Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.92 KB, 8 trang )

Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí
Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.1 Giới thiệu khái quát về Cục hải quan TP Hồ Chí Minh
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh (tiền thân là Cục Hải quan Miền nam Việt
Nam, thuộc hệ thống tổng nha Ngoại Thương) được thành lập theo Quyết định số:
09/QĐ do Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam
Huỳnh Tấn Phát ký ngày 11 tháng 7 năm 1975 để làm chức năng giám sát, quản lý
mọi hàng hóa, hành lý và phương tiện vận tải xuất nhập cảng, nhằm đảm bảo thực
hiện đúng chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối, góp phần thực hiện
đường lối ngoại giao và bảo vệ chính trị an ninh của Cộng hòa Miền nam Việt
Nam.
Từ ngày thành lập tới nay cục Hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh có tên gọi
như sau:
• Cục Hải quan Miền nam Việt Nam, thuộc Tổng Nha Ngoại thương theo
Quyết định số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ tịch Hội đồng
Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam.
• Phân cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Cục Hải quan theo
Quyết định số: 91/TCHQ-TCCB, ngày 01 tháng 06 năm 1994 của Tổng cục
trưởng Tổng Cục Hải quan.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:
a. Chức năng
Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức
thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định khác của pháp luật
có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.
b.Nhiệm vụ:
Theo nghị định thành lập số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ
tịch Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời công hòa Miền Nam Việt Nam quy
định Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ sau:
Giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai,
bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải khi xuất hay nhập cảng.


Thi hành chính sách thuế xuất nhập cảng và có thể thu những sắc thuế khác được
ủy nhiệm.
Kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những hành vi
buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng xuất nhập trái phép, kể các ma túy,
thuốc phiện.
Phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng tổn thất làm ảnh hưởng đến hàng xuất
nhập cảng thuộc tài sản của nhà nước còn nằm trong phạm vi giám sát, quản lý
của Hải quan.
Trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam thời kỳ
đầu chủ yếu tập trung vào công việc tiếp quản Tổng nha thuế ngụy quyền Sài Gòn,
tổ chức lực lượng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ Hải quan sau ngày giải phóng.
Qua từng thời kỳ, chức năng nhiệm vụ chung của Cục được bổ sung điều
chỉnh, hoàn thiện, cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình
nhiệm vụ, khối lượng công việc, phù hợp với sự phát triển hoạt động xuất khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước với khu vực và
thế giới nhưng chức năng nhiệm vụ chung của ngành Hải quan và riêng của Cục
hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc "Vì lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia". Hiện nay nhiệm vụ của ngành
Hải quan nói chung, trong đó Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện theo nội
dung quy định tại điều 11 - Luật Hải quan được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, được Chủ tịch nước công bố theo lệnh số:
10/2001/L - CTN, ngày 12 tháng 7 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2002 là "Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám
sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu."
Hiện nay theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10 tháng 02 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiện những nhiệm vụ

như sau:
1/ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà
nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:
Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động.
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy
định cảu pháp luật và Tổng cục Hải quan.
Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc
phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.
2/ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.
3/ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
4/ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi,
bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng
lực lượng; kịp thời báo cáo với tổng cục Tổng cục trưởng những vướng mắc phát
sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
5/ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận, và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục Hải
quan.

6/ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa
bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7/ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan
trên địa bàn.
8/ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền
của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
9/ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục
Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan.
10/ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi
quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng.
11/ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan
theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý của cán bộ
12/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh
phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của nhà nước.
13/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số:
02/2006/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày
10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan. Nội
dung chính của quyết định là:
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Hải quan tỉnh, Thành phố trực thuộc Tổng cục hải quan.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
 Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 15/11/2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ;
 Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

 Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
 Căn cứ Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục Hải
quan tỉnh , thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan;
 Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành
phố trực thuộc Tổng cục Hải quan (quy định tại Điều 2, Quyết định số
15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng,

×