Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.6 KB, 30 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1. Một số nội dung cơ bản của luật thuế GTGT
1.1. Khái niệm về thuế GTGT
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, được nghiên cứu từ sau đại
chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và chính thức được áp dụng đầu tiên tại
nước Pháp vào ngày 1 tháng 7 năm 1954.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi
trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước. Đến nay, đã có trên
120 nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh, các
nước trong khối cộng đồng châu Âu và một số nước châu Á.
Thuế GTGT tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), tiếng Pháp là Taxe Sur la
Valeur Ajoutée (TVA) là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Do thuế
tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên đối tượng nộp thuế
phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng
thực chất phần thuế mà họ nộp là do người mua hàng hóa dịch vụ phải thanh toán.
Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu. Như vậy, thuế GTGT được hiểu: "Thuế
GTGT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở
từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng".
1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VI, từ năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi cơ bản từ
một nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ
yếu (kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước và kinh tế tập thể hợp tác xã),
trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, sang một nền kinh tế thị trường có
nhiều thành phần kinh tế. Theo đó, hệ thống chính sách thuế cũng có nhiều thay
đổi.
Trước năm 1986, để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế lúc đó, Nhà
nước ta đã thực hiện chính sách thuế ưu đãi có phân biệt theo thành phần kinh tế:
khu vực kinh tế quốc doanh được ưu đãi nộp thuế với thuế suất thấp hơn khu vực
kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể được ưu đãi hơn khu vực kinh tế cá thể. Từ


năm 1990 đến nay, hệ thống chính sách thuế đã có nhiều cải cách phù hợp với
đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cùng bình đẳng trong quá trình sản
xuất - kinh doanh. Có thể nói, với hệ thống chính sách thuế bao gồm 9 sắc thuế áp
dụng thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế, cho dù đó là kinh tế quốc doanh
hay kinh tế tập thể; kinh tế cá thể hay kinh tế tư nhân, nếu hoạt động sản xuất -
kinh doanh như nhau đều có nghĩa vụ nộp thuế giống nhau đã có những thành công
đáng kể, đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội nước ta những khởi sắc mới. Nền
kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạm phát, tiến dần đến sự ổn định, tăng trưởng và
ngày càng phát triển. Số thu thuế và phí ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số thu của ngân sách Nhà nước.
Nguồn thu từ thuế và phí qua từng năm đã đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên
của ngân sách Nhà nước và ngày càng tăng thêm phần tích lũy cho nhu cầu đầu tư
phát triển, tạo cho đồng tiền ổn định, giá cả không có biến động lớn. Cũng trên cơ
sở thực hiện một hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần
kinh tế, đã giúp cho các nhà quản lý thấy rõ khuyết tật của khu vực kinh tế quốc
doanh. Cùng với việc thực hiện các chủ trương, biện pháp chấn chỉnh, sắp xếp lại
khu vực kinh tế quốc doanh, tăng cường tổ chức quản lý, củng cố, nâng cao hiệu
quả của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), có giải pháp giải thể, cổ phần hóa
những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, Nhà nước ta đã có những định hướng
kịp thời, đúng đắn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng đầu tư đúng
và ngày càng nâng cao hiệu quả đầu tư, từng bước khắc phục được hiện tượng lãi
giả trong các DNNN; giải thể những cơ sở làm ăn thua lỗ triền miên, dành địa bàn
thích đáng cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhưng qua quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt ưu điểm, hệ thống chính
sách thuế này ít nhiều đã bộc lộ khuyết tật của nó. Thể hiện trong từng sắc thuế, ví
dụ: Trong Luật thuế doanh thu, việc thu thuế còn trùng lắp. Theo quy định của
Luật thuế doanh thu, đối tượng chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động
sản xuất kinh doanh, điều đó đã làm cho việc tính thuế, thu nộp thuế bị trùng lắp,
thuế thu chồng lên thuế. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh xuất khẩu
chưa được xem xét ưu đãi đúng mức. Việc quy định quá nhiều thuế suất (11 mức

thuế suất, thấp nhất là 0,5%, cao nhất là 30%) của Luật thuế doanh thu tạo cho đối
tượng nộp thuế dễ lợi dụng để tính nộp thuế dưới mức nghĩa vụ quy định.
Để khắc phục những mặt hạn chế nói trên của Luật thuế doanh thu, ngày 10-
5-1997, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX đã nhất trí thông qua Luật thuế giá trị gia
tăng (GTGT) có hiệu lực thi hành từ 1-1-1999 thay cho Luật thuế doanh thu.
Thuế GTGT được tính trên giá trị mới tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng mà không đánh vào phần giá
trị đã chịu thuế ở khâu trước nên cách tính thuế GTGT rất khoa học và cần thiết đối
với nhu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Thuế GTGT
có những ưu điểm nổi bật hơn so với thuế doanh thu là:
- Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế, phù hợp với nền kinh tế
sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối
với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, hoặc được cung ứng
dịch vụ, nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
- Thuế tính trên giá bán hàng hoặc giá dịch vụ, nên không phải đi sâu xem
xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức
quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
- Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên có tác dụng giảm chi phí, đẩy
mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên
thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập
khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất, kinh doanh hàng nội địa.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc
khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy
người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động
mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để
trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ, thường xẩy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không
cần đòi hóa đơn, vì đối với họ không còn xẩy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở
khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này

không nhiều.
Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người
nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo
điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế. Từ
đó, tạo được tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp
thương, thỏa thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra
thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải lập và lưu
giữ chứng từ, hóa đơn đầy đủ, nên việc thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động
kinh doanh.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại
hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ
giá thành sản phẩm.
1.3 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT
Nội dung của Luật thuế GTGT được quy định một cách chi tiết trong Thông
tư số 122/2000/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày
29-12-2000 và Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13-9-2002 của CP sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 79 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2002. Nội
dung cơ bản của Luật thuế GTGT gồm:
1.3.1. Phạm vi áp dụng
* Đối tượng chịu thuế GTGT: Theo quy định tại điều 2 Luật thuế GTGT và
Điều 2 Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 29-12-2000 thì đối tượng chịu thuế
GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam, từ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
* Đối tượng nộp thuế GTGT: Theo quy định tại Điều 3 luật thuế GTGT và
Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP thì đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức
cá nhân có hợp đồng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở
Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung
là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
GTGT (gọi chung là người nhập khẩu).
* Đối tượng không chịu thuế GTGT. Các đối tượng không chịu thuế GTGT

được quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT và Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ.CP
ngày 29-12-2000. Theo đó, các đối tượng không chịu thuế bao gồm 26 nhóm hàng
hóa, dịch vụ đặc trưng của những nhóm hàng này là:
+ Những hàng hóa, dịch vụ mang tính chất phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời
sống nhân dân chẳng hạn các dịch vụ khám chữa bệnh, bảo hiểm và các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, dạy học...
+ Một số mặt hàng Nhà nước chưa thể sản xuất được hay những mặt hàng có
ứng dụng về khoa học công nghệ.
+ Hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh, mà có tính chất quân
sự, vũ khí; và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc như: khí tài dùng cho quốc phòng,
an ninh, duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật...
+ Khuyến khích sản xuất trong nước như một số mặt hàng còn đang gặp khó
khăn: Sản xuất muối, nông nghiệp, thủy hải sản... ở dạng sơ chế thông thường của
các tổ chức cá nhân.
1.3.2. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất:
* Giá tính thuế: Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế
GTGT phải nộp. Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên
hóa đơn bán hàng của người bán hàng người cung cấp dịch vụ hoặc người nhập
khẩu.
Theo Điều 7, luật thuế GTGT, giá tính thuế được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá
tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm sử dụng
các hoạt động này.
+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ.
+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa,
tính theo giá bán trả 1 lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.

+ Đối với hoạt động gia công hàng hóa là giá gia công.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá cho Chính phủ quy định.
* Thuế suất
Việc lựa chọn số lượng và mức thuế suất thuế GTGT khác nhau tùy thuộc vào
quan điểm, đặc điểm kinh tế - xã hội và mục tiêu đặt ra cho chính sách thuế của
từng nước. Ở Việt Nam, luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất, cụ thể là:
- Thuế suất 0%
Thuế suất 0% là mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu, dưới hình thức trực tiếp hay gia công, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng hóa thu ngoại tệ.
- Thuế suất 5%.
Thuế suất 5% là mức thuế suất áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp hay gián tiếp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội.
+ Thuế suất 10%
Những nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% thường là những hàng
hóa, dịch vụ thông thường trong đời sống xã hội như các loại thực phẩm chế biến,
dịch vụ khách sạn, ăn uống...
+ Thuế suất 20%
Thuế suất 20% áp dụng cho những nhóm hàng hóa, dịch vụ cao cấp hoặc khả
năng nhận được doanh lợi cao như: kinh doanh vàng, bạc, đá, quý, xổ số kiến thiết
và các loại hình xổ số khác, đại lý tàu biển; dịch vụ môi giới...
Hiện nay, đang có dự thảo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật
thuế GTGT, trong đó có đề cập đến vấn đề bỏ mức thuế suất 20% và một số nhóm
hàng trước đây không chịu thuế GTGT và lý do sợ đánh trùng thuế (nhóm hàng số
3 trong 26 nhóm) nay phải chịu thuế GTGT và sẽ được áp dụng trong tháng 5-2003
tới đây.
1.3.3. Phương pháp tính thuế GTGT.
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ và phương pháp
tính trực tiếp trên GTGT.
a) Phương pháp khấu trừ thuế:

- Đối tượng áp dụng: Là tất cả các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp
thành lập theo luật DNNN, luật doanh nghiệp, luật HTX, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác trừ các đối tượng áp dụng
tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Yêu cầu chung phương pháp của
các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ là phải có đầy đủ các căn cứ,
chứng từ hợp pháp để xác định số thuế GTGT được khấu trừ đầu vào.
+ Xác định số thuế
- Phương pháp tính:
Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT
phải nộp
=
Đầu ra
-
Đầu vào
trong đó:
- Thuế GTGT đầu ra được xác định:
Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hóa Thuế xuất thuế GTGT
đầu ra
=
dịch vụ chịu thuế bán ra
-
của hàng hóa dịch vụ đó
Cơ sở kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thứ thuế GTGT của
hàng hóa dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, cơ sở kinh doanh
phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế và tổng số tiền người mua phải thanh toán.
- Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả TSCĐ) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng
hóa nhập khẩu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trước năm 2003, đối với hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT
và một số mặt theo tỷ lệ % với các mức là: từ 3%, 4%, 5% xuống hai mức 2% và

3%, năm 2002 xuống tỷ lệ tính trên giá hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa
đơn GTGT thì kể từ 1-1-2003 bãi bỏ hoàn toàn chế độ khấu từ khống đối với hàng
hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn, chứng từ chỉ có bảng kê hàng hóa.
- Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế phương pháp khấu trừ thuế được
tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau:
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số
thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT.
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê
khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, không phân biệt
đã xuất dùng hay để lại trong kho.
+ Hàng hóa mua vào tổn thất do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi
thường thì không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai
thuế GTGT phải nộp.
b) Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt
Nam; tổ chức cá nhân là người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, ngoại tệ.
- Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT Giá trị gia tăng Thuế suất thuế GTGT
phải nộp = của hàng hóa, dịch vụ x của hàng hóa dịch vụ đó
trong đó GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế được xác định như sau:
GTGT của Giá thanh toán Giá TT của hàng hóa, DV
hàng hóa, DV = của hàng hóa, DV bán ra x mua vào tương ứng

Giá trị gia tăng được xác định đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ
sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn,
chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán hay không.
1.3.4. Hoàn thuế GTGT
* Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế
toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn
thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian
xin hoàn thuế.
+ Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu có số thuế GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo
tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được thuế GTGT đầu vào của riêng chuyến
hàng).
- Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính
thuế GTGT đầu ra, nếu có thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế
theo từng năm.
- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,
phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số
thuế GTGT nộp thừa.
- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại
tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng.
* Đối tượng được hoàn thuế GTGT có trách nhiệm:

- Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế.

×