Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cơ sở lý luận đề tài Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 15 trang )

Cơ sở lý luận đề tài Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan
TP Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO
1.1 Tổng quan về thuế quan
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế quan
a. Khái niệm về thuế quan
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên
giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập
khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công
cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng
nhằm tăng lợi ích quốc gia.
b. Đặc điểm của thuế quan
- Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc ,được thể chế hóa bằng pháp luật .
- Thuế quan (hay thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) là loại thuế gián thu hàng
hóa được phép xuất khẩu ,nhập khẩu .
- Thuế quan là sắc thuế mang tính quốc tế .
c. Vai trò của thuế quan
- Thuế là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng với mọi quốc
gia,mọi nhà nước,thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước(chiếm
khoảng 30% tổng thu ngân sách nước ta).
- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc gia.
- Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế quốc
gia,thông quan thực hiện chính sách giá ,thuế và chính sách miễn giảm thuế .
1.1.2 Quy trình hoạt động tính thuế theo Hiệp định xác định trị giá hải quan
GATT
Hiệp định này được áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá hàng hóa
nhập khẩu, không theo biểu giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu. GATT cũng là yêu
cầu bắt buộc khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (tiền thân của WTO), tất
cả hàng hóa của các nước thành viên khi xuất nhập khẩu đến nhau đều áp dụng
cách tính thuế chung, dựa trên cơ sở trị giá giao dịch. Bên cạnh việc áp thuế căn cứ
theo giá trị hợp đồng nhập khẩu, DN còn được tính thêm những chi phí phát sinh


khác như chi phí hoa hồng, môi giới, đóng gói, vận chuyển, tiền bản quyền, bảo
hiểm... vốn không được tính theo phương pháp trước đây. Trước kia, ngành hải
quan áp dụng cách tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo 4 cách: giá tối thiểu, kiểm
tra, hợp đồng và khai báo của DN. Cách tính này gây thiệt thòi cho nhiều DN.
Việc áp dụng cách tính thuế nhập khẩu theo GATT sẽ giúp Doanh Nghiệp
chủ động hơn trong đàm phán thương mại để tìm những nguồn hàng giá rẻ, tăng lợi
nhuận và sức cạnh tranh hơn. Doanh Nghiệp cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
làm thủ tục như quyền yêu cầu giữ bí mật về thông tin thương mại, tự xác định
được giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu...
a. Phương pháp xác định trị giá tính thuế
Hiệp định xác lập một hệ thống phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với
hàng Nhập khẩu.
Có 6 phương pháp sau đây:
- Xác định trị giá tính thuế theo tỷ giá giao dịch cho hàng hóa Nhập khẩu.
Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quyền định đoạt hàng của người mua sau
khi Nhập khẩu; sau khi bán lại hàng, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản
nào từ số tiền bán lại...
- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của cùng loại Nhập khẩu.
- Xác định trị giá thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa Nhập khẩu tương tự.
- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, tức khấu trừ các chi phí tiền
hoa hồng, phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, thuế nội địa.
- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán, nghĩa là nếu không xác định
được trị giá tính thuế theo các cách trên thì áp dụng phương pháp này. Trị giá này
gồm: chi phí để sản xuất hàng hóa; lợi nhuận của việc sản xuất hàng hóa; các chi
phí có liên quan tới việc NK quan như vận chuyển, xếp dỡ hàng, phí bảo hiểm.
- Xác định trị giá tính thuế theo suy đoán hợp lý, đây là phương pháp cuối
cùng nếu không xác định được theo các phương pháp đã nêu.
b. Cách tính thuế:
Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thay thế
cho Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987. Luật Thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã được sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1998 và ngày
14/6/2005.
* Phạm vi áp dụng:
Mọi hàng hoá được phép xuất nhập khẩu (XNK) qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
đều phải chịu thuế XNK.
Các trường hợp không thuộc diện nộp thuế XNK (sau khi làm đầy đủ thủ tục thuế
quan):
- Hàng vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, hoặc mượn đường qua biên giới
Việt Nam. Hàng đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ
tục nhập khẩu (NK) vào Việt Nam (không tiêu thụ tại Việt Nam).
- Hàng từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất( KCX) và hàng từ KCX xuất ra
nước ngoài; hoặc hàng từ KCX này sang KCX khác trong lãnh thổ Việt Nam.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
- Các đối tượng hàng hoá có xuất xứ từ các khu vực EU, Mỹ, Trung Quốc,
ASEAN sẽ thực hiện theo các biểu thuế sau:
(1) Biểu thuế ưu đãi theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ
(2) Biểu thuế ưu đãi đối với hàng hoá có xuất xứ từ EU
(3) Biểu thuế thu hoạch sớm ASEAN – Trung Quốc
(4) Biểu thuế CEPT – AFTA
Từ năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, và sẽ phải thực hiện đúng
lộ trình cắt giảm thuế theo như cam kết giữa Việt Nam và EU. Các hiệp định cơ
bản của WTO gồm hiệp định về thương mại hàng hoá gồm cả hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (GATT, 1994) và các hiệp định liên quan khác; hiệp định
chung về thương mại dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại (TRIPs). WTO thực hiện chức năng của mình trong việc giám sát
việc thực hiện các Hiệp định này, đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại, tạo cơ
chế giải quyết tranh chấp thương mại, tiến hành rà soát định kỳ chính sách thương
mại của các nước thành viên. * Cách tính thuế:
Thuế Xúât Nhập khẩu được tính dựa trên:
- Số lượng từng mặt hàng Xuất - Nhập khẩu

- Giá trị tính thuế
- Thuế suất
Thuế Xuất - Nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế X/N= số lượng từng mặt hàng * Trị giá tính thuế* Thuế suất
Trong đó:
Số lượng từng mặt hàng là số lượng hàng ghi trong tờ khai hải quan
• Trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế được xác định theo hợp đồng ngoại thương, cụ thể:
- Đối với hàng xuất khẩu: là giá bán tại cửa khẩu xuất, không bao gồm phí vận tải
(F), phí bảo hiểm(I), từ cửa khẩu đi đến cửa khẩu tới, tức giá tính thuế là giá FOB.
- Đối với hàng nhập khẩu là giá mua thực tế của khách hàng tại cửa khẩu nhập,
bao gồm cả phí vận tải( F), phí bảo hiểm (I) từ của khẩu đi tới cửa khẩu đến; tức
giá tính thuế là CIF. Nếu hàng nhập khẩu chưa có phí bảo hiểm và phí vận tải, chủ
hàng phải xuất các chứng từ có liên quan, hợp lý để hải quan xác định trị giá tính
thuế.
- Tỷ giá dùng để xác định giá tính thuế bằng tiền Việt Nam là tỷ giá giữa tiền
Việt Nam với tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm đăng
ký tờ khai hàng xuất nhập khẩu với hải quan trên báo Nhân dân.
- Thuế phải nộp bằng tiền Việt Nam; nếu muốn nộp bằng ngoại tệ , phải nộp
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Thuế suất hay mức thuế: do Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính quản lý và
ban hành gồm 3 loại: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông
thường.
c. Các loại thuế suất hay mức thuế
* Thuế suất ưu đãi
- Phạm vi áp dụng
Thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khối nước có
thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh
mục các nước ký thoả thuận về đối xử tối huệ quốc và ưu đãi về thuế với Việt
Nam- Phụ lục 7.

- Mức thuế:
Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong Biểu thuế xuất
nhập khẩu ưu đãi theo quyết định số 110/2003/QĐ/BTC ngày 25 tháng 7 năm 2003
của Bộ Tài chính
( ) .
- Các điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
+ Hàng NK có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có
thoả thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ thương mại với VN. Nước hoặc
khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ thương
mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng phải phù hợp với quy định của Bộ Thương mại.
* Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Phạm vi áp dụng:
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho hàng NK có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước, hoặc khối nước đó đã thoả thuận ưu
đãi đặc biệt về thuế NK theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan
thuế, hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi
đặc biệt khác.
- Mức thuế
Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quy định
trong thoả thuận.
- Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Hàng Nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/0) từ nước hoặc khối nước đã
có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế Nhập khẩu đối với Việt Nam.Giấy C/0 phải
phù hợp với quy định của Bộ Thương Mại.
+ Hàng Nhập khẩu phải là mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuận và
phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận.
+ Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt được
thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước hoặc

khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quy định khi
làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan vẫn tính thuế theo mức thuế suất ưu đãi
hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết và kê khai của đối tượng nộp thuế.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, đối tượng
nộp thuế phải xuất trình C/O theo đúng quy định được cho cơ quan hải quan.

×