Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Nghiên cứu hạn hán ở khu vực Nam Trung Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu kết quả dự tính và giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.29 MB, 292 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thành Nam

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ BIỂN VEN BỜ
TỈNH BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC HỢP LÝ, BẢO VỆ NGUỒN LỢI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thành Nam

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ BIỂN VEN BỜ
TỈNH BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC HỢP LÝ, BẢO VỆ NGUỒN LỢI

Chuyên ngành:

Động vật học

Mã số:


62 42 10 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Vũ Trung Tạng
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn
khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thành Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cố GS.TS. Vũ Trung Tạng,
người thầy đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn tơi trong cuộc sống và trong suốt thời
gian tiếp cận nghiên cứu khoa học, hồn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, luận
văn thạc sĩ và nay là bản luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, người đã chân

tình giúp đỡ và chỉ dẫn tơi trong q trình học tập và cơng tác tại Khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới PGS.TS. Lê Thu Hà, Chủ nhiệm
Bộ môn Động vật có xương sống cùng các cán bộ trong Bộ mơn và Phịng thí
nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường cũng như Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện và có những nhận xét, trao đổi khoa học cũng như giúp đỡ tôi trong suốt q
trình cơng tác và hồn thành nghiên cứu này.
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận được những lời nhận xét và
chỉ dẫn khoa học của GS.TS. Mai Đình n, GS.TS. Lê Vũ Khơi cùng các chun
gia trong lĩnh vực Động vật học và Sinh thái học. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm tạ
chân thành đến những sự giúp đỡ quý giá ấy.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Todd William Miller đã tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt quá trình thực tập khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
Biển (CMES), Đại học Ehime, Nhật Bản.
Trong quá trình trở về Bình Thuận thu thập mẫu vật và tài liệu, tôi đã được
các cán bộ của Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, Sở Thủy sản (trước đây), Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Nguyên
và Môi trường, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cùng Ban Quản
lý các bến cá tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành cơng việc. Nhân dịp
này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với những sự giúp đỡ quý báu ấy, đặc biệt là sự
giúp đỡ nhiệt thành của KS. Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản
tỉnh Bình Thuận và KS. Nguyễn Nhất Bảo Quốc, Phó trưởng phịng Quản lý Khoa
học, Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Thuận.
Tơi cũng xin cảm ơn chú Nguyễn Định cùng các anh em Lớn, Tàu anh, Tàu
em trên tàu BT99055TS; chú Phan Chín cùng các anh em trên tàu BT98774TS đã
nhiệt tình giúp đỡ và chăm sóc tơi những lúc say sóng trong quá trình khảo sát và
thu mẫu trên biển.

ii



Xin cảm ơn ba má tôi, những người đã sinh ra, dưỡng dục và luôn ở bên
cạnh động viên giúp tôi vững bước trong cuộc sống và phấn đấu trong học tập,
công tác.
Một lời cảm ơn đặc biệt tôi muốn giành cho vợ và con gái tôi, hai nguồn
động lực lớn lao, giúp tôi vững bước và kiên tâm trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên trong đại gia đình
của tơi cùng bạn bè đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2014

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thành Nam

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 9
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ BIỂN VIỆT NAM VÀ VÙNG
BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN ................................................................................ 9


1.1.1. Những nghiên cứu lớn trên vùng thềm lục địa Biển Đông ............... 9
1.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1954 ................................................................... 9
1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975................................................ 10
1.1.1.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay ......................................................... 12

1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản ở
các hệ sinh thái tại vùng cửa sông ven biển ............................................. 17
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu cá tại vùng biển Bình Thuận ........................... 21
1.1.4. Nhận xét, đánh giá chung về lịch sử nghiên cứu cá biển Việt Nam 24
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐỊA ĐỘNG VẬT CÁ BIỂN ................................. 29

1.2.1. Các vùng sinh thái chính của biển và đại dƣơng ............................ 29
1.2.2. Các vùng địa động vật ở biển và đại dƣơng ................................... 30
1.2.3. Hệ thống những Vùng Sinh thái Biển của Thế giới (MEOW) ........ 31
1.2.4. Những quan điểm ban đầu về địa động vật cá biển Việt Nam ........ 35
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC
TRƢNG CỦA KHU HỆ CÁ BIỂN VIỆT NAM ................................................ 37
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN VÀ KHU VỰC BIỂN,
VEN BIỂN CỦA TỈNH ..................................................................................... 43

1.4.1. Vị trí, giới hạn .............................................................................. 43
1.4.2. Đặc điểm địa hình......................................................................... 45
1.4.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 49
1.4.4. Đặc điểm thủy - hải văn ................................................................ 51
1.5. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN VÀ KHU VỰC
VEN BIỂN ........................................................................................................ 54

1.5.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận ..................... 54
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội nghề cá và khu vực ven biển ................. 55
1



CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 57
2.1. CÁC LUẬN ĐIỂM, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 57

2.1.1. Các luận điểm............................................................................... 57
2.1.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 58
2.1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 59
2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 60

2.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................ 60
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và Kỹ thuật sử dụng .............................. 61
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 72
3.1. KHU HỆ CÁ BIỂN VEN BỜ TỈNH BÌNH THUẬN .................................. 72

3.1.1. Đa dạng sinh học cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ......................... 72
3.1.1.1. Thành phần loài cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ........................... 72
a) Thành phần lồi...................................................................................... 72
b) So sánh với thành phần loài cá biển Thuận Hải (1985) ........................... 72
c) Địa động vật cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ....................................... 117

3.1.1.2. Tính đa dạng của cá biển ven bờ Bình Thuận theo các bậc phân loại
................................................................................................................. 119
a) Bậc lớp ................................................................................................. 119
b) Bậc bộ .................................................................................................. 121
c) Bậc họ .................................................................................................. 127

3.1.1.3. Thảo luận ..................................................................................... 134


3.1.2. Cấu trúc của khu hệ cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ................... 136
3.1.2.1. Cấu trúc về sinh thái .................................................................... 136
a) Các nhóm sinh thái ............................................................................... 136
b) Cá cửa sông và cá di cƣ ........................................................................ 139

3.1.2.2. Cấu trúc về dinh dưỡng ................................................................ 141
3.1.2.3. Danh sách cá trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN..... 142
3.1.2.4. Giá trị sử dụng của cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ..................... 142
a) Cá khai thác tự nhiên làm thực phẩm .................................................... 143
b) Cá có tiềm năng làm cảnh .................................................................... 143
c) Cá có khả năng ni thƣơng phẩm........................................................ 144

3.1.3. Tóm tắt, thảo luận ....................................................................... 145
2


3.2. NGHỀ CÁ TỈNH BÌNH THUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ
BẢO VỆ NGUỒN LỢI .................................................................................... 147

3.2.1. Thực trạng nghề cá tỉnh Bình Thuận ........................................... 147
3.2.1.1. Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản .......................................... 147
3.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản ........................................... 150
3.2.1.3. Sản lượng, năng suất khai thác .................................................... 154
3.2.1.4. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng khai thác ................................. 158
3.2.1.5. Lao động biển và trình độ khai thác ............................................. 163
3.2.1.6. Tổ chức sản xuất và ứng dụng trang thiết bị, công nghệ ............... 165
3.2.1.7. Công tác quản lý nghề cá của địa phương .................................... 167
3.2.1.8. Nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ sản phẩm ...................... 168


3.2.2. Năng suất khai thác của nghề Lƣới kéo đơn và Vây chà .............. 170
3.2.2.1. Nghề Lưới kéo đơn ....................................................................... 170
3.2.2.2. Nghề Lưới vây kết hợp chà (Vây chà) ........................................... 175

3.2.3. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi ............... 176
3.2.3.1. Căn cứ khoa học và pháp lý ......................................................... 176
3.2.3.2. Quan điểm phát triển ................................................................... 177
3.2.3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể .................................... 178
a) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ................................................ 178
b) Nuôi trồng thủy sản .............................................................................. 184
c) Chế biến và tiêu thụ sản phẩm .............................................................. 184
d) Dịch vụ thủy sản .................................................................................. 185
e) Nâng cao đời sống cộng đồng ngƣ dân ven biển ................................... 186

3.2.4. Tóm tắt, thảo luận ....................................................................... 186
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 189
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 189
KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 190

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 192

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALMRV

Assessment of the Living Marine Resources in Vietnam (Dự án đánh giá

nguồn lợi sinh vật Biển Việt Nam)

BVNLTS

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CITES

The Convention on International Trade in Endangered Species of wild
fauna and flora (Công ƣớc về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp)

CV

Mã lực

DANIDA

Danish International Development Association (Cơ quan Hỗ trợ phát
triển quốc tế Đan Mạch)

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

FAO


The Food and Agriculture Organization of The United Nations (Tổ chức
Nông Lƣơng Liên Hợp quốc)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản lƣợng nội địa)

IOC-UNESCO

The Intergovernmental Oceanographic Commission of UNESCO (Ủy ban
Hải dƣơng học Liên chính phủ của UNESCO)

IUCN

The International Union for The Conservation of Nature (Liên minh
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

JICA

The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác Quốc Tế
Nhật Bản)

KHCN

Khoa học Cơng nghệ

LĐLĐ

Liên đồn Lao động


NOAA

The United States National Oceanic and Atmospheric Administration
(Cục Quản lý Đại dƣơng và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ)

NXB

Nhà xuất bản

RSH

Rạn san hơ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

The United Nations Development Programme (Chƣơng trình Phát triển
Liên Hợp quốc)

UNEP

The United Nations Environment Program (Chƣơng trình Môi trƣờng
Liên Hiệp Quốc)

UNESCO


The United Nitions Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

UNIDO

The United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức Phát
triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng mô tả 12 miền, 62 tỉnh và 232 vùng sinh thái biển ven bờ ở hình 1.1 ...... 34
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về chế độ nhiệt - ẩm của Bình Thuận giai đoạn 1998 - 2011 .... 50
Bảng 1.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Thuận năm 2011 ........................ 55
Bảng 1.4. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng GDP của tỉnh Bình Thuận (tỷ đồng) . 56
Bảng 1.5. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của vùng kinh tế biển so với tồn tỉnh
Bình Thuận năm 2008 ..................................................................................... 56
Bảng 3.1. Danh sách cá vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận và các thông tin liên quan ..... 73
Bảng 3.2. Tỷ lệ các bậc phân loại của hai lớp cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ... 119
Bảng 3.3. Tỷ lệ các bậc phân loại của các lớp cá trên thế giới ........................................ 119
Bảng 3.4. Tỷ lệ các bậc phân loại của lớp cá Mang tấm và lớp cá Vây tia trên thế giới .. 119
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ các bậc phân loại của lớp cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận
và trên thế giới .............................................................................................. 120
Bảng 3.6. Tỷ lệ các bậc phân loại của 28 bộ cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ..... 125
Bảng 3.7. Tỷ lệ các bậc phân loại của 140 họ cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ... 128
Bảng 3.8. So sánh sự sắp xếp theo hệ thống Rass T.S. & Lindberg G.U. và hệ thống
Eschmeyer W.N. đối với cá vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận ..................... 135
Bảng 3.9. Tỷ lệ các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận . 137
Bảng 3.10. Diễn biến phân bổ công suất tàu thuyền của Bình Thuận (2001 - 2012) ....... 147

Bảng 3.11. Một số thông tin tổng hợp về hiện trạng khai thác hải sản của Bình Thuận giai
đoạn 2001 - 2012......................................................................................... 149
Bảng 3.12. Số lƣợng tàu thuyền của từng nghề khai thác hải sản ở Bình Thuận năm 2012
.................................................................................................................... 150
Bảng 3.13. Bảng tóm lƣợc thơng tin về sản lƣợng, năng suất khai thác giai đoạn 2001 2012 ............................................................................................................ 154
Bảng 3.14. So sánh sản lƣợng và số lƣợng tàu thuyền các nghề khai thác năm 2012 ...... 157
Bảng 3.15. Thông tin thành phần nhóm lồi hải sản khai thác giai đoạn 2001 - 2012 ..... 157
Bảng 3.16. Thông tin về mùa vụ và ngƣ trƣờng, đối tƣợng đánh bắt chính của các nghề
khai thác...................................................................................................... 160
Bảng 3.17. Tổng hợp số lƣợng chức danh lao động nghề cá đã đƣợc đào tạo, cấp chứng chỉ
.................................................................................................................... 164
Bảng 3.18. Tổng hợp nhu cầu đào tạo và cấp chứng chỉ nghề trong thời gian tới ........... 165
Bảng 3.19. Thống kê các mẻ lƣới kéo đáy ở vùng biển Bình Thuận tháng 8 năm 2010 .. 173
Bảng 3.20. Thống kê các mẻ lƣới kéo đáy ở vùng biển Bình Thuận tháng 8 năm 2012 .. 174
Bảng 3.21. Thống kê các mẻ lƣới vây rút chì kết hợp chà ở vùng biển Bình Thuận tháng 9
năm 2013 (vùng biển Phan Rí) .................................................................... 176

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các cấp độ phân chia của những Vùng Sinh thái Biển của Thế giới
(MEOW) (phần tơ đậm)................................................................................... 33
Hình 1.2. Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận ............................................................................ 44
Hình 2.1. Các thuật ngữ chuyên mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá
Mang tấm (cá Sụn) dạng cá Mập ..................................................................... 67
Hình 2.2. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá
Mang tấm (cá Sụn) dạng cá Đuối..................................................................... 68
Hình 2.3. Các thuật ngữ chun mơn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá
Vây tia (cá Xƣơng) .......................................................................................... 69

Hình 2.4. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm và các kiểu
răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) ............................................. 70
Hình 2.5. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và vây đuôi
dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xƣơng) ..................................................... 71
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh các bậc phân loại của khu hệ cá Thuận Hải và khu hệ cá vùng
biển ven bờ Bình Thuận ................................................................................ 117
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lƣợng và tỷ lệ các bậc phân loại trong 2 lớp cá ở vùng biển
ven bờ tỉnh Bình Thuận ................................................................................. 121
Hình 3.3. Biểu đồ phân tích sự đa dạng của các bậc phân loại trong 28 bộ cá ở vùng biển
ven bờ tỉnh Bình Thuận ................................................................................. 122
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số lƣợng và tỷ lệ các bậc phân loại của 28 bộ cá ở vùng biển
ven bờ tỉnh Bình Thuận ................................................................................. 124
Hình 3.5. Biểu đồ phân tích sự đa dạng của các bậc phân loại có trong 140 họ cá ở vùng
biển ven bờ tỉnh Bình Thuận.......................................................................... 127
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở vùng biển ven bờ
tỉnh Bình Thuận............................................................................................. 137
Hình 3.7. Biểu đồ tổng hợp số lƣợng loài cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận theo bậc
dinh dƣỡng .................................................................................................... 142
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện sản lƣợng và năng suất khai thác hải sản ở vùng biển tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2001 - 2012 ......................................................................... 156
Hình 3.9. Sơ đồ hƣớng di chuyển của tàu và điểm thu mẫu cá trên tàu Lƣới kéo đơn tháng
8/2010 và tháng 8/2012 ................................................................................. 172
Hình 3.10. Sơ đồ điểm thu mẫu cá trên tàu Lƣới vây kết hợp chà tháng 9/2013 ............. 175

6


MỞ ĐẦU
Với đƣờng bờ biển khoảng 3.260 km, trải dài trên 14 vĩ độ từ Móng Cái (tỉnh
Quảng Ninh) - vĩ độ 22005’ Bắc đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) - vĩ độ 8033’ Bắc đã

tạo cho vùng biển nƣớc ta sự đa dạng về các hệ sinh thái và sự phong phú về thành
phần loài, mở ra tiềm năng khai thác to lớn. Chính vì vậy, kinh tế biển nói chung và
ngành thủy sản nói riêng đang có những bƣớc phát triển nổi bật. Nửa thế kỷ qua,
ngành thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ và lạc hậu đã trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc với tốc độ tăng trƣởng nhanh và tỷ
trọng GDP ngày càng lớn, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân [40].
Tỉnh Bình Thuận có diện tích vùng biển 52.000 km2 cùng nhiều điều kiện
thuận lợi đã trở thành một trong những ngƣ trƣờng lớn nhất nƣớc. Theo đánh giá
của UBND tỉnh Bình Thuận năm 2003 [53], tổng trữ lƣợng cá biển ven bờ của tỉnh
đạt 220-240 nghìn tấn, khả năng khai thác đạt 130-150 nghìn tấn/năm; trữ lƣợng
mực 10-20 nghìn tấn, khả năng khai thác 6.300-7.200 tấn/năm; trữ lƣợng tơm 10-12
nghìn tấn, khả năng khai thác 7-8 nghìn/năm; trữ lƣợng các lồi thân mềm hai mảnh
vỏ trên 50 nghìn tấn, khả năng khai thác có thể đạt 25-30 nghìn tấn, ... cùng tiềm
năng ni trồng thủy sản ven biển lớn đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát
triển nghề cá của cả nƣớc.
Tỉnh Bình Thuận với ngƣ trƣờng rộng lớn, đa dạng và là nơi có hoạt động
tích cực của nƣớc trồi vào các tháng gió mùa Tây Nam, tạo nên năng suất và sản
lƣợng khai thác hải sản cao. Bên cạnh đó, khu vực đảo Cù Lao Thu (huyện đảo Phú
Quý) và đảo Cù Lao Cau có hệ sinh thái rạn san hô đa dạng đã mang lại cho tỉnh lợi
thế lớn về đa dạng sinh học và nguồn lợi cá rạn san hô. Nếu khai thác tốt tiềm năng
này sẽ mang lại hiệu quả về nguồn lợi và du lịch tốt cho địa phƣơng.
Tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế nhƣng các kết quả nghiên cứu về đa dạng
sinh học biển nói chung và về nguồn lợi cá biển nói riêng của tỉnh Bình Thuận
(cùng với tỉnh Ninh Thuận hợp thành tỉnh Thuận Hải trƣớc đây) chủ yếu đƣợc tổng
hợp chung trong các cơng trình nghiên cứu của khu vực và cả nƣớc. Nổi bật nhất
trong công tác nghiên cứu về cá biển Thuận Hải là đề tài “Điều tra nguồn lợi cá tầng
giữa và tầng trên ở vùng biển Thuận Hải-Minh Hải” giai đoạn 1978-1980. Tổng hợp
kết quả nghiên cứu từ đề tài này cùng nhiều tài liệu khác, Viện Nghiên cứu Hải sản
7



(1985) đã cho ra đời ấn phẩm “Nghiên cứu nguồn lợi cá biển Thuận Hải” [62] đề
cập đến các vấn đề về thành phần loài, trữ lƣợng, mùa vụ khai thác, các đối tƣợng
khai thác chính, đặc điểm sinh học và phân bố của các loài cá, thiết lập các dự báo
khai thác dài hạn, ... cho vùng biển Thuận Hải (nay là Ninh Thuận và Bình Thuận).
Nhìn chung, những nghiên cứu về khu hệ và nghề cá tỉnh Bình Thuận hoặc
không trực tiếp, hoặc chƣa đầy đủ, hoặc đã lâu và còn chƣa tƣơng xứng với vị thế
và tiềm năng phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế biển nói chung của địa
phƣơng. Vì vậy đề tài luận án “Nghiên cứu khu hệ cá biển ven bờ tỉnh Bình Thuận
và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi” đƣợc tiến hành thực hiện
với những mục tiêu lớn sau:
- Xác định thành phần loài cá vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận với các
phân tích chuyên sâu về cấu trúc sinh thái, cấu trúc dinh dƣỡng, giá trị sử dụng, ...
- Phân tích, đánh giá hiện trạng nghề cá của tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi và bảo vệ môi trƣờng,
phát triển nguồn lợi ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận.
Những điểm mới và đóp góp chính của luận án gồm có:
- Là cơng trình đầu tiên nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về khu hệ cá biển
ven bờ và nghề cá của tỉnh Bình Thuận;
- Các giải pháp đƣợc đề xuất giúp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá
biển nói riêng và thủy hải sản nói chung theo định hƣớng phát triển bền vững cho
tỉnh Bình Thuận vừa mang tính thực tiễn cho địa phƣơng vừa mang tính lý luận và
có thể tham khảo, áp dụng cho các địa phƣơng ven biển có điều kiện tƣơng tự.
Nội dung luận án đƣợc chia thành các phần và các chƣơng nhƣ sau:
- Mở đầu
- Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
- Chƣơng 2. Nội dung, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và Kiến nghị
- Danh mục các cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

- Tài liệu tham khảo
- Phần Phụ lục.
8


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ BIỂN VIỆT NAM VÀ VÙNG
BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN
Những ghi chép thành văn về các loài thủy sinh vật, bao gồm các loài cá,
trai, ốc, ... của Việt Nam đƣợc tìm thấy trong cơng trình của Lê Q Đơn từ năm
1773. Việc nghiên cứu về thủy sinh vật biển nói chung và cá biển nói riêng của Việt
Nam đƣợc các nhà khoa học phƣơng Tây khởi sự rất sớm và sau đó các nhà khoa
học Việt Nam tiếp tục thực hiện [67].

1.1.1. Những nghiên cứu lớn trên vùng thềm lục địa Biển Đông
1.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1954
Trong thời kỳ này, các nghiên cứu tập trung vào việc điều tra khu hệ, đánh
giá năng suất, sản lƣợng khai thác của các nghề lƣới kéo đáy. Kết quả đã đƣợc cơng
bố trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu trong giai
đoạn này phần lớn là sự đóng góp của các nhà khoa học nƣớc ngồi với các nhà
khoa học Pháp là trung tâm.
Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là đợt khảo sát của đoàn thám hiểm đứng
đầu là Cook (cuối thế kỷ 18), Sauvage (1877), ... Vào đầu thế kỷ 20, trong thời kì
Pháp thuộc, những nghiên cứu về địa chất hải dƣơng, hải văn, thủy sinh vật và nghề
cá đƣợc triển khai trên vùng thềm lục địa Biển Đông và các biển kế cận khá nhiều.
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về khu hệ cá đã đƣợc công bố là của
Pellegrin (1905) mô tả khoảng 100 loài cá phân bố ở vùng biển vịnh Hạ Long và
của Chabannaud (1926) với nghiên cứu về hình thái một số lồi thuộc họ cá Mù làn,
trong đó chủ yếu là các kết quả điều tra khu hệ cá ở biển Trung Bộ, Nam Bộ và vịnh

Thái Lan [64,65,67].
Một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn này là sự ra đời của Viện
Hải dƣơng học Đông Dƣơng vào năm 1922 (nay là Viện Hải dƣơng học, Nha
Trang). Từ khi thành lập, trong quá trình hoạt động của mình gắn liền với tàu De
Lanessan có trọng tải 700 tấn (1000 CV) đến trƣớc Đại chiến lần thứ II (19221939), Viện đã cơng bố 49 cơng trình, đại bộ phận là các cơng trình tập trung vào
thủy sinh vật và nghề cá biển; trong đó nổi bật là cơng trình của Chevey vào năm
9


1934 đã tổng kết toàn bộ các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1925-1929 của
Viện Hải dƣơng học Đông Dƣơng [64,65,67].
Tổng hợp các kết quả từ những cơng trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật biển
năm 1928-1929, 1929-1930, Krempf (1930) đã tập hợp đƣợc danh lục gồm 961 loài
cá biển thuộc 457 giống, 162 họ, 28 bộ, trong đó có khoảng hơn 400 lồi cá rạn san
hơ tại vùng biển Việt Nam [64,65,67].
Vào năm 1927, Nhật Bản đã sử dụng tàu Hakuho Maru (333 BRT) để thực
hiện chƣơng trình đánh cá thử nghiệm tại vịnh Bắc Bộ. Chƣơng trình này tiếp tục
mở rộng và số lƣợng tàu tham gia thử nghiệm lên tới 20 chiếc vào năm 1937. Một
số kết quả của chƣơng trình này đƣợc cơng bố trong cơng trình của Shindo vào năm
1937 [64,65,67].
Cũng tại khu vực biển vịnh Bắc Bộ, trƣớc đó vào năm 1926, Gruvel cũng đã
cơng bố cơng trình nghiên cứu về khu hệ và mơ tả một số lồi cá [64,65,67].
1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), đội ngũ các nhà khoa
học trong các lĩnh vực khoa học nói chung hay trong sinh học, thủy sinh học nói
riêng đƣợc hình thành và ngày càng trƣởng thành. Lúc này, tuy đất nƣớc vẫn bị chia
cắt nhƣng hoạt động nghiên cứu biển vẫn đƣợc tiến hành trên cả hai miền.
+ Ở miền Bắc, lúc này một số cơ quan nghiên cứu biển cũng đã đƣợc thành
lập, nhƣ Trạm Nghiên cứu Biển thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc
thành lập vào tháng 7/1959, đến năm 1967 chuyển thành Viện Nghiên cứu Biển và

nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển, Hải Phịng. Tiếp đó, vào năm 1961,
Trạm Nghiên cứu cá biển thuộc Vụ Ngƣ nghiệp, Bộ Nông Lâm đƣợc thành lập (về
sau trở thành Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng vào năm 1975), ... cùng với sự
ra đời và hoạt động của các cơ sở đào tạo nguồn lực nhƣ Trƣờng Trung cấp Nông
Lâm (ở Chèm), Khoa Sinh vật (sau là Khoa Sinh học) - Trƣờng Đại học Tổng hợp
Hà Nội, Khoa Thủy sản của Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Từ năm 1959 đến 1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hợp tác
với Trung Quốc thực hiện chƣơng trình hợp tác “Việt-Trung” nghiên cứu tổng hợp
vịnh Bắc Bộ do Trạm Nghiên cứu Biển và Viện Nghiên cứu Hải dƣơng Trung Quốc
thực hiện. Chƣơng trình hợp tác đã tiến hành nghiên cứu xác định các bãi cá đáy,
10


nguồn lợi cá đáy và gần đáy cũng nhƣ nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài
cá đáy phục vụ cho sự phát triển nghề cá vịnh Bắc bộ trên các tàu Tiền Phong (250
CV) và tàu Hải Điều (1000 CV) [64,65,67].
Cũng vào thời điểm đó (1960-1961), nƣớc ta cịn thực hiện chƣơng trình hợp
tác “Việt-Xơ” nghiên cứu vịnh Bắc Bộ do Trạm Nghiên cứu cá biển Việt Nam và
Viện Nghiên cứu Nghề cá - Hải dƣơng học Thái Bình Dƣơng (Viện TINRO), Liên
Xơ thực hiện. Một trong những kết quả thu đƣợc trong hai chƣơng trình hợp tác
Việt-Trung và Việt-Xô là đã thành lập hai bản danh sách cá vịnh Bắc Bộ với 608
loài (Trần Nho Xy và Nguyễn Nhật Thi, 1965) và 748 loài (Besednov, 1967) bên
cạnh các phát hiện bƣớc đầu về các quy luật phân bố và khu tập trung cá, đặc điểm
sinh học của một số loài cá kinh tế chủ yếu và đặc điểm của các yếu tố khí tƣợng
hải văn [64,65,67].
Ngồi ra, trong năm 1963, 1964, Trạm Nghiên cứu cá biển đã sử dụng hai
tàu Việt-Đức (90 CV) nghiên cứu nguồn lợi phía Tây vịnh Bắc Bộ [64,65,67].
Trong giai đoạn 1967-1972, công tác nghiên cứu biển ở miền Bắc không tiến
hành đƣợc do chiến tranh phá hoại của Mỹ. Vào thời gian này, Trạm Nghiên cứu cá
biển đã tổ chức các đội điều tra và tổng kết kinh nghiệm quần chúng đánh cá ven bờ

ở tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình [64,65,67].
Năm 1971, dựa trên tƣ liệu hiện có, Viện Nghiên cứu Biển đã cơng bố Danh
lục cá vịnh Bắc Bộ bao gồm 961 loài thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ. Bên cạnh
đó, kết quả của các đợt khảo sát của chƣơng trình hợp tác Việt-Xô đã đƣợc tổng kết
trong một chuyên khảo kinh điển và có giá trị khoa học lớn với tên là “Động vật
giới vịnh Bắc bộ và điều kiện sống của nó” dƣới sự chỉ đạo của giáo sƣ E.F.
Gurijanova vào năm 1972; và đến năm 1976, cơng trình nổi tiếng này đƣợc dịch và
xuất bản bằng tiếng Việt trong tập “Sinh vật biển và nghề cá biển Việt Nam”
[47,64,65,67].
+ Ở các khu vực biển miền Trung, Nam bộ và vịnh Thái Lan, từ năm 19591961, chƣơng trình hợp tác giữa Viện Hải dƣơng Scripps California (Hoa Kỳ) và
Hải quân Thái Lan với chính quyền Sài Gịn (chƣơng trình NAGA) đã sử dụng tàu
điều tra Stranger của Mỹ tiến hành điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên và đánh giá
nguồn lợi thủy sinh vật Biển Đông và vịnh Thái Lan. Kết quả của chƣơng trình hợp
11


tác nđƣợc tổng kết trong ấn phẩm “Scientific result of marine investigation of the
South China Sea and the Gult of Thailand 1959-1961” (Wyrky K. 1961, Robinson
1974) [64,65,67].
Từ năm 1969 đến 1972, dƣới sự tài trợ của Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp
quốc (UNDP) và Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (FAO), các nghiên cứu ngƣ nghiệp
cũng đƣợc tiến hành nhằm giúp cho sự phát triển của nghề cá Nam Việt Nam từ
phía đơng đảo Hải Nam đến vịnh Thái Lan. Đó là hoạt động khảo sát của Kyokuyo
Co Ltd. với 2 tàu Kyoshin Maru 52 (1000 CV) và tàu Hữu nghị (380 CV)
[64,65,67]. Các kết quả của các chuyến khảo sát này đã đƣợc công bố trong 6 tập về
“Nguồn lợi cá biển miền Nam Việt Nam” (từ tập 1 đến 6, Sài Gịn, 1975).
Giai đoạn 1968-1971 cịn có chƣơng trình khảo sát nghề cá miền duyên hải
Nam Việt Nam nhằm tìm kiếm ngƣ trƣờng, mở rộng khai thác ra vùng khơi Biển
Đông. Tập hợp các kết quả nghiên cứu này, J. J. Orsi (1974) đã thành lập Danh lục
cá biển và cá nƣớc ngọt miền Nam Việt Nam gồm 1458 loài và phân loài thuộc 173

họ [64,65,67].
1.1.1.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Sau khi đất nƣớc thống nhất, công tác điều tra nghiên cứu biển càng đƣợc
quan tâm và đẩy mạnh hơn, ngoài việc vẫn chú trọng vào điều tra khu hệ cịn có các
điều tra cụ thể về nghề cá cũng nhƣ các nghiên cứu về sinh học, sinh thái cá, ngƣ
trƣờng, nguồn lợi và dự báo khai thác. Có thể tóm tắt một số mốc thời gian và các
cơng trình quan trọng nhƣ sau:
Trƣớc hết là đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi ven bờ vịnh Bắc Bộ” đƣợc
tiến hành với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng và Viện Hải
dƣơng học, Nha Trang (1974-1976). Kết quả của Đề tài này đã cung cấp thêm
những số liệu đáng tin cậy về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng biển, các bãi đẻ, đặc
điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ở vịnh Bắc Bộ để Bùi Đình Chung tổng
hợp vào năm 1976 [64,65,67].
Năm 1977-1978, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Viện Nghiên cứu
Biển Bergen, Na Uy tổ chức 9 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi bằng máy dò thủy
âm (EK 500 - 38, 50 và 120 kHz) [64,65,67] trên tàu nghiên cứu Biển Đông tại
vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là chƣơng trình đánh giá trữ lƣợng nguồn lợi cá nổi
12


bằng phƣơng pháp thủy âm đầu tiên đƣợc thực hiện trên quy mô lớn ở Việt Nam.
Kết quả của các chuyến điều tra này đã đƣa ra đƣợc các đánh giá bƣớc đầu về trữ
lƣợng, phân bố của các đàn cá nổi nhỏ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Nghiên cứu nổi bật trong thời kỳ này là đề tài “Điều tra nguồn lợi cá tầng
giữa và tầng trên ở vùng biển Thuận Hải - Minh Hải”, giai đoạn 1978-1980. Đây là
một đề tài nghiên cứu khá toàn diện với 12 chuyến nghiên cứu bằng tàu Biển Đơng
(1500 CV), trong đó có 11 chuyến nghiên cứu trên diện rộng và 1 chuyến nghiên
cứu trọng điểm ở khu vực tập trung cá, với tổng số 173 mẻ lƣới kéo đáy, 45 mẻ lƣới
kéo tầng trung, 4 đợt thí nghiệm để xác định hệ số phản hồi âm của các loài cá. Kết
quả của Đề tài đã đƣa ra đƣợc trữ lƣợng ƣớc tính của cá nổi nhỏ, các kết quả nghiên

cứu về khí tƣợng, hải dƣơng học, thủy sinh, và sinh học các loài hải sản, ... ở vùng
biển Thuận Hải-Minh Hải. Ngoài ra, dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài này,
về sau các cán bộ khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổng hợp và cho ra đời
ấn phẩm “Nghiên cứu nguồn lợi cá biển Thuận Hải” vào năm 1985 [62].
Tháng 12/1978, nƣớc ta đã ký Hiệp định Hợp tác trong lĩnh vực nghề cá biển
với Liên Xơ. Theo đó, giai đoạn 1 của Hiệp định từ năm 1979-1981 do Viện Nghiên
cứu Hải sản và Viện Nghiên cứu Nghề cá - Hải dƣơng học biển Đen “A-zốp” thực
hiện; giai đoạn 2 từ năm 1982-1985 do Viện Nghiên cứu Hải sản và viện TINRO
thực hiện. Đây là chƣơng trình nghiên cứu đƣợc thực hiện trên quy mơ lớn với 16
tàu từ 800 đến 3800 CV do Liên Xơ cung cấp để phục vụ cơng tác thăm dị và
nghiên cứu khoa học nguồn lợi sinh vật ở biển Việt Nam; trong số tàu trên chỉ có 2
tàu nghiên cứu là Nauka và Semen Volkov, còn lại là các tàu thăm dò. Xuất phát từ
Hiệp định Hợp tác này, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc
“Nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt Nam” [60] với các kết quả nghiên cứu đáng ghi
nhận về địa hình biển Việt Nam, đặc điểm khí tƣợng hải văn, và đặc biệt là những
số liệu, thông tin về thủy sinh vật và nguồn lợi cá biển Việt Nam. Dựa trên các kết
quả khảo sát và nghiên cứu trong giai đoạn này, năm 1985, Viện Nghiên cứu Hải
sản đã phát hành ấn phẩm “Thành phần loài, sản lƣợng và tần số xuất hiện các lồi
cá và động vật khơng xƣơng sống ở các vùng biển Việt Nam” [61]. Có thể nói, các
kết quả nghiên cứu và khảo sát theo Hiệp định Hợp tác và đề tài nghiên cứu nguồn

13


lợi cá biển Việt Nam có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn và vẫn
còn nhiều giá trị tham khảo, sử dụng cho đến ngày nay.
Các cơng trình nghiên cứu trong giai đoạn 1986-1990 đƣợc Vụ Quản lý
Khoa học Kỹ thuật và Tạp chí Thủy sản (Bộ Thủy sản) tổng hợp trong tập “Các
công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thủy sản 1986-1990” vào năm 1991 [2].
Sau năm 1990, một loạt các đề tài, dự án nghiên cứu đƣợc thực hiện trong

các Chƣơng trình Biển, trƣớc hết là đề tài KT.04.01 (1992-1993) về điều tra nghiên
cứu nguồn lợi các loài đặc sản ở vùng biển xa bờ Việt Nam [65,67].
Tiếp đến, trong giai đoạn 1992-1995, đề tài KT.03.09 về nghiên cứu nguồn
lợi cá Ngừ ở biển Việt Nam đƣợc thực hiện và đã thu đƣợc các số liệu về khu hệ cá
Ngừ nhƣ: thành phần loài, phân bố và đánh giá nguồn lợi cá Ngừ ở vùng biển xa bờ
Việt Nam [65,67].
Từ năm 1993-1997, đề tài “Điều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển và môi
trƣờng vùng biển quần đảo Trƣờng Sa” đã tiến hành nghiên cứu nguồn lợi cá nổi
bằng lƣới rê, khu hệ cá rạn san hô quanh các đảo và thu thập các yếu tố môi trƣờng
ở vùng biển này. Tiếp theo từ năm 1999 đến 2003, đề tài đã đƣợc tiếp tục triển khai
thu thập số liệu về nguồn lợi sinh vật vùng biển quần đảo Trƣờng Sa. Kết quả của
các nghiên cứu này đã đƣa ra đƣợc các đánh giá tƣơng đối cơ bản về nguồn lợi cá
nổi, khu hệ cá rạn san hô ở các đảo trong khu vực này [65,67].
Cùng với các kết quả đáng ghi nhận từ các đề tài nghiên cứu về nguồn lợi cá
xa bờ khác, từ năm 1995-1997, dự án “Đánh giá nguồn lợi cá nổi lớn ở biển Việt
Nam” đƣợc tài trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) đã sử dụng tàu Biển Đông thực
hiện 4 chuyến điều tra nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn bằng lƣới rê ở vùng biển ven
bờ và xa bờ từ 80 00 đến 180 00 vĩ độ Bắc [65,67].
Giai đoạn 1996-1999, dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam-giai
đoạn I” do DANIDA (Đan Mạch) tài trợ đã đƣợc thực hiện. Trong năm 1996-1997,
dự án đã thực hiện 2 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam bằng
lƣới kéo đáy trên tàu HL-408 B. Kết quả của các chuyến điều tra này đã bổ sung các
số liệu vào bảng tổng hợp đánh giá trữ lƣợng cá biển Việt Nam tại 3 vùng biển vịnh
Bắc Bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ. Cũng trong giai đoạn này (1996-1999), dự án
ALMRV-I đã thực hiện việc thiết lập hệ thống thu mẫu nghề cá thƣơng phẩm ở 11
14


tỉnh nghề cá trọng điểm và đã đánh giá đƣợc thành phần lồi, thành phần các nhóm
thƣơng phẩm và tổng sản lƣợng khai thác hải sản của Việt Nam [65,67].

Bên cạnh đó, giai đoạn 1996-2000, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình Biển KHCN06 đã thực hiện chƣơng trình điều tra nghiên cứu cấp nhà nƣớc KHCN giai đoạn
1996-2000 và đến năm 2003 đã biên tập và cho xuất bản ấn phẩm Biển Đông gồm 4
tập I, II, III và IV (in tại NXB. ĐHQG Hà Nội) đề cập đến các nội dung nghiên cứu
rất đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Biển Đông Việt Nam [8,65,67].
Từ năm 2000, dự án ALMRV-II kết hợp với đề tài “Nghiên cứu thăm dị
nguồn lợi hải sản và lựa chọn cơng nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề
cá xa bờ” (gọi tắt là “đề tài xa bờ”) (giai đoạn 2000-2002) và dự án “Điều tra cơ bản
nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trƣờng các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu
phát triển lâu bền ngành hải sản vùng gần bờ biển nƣớc ta” (gọi tắt là “dự án gần
bờ”) (giai đoạn 1997-2003) đã tiến hành điều tra nguồn lợi hải sản sống đáy và gần
đáy cũng nhƣ điều kiện môi trƣờng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ, ngồi ra cịn điều tra thăm dò nguồn lợi cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ
Trung Bộ và Đông Nam Bộ [65,67].
Những năm 2001-2003, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Phân viện
Hải dƣơng học tại Hải Phịng, Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn biển và Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội tổ chức thực hiện dự án “Đánh gia nguồn
lợi sinh vật và hiện trạng môi trƣờng biển quần đảo Trƣờng Sa” thuộc chƣơng trình
Biển Đơng-Hải đảo [65,67].
Năm 2003 đề tài “Nghiên cứu đánh giá trữ lƣợng và khả năng khai thác cá
nổi nhỏ (chủ yếu là cá Nục, Trích, Cơm, Bạc má, ...) ở biển Việt Nam” (gọi tắt là
"đề tài cá nổi nhỏ") đã đƣợc tiến hành với mục đích nắm bắt đƣợc thành phần lồi,
sinh lƣợng trứng cá, cá con của các loài cá nổi nhỏ kinh tế, ... đánh giá đƣợc trữ
lƣợng và hiện trạng khai thác cá nổi nhỏ ở vùng biển Việt Nam để tạo cơ sở cho quy
hoạch, sử dụng hợp lý nguồn lợi này [64,65,67].
Từ năm 2002-2004 đề tài “Nghiên cứu trữ lƣợng và khả năng khai thác
nguồn lợi cá nổi (chủ yếu là cá Ngừ vằn, cá Ngừ vây vàng và cá Ngừ mắt to) và
hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khu vực biển xa bờ miền Trung và Đông Nam bộ” đã

15



đƣợc thực hiện và cung cấp những dẫn liệu về trữ lƣợng và khả năng khai thác
nguồn lợi cá nổi lớn tại các khu vực nghiên cứu [65,67].
Tiếp đó, năm 2005-2006, đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ
mới trong nghề câu cá Ngừ đại dƣơng ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ”
cũng đã đƣợc thực hiện [65,67].
Giai đoạn 2001-2005 có “Chƣơng trình điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng công nghệ biển”, mã số KC.09 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Từ
năm 2005, Dự án “Điều tra liên hợp Việt-Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong
vùng khai thác chung vịnh Bắc Bộ” nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và
Trung Quốc đã đƣợc triển khai thực hiện với giai đoạn I (2005-2007), giai đoạn II
(2008 -2010) và giai đoạn III (2011-2013) [65,67].
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản cùng các
cơ quan khoa học liên quan đƣợc tổng hợp khá tốt trong các tập các cơng trình
nghiên cứu nghề cá biển [63].
Một trong những kết quả nghiên cứu biển nổi bật sau năm 2005 là “Chƣơng
trình Khoa học Cơng nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội”, mã số
KC.09/06-10 (2006-2010) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
Tiếp đó, theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyênmôi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” (gọi tắt là “đề án 47”).
Theo danh mục các nhiệm vụ-dự án của Đề án 47, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn (trong đó có Bộ Thủy sản trƣớc đây) đã triển khai thực hiện nhiệm
vụ số 8 với dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản
vùng biển Việt Nam; quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ
phát triển bền vững”.
Đến tháng 9/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ra quyết định thực
hiện chƣơng trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc với tên gọi
“Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển
kinh tế biển”, mã số KC.09/11-15.


16


1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản ở
các hệ sinh thái tại vùng cửa sơng ven biển
Ngồi các nghiên cứu lớn ở thềm lục địa, chủ yếu tại các nơi có độ sâu trên
20-30 mét nƣớc, trong các thời kỳ trên còn nhiều cuộc điều tra khảo sát trong các
khu vực cửa sơng ven biển, nơi có độ sâu dƣới 20-30 m nƣớc vào bờ, bao gồm các
cửa sông, đầm phá cũng nhƣ các hệ sinh thái đặc thù khác (rừng ngập mặn, các đai
cỏ biển, các rạn san hô gần bờ hay quanh các hải đảo thềm lục địa) hoặc các nghiên
cứu về trứng cá-cá con tại các khu vực này. Những nghiên cứu này cũng xuất hiện
trong các đề tài thuộc các Chƣơng trình biển hay các đề tài độc lập của các trƣờng
Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở khoa học địa phƣơng liên
quan đến biển.
Trƣớc tiên phải kể đến những kết quả nghiên cứu của các cán bộ của Khoa
Sinh học, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQGHN) [52]. Nghiên cứu đầu tiên về các lồi cá nƣớc lợ cửa sơng (sơng
Ninh Cơ, Nam Định) có thể tìm thấy trong cơng trình của Đào Văn Tiến và Mai
Đình Yên (1960); nghiên cứu nghề cá ở miền Tây Thái Bình Dƣơng (Đào Văn Tiến,
1961); sinh học và giá trị kinh tế của cá Mòi di cƣ vào sơng Hồng (Mai Đình n
và Nguyễn Văn Thái, 1962), nguồn gốc và phân bố, ý nghĩa kinh tế, đặc điểm sinh
vật học của khu hệ cá sông Hồng (Mai Đình n, 1963, 1964); cá cửa sơng Bạch
Đằng (Mai Đình Yên và Trần Định, 1969); hình thái và phân loại cá bột và cá con
trên sơng Hồng (Mai Đình Yên và nnk., 1971).
Các trƣờng Đại học là những đơn vị tích cực triển khai nhiều đề tài nghiên
cứu về khu hệ động vật, thực vật (thực vật nổi, thực vật đáy, động vật nổi, động vật
đáy, cá và các nhóm động vật có xƣơng sống khác...), về nguồn lợi thủy sản cũng
nhƣ các điều kiện môi trƣờng cửa sông, đầm phá thuộc dải ven biển từ Bắc đến
Nam nhằm đề xuất cơ sở khoa học cho việc sử dụng tổng hợp tài nguyên cho phát
triển bền vững.

Ở miền Bắc, từ đầu những năm 1972, các đề tài khảo sát nghiên cứu về các
loài cá cũng nhƣ thủy sinh vật và nguồn lợi hải sản cửa sông ven biển đƣợc triển
khai bởi nhiều nhà khoa học của Khoa Sinh học (Vũ Trung Tạng, 1974-1976, 19771980, 1980-1985, 1996-2000, 2006-2008, cùng các công bố vào các năm 1977,
17


1999, 2005, Vũ Trung Tạng và nnk., 1978, 1981, 1988, 2007, 2008, 2009; Nguyễn
Xuân Huấn, 1998-1999, 2004-2005, 2006-2008, …) [15,52,57,62].
Đối với khu vực cửa sơng ven biển miền Trung có thể gặp các cơng trình của
trƣờng Đại học Tổng hợp Huế trƣớc đây hay Đại học Huế hiện nay (Hoàng Đức Đạt
và Võ Văn Phú, 1977; Phạm văn Miên và Nguyễn Mộng, 1982; Nguyễn Thị
Phƣơng Liên và nnk., 1981; Tôn Thất Pháp, 1993; Võ Văn Phú, 1995, 2001, 2003,
2004 [57,62].
Trƣờng Đại học Thủy sản Nha Trang hay Đại học Nha Trang hiện nay
thƣờng triển khai các nghiên cứu của mình trong các đầm phá Nam Trung bộ nhƣ
đầm Thị Nại (Nguyễn Chính, Ngơ Anh Tuấn, 1982; Nguyễn Trọng Nho và nnk.,
1982); đầm Nha Phu, Phú Khánh (Nguyễn Trọng Nho và nnk., 1982), ... [57,62]
Nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven
biển và đồng bằng Nam bộ có thể tìm thấy trong các cơng trình của Viện Ni trồng
Thủy sản II cũng nhƣ các trƣờng Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nơng
Lâm thành phố Hồ Chí minh, Đại học Cần Thơ. Các nghiên cứu nổi bật ở khu vực
này có thể kể đến là các nghiên cứu về “Điều tra nghiên cứu sử dụng hợp lí hệ sinh
thái vùng cửa sông ven biển thuộc hệ thống sông Cửu Long để bảo vệ nguồn lợi và
phát triển nuôi trồng thủy sản” (Trần Thanh Xuân và nnk.,1998); “Nghiên cứu về
thủy sinh vùng cửa sông ven biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát
triển thủy sản” (Lƣơng Văn Thanh và Nguyễn Văn Khôi, 2002); ... [57,63,67].
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu và công bố của các trƣờng Đại học, các cơ
quan nghiên cứu chuyên về biển và cá biển của Việt Nam ngoài việc vẫn chú trọng
điều tra về khu hệ cá và nghề cá tại các khu vực rộng lớn của thềm lục địa cũng đã
dần thực hiện thêm các đề tài nghiên cứu cụ thể tại các khu vực cửa sông ven biển

nƣớc ta.
Trƣớc năm 1975 có Nghiên cứu về thành phần các lồi cá ở ven biển Quảng
Ninh (Nguyễn Nhật Thi, 1971), cá ở biển Nam Hà (Hồ Sỹ Bình, 1974). Sau năm
1975, các đề tài nghiên cứu độc lập hay đề tài thuộc các chƣơng trình nghiên cứu
cấp Nhà nƣớc khác do Viện Tài ngun và Mơi trƣờng Biển chủ trì cũng đƣợc tiến
hành trên các địa bàn khác nhƣ đầm Cái Tráp (Trƣơng Ngọc An và nnk., 1984),
đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế (Chƣơng trình KT-03) [65,67].
18


Cùng với đó, Viện Tài ngun và Mơi trƣờng Biển đã tham gia vào các
chƣơng trình khảo sát lớn cấp nhà nƣớc và tổng kết, cơng bố nhiều cơng trình liên
quan trực tiếp đến đa dạng sinh học và nguồn lợi tại các vùng cửa sông ven biển
cũng nhƣ những hệ sinh thái đặc trƣng của khu vực này. Tiêu biểu nhƣ các cơng
trình của Nguyễn Hữu Phụng và Bùi Thế Phiệt (1987) khi nghiên cứu về khu hệ cá
rạn san hô vùng biển Nam Yết, Sơn Ca (Trƣờng Sa) đã xác định đƣợc danh mục
gồm 43 loài thuộc 21 giống, 15 họ, 9 bộ. Đến năm 1989, chƣơng trình biển 48 khảo
sát ở các đảo Song Tử Tây, Phan Vinh, Trƣờng Sa và các rạn đá ngầm Đá Nam,
Tốc Tan, Vũng Mây, đã phân tích xác định đƣợc danh mục với 148 loài thuộc 67
giống, 37 họ cá rạn (Nguyễn Hữu Phụng, 1991). Sau khi chƣơng trình Biển Đơng Hải đảo đƣợc triển khai, Nguyễn Nhật Thi (1997) đã tổng hợp đƣợc danh mục của
414 loài thuộc 138 giống, 46 họ cá rạn phân bố ở các rạn san hô ven đảo vùng biển
Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Trƣờng Sa, ... [65,67].
Tổng hợp, phân tích tồn bộ các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhóm cá
rạn san hô phân bố ở vùng biển Việt Nam từ năm 1987-2001, Nguyễn Hữu Phụng
(2002) đã thống kê đƣợc danh mục gồm 672 loài thuộc 204 giống, 65 họ. Năm
2005, Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân [44] đã xuất bản ấn phẩn “Đa dạng
sinh học và giá trị sử dụng cá rạn san hô biển Việt Nam”, trong đó đã cơng bố danh
mục của 1.206 lồi, 451 giống, 118 họ cá trong đó có 779 lồi cá rạn điển hình.
Ngồi cơng bố về đa dạng thành phần lồi, phân bố, ấn phẩm này cịn đăng tải các
thơng tin về giá trị kinh tế, khoa học, phân bố, nguồn lợi, hiện trạng khai thác, …

Đây có thể đƣợc coi là cơng trình tổng hợp có giá trị tham khảo, ứng dụng trong
quản lý nhóm cá rạn cho đến thời điểm hiện tại.
Trong những năm 2005-2007, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với
Viện Hải dƣơng học Nha Trang và Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển triển khai
đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo
tồn biển và một số lồi hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam,
đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”. Một trong những sản phẩm nổi
bật của đề tài là đã thống kê đƣợc danh mục của 514 loài cá rạn điển hình, ƣớc tính
đƣợc mật độ, sinh khối, nhóm kích thƣớc, biến động quần xã, ... cùng với mẫu vật
và trên 3.500 ảnh cá và sinh cảnh chụp dƣới nƣớc phân bố tại 10 vùng biển đảo (Cô
19


Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hịn Mun, Nam Yết, Phú Q,
Cơn Đảo và Phú Quốc). Song song với kết quả đó, việc ƣớc tính trữ lƣợng, ngƣỡng
khai thác cho phép và xây dựng bộ atlas cho riêng nhóm cá rạn san hơ phân bố ở
vùng biển Việt Nam cũng đã đƣợc thực hiện. Đây có lẽ là cơng trình nghiên cứu
mang tính tồn diện và cập nhật nhất từ trƣớc tới nay cho riêng nhóm cá rạn san hơ
ở Việt Nam [65,67].
Trong năm 2007-2008, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện
pháp bảo vệ trứng cá-cá con và ấu trùng tôm-tôm con ở vùng biển ven bờ Đông Tây
Nam Bộ” cũng đã đƣợc Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện [63].
Tiếp đó năm 2009, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai dự
án “Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và
vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững”. Hiện tại dự án
đã triển khai xong giai đoạn 1 (2009-2011) và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2
(2011-2015) [67].
Ở phía Nam, Viện Hải dƣơng học Nha Trang cũng đã tiến hành nhiều đề tài
độc lập khác, tập trung chính vào các thủy vực ven bờ nhƣ đầm Ô Loan (Bùi Văn
Dƣơng, Nguyễn Hữu Sửu, 1980; Nguyễn Văn Chung và Huỳnh Quang Năng,

1980); đầm Nha Phu, Khánh Hòa (Nguyễn Ngọc Lâm và nnk., 2006); vịnh Bình
Cang-Nha Trang (Nguyễn Văn Chung và nnk, 1978); vịnh Văn Phong và Cam
Ranh, Khánh Hòa (Thái Ngọc Chiến và nnk., 2006), các rạn san hô ven bờ Nam
Việt Nam (Võ Sỹ Tuấn và nnk., 1996), ...[15,60,63,67].
Bên cạnh những nghiên cứu về khu hệ, nguồn lợi và sinh học một số đối
tƣợng cá kinh tế chủ yếu, những vấn đề liên quan đến hoạt động của con ngƣời nhƣ
khai thác các dạng tài nguyên (quai đê lấn biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản,
nạo vét luồng lạch phát triển giao thông, du lịch sinh thái biển), nhất là gây ô nhiễm
môi trƣờng vùng cửa sông ven biển cũng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, bao
gồm: Ô nhiễm môi trƣờng do sông thải ra (Phạm Văn Ninh, 1991-1995 - Chƣơng
trình KT-03); đề tài KHCN.07.06 do Đặng Trung Thuận chủ trì (1997-1998); Khảo
sát và đánh giá các dạng tài nguyên sinh học nhằm tạo cơ sở khoa học phục vụ cho
khai thác, duy trì và phát triển tài nguyên (Huỳnh Quang Năng, Vũ Tự Lập và Vũ
Trung Tạng-Chƣơng trình Thuận Hải-Minh Hải; Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Tác
20


×