Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.18 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM.
2.1. Thực trạng sử dụng NSNN trong lĩnh vực y tế
2.1.1. Chí NSNN dành cho lĩnh vực y tế
Công cuộc giảm nghèo và tăng trưởng của Việt Nam đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ và đi kèm với nó là các thành tựu đáng kể cả trong lĩnh vực y tế.
Đạt được kết quả như vậy là nhờ Nhà nước ta càng ngày càng quan tâm đầu tư hơn
cho sự nghiệp y tế, được thể hiện trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp y tế mỗi
năm một tăng thêm.
Bảng 1: Bảng chi NSNN trong lĩnh vực y tế:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm
2005
Ước TH
năm 2006
Tổng chi cân đối NSNN 129,733 148,208 172,202 206,050 258,470 294.400
Tổng chi NSNN cho
lĩnh vực y tế
6,081 7,187 9,079 10,776 15,880 16.366
% so với tổng chi
NSNN
4,7% 4,8% 5,3% 5,2% 6,1% 5,6%
Tốc độ tăng so với năm
trước
1,000 118,2% 126,3% 118,6% 147,4% 116,9%
Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính
(*) Tổng chi NSNN cho y tế đã bao gồm cả chi y tế bố trí trong ngân sách an
ninh quốc phòng và chi y tế trong lĩnh vực dân số – KHH gia đình
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy:
- Tổng chi NSNN cho lĩnh vực y tế hàng năm đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn
số tương đối: Năm 2001 chi NSNN cho y tế là 6.081 tỷ đồng đến năm 2005 tăng


lên là 15.880 tỷ đồng. Như vậy là chỉ trong vòng 4 năm mà NSNN đầu tư cho y tế
tăng lên hơn 2 lần. Điều này cho thấy trong những năm gần đây Nhà nước rất quan
tâm đến sự nghiệp y tế, tích cực phát triển hệ thống y tế Việt Nam ngày một hiện
đại, hiệu quả và công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Ta cũng nhận thấy tốc độ tăng của NSNN cho y tế hàng năm đều tăng cao
hơn so với tốc độ chi NSNN cho tòan bộ các khối ngành, trong đó sự chênh lệch
lớn nhất là vào năm 2005: trong khi tốc độ tăng của chi NSNN chỉ tăng 125,4% thì
tốc độ tăng của chi NSNN cho lĩnh vực y tế tăng tới 147,4%. Đây cũng là năm có
tốc độ tăng chi NSNN và cho y tế tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm, chứng tỏd
rằng nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh và ngành y tế đã được Nhà
nước quan tâm đầu tư hơn so với tổng thể chung các ngành. Điều này là hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong
đó đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân công bằng và hiệu
quả, nâng cao chất lượng dịch vụ y té phục vụ nhân dân.
2.1.2. Chi đầu tư phát triển
Căn cứ vào mục đích sử dụng, chi NSNN cho y tế được phân thành hai nội
dung là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển là các
khỏan chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị
chuyên dụng của ngành y tế. Theo quy định của luật NSNN hiện hành thì nguồn
chi đầu tư phát triển được lập dự toán, cấp phát và quản lý theo dự án đầu tư và
quy trình quản lý riêng so với chi thường xuyên của NSNN hiện hành thì nguồn chi
đầu tư phát triển được lập dự toán, cấp phát và quản lý theo dự án và quy trình
quản lý riêng so với chi thường xuyên của NSNN đầu tư cho y tế .
Bảng 2 : Cơ cấu chi phí NSNN trong y tế
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chi NSNN trực tiếp cho ngành y tế 5,473 6,336 8,369 10,038 15,100
% so với tổng chi NSNN 4,2% 4,3% 4,9% 4,9% 5,8%
Trong đó
Chi đầu tư 1,262 1,680 2,212 2,611 3,850

% chi đầu tư/NSNN cho y tế 23,1% 26,5% 26,4% 26% 25,5%
Chi thường xuyên 4,211 4,656 6,257 7,427 11,250
% Chi phát triển/NSNN cho y tế 76,9% 73,5% 73,6% 74% 74,5%
Nguồn : Vụ Ngân sách nhà nước -Bộ tài chính
Nghiên cứu cơ cấu chi NSNN cho y tế giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy tỷ
trọng NSNN đầu tư cho lĩnh vực y tế nằm trong khoảng từ 4,2 đền 5,8% tổng chi
NSNN, tốc độ tăng hàng năm khá cao. Trong tổng chi ngân sách cho lĩnh vực y tế,
tỷ trọng chi đầu tư phát triển thường thấp hơn tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong
cơ cấu chung của ngân sách, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi y tế xuống
tới mức thấp nhất là 23,1% năm 2001 và tăng lên cao nhất là 26,5% năm 2002, còn
tỷ lệ chi thường xuyên phân bổ nguồn tài chính giữa chi thường xuyên và chi phát
triển trong lĩnh vực y tế. Việc tỷ trọng chi đầu tư phát triển y tế thấp hơn mặt bằng
chung sẽ ảnh hưởng đến tăng cơ sở vật chất cho ngành, qua đó ảnh hưởng đến
việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngành, hạn chế việc người dân tiếp cận được
phương thức chữa bệnh hiện đại trên thế giới. Do vậy trong quá trình phân bổ
NSNN cho y tế cần có sự quan tâm đúng mức nhu cầu chi đầu tư so với chi thường
xuyên trong tổng chi ngân sách y tế cho phù hợp với định hướng phát triển từng
thời kỳ.
Giữa chi đầu tư phát triển và chi hoạt động thường xuyên của y tế có mối
quan hệ mật thiết với nhau, yêu cầu phân phối vốn NSNN giữa hai nội dung này
phải lưu ý tới qun hệ này để thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả trong phát
triển y tế. Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ kéo theo một
nguồn chi thường xuyên đáng kể cho vận hành, khai thác và bảo dưỡng công trình.
Nhưng những nội dung chi thường xuyên này chưa được quan tâm đúng mức khi
bố trí vốn chi đầu tư phát triển, dẫn đến công trình không đủ vốn thường xuyên khi
đi vào hoạt động nên không phát huy được hết công suất thiết kế. Vì vậy yêu cầu
khi bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển phải tính tới tác đọng của các nguồn đầu tư
xây dựng cơ bản làm tăng chi hoạt động thường xuyên đối với việc vận hành, bảo
dưỡng ở giai đoạn sử dụng công trình.
2.1.3. Chi thường xuyên

Do sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, được sự quan tâm của Nhà nước
tổng nguồn chi từ NSNN cho y tế đã tăng lên nhanh chóng. Nguồn vốn NSNN đầu
tư cho sự nghiệp y tế năm 2001 là 6081 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên là
15880, tăng lên về số tuyệt đối mà còn thay đổi cả về cơ cấu vốn đầu tư theo
hướng giảm dần nguồn vốn vay, vốn viện trợ nước ngoài cho Nhà nước. Như vậy
từ chỗ có vai trò đáng kể đóng góp khoảng 15% trong tổng chi NSNN cho y tế, vai
trò của nguồn vốn viện trợ, vốn nợ ngày càng giảm. Về cơ chế sử dụng vốn viện
trợ, vốn nợ cũng có nhiều hạn chế, vẫn còn nhiều ràng buộc từ phía nhà tài trợ,
thường là gắng với những dự án, có địa chỉ cụ thể và do nhà tài trợ, thường là gắn
với những dự án, có địa chỉ cụ thể và do nhà tài trợ quyết định, những dự án đó
không phải lúc nào cũng phù hợp với mục tiêu của NSNN. Trong khi đó nhiều dự
án viện trợ, vốn vay lại yêu cầu bố trí vốn đối ứng từ NSNN và NSNN nhiều khi
chưa đáp ứng được nhu cầu này. Trong khi đó vốn NSNN giành cho y tế ngày càng
tăng cao cả về số tuyệt đối và số tương đối cho thấy ngành y tế đang ngày càng
được quan tâm hơn. Bởi chăm sóc sức khỏe mạng nhiều tính chất hóa công cộng.
Nhà nước phải giúp vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ này nhằm đảm bảo
cho mọi người dân đều được thụ hưởng công bằng các dịch vụ y tế. Thực tế đã cho
thấy nguồn vốn viện trợ, vay có giảm dần về số tuyệt đối và tỷ trọng như là một số
nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách y tế. Tuy vậy do nguồn này không ổn định
và thưởng bị lệ thuộc vào bên ngoài nên bố trí vốn NSNN cho y tế phải giảm lệ
thuộc vào bên ngoài nên trong bố trí vốn NSNN cho y tế phải giảm tỷ lệ thuộc vào
nguồn này mà cần phát huy tính chủ động và khẳng định vai trò chủ đạo NSNN
trong đầu tư phát triển y tế.
Đồng thời, trong những năm gần đây tỷ trọng của ngân sách đại phương
dành cho y tế cũng tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn ngân sách
trung ương trong tổng ngân sách dành cho y tế. Điều này chứng tỏ cơ chế quản lý
ngân sách hiện nay đã giúp cho địa phương có quyền chủ động hơn trong phân bổ
chỉ tiêu ngân sách địa phương, tăng đầu tư phát triển các cơ sở y tế địa phương.
Theo chức năng thì chi NSNN cho y tế được phân thành chi phòng bệnh và
chi chữa bệnh, điều trị bệnh. Cơ cấu chi thường xuyên cho hai chức năng này trong

những năm qua đã có nhiều thay đổi:
Tỷ lệ chi cho công tác y tế phòng bệnh tính trên tổng chi từ ngân sách trung
ương tăng từ năm 1993 là năm bắt đầu thựuc hiện cá chương trình mục tiêu quốc
gia để thực hiện các vấn đề quan trọng và cấp bách nhất trong phòng tránh bệnh tật
và đạt tỷ lệ cao vào năm 1997 (chiếm 35% tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế
theo chức năng). Nhưng từ sau năm 1997 tủ lệ này giảm đi và tương đối ổn định
trong những năm gần đây ở mức 25% - 28%, còn tỷ lệ chi NSNN cho chữa, ,.điều
trị bệnh dao động trong khoảng 70 -72%. Với cơ cấu chi ngân sách cho chữa bệnh
lớn hơn hẳn so vưói phòng bệnh ở nước ta hiện nay thì Nhà nước ta vẫn chưa thực
sự đảm bỏa được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhan dân. Như đã phân
tích ở trên, chi phòng bệnh ở nước ta hiện nay thì Nhà nước ta vẫn chưa thực sự
đảm bảo được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như đã phân tích
ở trên, chi phòng bệnh mang tính chất hàng hóa công cộng, kết quả của nội dung
chi này mang lại kết quả lớn hơn các chi phí đầu tư trực tiếp cho nó, có anh rhưởng
rộng lớn đối với tòan xã hội nên yêu cầu nội dung chi này phải được đảm bảo bằng
nguồn NSNN cấp. Vì vậy trong phân phối NSNN, nội dung chi phòng bệnh cần
phải được ưu tiên đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn về cả số tuyệt đối và tỷ trọng.
Còn chi điều trị mang tính chất hàng hóa tư nhân nên cần có sự huy động đóng góp
của người sử dụng nên tốc độ và tỷ trọng trong tổng chi NSNN có thể giảm dần.
Giữa chi phòng bệnh và chi điều trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
lẫn nhau. Trong năm kế hoạch nếu tăng chi điều trị sẽ làm giảm chi chữa bệnh và
ngược lại. Nhưng xét trong giai đoạn trung hạn việc tăng chi phòng bệnh ở giai
đoạn trước sẽ làm giảm đi các chi phí điều trị ở giai đoạn sau, do nhân dân được
chăm sóc y tế và thực hiện phòng bệnh, Không để phát sinh những dịch bệnh lớn
nên sẽ giảm chi phí điều trị. Mặt khác việc phân phối NSNN giữa chi điều trị và
phòng bệnh cũng có ảnh hưởng đến mục tiêu công bằng và hiệu quả trong y tế.
Thực tế cho thấy hầu hết những người có thu nhập thấp thường ít có điều kiện để
đi khám, chữa bênh. Họ hầu như chỉ phụ thụ hưởng những dịch vụ phòng bệnh để
triển khai. Như vậy với cơ cấu chi NSNN cho y tế như trên thì vô tình khiến cho
những người giàu lại được nhà nước trợ cấp nhiều còn những người nghèo, ưu tiên

cho phòng bệnh và chăm sóc sức khóe toàn dân nhưng với việc phân phối nguồn
NSNN hiện nay vẫn chưa đảm bảo được sự bình đẳng trong sử dụng những dich vụ
y tế.
Tỷ trọng ngân sách y tế chi cho dự phòng ở trung ương lớn hơn nhiều so với
địa phương. Điều này cho thấy sự lo ngại rằng các địa phương có xu hướng tập
trung chỉ tiêu cho chữa bệnh nhiều hơn phòng bệnh. Tuy nhiên có một điều cần chú
ý là một phần chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia nằm trong ngân sách
trung ương nhưng phần lớn ngân sách này sau đó lại được chuyển về địa phương
để hỗ trợ việc thực hiện chương trình tại địa phương. Do đó, nguồn lực thực tế cho
phòng bệnh ở địa phương sẽ tăng lên. Điều quan trọng là phải có cơ chế quản lý
nguồn này có hiệu quả, nhằm thực hiện được các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra,
tránh sử dụng lãng phí, kém tiết kiệm, sai mục đích.
2.1.4. Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho y tế:
Bắt đầu từ kế hoạch phát triển 5 năm 1991 - 1995, Chính phủ đã sử dụng các
chương trình mục tiêu quốc gia. Số lượng này sau đó tăng lên thành 10 và được kết
hợp, lồng ghép trong một số chương trình mục tiêu y tế chung của ngành y tế, đó là
chương trình chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AISD, bao
gòm: phòng chống sốt rét, lao, sốt xuất huyết, bướu cổ, suy dinh dưỡng trẻ em, tiên
chủng mở rộng, phòng chống các bệnh tâm thần trong cộng đồng, an toàn thực
phẩm và chống HIV/AIDS. Các chương trình này đóng vai trò là phương tiện cấp
thêm ngân sách theo mục tiêu phòng chống bệnh tật cụ thể của từng tỉnh, mục đích
là để giải quyết những vấn đề cấp bách với y tế như nang cấp các cơ sở y tế, phát
triển kỹ thuật, khống chế các dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho các vùng khó
khăn, trọng điểm về y tế. Và Bộ y tế giữ vai trò là cơ quan chủ quản chương trình,
chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá về kết quả thực hiện chương trình.
Trước năm 1997, Bộ y tế là cơ quan chịu trách nhiệm cấp ngân sách để thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Từ năm 1997 -2000 thực hiện theo phương thức kinh phí ủy quyền (cấp kinh phí
ủy quyền từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện theo mục tiêu
của trung ương). Theo quy định ở thời kỳ đó thì kinh phí các chương trình phải sử

dụng đúng mục đích, không được bổ sung kinh phí từ chương trình mục tiêu, trung
ương phân bổ chương trình mục tiêu nhiều khi không sát với tình hình thực tế của
từng địa phương không điều chỉnh được kinh phí từ chương trình thừa sang
chương trình thiếu, dẫn đến việc thực hiện các chương trình kém hiệu quả, có chỗ
bị lãng phí, có chỗ lại không đủ nguồn lựuc đề thực hiện tốt.
Bắt đầu từ năm 2001, các khỏan kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia ở cấp tỉnh được phân cho các tỉnh theo hình thức trợ cấp bỏ sung có mục
tiêu. Với xu thế phân cấp đang diễn ra trong lĩnh vực y tế, các chương trình mục
tiêu quốc gia trở thành một công cụ quan trọng để đảm bảo thực hình các mục tiêu
ngành và vai trò quản lý ngành của Bộ y tế. Phân cấp chi có nhiều lợi thế, cho phép
cấp chính quyền địa phương linh hoạt hơn và có thể đáp ứng nhu cầu của địa
phương tốt hơn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quy định này đã
khắc phục được hạn chế của phương thức cũ nhưng cũng gặp phải hạn chế là đối
với một số địa phương có khó khăn về ngân sách, địa phương có thẻ sẽ giảm bớt
kinh phí chương trình mục tiêu trung ương trợ cấp để sử dụng cho một mục tiêu
khác, do vậy làm mất ý nghĩa của việc chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
Một nối lo lắng khác là một số tỉnh không quan tâm, chú ý đầy đủ đến các dịch vụ
phòng chống bệnh tật và dịch vụ y tế công cộng.
Bộ y tế cũng lo ngại rằng sẽ không còn đủ các công cụ để kiểm soát việc
triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhau ở cấp tỉnh. Việc phân bổ
ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ ngành và địa phương còn
thiếu cơ sở thực tế và những tiêu quốc gia cho các Bộ, ngành và địa phương còn
thiếu cơ sở thực tế và những tiêu thức phù hợp. Về nguyêntắc các chương trình
quốc gia phải đóng vai trò là phương tiện cấp thêm ngân sách cho vùng khó khăn
và giải quyết các mục tiêu phòng chống bệnh tật cụ thể của từng tỉnh. Nhưng thực
tế đánh giá lại các chương trình gần như được phân bổ đồng dều cho các tỉnh mà
không tính đến mô hình bệnh tật đặc trưng của mỗi nơi. Điều này cho thấy cần
thiết phải xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia sát với thực tế từng địa
phương hơn, nhằm phân phối có hiệu quả nguồn tài chính
Bảng 3: Chi chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2001 - 2005

Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên chương trình,
dự án
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1 Tổng số 412.000 475.000 535.000 575.000 685.000
2 Chi bằng nguồn vốn
vay, viện trợ
95.000 95.000 95.000 45.000 100.000
3 Chi bằng nguồn vốn
trong nước
317.000 380.000 440.000 530.000 585.000
4 % so với tổng chi
ngân sách thường
xuyên cho y tế
9,7% 10,2% 8,5% 7,7% 6,1%
5 Phòng chống bệnh
sốt rét
50.000 40.000 40.000 70.000 75.000
6 Phòng chống bệnh
Bướu Cổ

10.000 10.000 12.000 14.000 15.000
7 Phòng chống bệnh
Phong
12.000 10.000 10.000 11.000 14.000
8 Phòng chống bệnh
Lao
27.000 30.000 30.000 30.000 30.000
9 Phòng chống bệnh
SXH
14.000 15.000 15.000 18.000 23.000
10 Tiêm chủng mở
rộng
70.000 87.000 98.000 100.000 110.000
11 Phòng chống SDD
trẻ em
30.000 35.000 40.000 45.000 50.000
12 Bảo vệ SK tâm
thần cộng đồng
4.000 8.000 12.000 16.000 20.000
13 Bảo đảm VS ATTP 20.000 35.000 43.000 46.000 48.000
14 Phòng chống
HIV/AIDS
60.000 60.000 60.000 70.000 80.000
Nguồn: Vụ Ngân sách nhà nước – Bộ tài chính
Tình hình chi chương trình mục tiêu quốc gia cho y tế trong những năm gần
đây có một vài đặc điểm.
- Tỷ lệ chi ngân sách dành cho chương trình mục tiêu quốc gia trong chi
thường xuyên của NSNN cho lĩnh vực y tế được giữ ổn định trong gia đoạn 1991
-1995, tăng mạnh vào năm 1996, 1997 và sau đó giảm dần cuống. Nguyên nhân là
do việc chuẩn mục tiêu nâng cấp trang thiết bị y tế sang chi thường xuyên, khiến

cho tổng chi thường xuyên cho y tế tăng lên trong khi tổng chi các chương trình
mục tiêu quốc gia lại khá ổn định nên là cho tỷ lệ chi chương trình quốc gia trong
chi thường xuyên cho y tế của NSNN giảm.
- Chi NSNN cho chương trìnhmục tiêu quốc gia y tế ngày càng tăng cho
thấy Nhà nước đang càng ngày càng quan tâm hơn đến công tác phòng bệnh.
Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia Nhà nước thực hiện chức năng cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏ ban đầu, đảm bảo phân phối công bằng cho toàn
dân. Trong đó, nguồn chi bằng nguồn vốn trong nước là chủ yếu còn nguồn chi
bằng vốn vay, viện trợ chỉ chiếm một phần nhỏ. Nguồn vốn vay, viện trợ thường
kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định, nên ta không nên quá làm dụng
nguồn vốn vay.
- Trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thì chương trình Tiêm
chủng mở rộng được cấp nhiều kinh phí nhất: 17% năm 2001, 16,1% năm 2005 và
chiếm tỷ trọng 17,34% trong thời kỳ 5 năm 2001 -2005, cao nhất trong tổng số 10
chương trình. Bởi tiêm chủng là bước quan trọng để phòng bệnh. Thực hiện tốt
công tác này sẽ hạn chế được nhiều benẹh nguy hiểm, giảm chi phí chữa trị sau
này, hạn chế được tử vong do bệnh tật gây nên, nâng cao chất lượng sức khỏe của
người dân.
2.2. Cơ chế quản lý NSNN trong lĩnh vực y tế:
2.2.1. Cơ chế phân bổ NSNN trong lĩnh vực y tế:
Hiệu quả của việc sử dụng ngân sách phụ thuộc rất lớn vào việc phân bổ
ngân sách giữa các cấp ngân sách trung ương, địa phương và giữa cac đơn vị sử
dụng ngân sách. Phân bổ NSNN hợp lý, đúng đắn sẽ nâng cao tính công bằng trong
sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát triển kinh tế và xã hội đồng đều giữa các khu
vực, vùng, miền của đất nước. Đối với nước ta, việc phân bổ ngân sách là chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp, được tính toán, sử dụng làm căn cứ để phân bổ NSNN giữa các
cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trong giai đoạn 2004 -2006, định mức sử dụng để phân bổ ngân sách trong
ngân sách sự nghiệp y tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 139/2003/QĐ-
TTg ban hành ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự

toán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Kừt quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực
hiện dự toán NSNN giai đoạn 2004 -2006 đã khẳng định hẹ thống định mức phân
bổ chi NSNN theo quyết định 139 là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán chi
thường xuyên đối với Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; là cơ sở quan trọng
để cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho
ngân sách địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu igữ ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương của thời kỳ ổn định ngân sách 2004 - 2006
theo đúng quy định của luật NSNN.
Bảng 4: Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế theo Quyết định
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm
Vùng Mức phân bổ Hệ số so đồ thị
Đồ thị 32.180 1.00
Đồng bằng 35.400 1.10
Núi thấp – vùng sâu 44.780 1.39
Núi cao – hải đảo 58.050 1.80
Nguồn: Nghị định 139/2003/QĐ-TTg
Quyết định 139 quy định mức phân bổ dự toán ngân sách cấp chi thường
xuyên cho các cơ sở y tế dược giao ổn định và hàng năm tăng theo tỷ lệ do Chính
phủ trình Quốc hội quyết định phù hợp với cơ chế đổi mới quản lý tài chính đối với
sự nghiệp theo Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực Y tế và định

×