Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.7 KB, 14 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NÔI
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam
Hà Nội.
3.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.1.1.1. Mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (từ 2001 – 2010).
- Tăng trưởng dư nợ bình quân là 16%/năm (đến cuối năm 2005 là 84 000 tỷ đồng,
đến cuối năm 2010 đạt 176 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trung, dài hạn bình quân từ 14%-
16%/năm (đến cuối năm 2005 đạt 33000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đạt 70000 tỷ đồng).
Mức tăng trưởng cho vay chiếm 94% - 96% tổng tài sản có.
- Tăng vốn tự có đảm bảo an toàn vốn 8%/năm. Năm 2005, vốn tự có là 500 triệu
USD, đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD.
- Tăng nguồn vốn để đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn chi trả và đầu tư khác,
cân đối nguồn vốn cho vây trung, dài hạn. Tổng nguồn vốn năm 2010 đạt 250000-260000
tỷ đồng.
- Tăng nhân viên kết hợp với mở rộng sản phẩm dịch vụ, hệ thống hỗ trợ bình quân
TSC/1nhân viên xấp xỉ 6 tỷ đồng, số lượng nhân viên đến năm 2010 đạt 30000 nhân viên,
bố trí 15000 cán bộ tín dụng, bình quân 1 cán bộ tín dụng đạt 12000 tỷ đồng.
- Tăng mạng lưới phù hợp với quy mô phát triển cạnh tranh và hội nhập
- Cân đối thu chi hoạt động trên tổng thu nhập, đảm bảo khả năng sinh lời đạt trên
14%.
- Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm từ 60% - 70%, từ dịch vụ và các hạot động
khác chiếm từ 30% - 40%.
- Có hệ thống quản lý, giám sát nội bộ và khách hàng để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn <
4% theo thời điểm.
- Thu nhập của người lao động phải tăng phù hợp theo quy mô phát triển để cạnh
tranh với thu nhập khu vực tư nhân, trong đó lãnh đạo NHNo Việt Nam xác định rõ các
yếu tố quyết định sự thành công, đó là: phải có quy mô đủ lớn; chính sách nhân sự đồng
bộ; có định hướng thị trường khách hàng, sản phẩm mang tính vĩ mô và nền tài chính trong
sạch, mạnh mẽ để tăng cường khả năng cạnh tranh.


3.1.1.2. Chiến lược phát triển.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định các
chiến lược cụ thể:
• Về định hướng cho vay:
- Tập trung thị trường nông nghiệp nông thôn với khách hàng là hộ sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chường trình phát triển kinh tế như
nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và các thành phần
kinh tế ngành nghề nông thôn.
- NHNo&PTNT Việt Nam nhận làm dịch vụ 100% (nguồn vốn uỷ thác).
- Đối với khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đầu tư đảm bảo hiệu quả, thực hiện
đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố và cân đối được vốn nội, ngoại tệ... Tỷ
trọng đầu tư ngắn hạn 60%, trung hạn 40%. Tổng dư nợ khác có tỷ trọng đầu tư khu vực
doanh nghiệp từ 30% -35%; khu vực tư nhân cá thể từ 65% - 70%.
- Đối với quy mô tài chính: tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị quy mô vừa và nhỏ
cho các doanh nghiệp hộ kinh tế trang trại, ưu tiên cho doanh nghiệp tiêu thụ (chế biến,
xuất khẩu) sản phẩm nông nghiệp. Quy mô cho thuê tài chính đến năm 2010 đạt 2o tỷ
đồng.
• Đối với hoạt động huy động vốn:
- Tập trung HĐv ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khu vực dân cư; vốnngắn hạn đối
với khu vưc doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ đúng cam kết để thu hút, tăng nhanh nguồn vốn uỷ thác đầu tư
trong, ngoài nước, tham gia khai thác các thị trường vốn.
• Về các sản phẩm:
Mở nhanh các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, từng
bước mở sản phẩm dịch vụ ATM, thẻ thanh toán, bảo hiểm dịch vụ qua mạng ở những nơi
cần thiết và có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2010, thực hiện đủ 39 sản phẩm theo ngân
hàng quốc tế.
• Về định hướng cạnh tranh:
- Khu vực thành thị và địa bàn trọng điểm có sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD,
phi tín dụng, biểu hiện rõ nét sự hội nhập của ngân hàng, bởi sự hiện diện của ngân hàng

nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
- Đối với địa bàn nông thôn được phân ra làm 2 vùng là cùng có giao thông thuận lợi
có sự cạnh tranh của các NHTM trong nước; và vùng nông thôn vùng sâu vùng xa.
3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
trong năm 2008
Mục tiêu phát triển lâu dài của Chi nhánh NHNo%PTNT Nam Hà Nội là “…xây
dựng ngân hàng thành một chi nhánh NHTM lớn, chủ lực, hiện đại, hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, lành mạnh về tài chính, có kỹ thuật công nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch
vụ, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập
quốc tế…”
Trên cơ sở đó, cùng với định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, cùng
với tình hình hiện tại Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho
năm 2008 như sau:
• Công tác huy động vốn:
- Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9300 tỷ đồng. Tỏng đó nguồn vốn huy
động tại địa phương là 7114 try đồng, tăng 16% so với năm 2007.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 30%/ tổng nguồn huy động tại địa phương.
- Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chi nhánh chủ động đưa ra những giải pháp
chính sau: Thực hiện chủ trương từng bước giảm triệt để nguồn tiền gửi TCTD nhằm tăng
tính ổn định của nguồn vốn; Duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm
khách hàng và các dự án mới; Củng cố màng lưới hiện có, đa dạng hoá các hình thức huy
động để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư; Dùng cơ chế thi đua khen thưởng khuyến khích
CBCNV trong toàn Chi nhánh thu hút được nguồn vốn hiệu quả.
• Công tác tín dụng:
- Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm 2400 tỷ đồng, tăng trưởng 23%
so với năm 2007.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: chiếm 60% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 2% tổng dư nợ.
• Công tác tài chính:

- Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm đạt mức 114 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với
năm 2007 (đủ quỹ thu nhập chi lương và thưởng theo quy định).
- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng trên 10%.
- Tỷ lệ chi khác: 2% tổng chi.
3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh.
3.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing ngân hàng.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần được tiến hành thường xuyên đối với tất cả
các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra chính sách cho phù hợp. Các yếu tố cơ bản thuộc về
thị trường bao gồm: khách hàng, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, sự cạnh tranh của các ngân
hàng… Hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn sự tác động của thị trường, nhất
là đối với hoạt động huy động vốn. Nghiên cứu thị trường giúp cho Ban Giám đốc của chi
nhánh có những điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình trên thị trường, tiến hành
phân loại khách hàng để thực hiện chính sách khách hàng hợp lý, nghiên cứu sự cạnh tranh
của các đối thủ để quyết định đưa ra sản phẩm mới đảm bảo tính hấp dẫn.. Nghiên cứu thị
trường nhằm làm sáng tỏ nhu cầu hiện tại và tiềm năng tương lai của thị trường, trên cơ sở
đó xây dựng mục tiêu ngằn hạn, dài hạn, đưa ra chính sách Marketing dài hạn để phát triển
mở rộng các hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu thị trường có thể được thục hiện thông
qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, thông qua các buổi hội thảo, hội nghị…từ đó nắm
bắt thông tin thị trường.
Hiện tại Chi nhánh vừa thành lập phòng Marketing trong cơ cấu tổ chức của mình.
Là phòng mới hoạt động nhưng công việc trước mắt rất vất vả, nặng nề bao gồm các công
việc như quảng bá thương hiệu, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, tập
trung vào từng sản phẩm dịch vụ, từng đối tượng khác nhau, nghiên cứu và phát triển thị
trường… Chính vì vậy một mặt Chi nhánh cần có sự đầu tư thích đáng về kinh phí tài trợ
cho hoạt động Marketing, mặt khác tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiêp vụ
Marketing trong ngân hàng cho các CBCNV trong phòng. Không những thế, Chi nhánh
cần xác định rõ việc nâng cao hình ảnh của Chi nhánh không chỉ là nhiệm vụ của mình
phòng Marketing mà còn là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban, các Phòng giao dịch,
các CBCNV trong toàn Chi nhánh.
Hoạt động Marketing bao gồm: quảng bá thương hiệu, tiếp thị trực tiếp đến khách

hàng, đa dạng các hình thức quảng cáo, khuyến mại, tập trung vào từng sản phẩm dịch vụ,
từng đối tượng khách hàng khác nhau…
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn.
Hoạt động HĐV gắn liền với chính sách lãi suất, khách hàng khi quyết định gửi tiền
vào một ngân hàng nào đó thường quan tâm đến mức lãi suất họ nhận được là bao nhiêu và
cách thức trả lãi của ngân hàng như thế nào. Tuy nhiên để tăng nguồn vốn huy động từ dân
cư và các tổ chức kinh tế, ngân hàng không thể tăng lãi suất một cách tuỳ tiện bởi vì mức
lãi suất này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, quyết định mức lãi suất đầu ra và kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Do đó chi nhánh một mặt bám sát các chủ trương của NHNN và
NHNo&PTNT Việt Nam về các chính sách tiền tệ và lãi suất, mặt khác cần phải xây dựng
một chính sách lãi suất hợp lý vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng vừa mang lại hiệu quả
kinh doanh tốt cho Ngân hàng mình.
Hiện nay vấn đề lãi suất đang là vấn đề nóng bỏng trên thị trường tiền tệ tài chính,
nó được tự do hoá, hình thành trên cơ sở cung cầu về vốn kinh doanh trên thị trường. Đây
là một thuận lợi cơ bản đảm bảo sự tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân
hàng tuỳ thuộc vào mục đích, khả năng của mình có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh của
mình bằng giá cả mà không bị khống chế bởi NHNN như trong thời gian trước. Tuy nhiên
các NHTM cần chú ý rằng, việc cạnh tranh với nhau thông qua đẩy lãi suất lên cao là một

×