Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chính sách tài khóa với thu hút đầu tư tư nhân nhằm phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.64 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN NHẰM PHÁT</b>
<b>TRIỂN AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM</b>


<i> TS. Đoàn Phương Thảo</i>
<i><b>Đại học Kinh tế Quốc dân</b></i>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Chính sách tài khóa là bộ phận cấu thành của chính sách tài chính quốc gia, tác động</i>
<i>đến nhịp độ tăng trưởng của nền kinh theo các mục tiêu đã định. Ở các nước phát</i>
<i>triển trên thế giới, một trong những cơng cụ quan trọng của chính sách tài khóa với</i>
<i>đầu tư tư nhân là chính sách “đầu tư thu hút” (Crowding – In) và đầu tư chèn lấn</i>
<i>(Crowding – Out). Nhằm phát triển an sinh xã hội, chính sách tài khóa được vận</i>
<i>hành sao cho đầu tư của Chính phủ sẽ thu hút đầu tư tư nhân một cách có hiệu quả</i>
<i>nhất. Ở Việt Nam kể từ khi thực hiện Đổi mới, bên cạnh những thành công, việc vận</i>
<i>hành chính sách tài khóa cịn hạn chế và hiệu quả hút đầu tư tư nhân cho phát triển</i>
<i>an sinh xã hội chưa cao. Do đó, bài viết đề xuất một số giải pháp vận hành chính</i>
<i>sách tài khóa nhằm tăng cường tối đa nguồn lực tài chính tư nhân để phát triển an</i>
<i>sinh xã hội đảm bảo mục tiêu kinh tế tăng trưởng bền vững ở Việt Nam.</i>


<b>Từ khóa: Chính sách tài khóa, an sinh xã hội, ngân sách Nhà nước </b>


<b>Fiscal policy in attracting private investments for development of social security</b>
<b>in Viet Nam</b>


<i>Fiscal policiy is a component of national financial policiesthatinfluence the</i>
<i>economy’s growth rate according to the defined objectives. In the developed</i>
<i>countries, one of the important tools of fiscal policy investments of the private sector</i>
<i>is the policy of "attracting investments" (crowding - In) and crowding out investments</i>
<i>(crowding - Out). In order to develop social security, fiscal policy will be operated so</i>
<i>that the Government's investments will attract private investments in the most</i>
<i>effective way. In Vietnam, since the Implementation of Innovation, beside a number of</i>


<i>achievements, the operation of fiscal policies is limited and private investments for</i>
<i>the development of social security could not reach a high efficiency. Therefore, the</i>
<i>essayproposes solutions to operate the fiscal policies in order to maximize financial</i>
<i>resources from the private sector that permits develop social security guaranteeing</i>
<i>economic objectives for sustainable growth in Vietnam.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Giới thiệu</b>


Chính sách tài khóa (CSTK) vận hành thơng qua sự điều chỉnh thu nhập và chi tiêu
của Chính phủ để tác động đến thu nhập, chi tiêu của các cá nhân và doanh nghiệp,
qua đó điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ở Việt Nam, từ khi cải cách hệ
thống tài chính và thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường,
CSTK đã được xây dựng và vận hành như một công cụ vĩ mơ, góp phần mang lại
những thành tựu về sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét đến
khả năng huy động các nguồn lực tài chính tư nhân vào sự phát triển của nền kinh tế
và cải thiện an sinh xã hội (ASXH) thì CSTK chưa phát huy hiệu quả. Có thể nói
rằng, cùng với những giai đoạn ổn định và tăng trưởng kinh tế từ khi thực hiện chuyển
đổi, của cải dự trữ của công chúng Việt Nam ngày càng gia tăng, song đầu tư của tư
nhân hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là đầu tư nhằm cải thiện phúc
lợi công cộng và ASXH trong khi nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước (NSNN)
ngày càng hạn hẹp khó đảm bảo nhu cầu phát triển ASXH (đầu tư cho giáo dục giảm
tỷ trọng từ 5% năm 2010 ở mức 4,6% năm 2013, y tế từ 3% năm 2010 ở mức 2,8%
năm 2013). Vì vậy, bài viết trước hết phân tích sự cần thiết thu hút đầu tư đối với phát
triển ASXH ở Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp vận hành CSTK theo hướng để
tăng cường thu hút đầu tư tư nhân đáp ứng sự phát triển ASXH ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.


<b>2. Cơ sở lý thuyết </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

suất), qua đó tăng đầu tư của tư nhân, tổng cầu sẽ tăng, từ đó kích thích tăng trưởng


kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm. Khi thuế được điều chỉnh giảm, thu nhập khả
dụng của công chúng (Yd) tăng [Yd = Tổng thu nhập (Y) – Thuế (T)], tiết kiệm tư
nhân (Sp) sẽ tăng và nguồn đầu tư của tư nhân (Ip) sẽ tăng. Kết hợp với gia tăng chi
tiêu của Chính phủ, nhất là thơng qua tăng mức cung tiền, lãi suất sẽ giảm sẽ tạo
thêm động lực cho tư nhân cơ hội gia tăng lợi nhuận khi thực hiện đầu tư vào nền
kinh tế. Thông thường, đầu tư của tư nhân sẽ chỉ hướng vào những lĩnh vực mang lại
tỷ suất lợi nhuận cao, ít khi đầu tư dài hạn và đầu tư vào ASXH. Song, khi đầu tư của
tư nhân (Ip) đã được thu hút vào nền kinh tế, chi tiêu của NSNN sẽ hướng sang đầu
tư cho ASXH. Hơn nữa, tăng chi tiêu của Chính phủ với ASXH thì cũng có nghĩa tư
nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội thực hiện đầu tư cho ASXH. Để đảm bảo khả năng thu
hút đầu tư tư nhân cho ASXH, Nhà nước có thể thực hiện bằng cách phát hành trái
phiếu Chính phủ, thúc đẩy và đảm bảo lợi ích cho tư nhân khi tham gia các dự án đầu
tư PPP, khuyến khích đồng thời tăng cường lợi ích tư nhân đầu tư khi tham gia hồn
thiện các chương trình, dự án đầu tư cho ASXH của Chính phủ, có chính sách ưu đãi
thuế, v.v… Điều này sẽ khiến tư nhân hồn tồn sẽ có thêm nhiều động lực tham gia
đầu tư phát triển ASXH, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ASXH tạo cơ sở cho phát
triển kinh tế bền vững.


Ngược lại, kinh tế tăng trưởng nóng đi kèm với lạm phát ở mức cao, bội chi NSNN
lớn, v.v… CSTK sẽ được vận hành để chèn lấn đầu tư của tư nhân thơng qua sự gia
tăng phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng lãi suất và kết hợp tăng thuế, giảm chi tiêu.
Với sự gia tăng của lãi suất và thị giá của trái phiếu Chính phủ giảm, nguồn vốn tư
nhân sẽ hướng sang đầu tư vào trái phiếu và gửi tại các ngân hàng thương mại
(NHTM) để có thu nhập cao hơn thay vì đầu tư và nền kinh tế. Trong khi sự tiết giảm
chi tiêu của NSNN sẽ khơng có nhiều các dự án, cơng trình đầu tư của Nhà nước để
thu hút đầu tư của tư nhân. Cuối cùng, tổng đầu tư xã hội giảm, GDP và tổng cầu
giảm, từ đó kiềm chế lạm phát, thiết lập lại sự ổn định kinh tế.


<b>3. Sự cần thiết thu hút đầu tư tư nhân phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam</b>



<i><b>3.1. Tăng cường an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền</b></i>
<i><b>vững</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Biểu đồ: Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam</b>


<i> Đơn vị: %</i>


<i>Chú thích: Năm 2015 là số liệu dự báo</i>
<i>Nguồn: - Tổng cục Thống kê, 2011 – 2014</i>


<i> - Đức Anh (2015)</i>


Đồng thời, Nhà đã có những nỗ lực to lớn trong việc thực hiện ASXH, từng bước tạo
sự ổn định đối với đời sống của người lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo trong
nền kinh tế, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế - xã
hội mang tính bền vững ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận.


<b>Sơ đồ 1: Các bộ phận cấu thành ASXH ở Việt Nam </b>


<i>Nguồn: Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự (2013, tr.53)</i>


Giai đoạn 2011 – tháng 6/2015: (a) Nhà nước đã cố gắng tối đa trong việc hỗ trợ việc
làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo, mỗi năm tạo việc làm mới cho
khoảng 1 triệu người lao động, đối tượng ưu tiên là người nghèo, lao động ở khu vực
nông thôn, nhóm lao động dễ bị tổn thương với mức thu nhập tối thiểu để có nhiều


CÁC BỘ PHẬN
CẤU THÀNH
ASXH Ở VIỆT



NAM


CÁC BỘ PHẬN
CẤU THÀNH
ASXH Ở VIỆT


NAM


Hỗ trợ việc làm
đảm bảo thu
nhập tối thiểu và


giảm nghèo


Bảo hiểm xã hội


Trợ giúp xã hội
cho các nhóm


đặc thù


Trợ giúp xã hội
cho các nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hơn cơ hội thốt nghèo. Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở tầm quốc gia thu
được những kết quả rất tốt đẹp, nhất là xóa đói giảm nghèo cho nơng dân ở miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo năm 2014
tăng lên 1,3 lần so với với năm 2010, hộ nghèo cả nước giảm 1%/năm, riêng các
huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao giảm 2,2 %/năm theo chuẩn nghèo; (b) Đảm bảo thực
hiện bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro trong những trường


hợp ốm đau, tai nạn, tuổi già, v.v…; (c) Trợ giúp xã hội cho các nhóm đặc thù nhằm
giúp người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc khắc phục những rủi ro
mang tính bất khả kháng như hạn hán, mất mùa, v.v… Đến nay, có khoảng 2,8 triệu
người được hưởng trợ giúp xã hội thường xun, chiếm 2,9% dân số trong đó người
già cơ đơn, người già trên 90 tuổi là 1,3 triệu người, chiếm gần 50% số người cao
tuổi; (d) Dịch vụ xã hội cơ bản nhằm giúp người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ
cơ bản ở mức độ tối thiểu. Hiện nay, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ
và phổ cập tiểu học. Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-24 đạt gần 97%, số năm đi học
trung bình của người dân đạt mức 8 năm. Cuộc sống của người dân có những cải
thiện về chỗ ở, giải quyết được khoảng 50% nhu cầu chỗ ở cho người lao động ở khu
công nghiệp, xây dựng khoảng 10 triệu m2<sub> nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu</sub>
vực thành phố, khoảng 60% sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, v.v… Khắc
phục tình trạng thiếu nước sạch, đặc biệt chú trọng cho khu vực nông thôn và miền
núi với 89% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó
55% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đảm bảo 100% số xã khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận với truyền hình, sóng phát
thanh (Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động ASXH từ Bộ Lao động
Thương Bình và Xã hội, 2011 – tháng 6/2015).


<i><b>3.2. Nguồn NSNN khó đáp ứng nhu cầu phát triển an sinh xã hội trong thời gian</b></i>
<i><b>tới</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động ASXH của Bộ Lao động</i>
<i>Thương Binh và Xã hội, 2011 – tháng 6/2015</i>


Bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015, nguồn NSNN chiếm chủ yếu khoảng 53%,
hàng năm tăng khoảng 22% (Biểu đồ 3), năm 2015 dự kiến khoảng 200 nghìn tỷ
VND dành cho ASXH.


<b>Biểu đồ 3: Nguồn NSNN dành cho ASXH</b>



<i>Đơn vị: nghìn tỷ VND</i>


<i>Chú thích: Năm 2015 là số liệu dự báo</i>


<i>Nguồn: - Tác giả tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động ASXH của Bộ Lao động</i>
<i>Thương Binh và Xã hội, 2011 – 2014</i>


<i>- Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Việt Cường (2015)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

diễn ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, kinh tế Việt Nam
lập tức rơi vào tình trạng trì trệ và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù NSNN có sự kiểm
sốt chặt chẽ song hoạt động thu, chi vẫn ln vượt dự tốn hàng năm trên 10%.
Thâm hụt NSNN giai đoạn 2011-2015 bình quân là 5,4% GDP (Bảng 1) ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư và khả năng đảm bảo cơ cấu chi cho phát triển
ASXH.


<b>Bảng 1: Thâm hụt NSNN ở Việt Nam</b>


Đơn vị: tỷ VND, % GDP


<b>Nội dung/Năm</b> <b>2011</b> <b>2012</b> <b>2013</b> <b>2014</b> <b>2015 (dự báo)</b>


Số tiền 120.600 140.200 236.769 224.000 269.000 – 288.000


Tỷ lệ 5,3 4,8 6,6 5,3 6,0 – 6,5


<i>Nguồn: - Tổng cục Thống kê, 2011 – 2014</i>
<i>- Phương Anh (2015)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thực hiện với quốc tế cũng có thể sẽ tạo nguy cơ làm giảm thu NSNN, cụ thể TPP quy


định các nước thành viên xoá bỏ tất cả các loại thuế và mở cửa cho các thành viên
khác thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).


<i><b>3.3. Nguồn vốn tư nhân tiềm năng dồi dào nhưng chưa huy động triệt để</b></i>


Ở Việt Nam, huy động vốn từ tư nhân chủ yếu thông qua tiền gửi tiết kiệm tại các
NHTM, đây là kênh hình thành nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động đầu tư bao
gồm ASXH. Giai đoạn 2011 – tháng 6/2015, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết
kiệm ở mức thấp. Năm 2014, mức cắt giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với cuối năm 2013.
Tháng 6/2014, lãi suất huy động phổ biến ở mức 5 - 6%/năm với tiền gửi có kỳ hạn 1
tháng và 6,5 - 7%/năm với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 - 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng
khoảng 7,5%/năm (Tác giả tổng hợp từ trang thông tin điện tử các NHTM,
2011-tháng 6/2015). Có thể thấy rõ là mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm đã không
thực sự hấp dẫn, chưa kể những lo lắng về lạm phát, sự biến động phức tạp tỷ giá
giữa VND và USD và biến động xấu trong hoạt động nhiều NHTM nên dù người dân
vẫn mang tiền đến gửi tại NHTM nhưng một phần khơng nhỏ đã có thể “ngủ n”
trong két sắt mỗi gia đình hoặc tìm kênh đầu tư tài chính khác tốt hơn.


Bên cạnh đó, nguồn vốn tư nhân khai thác từ hoạt động thị trường chứng khoán được
chú ý nhiều hơn kể từ khi hoạt động của thị trường chứng khốn được thể chế hóa
bằng các quy định pháp luật chặt chẽ đảm bảo lợi ích tốt hơn cho các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, kinh tế suy yếu khiến cho trong suốt thời gian 2011 – 2013 vốn tư nhân đổ vào
thị trường “dè dặt”. Năm 2014, trước chuyển biến tích cực của nền kinh tế, thị trường
chứng khốn dần ổn định và có dấu hiệu tăng tăng trưởng. Đến ngày 08/12/2014, chỉ
số VN-Index đạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2013, chỉ số HNX-Index
đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2013. Tổng giá trị giao dịch tồn thị
trường đạt 1.164 nghìn tỷ VND, tăng 90% so với năm 2013. Giá trị giao dịch bình
qn mỗi phiên đạt 5.448 tỷ VND trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ VND, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013. Năm 2015,
dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt hoặc vượt 6,2%, lãi suất ngân hàng duy trì ở mức khá


thấp, tăng trưởng tín dụng bắt đầu trở lại, sức cầu nền kinh tế dần phục hồi nhưng thị
trường chứng khoán vẫn diễn ra “trầm lắng”. (Trần Hạnh, 2015).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phương từ vùng nông thôn đến các thành phố lớn, không đáp ứng nhu cầu phát triển
ASXH mà bị chiếm đoạt như trường hợp Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, gây thiệt hại
4.600 tỷ VND; hoặc như vợ chồng Tơ Bích Liên và Nguyễn Văn Trung ở Lạng Sơn
lừa đảo hơn 600 tỷ VND bằng thủ đoạn huy động vốn với lãi suất cao đẩy nhiều gia
đình rơi vào thảm cảnh “màn trời, chiếu đất”, kinh tế kiệt quệ, mất hết gia tài, thậm
chí nhiều con nợ chỉ mong chết cho hết nợ (Nguyễn Đức, 2015).


Ngồi ra, tiềm năng nguồn lực tài chính dân cư của Việt Nam rất lãng phí tồn tại bằng
tiền mặt kể cả đồng nội tệ và ngoại tệ chủ yếu là USD và vàng đang “chôn chặt” trong
két sắt của nhiều gia đình mà khơng thể xác định được con số chính xác, chưa thể
kiểm sốt và khơng huy động cho ASXH. Nhu cầu vàng nhập khẩu hàng trăm tấn mỗi
năm, song đây chỉ là “phần nổi” của tảng băng chìm. Tháng 6/2013, dự trữ vàng trong
dân khoảng 1.072 tấn (cộng dồn các hóa đơn mua bán vàng của Việt Nam ở nước
ngồi từ năm 2000), xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về lượng vàng dự trữ (Trần Thủy,
2015), năm 2015 đã ở mức khoảng 1.200 tấn.


<b>Biểu đồ 4: Lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam</b>


<i>Nguồn: - Hiệp hội vàng Thế giới WGC, 2011 – 2014</i>
<i> - Minh Phương (2015)</i>


Thêm nữa, nguồn vốn tư nhân khác là kiều hối gửi về Việt Nam khơng đơn thuần
nhằm mục đích trợ cấp cho thân nhân trong nước nhưng gần như cũng chưa đi vào
các dự án ASXH.


<b>Biểu đồ 5: Lượng kiều hối gửi về Việt Nam</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Chú thích: Năm 2015 là số liệu dự báo</i>
<i>Nguồn: - Phong Lam (2015)</i>


<i> - Việt kiều sẽ gửi về 13, 14 tỷ đôla (2015)</i>


Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, lượng kiều hối gửi về Việt
Nam vẫn đạt mức 7,2 tỷ USD. Năm 2010, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, dòng
kiều hối nhận được với giá trị trên 8 tỷ USD. Năm 2013, Việt Nam lọt vào top 10
quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất, đạt tới 11 tỷ USD (Phong Lan, 2015), năm 2014
đạt 12 tỷ USD (Tin nhanh chứng khoán, 2015) và dự báo vẫn tiếp tục tăng trong năm
2015.


<b>4. Một số giải pháp đối với chính sách tài khóa nhằm thu hút đầu tư tư nhân</b>
<b>phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới</b>


Khoảng 20 năm trở lại đây, các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,
Singapore, v.v… đã rất thành công khi thu hút đầu tư tư nhân tham gia phát triển
ASXH. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm, v.v... tại đây tạo nên
sự thay đổi tích cực về chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và hiệu quả hoạt
động. Do vậy, kết hợp thực tiễn ở nước ngoài với kết quả nghiên cứu trong điều kiện
kinh tế trong nước chưa thực sự phục hồi và còn nhiều quan ngại trong thời gian tới
bởi các chính sách kinh tế vĩ mơ chưa phát huy hiệu quả và tác động của kinh tế thế
giới, để thu hút tối đa đầu tư tư nhân phát triển ASXH, cần phải phải vận dụng thành
công công cụ của CSTK - chính sách đầu tư thu hút (Crowding - In) với các giải pháp
cơ bản sau:


<i><b>4.1. Tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ thu hút đầu tư tư nhân để tăng</b></i>
<i><b>chi tiêu Chính phủ dành cho phát triển an sinh xã hội</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

giải pháp tốt nhất để bù đắp chi tiêu NSNN. Phát hành trái phiếu Chính phủ khơng


dẫn đến tình trạng lạm phát, tạo cơ hội cho sự phát triển của thị trường trái phiếu, đảm
bảo lợi ích cả lợi ích cho Nhà nước và người dân, đảm bảo chi phí cơ hội thấp nhất
của chi tiêu NSNN dành cho ASXH.


Với giải pháp này, điều quan trọng nhất là áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng sẽ
hấp dẫn tư nhân tham gia mua trái phiếu Chính phủ. Do vậy, ngồi việc xác định lãi
suất, thị giá trái phiếu phải được hình thành trên cơ sở thị trường và người dân mua
trái phiếu phải thực sự được thực hiện hoạt động đầu tư tài chính mang đúng nghĩa.
Bên cạnh đó, với áp lực nợ công ở Việt Nam hiện nay ở mức 59,6% GDP so với
ngưỡng trần nợ công 65% GDP, việc gia tăng phát hành trái phiếu Chính phủ trong
ngắn hạn có thể gia tăng nợ cơng và nhanh chóng đạt tới mức giới hạn của trần nợ
công. Để khắc phục tình trạng này, việc phát hành trái phiếu Chính phủ đòi hỏi phải
quản lý và sử dụng tốt vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả chi tiêu cho ASXH thì chỉ số nợ
công/GDP (trần nợ công) sẽ không những không tăng mà còn giảm, bởi lẽ hiệu quả
chi tiêu và đầu tư công sẽ luôn đảm bảo rằng tốc độ tăng của GDP luôn nhanh hơn tốc
độ tăng của nợ cơng. Thực hiện giải pháp này, khơng những có thể thu hút tiềm năng
vốn trong tư nhân dành cho ASXH mà NSNN sẽ có thêm khả năng đầu tư, kết hợp
với những chính sách làm giảm thấp lãi suất kích thích, gia tăng đầu tư của tư nhân ở
các lĩnh vực khác của nền kinh tế.


<i><b>4.2. Xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư phát triển an sinh</b></i>
<i><b>xã hội</b></i>


Trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự phục hồi vững chắc chắn, thu nhập của các
cá nhân và doanh nghiệp tư nhân vẫn còn rất nhiều khó khăn thì việc xem xét thực
hiện chính sách ưu đãi thuế, thể chế hóa việc điều chỉnh thuế và nghiên cứu cắt, giảm
một số nghĩa vụ tài chính tạo gánh nặng tài chính các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân
có cơ hội tập trung tối đa nguồn lực tài chính đầu tư cho ASXH trong thời điểm này là
rất cần thiết. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần bình ổn giá cả những mặt hàng thiết
yếu bằng cách xây dựng và thống nhất quy chế giá xăng dầu, điện, v.v… theo nguyên


tắc thị trường nhằm giảm các chi phí liên quan. Tuy nhiên, mọi điều chỉnh cần đảm
bảo sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các chính sách vĩ mơ khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nông thôn gắn với các vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
trường học quốc tế; bệnh viện quốc tế; thị trường bảo hiểm trong nước. Có thể thấy,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với các vùng nguyên liệu và ứng dụng
cao trong nơng nghiệp sẽ có tác động rất tích cực đến phát triển kinh tế ở Việt Nam
với 70% dân số sống bằng nghề nông và nông nghiệp đang cần có sự những thay đổi
đáp ứng với những yêu cầu khắt khe về sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh quốc tế
gay gắt. Hoặc với lĩnh vực giáo dục, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hoàn thiện phù hợp
với xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục diễn ra ở quy mơ tồn cầu nên đây là cơ
hội tốt để giáo dục Việt Nam tiếp cận với những quan niệm, phương thức tổ chức
mới, học tập kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu,
từng bước nâng cao trình độ, uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trong khu vực và
quốc tế. Tương tự, nếu thực hiện dự án FDI cho lĩnh vực dịch vụ y tế và bảo hiểm
chất lượng cao thì khơng chỉ cải thiện đáng kể được chất lượng sống của người dân
mà còn hạn chế hiện tượng “chảy máu” ngoại tệ ra nước ngoài khi nhu cầu sử dụng
dịch vụ chất lượng cao của người dân ngày càng lớn.


Để thu hút các dự án FDI, những yêu cầu đặt ra: đảm bảo các quy định về công tác
xúc tiến đầu tư, thống nhất cho hoạt động quản lý Nhà nước về cơ chế phối hợp, tổ
chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngồi nước; thơng tin rõ ràng
các dự án kêu gọi đầu tư, đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước khi thực hiện các hoạt
động đầu tư cho ASXH; cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường sự minh bạch
và đơn giản hóa các thủ tục hành chính; hồn thiện cơ sở hạ tầng, v.v… là rất cần thiết
để thúc đẩy các dự án FDI thuộc ASXH.


<i><b>4.4. Tăng đầu tư và quản lý tốt chi tiêu Ngân sách Nhà nước để thu hút đầu tư của</b></i>
<i><b>khu vực tư nhân </b></i>



Gia tăng đầu tư cho ASXH bằng nguồn NSNN kết hợp với tăng phát hành trái phiếu
Chính phủ vừa tác động mang tính trực tiếp và gián tiếp khả năng thu hút đầu tư tư
nhân cho phát triển ASXH, bởi lẽ các dự án ASXH sẽ góp phần tạo điều kiện thuận
lợi đáp ứng nhu cầu tốt hơn về khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân,
tăng nhu cầu học tập, góp phần phát triển hệ thống giáo dục, gia tăng chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chất lượng sống
của người dân tốt hơn, v.v… mà qua đó tăng cả chi tiêu của tư nhân cho các đầu tư,
dịch vụ đi kèm khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

và tư nhân). Hình thức này cho phép hài hịa tốt hơn lợi ích giữa Nhà nước và tư nhân,
tạo ra nhiều khoản đầu tư cho ASXH, việc giám sát, quản lý rủi ro và hiệu quả thực
hiện các dự án ASXH theo mục tiêu đặt ra tốt hơn và quan trọng hơn hết là chất lượng
dịch vụ cung cấp dự án ASXH tới người dân được cải thiện hơn rất nhiều. Cũng như
vấn đề quản lý hiệu quả sử dụng vốn cho ASXH từ việc phát hành trái phiếu Chính
phủ, tư nhân chỉ thực sự tham gia các dự án PPP nếu hoạt động đầu tư cho ASXH
được thực hiện với: Sự quản lý và giám sát theo hướng tăng cường tính kỷ luật, các
quyết định phê duyệt, quản lý đầu tư phù hợp với từng chương trình dự án; Đảm bảo
tính minh bạch và nghiêm túc bởi lẽ không minh bạch được xem như “nút thắt” tạo ra
sự lãng phí, thất thốt, tham nhũng; Có áp dụng các tiêu chí đánh giá theo kết quả
cuối cùng theo chuẩn mực quốc tế, các cá nhân nhà lãnh đạo các cấp phải có trách
nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm về công việc được giao; Tạo điều kiện cho người
dân tiếp cận với các thông tin, kịp thời cung cấp số liệu của các dự án ASXH giúp cho
việc giám sát của người dân tốt hơn. Nói cách khác coi trọng công tác giám sát cộng
đồng xem như điều kiện cần và đủ cho việc đảm bảo hiệu quả các dự án ASXH; Tăng
cường hơn nữa trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm trước dân của Quốc hội đối
với các dự án ASXH.


<b>5. Kết luận</b>


“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020” được thông qua tại Đại hội XI


của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề về chính sách
xã hội giai đoạn 2012 - 2020” xác định đến năm 2020 cơ bản bảo đảm ASXH toàn
dân và nhìn lại sự tham gia của khu vực tư nhân đối với phát triển ASXH ở Việt Nam
thời gian qua đã cho thấy sự sẵn lòng chung tay của tư nhân với Nhà nước để phát
triển ASXH. Tuy nhiên, các giải pháp mang tính định hướng trên chỉ có thể thực hiện
một cách thành công trong điều kiện Nhà nước nỗ lực tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn
định, nhất quán trong việc thực thi các chính sách, các hoạt động kinh tế theo nguyên
tắc thị trường và đúng thơng lệ quốc tế, duy trì tỷ lệ nợ cơng ở mức an tồn hợp lý và
đảm bảo khả năng trả nợ cả trước mắt cũng như lâu dài, hệ thống cơ sở pháp luật hoàn
chỉnh nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động thu hút đầu tư tư nhân đối với ASXH ở
Việt Nam.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2.</b> Keynes, John.M (1994), Lý <i>thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ,</i>
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.


<b>3.</b> <i>Kiều hối năm 2015 “cán mốc ” 12 tỷ USD (2015), truy cập ngày 15/8/2015</i>



/>


<b>4.</b> Mishkin, Frederic S. (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.


<b>5.</b> Minh Phương (2015), WGC: Người Việt tiêu thụ hơn 33 tấn vàng trong nửa
<i>đầu năm nay, truy cập ngày 18/8/2015 từ </i>
/>


<b>6.</b> <i>Nợ cơng tăng chóng mặt, gần 60% GDP (2015), truy cập ngày 17/8/2015 từ</i>
/><b>7.</b> Nguyễn Đức (2015), Hoạt động tín dụng đen và địi nợ th: Khi con nợ chỉ
<i>mong… chết cho hết nợ, truy cập ngày 18/8/2015 từ </i>


/>


su/hoat-dong-tin-dung-den-va-doi-no-thue-khi-con-no-chi-mong-chet-cho-het-no/626268.antd.


<b>8.</b> Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Việt Cường (2015), “Vốn ODA với mục tiêu đảm
bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, <i>Tạp chí Ngân hàng, </i>số 10, tháng
5/2015, tr.2-5.


<b>9.</b> Nguyễn Tuyền (2015), Vốn đầu tư Nhật giảm mạnh ở Việt Nam, Thái Lan và
<i>Indonesia, truy cập ngày 18/8/2015 từ </i>
<b> />


<b>10.</b> Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích
Ngọc, Đặng Hà Thu (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm
<i>2020, Xuất bản bởi Deutsche Gesellschafl, Hà Nội.</i>


<b>11.</b> Phong Lam (2015), Vai trò nguồn kiều hối trong phát triển kinh tế xã hội, truy


cập ngày 15/8/2015 từ


/>%E1%BB%93n-ki%E1%BB%81u-h%E1%BB%91i-trong-ph%C3%A1t-tri%E1%BB
%83n-kinh-t%E1%BA%BF---x%C3%A3-h%E1%BB%99i.aspx


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>13.</b> <i>Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2014 (2015), truy cập ngày 15/8/2015 từ</i>


/>


<b>14.</b> Trần Thủy (2015), Trữ trăm tấn vàng người Việt thiệt ngàn tỷ, truy cập ngày
16/8/2015 từ
/>


<b>15.</b> Trần Hạnh (2015), VN-Index sẽ bước vào giai đoạn tăng chậm nhất vào cuối
<i>quý 2, truy cập ngày 17/8/2015 từ </i>



/>


<b>16.</b> Tuấn Anh (2015), Chính sách tiền tệ và tài khóa : “Trống xi, kèn ngược
<i>thiếu sự gắn kết”, truy cập ngày 30/8/2015 từ</i>

/>


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /> một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở Việt Nam
  • 83
  • 620
  • 2
  • ×