Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.07 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC
THANH TOÁN QUỐC TẾ
I – Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế trong doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Hoạt động ngoại thương đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu. Việc ra đời của
hoạt động ngoại thương chính là cơ sở hình thành nên hoạt động thanh toán quốc
tế. Vì vậy ngày nay, khi nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc
tế và ngược lại. Và ngày càng có nhiều các quốc gia trên thế giới đang thiết lập các
mối quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, ngoại giao, văn
hóa, khoa học kỹ thuật thậm chí là cả trong lĩnh vực quân sự… Trong đó quan hệ
kinh tế (chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo và là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế này
dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Từ đó
hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Về khái niệm ta có thể hiểu, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa
vụ chi trả và quyền lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt độngkinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa ngân hàng của các nước
liên quan. ( Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo
Dục, Hà Nội, 2002).
2. Vai trò của công tác thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế ra đời như một tất yếu khách quan trong quá trình phát
triển của nền kinh tế thế giới. Thanh toán là khâu cuối cùng của một chu trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy nếu công tác thanh toán được tổ chức tốt thì giá
trị của hàng hóa xuất nhập khẩu mới thực hiện được, góp phần thúc đẩy ngoại
thương phát triển.
Thanh toán quốc tế có vau trò rất quan trọng trong việc phát triển thương
mại quốc tế.Thương mại quốc tế là một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế
ở trong nước và giữa trong nước và nước ngoài. Khi giữa các nước có mối quan hệ


kinh tế tốt đẹpthì họ thường có tiếng nói chung trên rất nhiều lĩnh vực. Như thế
quan hệ quốc tế giữa các quốc gia này được chặt chẽ hơn và thúc đẩy nhanh sự
hình thành các liên kết kinh tế. Việc phát triển mối quan hệ giao lưu giữa các quốc
gia không chỉ đơn giản là gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để
tranh thủ những lợi thế do thương mại quốc tế đem lại, mà còn dùng thương mại
quốc tế để thúc đẩy quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế, phát triển nền
kinh tế thị trường thống nhất. Đồng thời, qua theo dõi hoạt động thanh toán quốc tế
nhà nước có cơ sở để điều chỉnh lại các điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp luật
hay chính sách liên quan đến thanh toán quốc tế; cũng qua phản ứng trên cán cân
mậu dịch, ở đó tình hình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của một nước nhờ
ghi chép lại, nhà nước có thể kiểm soát lại và quản lý được loại hàng hóa xuất nhập
khẩu, tình hình thương mại quốc tế đang xuất siêu hay nhập siêu, hình thành nên
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực… từ đó đề ra chính sách thương mại quốc tế
cho phù hợp.
Xét trong một phạm vi nhỏ, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu thì thanh toán quốc tế là khâu kết thúc của hợp đồng xuất nhập khẩu, nó khép
lại chu trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Thanh toán là một khâu quan trọng trong
toàn bộ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt quá trình này sẽ nâng
cao được hiệu quả của quá trình kinh doanh, bao đảm tình hình tài chính của doanh
nghiệp ổn định vững chắc. Đặc biệt trong hoạt động ngoại thương, do điều kiện
cách xa nhau về mặt địa lý giữa người mua và người bán, do sự khác biệt về chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội và cả phong tục tập quán kinh doanh, do sự biến động về
tỷ giá và lãi suất, vv… mà việc tổ chức công tác thanh toán trong lĩnh vực thương
mại quốc tế lại càng có vai trò quan trọng.
Đây là một nghiệp vụ tổng hợp rất phức tạp nên rủi ro đến với nó có thể xảy
ra bất cứ lúc nào thậm chí nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Do đó tất cả các
yêu cầu đặt ra cho thanh toán quốc tế là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng
xuất nhập khẩu, thu hồi đầy đủ đúng hạn tiền hàng để tiếp tục guồng máy sản xuất
kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh của đơn vị xuất
nhập khẩu, kết quả thanh toán thể hiện hiệu quả kinh tế về mặt tài chính là một chỉ

tiêu để đánh giá tình hình kinh doanh lỗ hay lãi, phát triển, chững lai hay đang suy
thoái để từ đó doanh nghiệp có thể có những quyết định đúng đắn trong hoạt động
tiếp theo của mình. Có thể thấy rằng thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế. Chính vì thế, nghiên cứu công tác thanh
toán quốc tế, cac phương tiện lưu thông trong thanh toán quốc tế, các phương thức
thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ ngân hàng và các vấn đề liên quan như tiền tệ, lãi
suất, tín dụng luôn là quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
và các nhà kinh tế ngân hàng.
3. Bản chất và đặc trưng của công tác thanh toán quốc tế
Chúng ta ngày càng tiến đến gần hơn một nền kinh tế thế giới thống nhất,
nơi mà mọi biên giới địa lý giữa các quốc gia bị xóa nhòa và các nền kinh tế đều
chấp nhận sự lệ thuộc và chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô
hình. Đây có thể được xem là hiệu quả tất yếu của việc hoạt động thương mại quốc
tế ngày càng đóng vai trò cầu nối cho sự liên hệ cộng đồng thế giới. Tuy nhiên vai
trò cầu nối của thương mại quốc tế không thể phát huy nếu như không được mở
rộng và hoàn thiện như hiện nay. Hoạt động thanh toán quốc tế được xem như hoạt
động thanh toán giữa các nước với nhau, các khoản tiền nợ lẫn nhau phát sinh từ
các quan hệ giao dịch về kinh tế, tài chính, văn hóa, chủ thể trong các thanh toán
quốc tế có thể là pháp nhân, thể nhân hoặc chính phủ các nước.
Tuy nhiên, thanh toán quốc tế được người ta biết đến nhiều hơn là các quan
hệ thanh toán phát sinh trong lĩnh vực kinh tế và tài chính và là chức năng ngân
hàng quốc tế của ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế xét trong phạm vi này
có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, thanh toán quốc tế đòi hỏi tính chuyên môn cao. Các bên tham gia
vào thanh toán quốc tế phải có một sự hiểu biết nhất định về những quy định thống
nhất trong thương mại quốc tế như UCP500, Incoterm 2000 …do phòng thương
mại quốc tế phát hành đều là nhưng quy phạm pháp luật tùy chọn, nhưng khi đã
chọn thì phải nghiêm túc tuân theo.
Thứ hai, thanh toán quốc tế mang tính an toàn cao trong trường hợp vấn đề
con người và công nghệ được đảm bảo. ngày nay, các biện pháp an toàn trong

thanh toán quốc tế ngày càng được chú trọng hơn như mã hóa thông tin truyền đi,
thiết lập mã điện, lọc nhưng thông tin gây nhiễu, đối chiếu số liệu tài khoản qua
mạng máy tính… đã làm cho thanh toán quốc tế trở nên tiện lợi và bảo mật hơn
trước.
Thứ ba, thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm
đến hoạt động thanh toán quốc tế là nhanh chóng, kịp thời cà chính xác. Do đó, các
công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt
hơn các tiêu chí nêu trên.
Thứ tư, thanh toán quốc tế gắn liền với kinh doanh tiền tệ. Trong thanh toán
quốc tê, việc thanh toán cho đối tác nước ngoài luôn được thực hiện bằng đồng
ngoại tệ. Khách hàng nhập khẩu trong nước hầu hết đều không có hoạt có với số
lượng không đáng kể nguồn ngoại tệ phục vụ cho viêc thanh toán các hợp đồng
ngoại thương của họ. Kết quả là họ phải chuyển nội tệ vào ngân hàng và đề nghị
ngân hàng bán ngoại tệ để thanh toán. Ngân hàng khi đó thực hiện việc dung nội tệ
mua ngoại tệ và bán ngoại tệ mua được cho khách hàng. Tương tự, đối với khách
hàng xuất khẩu khi được đối tác nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ vài tài khoản
của họ, ngân hàng trong nước sẽ mua lại số ngoại tệ đó và báo có bằng nội tệ cho
khách hàng. Ngân hàng càng có quan hệ thanh toán quốc tế rộng rãi thì càng ít bị
phụ thuộc vào các nguồn cung cấp ngoại tệ bên ngoài do lượng ngoại tệ phong phú
giao dịch từ các khách hàng đông đảo.
Đặc trưng cuối cùng của thanh toán quốc tế là chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái. Biến động tỷ giá hối đoái luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu và cả của các ngân hàng. Trong kinh doanh ngoại
thương thường sử dụng một đồng tiền mạnh và có khả năng chuyển đổi làm cơ sở
cho việc tính toán và thanh toán. Thực tế buôn bán quốc tế ngày nay, trên 70% hợp
đồng thương mại đã lựa chọn đồng đôla Mỹ là đồng tiền tính toán và thanh toán.
Việc cả thế giới phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ trong thanh toán quốc tế đã tiềm ẩn
những nguy cơ cao. Một khi nền kinh tế Mỹ xảy ra bất động, đồng đôla mất giá sẽ
làm cho nên kinh tế thế giới xáo động.

II – Rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế
1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro được hiểu là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho
con người (TS. Nguyễn Anh Tuấn, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương,
NXB Lao động xã hội, năm 2006, tr.17). Một sự kiện được coi là rủi ro phải đồng
thời thỏa mãn cả ba tính chất: rủi ro là những sự cố bất ngờ, rủi ro là sự kiện ngoài
mong đợi, rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Vì thế nếu sự kiện nào đã biết
trước chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra nhưng không gây tổn thất hoặc mong muốn của
con người thì không được coi là rủi ro.
Xuất phát từ quan điểm về chức năng quản trị tài chính doanh nghiệp được
hiểu là chức năng quản trị của các quá trình tài trợ và đầu tư các quỹ của doanh
nghiệp ta có khái niệm rủi ro tài chính như sau: Rủi ro tài chính là rủi ro đối với
quá trình tài trợ và đầu tư các quỹ của doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính là nguyên nhân gây ra sự bất định trong quản trị các quá
trình tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp. Thực vậy, trong quá trình ra các quyết
định tài trợ và đầu tư các quỹ của doanh nghiệp, các quỹ đó sẽ được tạo lập và sử
dụng cho các mục tiêu quản trị chiến lược cũng như các mục tiêu quản trị hoạt
động kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn. Vấn đề đặt ra ở đây là nhà quản
trị cần phải nhận diện được và có những giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với các
rủi ro tài chính có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến việc theo đuổi các mục tiêu
quản trị chiến lược cũng như các mục tiêu quản trị kinh doanh của công ty.
2. Rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người bán
và người mua thường có cơ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. Do đó, trong
giao dịch sẽ gặp một số khó khăn trở ngại như không cùng ngôn ngữ, mỗi nước có
luật lệ khác nhau về nhân sự, về chính sách ngoại thương cũng như các luật lệ
khác, ở mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của mình cũng như có chế độ quản lý
ngoại hối riêng. Ngoài ra người mua và người bán ở cách xa nhau về mặt địa lý
nên quá trình giao nhân hàng hóa và thanh toán tiền hàng không thể diễn ra đồng
thời cùng 1 lúc nên dễ dàng có những phát sinh trong công tác thanh toán.

Thanh toán quốc tế thực sự là rất phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay
thế giới tiền tệ luôn biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế, yêu cầu đặt ra cho
công tác thanh toán là: đảm bảo an toàn cho công tác xuất nhập khẩu, các khoản
phải thu, phải trả phải được thực hiện một cách an toàn, kịp thời, chính xác. Quan
hệ mua bán và thanh toán giữa các nước rất phức tạp vè thường xuyên xảy ra bất
trắc, rủi rui. Người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu rất cần những biện pháp phòng
ngừa rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế.Tất cả những điểm khác biệt trên là
những nguyên nhân gây ra những rủi ro trong buôn bán quốc tế nói chung và trong

×