kiểu gen thế nào?
*Bài 6: Xét một gen có 2 alen trong điều kiện bình thường.


1. Trường hợp nào viết được 3 kiểu gen khác nhau trong quần thể ? Số phép lai có thể có?
2. . Trường hợp nào viết được 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể? Số phép lai có thể có?
* Bài 7:Ở một loài: mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với mắt màu trắng. Có 5 cá thể F
1
chứa các
kiểu gen bình thường khác nhau; kiểu hình mắt đỏ và mắt trắng thấy xuất hiện ở cả các cá thể
đực và cái. Cho 5 cá thể F
1
đó giao phối nhau thu được F
2
.
1. Có bao nhiêu kiểu giao phối của F
1
? Hãy viết sơ đồ lai của mỗi kiểu giao phối đó?
2. Tính chung cho tất cả các kiểu giao phối đó thì mỗi loại kiểu gen F
2
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
* Bài 8: Ở ruồi giấm: Gen B trên NST X gây chết đối với con đực và gây chết đối với con cái
khi ở trạng thái đồng hợp. Những ruồi cái dị hợp về gen này biểu hiện cánh đột biến. Những ruồi
cái đồng hợp lặn và ruồi đực mang gen lặn biểu hiện cánh bình thường.
1. Cho giao phối ruồi đực cánh bình thường với ruồi cái cánh đột biến. Tính tỉ lệ kiểu gen những
ruồi sống sót ở F
1
và F
2
?
2. Tỉ lệ ruồi đực và ruồi cái ở F
1
và F
2

là bao nhiêu?
3. Tỉ lệ ruồi bình thường và ruồi đột biến ở F
1
và F
2
là bao nhiêu?
* Bài 9: Ở nòi bồ câu Rosy: cho giao phối con mái lông xám với con trống lông vàng. Thế hệ
F
1
thu được: 25% trống lông xám: 25% trống lông vàng: 25% mái lông xám. Giải thích kết quả
phép lai nói trên và viết sơ đồ lai đến F
1
?
* Bài 10: Ở người:
Gen a xác định da bạch tạng, gen A xác định da bình thường,gen trên NST thường.
Gen M qui định mắt bình thường, gen m qui định mắt mù màu, gen trên NST X.
Bố mẹ đều bình thường cả 2 tính trạng sinh con trai đầu mắc cả 2 bệnh.
1. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình nói trên?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề QLDTLKV GIỚI TÍNH - Trang: 1
Hồ Trung Huệ - GV Sinh học - Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi
2. Nếu cặp vợ chồng đó tiếp tục sinh con, liệu con họ có bị tiếp cả 2 bệnh trên hay không? Tỉ lệ
bao nhiêu?
* Bài 11: Ở người: do đột biến nên có những cơ thể có kiểu NST giới tính: XO, XXY, XXX.
Cũng do đột biến gen lặn h trên NST X làm biểu hiện bệnh máu khó đông.
1. Một cặp vợ chồng bình thường sinh 1 con gái XO và bị máu khó đông. Giải thích hiện tượng
này bằng sơ đồ lai ?
2. Một phụ nữ bị bệnh máu khó đông kết hôn với 1 người bình thường, họ sinh được 1 trai và 1
gái; con trai bị bệnh máu khó đông, con gái bình thường nhưng có kiểu NST giới tính XXX. Giải
thích hiện tượng trên bằng sơ đồ lai ? Biết không có đột biến mới xảy ra trong giảm phân.

* Bài 12: Cho gà trống mào to, lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái mào nhỏ lông xám
thuần chủng, thu được F
1
lông vằn, mào to. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng
1. Cho gà mái F
1
giao phối với gà trống lông xám, mào nhỏ thu được F
2
tỉ lệ:
1 gà trống mào to lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ lông vằn:
1 gà mái mào to lông xám : 1 gà mái mào nhỏ lông xám. Xác định kiểu gen của P và F
1
?
2. Phải cho gà trống F
1
giao phối với gà mái có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F
2
có tỉ lệ
phân li là: 1:1:1:1:1:1:1:1.
3. Muốn tạo ra thế hệ sau nhiều biến dị nhất thì phải chọn cặp lai bố mẹ như thế nào?
* Bài 13: Ở người: gen m gây bệnh mù màu, gen d gây bệnh teo cơ. Các gen trội tương ứng M,
D qui định tính trạng bình thường. Các gen này nằm trên NST X.
Một cặp vợ chồng cả 2 đều không bị bệnh. Họ sinh được một số con, trong đó có con trai và con
gái không biểu hiện bệnh nào, có con trai biểu hiện bệnh mù màu, có con trai biểu hiện bệnh teo
cơ, có con trai biểu hiện cả 2 bệnh.
1. Hãy biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ?
2. Viết sơ đồ lai để giải thích sự xuất hiện của những đứa con nói trên?
* Bài 14: Ở người: gen m gây bệnh mù màu, gen d gây bệnh teo cơ. Các gen trội tương ứng M,
D qui định tính trạng bình thường. Các gen này nằm trên NST X.
1/. Trong 1 gia đình có con trai biểu hiện cả 2 bệnh nói trên, các con gái có kiểu hình bình

thường. Kiểu hình của bố mẹ bình thường. Viết kiểu gen của bố mẹ và các con?
2/. Một gia đình khác sinh 1 con trai biểu hiện bệnh mù màu. Kiểu hình của bố mẹ bình thường.
Viết kiểu gen của bố mẹ và các con?
3/. Con gái của gia đình thứ ba biểu hiện cả 2 bệnh mù màu và teo cơ. Kiểu gen bố mẹ, con?
* Bài 15: Ở người: bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X qui định.
1. Một người đàn ông mắc bệnh máu khó đông lấy vợ là người mang gen gây bệnh đó. Họ có
thể sinh con trai, con gái bình thường được không?
2. Kiểu gen và kiểu hình bố mẹ phải thế nào nếu các con sinh ra với tỉ lệ 3 bình thường : 1 bị
bệnh máu khó đông (là con trai).
3. Bằng sơ đồ lai, hãy chứng minh: nếu như gen qui định bệnh máu khó đông ở người không
nằm trên NST giới tính , thì sự di truyền tính trạng này không có liên quan gì đến giới tính và
cũng tuân theo các định luật Men đen.
* Bài 16: Ở người: bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X gây nên.
1/. Một người đàn ông bị bệnh này lấy 1 phụ nữ không bị bệnh, họ sinh các con trai và con gái
bình thường. Những người con này lớn lên kết hôn với những người không mắc bệnh. Ở cháu
của họ có phát hiện được bệnh này hay không và khả năng xuất hiện bệnh ở những con trai và
con gái trong gia đình này là như thế nào?
2/. Một người đàn ông mắc bệnh này kết hôn với 1 phụ nữ bình thường mà cha cô ta bị bệnh.
Xác định tỉ lệ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh trong gia đình?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề QLDTLKV GIỚI TÍNH - Trang: 2
Hồ Trung Huệ - GV Sinh học - Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi
B. TRẮC NGHIỆM
1/ Đặc điểm nào dưới đây không đúng nói về cặp nhiễm sắc thể (NST) Giới tính :
A) Chỉ gồm 1 cặp NST B) Khác nhau ở 2 giới
C) Một số trường hợp con đực chỉ có 1 NST giới tính X
D) Con đực luôn luôn mang cặp NST giới tính XY,con cái mang cặp NST giớí tính XX
2/ Đặc điểm nào dưới đây không phải là của NST thường :
A) Chủ yếu mang các gen quy định tính trạng thường , một số ít NST có mang một số gen chi
phối sự hình thành giới tính B)Tồn tại gồm nhiều cặp tương đồng

C)Giống nhau ở cả 2 giới tính D)Các gen tồn tại thành từng cặp alen
3/ Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY
được gặp ở : A)Động vật có vú B)Chim , Bướm, ếch nhái
C)bọ nhậy D)Châu chấu , rệp
4/ Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XY còn con cái mang cặp NST giới tính XX
được gặp ở : A) Động vật có vú B)Chim , Bướm, ếch nhái
C) bọ nhậy D)Châu chấu , rệp
5/ Hiện tượng con cái mang cặp NST giới tính XO còn con đực mang cặp NST giới tính XX
được gặp ở : A) Ruồi giấm B) cây gai, chua me C) Bọ nhậy D) Châu chấu và rệp
6/ Giới đồng giao tử là :
A) Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử B) Cơ thể có kiểu gen dị hợp tử
C)Cơ thể mang cặp NST GT là XX D)Cơ thể mà giới tính chỉ do một NST GT X quy định
7/Giới dị giao tử là : A) Cơ thể có kiểu gen dị hợp tử B)Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử
C) Cơ thể mang cặp NST giới tính là XY D)Cơ thể mang cặp NST giới tính XX
8/.Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen
A. alen. B. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể.
C. tồn tại thành từng cặp tương ứng. D. DT tương tự như các gen nằm trên NST thường.
9/.Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen di truyền
A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ.
10/.Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của X quy dịnh di
truyền: A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ.
11/.Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền
A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ.
12/.Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho
A. thể dị giao tử. B. thể đồng giao tử. C. cơ thể thuần chủng. D. cơ thể dị hợp tử
13/.Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đot biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên(X
m

).
Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bà nội. B. bố. C. ông nội. D. mẹ.
14/ Phát biểu nào dưới đây về sự di truyền giới tính là không đúng?
A) Các gen trên NSTGT ko chỉ quy định t/tr liên quan đến GT mà còn qđịnh một số t/tr thường
B) Ở các loài giao phối, thống kê trên một số lượng lớn cá thể cho thấy số cơ thể đực và cơ thể
cái xấp xỉ bằng nhau
C) Cặp NSTGT có thể tương đồng hoặc không tương đồng tuỳ theo GT của từng nhóm loài
D) Cặp NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
15/: Ở người bình thường , nội dung nào dưới đây nói về các NST là không đúng :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề QLDTLKV GIỚI TÍNH - Trang: 3
Hồ Trung Huệ - GV Sinh học - Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi
A) Mỗi tế bào sinh dục 2n đều có 44 NST thường và 2 NST giới tính
B) Người nữ là giới dị giao tử, người nam là giới đồng giao tử
C) Trứng mang NST X gặp tinh trùng mang NST X  hợp tử XX phát triển thành người nữ.
Trứng mang NST X gặp tinh trùng mang NST Y  hợp tử XX phát triển thành người nam
D) Người nam mang cặp NST giới tính XY, qua giảm phân cho 2 loại giao tử X và Y với tỉ lệ
xấp xỉ 1:1 khi tính trên số lượng lớn
16/ NST giới tính có đặc điểm A)Tồn tại thành từng cặp giống nhau ở 2 giới
B) Chỉ mang các gen chi phối sự hình thành các tính trạng đặc trưng cho giới
C) NST GT có thể tương đồng hoặc không tương đồng tuỳ theo giới tính của từng nhóm , loài
D) Một giới mang cặp NST giới tính XY giới kia là XX
17/ Ở người số thai nam cao hơn số thai nữ được cho là do:
A) Gen đột biến gây chết ở trên NST Y làm tỉ lệ thai nam bị sẩy nhiều hơn
B)Tinh trùng Y nhẹ hơn lên có tốc độ vận chuyển nhanh hơn tinh trùng X , do đó tỉ lệ thụ tinh
của các tinh trùng Y cao hơn
C) Trên NST X có thể mang các gen lặn đột biến có hại do đó các thai nữ có t ỉ lệ sẩy cao hơn
D) NST X mang cái gen lặn đột biến có hại trong khi đó NST Y không mang các gen tương ứng
với NST X nên thai nam có tỉ lệ sẩy thai và đẻ non hơn thai nữ

18/ Ở người diễn biến của tỉ lệ giới tính qua các giai đoạn diễn ra như sau
A) Khi sinh:tỉlệ gái nhiều hơn trai ; thiếu niên:tỉlệ trai bằng gái ; tuổi già: cụ bà nhiều hơn cụ ông
B) Khi sinh:tỉlệ trai nhiều hơn gái ; thiếu niên:tỉlệ trai bằng gái ; tuổi già: cụ bà nhiều hơn cụ ông
C) Khi sinh:tỉlệ gái nhiều hơn trai ; thiếu niên:tỉlệ trai bằng gái ; tuổi già: cụ ông nhiều hơn cụ bà
D) Khi sinh:tỉlệ trai nhiều hơn gái ; thiếu niên:tỉlệ trai bằng gái ; tuổi già: cụ ông nhiều hơn cụ bà
19/ Nội dung nào dưới đây là không đúng
A) Ở người bộ NST 2n =46 với 44NST thường và 2 NSTGT: nữ XX , người nam là XY
B) Ở người tỉ lệ nam cao hơn so với nữ ở gđ sơ sinh nhưng ở tuổi già tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ ông
C) Người nam mang cặp NST giới tính XY sẽ cho 2 loại giao tử X và Y với tỉ lệ xấp xỉ nên sự
thụ tinh sẽ cho 2 loại tổ hợp XX v à XY với tỉ lệ bằng nhau
D) Ở người , việc sinh trai hay gái chủ yếu do giao tử của người mẹ quyết định
20/ Ở bò sát châu châú và rệp …. Con cái mang cặp NST giới tính XX , Con đực là XO
A) Con cái cho 1 loại giao tử mang X , con đực cũng cho một loại giao tử mang X
B) Con đực mang hội chứng Tơcno C) Tỉ lệ giới tính ở nhóm này là 2 cái :1 đực
D) Con đực qua giảm phân cho 2 loại giao tử , 1 loại mang NST X , 1 loại chỉ gồm các NST
thường , không có NST giới tính
21/ Cơ sở tế bào học của sự hình thành giới tính đực cái ở sinh vật là:
A) Sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh
B) Vai trò của các hoocmon trong quá trình phát triển cá thể
C) Sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh
D) Phụ thuộc vào cặp NST giới tính tương đồng hay không tương đồng cơ thể
22/ Yếu tố nào dưới đây có thể ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
A) nhiệt độ , sự chiếu sáng , dinh dưỡng……. Có thể ảnh hưởng lên sự phân hoá giới tính
B) Ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài lên sự phát triển của các tính trạng giới tính
C) Các hoocmon sinh dục D)Tất cả đều đúng
23/ Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST .
Đây là bộ NST của châu chấu thuộc giới tính nào?
A)Châu chấu cái B)Châu chấu đực
C)Châu chấu mang đột biến thể 3 nhiễm D)Châu chấu mang đột biến thể 1 nhiễm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề QLDTLKV GIỚI TÍNH - Trang: 4
Hồ Trung Huệ - GV Sinh học - Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành - Quảng Ngãi
24/ Trên cơ sở hiểu được cơ chế xác định giới tính ở người . Di truyền học giới tính có ý nghĩa
đối với y học: A) Hiểu được nguyên nhân và đề xuất các phương pháp phát hiện của 1 số
bệnh di truyền hiểm nghèo do rối loạn phân ly và t ổ hợp của cặp NST giới tính
B) Cho phép sinh con theo ý muốn
C) Điều trị các trường hợp bất thường về giới tính ở người D) Tất cả đều đúng
25/ Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởi:
A)Moocgan B)Menđen C)Coren và Bo D)Oatxơn và Cric
26/ Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A)Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường
B)Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y
C)Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X
D)Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính
27/ Mô tả nào sau đây là không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính :
A)Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính X
B)Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng
thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính
C)Trên NST Y ở đa số các loài hầu như không mang gen
D)Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của
chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính
28/ Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng
thường nằm trên NST giới tính X: A) Có hiện di truyền chéo
B) Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
C) Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
D) Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau
29/ Bệnh nào dưới đây của người bệnh là do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính:
A) Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm B) Hội chứng Claiphentơ
C) Bệnh mù màu D) Hội chứng Tơcnơ
30/ Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt

trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y.
Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen và kiểu giao phối khác nhau?
A) 3 kiểu gen, 6 kiểu giao phối B) 3 kiểu gen, 3 kiểu giao phối
C) 6 kiểu gen, 4 kiểu giao phối D) 5 kiểu gen, 6 kiểu giao phối
31/ Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng mắt đỏ, gen b quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y.
Phép lai nào dưới đây dẫn đến hiện tượng phân tính theo giới tính(các tính trạng biểu hiện không
giống nhau ở hai giới)
A) X
B
X
b
x X
B
Y B) X
B
X
b
x X
b
Y
C) X
B
X
B
x X
b
Y D) A và B đúng
32/ Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng mắt đỏ, gen b quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y.

Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng
A) X
B
X
b
x X
B
Y B) X
b
X
b
x X
B
Y
C) X
B
X
B
x X
b
Y D) A và B đúng
33/ Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng mắt đỏ, gen b quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y.
Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu ôn tập SINH HỌC 12 – Chuyên đề QLDTLKV GIỚI TÍNH - Trang: 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×