Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.74 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỸ HÒA
2.1. Khái niệm về huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM và QTD.
Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NHTM hoặc QTD có thể thực hiện các hoạt động khác như
câp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng.
2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn):
Tiền gửi thanh toán là tài khoản mà người gửi tiền sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền
chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường
xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế về số lần người gửi tiền muốn gửi tiền
vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng.
Thông thường lãi suất tiền gửi thanh toán thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn.
Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn về tài sản và với mục đích chờ thanh toán chứ
không vì mục đích kiếm lãi.
- Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ký phát vào Quỹ tín dụng mà có sự thỏa thuận về thời
gian rút tiền giữa Quỹ tín dụng và khách hàng. Như vậy, về nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ
được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận.
Đối với loại tiền gửi này người gửi tiền vì mục đích kiếm lãi và thường là các tầng lớp dân cư
có tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Quỹ tín dụng thường áp dụng lãi suất để hút nguồn
vốn này là chủ yếu, thời gian càng dài thì lãi suất càng cao. Tiền gửi định kỳ được Quỹ tín thực
hiện với nhiều hình thức với nhiều kỳ hạn như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng …..
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tín chất ổn định. Vì vậy, Quỹ tín dụng
thường chú trọng các biện pháp kích thích loại tiền này nhằm sử dụng nó để cho vay ngắn hạn và
trung hạn.
2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được
xác định trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Ở Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tiền
gửi tiết kiệm được chia làm 2 loại:


+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần
báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi suất đầu vào của
Quỹ tín dụng thấp và rất có lợi khi cho vay.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một
kỳ gửi tiền nhất định với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Ở nước ta, tiền gửi tiết kiệm chia làm làm 2 loại: Tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàng tháng và tiền
gửi có kỳ hạn lãnh lãi khi đáo hạn. Trong thời gian qua Quỹ tín dụng Mỹ Hòa phổ biến nhận tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo các hình thức sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi hàng tháng.
+ Tiền gửi tiết kiệm 3 tháng lãnh lãi khi đáo hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãnh lãi hàng tháng hoặc khi đáo hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng lãnh lãi hàng tháng.
2.2. Khái niệm về tín dụng.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội.
Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện với hình thái tiền tệ hay hiện vật,
trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho
vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của
bên kia là người đi vay (thụ trái – người đi vay).
Như vậy “tín dụng” có thể được diễn bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của
những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người
đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện đại.

2.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá
nhân. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, quan hệ tín dụng ngân hàng
được thể hiện ở hai khâu huy động vốn và cho vay. Ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người
đi vay, ngân hàng huy động về quỹ của mình các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng trong nền kinh
tế quốc dân để hình thành nguồn vốn cho vay và tổ chức cho vay lại đối với pháp nhân và thể nhân
có nhu cầu về vốn, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
2.2.2. Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế.
2.2.2.1. Vai trò của tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau đây:
- Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần
đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện
cho quá trình được sản xuất liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động
lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
-Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các
đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là
cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu….nhà nước đã tập
trung tín dụng để tài trợ để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác.
- Thứ tư: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện kinh tế nối liền
các nền kinh tế các nước với nhau.
2.2.2.2. Chức năng của tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: thứ nhất-chức năng phân phối lại
tài nguyên; thứ hai-chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất.
- Chức năng phân phối tài nguyên:

Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển
nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:
Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên
đó được phân phối lại cho người đi vay.
- Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:
Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn
bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp
phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2.2.3. Phân loại tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín
dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân loại.
2.2.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phù hợp với
chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu
trong các Ngân hàng thương mại và QTD. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ
sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời
hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây
dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.2.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại:
Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho
vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất.
Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại tín dụng
này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được
cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản
xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới.

2.2.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng.
2.3. Những qui định về cho vay tại QTD:
2.3.1. Các nguyên tắc vay vốn.
Hoạt động tín dụng của Qũy tín dụng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hộp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.3.2. Điều kiện vay vốn:
Qũy tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy
định của pháp luật.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án
đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà
Nước Việt nam, và hướng dẫn của Qũy tín dụng.
2.3.3. Đối tượng cho vay ngắn hạn:
Qũy tín dụng thường cho vay ngắn hạn các đối tượng như: giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc,
thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời
sống và đầu tư phát triển.
QTD không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
2.3.4. Phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần:

Với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn cho từng
lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết nợ, khi có nhu cầu vay vốn thì làm thủ tục
vay từ đầu.
Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay
vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và quỹ tín dụng phải ký kết lại hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh trong năm và các
điều kiện vay vốn khác của Qũy tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận một mức dư nợ cao nhất
trong năm đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phương án xin vay, mức dư nợ này được gọi là
hạn mức tín dụng và khi đó người vay chỉ lập một bộ hồ sơ xin vay và được sử dụng cho nhiều lần
xin vay.
Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của Qũy tín dụng về mức dư nợ khách hàng
sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận tiền, thời điểm trả nợ trong phạm vi
hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng
đối với hộ sản xuất có quan hệ thường xuyên và mang tính truyền thống.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Qũy tín dụng sẽ cam kết dành
cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì
Qũy tín dụng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên
khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn
mức tín dụng với số thực vay.
- Cho vay theo dự án:
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Qũy tín dụng phải thẩm định dự án trước khi
cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Qũy tín dụng vận dụng bổ sung phương thức cho vay
theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Với phương thức này,
khách hàng phải lập dự án cụ thể trước khi vay vốn Qũy tín dụng.
- Cho vay trả góp:
Khi vay vốn thì Qũy tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả
cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
2.3.5. Mức cho vay:

Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng. Qũy tín dụng căn cứ vào:
- Khả năng nguồn vốn của Qũy tín dụng.
- Khả năng quản lí của Qũy tín dụng.
- Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

×