THỰC TRẠNG THẤT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ VAT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1.Những vấn đề trong công tác quản lý thuế trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng.
2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Quận Hai Bà Trưng là một trong tám quận nội thành của thủ đô Hà Nội,
nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố, một vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế
thương mại. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng của cả nước, tuyến đường
quốc lộ 1A , với hai tụ điểm giao thông lớn là bến xe phía Nam và ga Giáp Bát,
quận Hai Bà Trưng lag quận có số lượng hàng khách cũng như lưu lượng phương
tiện giao thông qua lại lớn nhất của thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng có diện
tích gần 15 km2 với gần 25 phường hành chính, là nơi tập trung nhiều cơ quan, xí
nghiệp lớn như: nhà máy dệt 8/3, nhà máy riệu Hà Nội, nhà máy dệt kim Đông
Xuân… ; các trường đại học, trung học dậy nghề: đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại
học Bách Khoa Hà Nội, đại học Xây Dựng… ; các khu trung tâm vui chơi giải trí :
công viên Lê-nin , công viên Thanh Nhàn … do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn quận Hai Bà Trưng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, các
thành phần kinh tế trên địa bàn quận Hai Bà Trưng cũng phát triển mạnh mẽ về cả
số lượng, quy mô. Hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề: thủ công nghiệp,
thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ … trong đó thương nghiệp là ngành phát triển
mạnh nhất. Đến nay, toàn quận đã có 4 chợ lớn là: chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Hoà
Bình chợ Trương Định và có rất nhiều tụ điểm buân bán tập trung ở các phố lớn
như:phố Huế, Phùng Khắc Khoan, Trần Nhân Tông…
Từ năm 1999, thực hiện theo sự phân công quản lý đối tượng nộp thuế
(ĐTNT), khi áp dụng hai luật thuế mới, ĐTNT thuộc sự quản lý của chi cục thuế
quận Hai Bà Trưng có sự thay đổi. Các ĐTNT áp dụng thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ được chuyển về Cục thuế thành phố quản lý, Vì vậy ĐTNT trên địa
bàn chi cục quản lý giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, hầu hết ĐTNT này thuộc khu vực
kinh tế tập thể như: các công ty TNHH, các công ty cổ phần, DN tư nhân, hợp tác
xã, tổ sản xuất … là những khu vực đem lại số thu lớn nhất cho chi cục thuế quận
Hai Bà Trưng lên số thu của chi cục thuế bị giảm đi nhiều so với những năm trước
đó. Và từ năm 1999 đến nay chi cục chỉ quản lý những đối tượng kinh doanh là hộ
kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh, các loại thuế nhà đất, tiền thuê
đất theo chỉ thị 245/TTG của thủ tướng Chính phủ, thuế sử dụng đất nhà nước, phí,
lệ phí , thu khác. Tuy nhiên, khối lượng công việc, nhiệm vụ của chi cục vẫn phải
thực hiện rất lớn và phức tạp.
Trước yêu cầu mà nhiệm vụ quản lý trên địa bàn quận, chi cục thuế đã kịp
thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao. Hiện nay toàn chi cục có 258 cán bộ, cán bộ có trình độ đại
học chiếm 15% còn lại là trình độ trung cấp và sơ cấp.
Mô hình tổ chức của chi cục thuế quận Hai Bà Trưng gồm:
- 01 đồng chí Chi cục trưởng: là chủ tài khoản, phụ trách chung kế hoạch thu thuế,
phụ trách đội thanh tra, đội hành chính- tổ chức.
- 04 đồng chí Chi cục phó trực tiếp phụ trách các đội thuế phường , chợ, đội nghiệp
vụ và đội thu thuế trên khâu lưu thông.
- 21 đồng chí đội trưởng. Các bộ phận chức năng của Chi cục bao gồm.
- 01 đội hành chính tổ chức: thực hiện chức năng giúp ban lãnh đạo điều
hành công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo cơ sỏ vật chất kĩ thuật cho việc thưc hiện
nhiệm vụ của toàn chi cục.
- 01 đội kế hoạch nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo
về việc phân bổ kế hoạch, xác đinh mức thuế ấn định, nhận xét đánh giá quy mô
của từng phường, chợ để tham mưu cho ban lãnh đạo duyệt bộ thuế, tính thuế, phát
hành thông báo thuế, đối chiếu số thu kho bạc, thực hiện công tác kế toán, thống kê
thuế, quản lý và cấp phát sổ sách kế toán, ấn chỉ, hoá đơn.
- 01 đội thanh tra kiểm tra: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực
hiện luật thuế của các ĐTNT, xử lý những hiện tượng vi phạm, kiểm tra sổ sách kế
toán , hoá đơn của các ĐTNT, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, nộp thuế
của các đội thuế, bộ phận tính thuế.
- 01 đội buôn chuyến.
- 18 đội thuế phường: thực hiện nhiệm vụ quản lý thu tất cả các loại
thuế phát sinh trong phạm vi phường, chợ được phân công quản lý.
Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng phải quản lý số lượng ĐTNT rất đông,
phạm vi rộng vì vậy để theo dõi, chỉ đạo, quản lý thuế một các sâu sát, chặt chẽ,
ban lãnh đạo đã phân công cho mỗi đồng chí Chi cục phó trực tiếp quản lý, điều
hành một số đội thuế phường, chợ. Ngoài phần theo dõi quản lý thu, mỗi đồng chí
còn kiêm nhiệm một số công tác khác đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
của chi cục. Thực tế hoạt động cho thấy cách thức tổ chức quản lý của chi cục là
tương đối hợp lý phù hợp với tình hình quản lý thu thuế. Kết quả là, mặc dù còn bỡ
ngỡ với hai luật thuế mơi nhưng từ năm 2000 đến nay nam nào chi cục cũng hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Tuy vậy cán bộ thuế trong toàn chi cục vẫn tiếp tục học
tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm đê đáp ứng với
tình hình quản lý thu thuế của chi cục và đòi hỏi thách thức mới.
2.1.2. Tình hình quản lý thuế ở chi cục thuế thời gian qua.
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta,
các khu vực kinh tế và nhất là khu vực kinh tế cá thể đã đem lại một nguồn thu
quan trọng và ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước.
Với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, quận Hai Bà Trưng là quận có số
thu trọng điểm của thành phố Hà Nội, trong đó thuế công thương nghiệp dịch vụ
ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng tăng qua các năm. Nếu so
sánh trong thành phố Hà Nội thì số thu từ khu vực ngoài quốc doanh của quận Hai
Bà Trưng lớn thứ hai, chỉ sau quận Hoàn Kiếm. Trên phạm vi Chi cục quản lý thì
thuế ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng
số thuế. Số thu từ khu vực này ngày một tăng qua các năm. Cụ thể:
Thuế ngoài quốc doanh qua các năm.
Đơn vị: 1000đ
Năm 2004 Năm 2005
Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng
Thuế NQD
198.568.00
0
100% 209.680.00
0
100%
Trong đó VAT 37.688.00
0
19% 47.025.000 22.5%
Nhìn vào bảng trên ta thấy số thu từ khu vực ngoàI quốc doanh năm 2005
tăng so với năm 2004 là 11.112.000.000đ (tăng 5,6%), trong đó số thu từ VAT
cũng chiếm tỷ trọng khá cao: 19% năm 2004 và 22.5% năm 2005 đIều đó thể hiện
rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế này.
Từ năm 1999, khi áp dụng luật thuế GTGT, các ĐTNT GTGT theo phương
pháp khấu trừ như công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, tổ sản xuất… được
chuyển lên Cục thuế Hà Nội quản lý. Chi cục chỉ quản lý các đối tượng là cơ sở
sản xuất kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu các loại thu từ thuế
nhà đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí và thu khác. Và nguồn
thu VAT của chi cục thì tập chung chủ yếu ở khu vực cá thể.
Báo cáo thực hiện thu khu vực cá thể trên địa bàn quận HBT
Năm 2005
Đơn vị: 1000đ
Stt Loại thuế Thực hiện
1
GTGT 47.025.000
2
TNDN 55.256.000
3 Môn bài 14.568.000
4 Tiêu thụ đặc biệt 3.588.000
5 Thuế khác 2.399.000
Cộng 122.836.000
Việc quản lý nguồn thu từ khu vực kinh tế cá thể là một công việc hết sức
khó khăn do đặc điểm của khu vực này là số cơ sở sản xuất kinh doanh đông, phân
tán, ý thức chấp hành luật pháp của các đối tượng còn thấp… mà luật thuế GTGT
tuy áp dụng được vài năm nhưng vẫn còn mới, nên khó tránh khỏi hiện tượng thất
thu thuế GTGT ở khu vực này, đòi hỏi chi cuch thuế hải có những biện pháp hữu
hiệu tăng cường chống thất thu thuế.
2.2.Tình hình thất thu và chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn quận
Hai Bà Trưng.
2.2.1.Tình hình thất thu trong việc quản lý ĐTNT.
Theo quy định của pháp luật, tất cả các đối tượng muấn đứng ra tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải đăng kí kinh doanh và đăng ký nộp thuế. Song
trên thực tế, đối tượng tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần xã hội và
nhất là ở khu vực cá thể cứ có vốn, có địa điểm là họ có thể đứng ra kinh doanh,
buôn bán nên sự hiểu biết của nhiều người về chính sách thuế còn thấp, ý thức
chấp hành pháp luật chưa cao. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, xu hướng
chạy theo lợi nhuận là phổ biến. Vì vậy mà hiện tượng kinh doanh mà không đăng
ký dinh doanh, đăng ký nộp thuế còn diễn ra rất nhiều và nếu không kiểm soát chặt
chẽ sẽ dẫn đến thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ĐTNT, ngay từ đầu
mỗi năm, Chi cục thuế đã chỉ đạo cho các đội thuế phường, chợ tạo điều kiện thuận
lợi để các hộ kinh doanh được đăng ký kê khai nộp thuế. Trên cơ sở đó kiểm tra,
kiểm soát số hộ thực kinh doanh trên địa bàn phường đăng ký kinh doanh nộp thuế
ở chi cục là bao nhiêu. Từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, phấn đấu đưa 100%
các hộ sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thuế.
Để thực hiện tốt 2 luật thuế GTGT và TNDN chi cục thuế Hai Bà Trưng
dưới sự chỉ đạo của Cục thuế Hà Nội và với sự phối hợp của các ngành các cấp có
liên quan, đã tiến hành ra soát lại các cơ SXKD, cấp đăng ký mã số thuế cho các
ĐTNT. Và mấy năm vừa rồi, thông qua công tác rà soát các đối tượng kinh doanh,
cấp mã số thuế chi cục thuế đã đưa thêm được rất nhiều hộ vào quản lý thu thuế
(năm 2004 đã đưa thêm 655 hộ), và đến cuối năm 2005 chi cục đã cấp mã số thuế
cho 17855 đối tượng SXKD trong đó số thực tế quản lý là 17246 đối tượng.
Sở dĩ đạt được kết quả này là do chi cục nhận thức được tầm quan trọng
của việc quản lý ĐTNT đối với việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đồng thời
đảm bảo công bằng trong xã hội. Ban lãnh đạo chi cục đã nhắc nhở các cán bộ
quản lý cần bám sát địa bàn được phân công, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các
cấp có liên quan như: UBND phường, đội tư vấn thuế phường, ban quản lý thuế
chợ… để nắm rõ tình hình những hộ mới ra SXKD mà chưa đăng ký kinh doanh
để kịp thời thông báo, quy định về thuế. Đồng thời rà soát những hộ có đăng ký
kinh doanh nhưng chưa đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý. Bên cạnh đó, để
tránh hiện tượng giảm, mất ĐTNT do nghỉ giả kinh doanh, chi cục thuế đã tăng
cường công tác kiểm tra hộ xin nghỉ hẳn, giảI thể bằng cách thực hiện tốt, chặt chẽ
quy trình quản lý đối với hộ nghỉ như: phảI có đơn nghỉ kinh doanh đã được hội
đồng tư vấn thuế phường xác nhận, danh sách hộ nghỉ kinh doanh được kiểm tra
thường xuyên. Đối với những hộ “nghỉ giả” (có đơn xin nghỉ nhưng vẫn kinh
doanh) đều bị xử phạt theo pháp luật. Tuy nhiên, cho dù việc thực hiện quản lý
ĐTNT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bỏ sót
ĐTNT, gây thất thu cho NSNN.
Tuy việc rà xoát ĐTNT để cấp mã số thuế được tiến hành khá tốt song do
địa bàn quận có nhiều hộ SXKD nhỏ, không thường xuyên, có tính mùa vụ, sự biến
động ngành nghề, địa đIểm, thời gian kinh doanh lại diễn ra không thường xuyên
nên bỏ sót hộ quản lý và ghi thu là việc khó tránh khỏi.
Để thấy rõ tình hình thất thu về số hộ, ta nghiên cứu bảng sau:
Tình hình quản lý ĐTNT ở chi cục Hai Bà Trưng
Qua các năm
Năm
Số hộ
kinh
doanh
Số hộ quản
lý thuê
% quản
lý/kinh
doanh
Số hộ
ghi thu
% ghi
thu/quả
n
lý
2004
16.865 15.231 90% 12.869 76,3%
2005 17.885 16.763 93,7% 14.566 81,4%
Theo số liệu ở bảng ta thấy, trong năm 2005 chi cục đã có nhiều tiến bộ
trong việc quản lý ĐTNT, tỷ lệ đối tượng nộp thuế so với số lượng hộ thực kinh
doanh đạt 93,7% tăng 3,7% so với năm 2004. Đạt kết quả này là do có nhiều bám
sát địa bàn, phát hiện các hộ mới ra SXKD hoạc các hộ kinh doanh mà không
đăng ký kinh doanh để đưa vào diện quản lý. Song vẫn còn tình trạng hộ không
đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế mà thực tế vẫn kinh doanh. Những hộ này
chủ yếu là những hộ kinh doanh sớm tối, không có địa đIểm ổn định hoạc những
hộ SXKD phân tán, hoạt động tại nhà, ngõ, xóm rất khó phát hiện.
Còn về phần “nghỉ giả” của các hộ thì sao? Việc xin nghỉ giả kinh doanh hết
sức phức tạp, nó không chỉ ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu của chi cục và sự công
bằng giữa các hộ kinh doanh mà còn là một kẽ hở cho các hộ SXKD trốn lậu thuế.
Chi cục đã đưa hộ nghỉ kinh doanh vào theo dõi trên sổ sách để nắm bắt tình hình.
Tình hình nghỉ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến số thu hàng tháng của chi
cục, đặc biệt là thuế GTGT. Vì thuế GTGT được thu hàng tháng, sự biến động về
số hộ trong tháng gây tình trạng thất thu vì thực tế có những hộ báo nghỉ kinh
doanh nhưng vẫn kinh doanh hoạc kinh doanh ngầm dưới dạng khác để được miễn
thuế. Hầu hết những hộ này thuộc ngành thương nghiệp vì ngành này không phức
tạp, dễ dàng di chuyển địa đIểm kinh doanh, số hộ kinh doanh trong ngành phát
sinh thường xuyên, khó quản lý, theo số liệu đIều tra của cơ quan quản lý thị
trường thì trong năm 2005, mặc dù đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt rất nhiều
trường hợp những cơ sở kinh doanh “nghỉ giả” song trung bình hàng tháng có 337
số hộ xin nghỉ, nhưng thực tế có khoảng 15% trong vẫn hoạt động kinh doanh.
Trong tổng số thuế GTGT thất thu, số thất thu từ hộ nghỉ giả thường khá
cao. Ta có thể ước tính số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả thông qua bảng sau:
Ước tính số thuế GTGT thất thu do hiện tượng “nghỉ giả”
Chỉ tiêu Năm 2005
Số hộ ghi thu bình quân tháng 16.540
Số hộ nghỉ kinh doanh bình quân tháng 337
Tỷ lệ nghỉ giả 2,1%
Số hộ nghỉ giả bình quân tháng 32
Số thuế GTGT ghi thu bình quân hộ/năm 1.367.660
Số thuế GTGT ghi thu bình quân hộ/tháng 115.940
Số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả bình quân/tháng 3.452.350
Số thuế GTGT thất thu do nghỉ giả bình quân/năm 37.617.860
Qua việc phân tích đánh giá tình hình thất thu do quản lý ĐTNT chưa tốt, ta
có thể rút ra nhận xét: mặc dù chi cục thuế đã có nhiều cố gắng song nhìn chung
tình hình bỏ sót ĐTNT, hiện tượng “ghỉ giả” còn phổ biến gây ra một khối lượng
thất thu khá lớn, chi cục thuế đã tìm hiểu nguyên nhân: