Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.08 KB, 33 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY
BIẾN THẾ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới phân tích
Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội là
một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị máy công nghiệp, do vậy chu trình
sản xuất sản phẩm thường dài, giá trị sản phẩm lớn. Điều này sẽ làm cho tốc độ
lưu thông vốn sẽ chậm so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực
khác.
Bên cạnh đó, do sản phẩm có giá trị lớn và nhu cầu tiêu thụ của sản
phẩm này không mang tính chất phổ biến, do vậy công ty hoạt động sản xuất
kinh doanh dựa vào đơn đặt hàng.
Công ty xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo từng quý, cuối kỳ
kế toán, tổng hợp và đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm. Do Công ty
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nên thông tin về công ty không
chỉ có Ban quản trị, Ban giám đốc quan tâm mà còn được rất đông các nhà đầu
tư quan tâm. Kết quả kinh doanh trong từng quý là mục tiêu quan tâm của Ban
giám đốc nhắm đưa ra những giải pháp tích cực, nâng cao hiệu quả kinh doanh
trong quý tiếp theo. Đồng thời, là chỉ tiêu để các nhà đầu tư đưa ra quyết định
sử dụng vốn của mình.
Từ đặc điểm đó, cho ta thấy muốn đánh giá đúng về tình hình tài
chính của công ty khi phân tích tình hình tài chính của công chúng ta chủ yếu
tập trung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu
quả kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty. Khi phân tích các chỉ tiêu tài
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
1
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


chính này, Công ty cần so sánh giữa các năm, đồng thời cần đánh giá chênh
lệch giữa các quý để dánh giá tốc độ phát triển của Công ty trong vi mô.
Hệ thống báo cáo tài chính ở Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và
Vật liệu điện Hà Nội do kế toán trưởng lập, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm
tra và báo cáo cấp trên, chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về nội dung của
Báo cáo. Các báo cáo được lập định kì vào cuối mỗi quý và cuối năm. Báo cáo
tài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình
thành các tài sản đó.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết
quả khác.
2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
2.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá
kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Đối với
phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng so sánh
ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc).
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
2
2
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối
và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn so sánh dọc là
việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu
trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng được phương pháp
này, mà phải tùy từng hoàn cảnh điều kiện mà người phân tích chọn phương
pháp phân tích phù hợp.
- Điều kiện so sánh của chỉ tiêu
Để so sánh được với nhau các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện có thể
so sánh. Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh,
về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường.
Gốc so sánh
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì ta không thể so sánh được khi
không có số liệu của năm gốc. Việc xác định gốc phân tích tùy thuộc vào mục
đích của nhà phân tích. Gốc so sánh thường được xác dịnh theo thời gian và
không gian.
+ Về mặt thời gian: Có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm
trước hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng,tuần, ngày cụ thể...) để làm
gốc so sánh.
+ Về không gian: Có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của tổng
thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương, để làm gốc so
sánh.
2.2.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Theo phương pháp này, để nghiên
cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, ta chỉ phải loại trừ ảnh hưởng của các
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
3
3

4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhân tố còn lại. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai
dạng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần
lượt các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ
tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi.
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay
thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với
chỉ tiêu dưới dạng tích, được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân
tố chất lượng. Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố ta sử dụng phần chênh
lệch của nhân tố đó nhân với trị số của những nhân tố khác, nhân tố chưa thay
đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân
tích. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra đánh giá phù
hợp.
2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy
biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ cung cấp cho
người sử dụng một cái nhìn tổng quát nhất về bức tranh tài chính của công ty.
Kết quả đánh giá sẽ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính thấy được thực
chất của quá trình sản xuất kinh doanh và dự toán được khả năng phát triển của
công ty trong những năm tới, đồng thời có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho
mục đích của mình.
Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của tài sản
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
4
4
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản giúp cho
những nhà quản trị có cách nhìn đúng đắn về việc đầu tư vào các loại tài sản
của doanh nghiệp mình đã hợp lý hay chưa. Vì sao giá trị của loại tài sản này
lại lớn, của tài sản khác lại nhỏ, cơ cấu của các loại tài sản đã phù hợp với
doang nghiệp mình hay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp sẽ có cách giải quyết
như thế nào cho hợp lý?
Dựa vào BCĐKT phần tài sản ngày 31/12/2008 của công ty(xem phụ
lục), ta lập được bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (Bảng 1).
Từ các chỉ tiêu trong bảng 1, ta thấy rằng :
Tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 5.254.094.476 đồng,
tương ứng với 9,2%. Trong đó tài sản dài hạn tăng nhiều khoảng gần 4 tỷ đồng,
tương ứng với 28,1% so với đầu năm làm cho tỷ trọng của tài sản dài hạn lại
càng tăng so với cơ cấu tài sản đầu năm là 24,7%, cuối năm 2008 con số này là
29%. Mặt khác, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại giảm, và tỷ lệ giảm đúng bằng tỷ
lệ tăng của tài sản dài hạn,khoảng 4,3%. Vậy lý do mà tài sản ngắn hạn giảm,
tài sản dài hạn tăng là gì? Và cơ cấu tài sản như hiện nay đã hợp lý hay chưa?
Chúng ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể để tìm nguyên nhân cho lý do
trên.
Khoản mục tiền và tương đương tiền tăng không đáng kế,tăng
347.092.139 đồng so với đầu năm, tương ứng là 5,6%. Như vậy, tiền vốn của
doanh nghiệp hiện đang được sử dụng rất tốt, không có tình trạng nguồn vốn
nhàn rỗi.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm giảm nhiều
so với đầu năm. Đầu năm 2008, giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là
hơn 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2008, giá trị này là 0 đồng.
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
5
5
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm, điều này chứng tỏ khả năng thu
hồi nợ trong năm của doanh nghiệp tương đối tốt hoặc cũng có thể do mức tiêu
thụ trong năm của doanh nghiệp không cao. Cụ thể, khoản phải thu ngăn hạn
giảm 2.861.335.585 đồng, tương ứng khoảng 21%. Khoản phải thu ngắn hạn
giảm hơn 2 tỷ đồng, nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền của doanh
nghiệp chỉ tăng không đáng kể, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp đã sử dụng
khoản tiền đó vào mục đích gì? Và liệu trong nền kinh tế như hiện nay thì
quyết định đó có phù hợp hay không?
Nguyên nhân chính của việc tài sản ngắn hạn giảm tỷ trọng so với đầu
năm là do các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm.
Mặt khác, tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm của doanh nghiệp lại tăng so
với đầu năm, cụ thể tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng với 24,1%. Điều này cho
thấy trong năm tài chính, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp bị giảm xuống, và
nguồn vốn của công ty có dấu hiệu bị ứ đọng ở hàng tồn kho. Tốc độ quay
vòng của đồng vốn có dấu hiệu giảm. Công ty nên phát huy tích cực và cải
thiện các khâu như bán hàng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm...để tạo mối quan
hệ tốt với khách hàng và đẩy nhanh sức tiêu thụ.
Tài sản ngắn hạn có tỷ lệ tăng và giảm gần xấp xỉ nhau, do vậy nguyên
nhân chính khiến tài sản biến động là nằm ở tài sản dài hạn.
Với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu
trong doanh nghiệp. Trong năm 2008, tài sản cố định của công ty tăng
3.805.997.409 đồng, tương ứng 27,4%. Điều này chứng tỏ trong năm 2008,
công ty đã đầu tư mua sắm tài sản cố định. Là một doanh nghiệp sản xuất trong
ngành công nghiệp mà tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản là 29%,
chứng tỏ trang thiết bị sử dụng cho việc sản xuất của công ty chưa được đầu tư
đúng mức, cơ cấu tài sản trong công ty chưa thực sự phù hợp với ngành. Do
vậy, công ty nên có những giải pháp đầu tư tài sản phù hợp, cân đối hợp lý cơ
cấu tài sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và đẩy
nhanh quá trình tiêu thụ nhẵm đưa lại mức lợi nhuận cao nhất .

Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
6
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
7
7
Chỉ tiêu

số
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền(đồng)
Tỷ
trọng
Số tiền(đồng)
Tỷ
trọng
Số tiền(đồng)
A.Tài sản ngắn hạn 100 44.251.213.055 0,71 42.968.259.429 0,753 1.282.953.626
I.Tiền và các khoản tương đương
tiền
110 6.463.740.363 0,146 6.116.648.224 0,142 347.092.139
II.Các khoản đấu tư tài chính ngắn
hạn
102 0 - 3.500.000.000 0,081 -3.500.000.000
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
130 10.715.466.877 0,2422 13.576.802.462 0,316 -2.861.335.585
IV.Hàng tồn kho

140 23.700.816.013 0,5356 19.093.078.125 0,445 4.607.737.888
V.Tài sản ngắn hạn khác
150 3.371.189.802 0.0762 681.730.618 0,016 2.689.459.184
B.Tài sản dài hạn 200 18.078.320.058 0,29 14.107.179.208 0,247 3.971.140.850
I.Các khoản phải thu dài hạn
210 0 - 0 -
II.Tài sản cố định
220 17.706.202.179 0,9794 13.900.204.770 0,9853 3.805.997.409
III.Bất động sản đầu tư
230 0 - 0 -
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
240 0 - 0 -
V.Tài sản dài hạn khác
250 372.117.879 0,0206 206.974.438 0,0147 165.143.441
Tổ
ng tài sản
27
0
62.329.533.11
3

1,000
57.075.438.63
7

1,000
5.254.094.476
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có tài sản, tài sản là
phương tiện, là công cụ để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình.
Tài sản được đầu tư, tài trợ bằng nguồn vốn, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Việc phân bổ cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả như thế nào là phù hợp phụ thuộc vào nhà quản lý, vào năng lực của
nhà quản lý và hoàn cảnh kinh doanh của công ty. Nhưng vấn đề đặt ra là tỷ trọng
nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tối thiểu là bao nhiêu thì được đánh giá là hợp
lý, và có đủ điều kiện để đánh giá doanh nghiệp có một tình hình tài chính vững
mạnh?
Với một doanh nghiệp sản xuất thì nguồn VCSH và nợ dài hạn của doanh
nghiệp phải đủ để tài trợ cho TSDH. TSDH là tài sản có thời gian sử dụng lâu dài,
vốn thu hồi chậm, do đó nó phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, lâu
dài.
Với Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội, qua
phân tích Bảng 2, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty cuối năm đã tăng so với đầu
năm là 5.254.094.476 đồng, tương ứng là 9,2%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do
nhân tố cơ bản là Nợ phải trả biến động.
Cụ thể là Nợ phải trả của công ty tăng từ 18.682.217.197 đồng lên
26.191.432.424 đồng, tức là tăng 7.509.215.227 đồng tương ứng 40,2%. Tỷ trọng
nợ của công ty cũng tăng lên từ 32,7% lên 42%. Điều này chứng tỏ trong năm hiện
tại công ty chưa tích cực trả nợ. Mặt khác, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn
vốn trong cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 45%, điều này chứng
tỏ VCSH của công ty có khả năng tài trợ hơn một nữa tổng tài sản. Yếu tố này làm
cho bức tranh tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn.
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
8
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nợ phải trả tăng lên là do Nợ ngắn hạn. Con số này cho biết, Công ty phải
nhanh chóng có kế hoạch và biện pháp kịp thời để trả số nợ ngắn hạn trong năm
tới. Nếu Công ty không trả kịp thời, sẽ dẫn đến nợ quá hạn, khi nợ quá hạn nhiều,
sẽ phát sinh thêm chi phí làm cho chi phí của khoản nợ này là rất lớn. Điều này ảnh
hưởng không tốt đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty.
Vốn chủ sở hữu của Công ty đầu năm giảm so với cuối năm là
2.265.220.751 đồng, tương ứng là 5,9%, nguyên nhân chính là do giảm lợi nhuận
chưa phân phối.
Như vậy qua phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng lớn, đáp ứng được nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp. Là
một công ty sản xuất thiết bị, cơ cấu vốn như thế là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng và công ty đang phải đối mặt
với những khoản nợ trước mắt. Công ty rất cần đến sự quyết định nhạy bén của nhà
quản lý để giải quyết tức thời những khoản Nợ ngắn hạn cần phải thanh toán trong
năm, đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền
A.Nợ phải trả 18.682.217.197 0,327 26.191.432.424 0,42 7.509.215.227
I.Nợ ngắn hạn 18.649.632.447 0,998 26.158.847.674 0,998 7.509.215.227
II.Nợ dài hạn 32.584.750 0,002 32.584.750 0,002
B.Vốn chủ sở hữu 38.393.211.440 0,673 36.138.100.689 0,58 -2.255.110.751
I.Vốn chủ sở hữu 38.381.954.034 0,9997 36.116.733.283 0,999
4
-2.265.220.751
II.Nguồn kinh phí và quỹ
khác
11.267.406 0,0003 21.367.406 0,000

6
Tổng nguồn vốn
57.075.438.637 1,000
62.329.533.11
3 1,000 5.254.094.476
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
9
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
10
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Các nhà phân tích còn
sử dụng hai hệ số sau:
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Vốn CSH
1.Hệ số tài trợ =
Tổng nguồn vốn
0,673 0,58
Vốn CSH
2.Hệ số tự tài trợ =
Tổng TSDH
2,72 1,99
Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính
Nhìn vào kết quả phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu trên đều rất cao: chỉ tiêu
(1) đều lớn hơn 0,5 trong cả hai thời điểm đầu và cuối năm. Chỉ tiêu (2) cho biết

năm 2007, một đồng TSDH của công ty được tài trợ bằng 2,72 đồng VCSH, năm
2008 con số này là 1,99 đồng, giảm 0,73 đồng.
Điều này cho thấy VCSH của doang nghiệp không những đủ để tài trợ cho
TSDH mà còn tài trợ được một phần TSNH.
Qua những chỉ tiêu phân tích trên ta thấy nhìn chung tình hình tài chính của
công ty là tương đối ổn định và lành mạnh, mức độ tự chủ về tài chính là tương đối
cao.
2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình công nợ của công ty
Trong mọi trường hợp, dù có lý do nào đi chăng nữa thì việc đi chiếm dụng
vốn của người khác hay bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn đều không tốt.
Theo lý thuyết, một doanh nghiệp được coi là có nền tài chính lành mạnh khi
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
11
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp đó không bị chiếm dụng vốn và không đi chiếm dụng vốn của người
khác. Nhưng đó chỉ là trên mặt lý thuyết, còn trong thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh là vô cùng phức tạp và khác xa rất nhiều. Một doanh nghiệp không thể
không đi chiếm dụng vốn của người khác vì nhu cầu về vốn của mình. Ví dụ khi
công ty cần mua yếu tố đầu vào cho sản xuất như là NVL nhưng hiện tại công ty
không có đủ tiền để chi trả cho khoản mua đó, công ty có thể nợ và trả tiền sau.
Trong mối quan hệ làm ăn, việc quan hệ với các đối tác sẽ tạo uy tín cho công ty,
niềm tin của đối tác đối với công ty nên công ty có thể mua các yếu tố đầu vào cho
sản xuất mà không cần thanh toán ngay. Đây cũng là một điều kiện giúp công ty có
thể nắm bắt được các cơ hội sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân
trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi của mình không lớn.
Mặt khác, để thu hút được nhiều khách hàng, công ty áp dụng phương pháp
cho khách hàng chịu. Sẽ có rất nhiều khách hàng muốn mua hàng nhưng tại thời

điểm cần mua hàng thì không đủ tiền để chi trả. Do vậy, bằng uy tín mà khách
hàng tạo với công ty, công ty sẽ cân nhắc và cho phép khách hàng chiếm dụng một
phần vốn của mình.
Hơn nữa, sản phẩm mà công ty sản xuất có giá trị lớn, thế nên việc bị chiếm
dụng vốn có thể được coi là điều hiển nhiên trong sản xuất.
Vấn đề đặt ra là tỷ lệ giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng bao
nhiêu là hợp lý. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này bằng 1 là hợp lý, và nó có thể
xê dịch lên xuống nhưng với tỷ lệ vừa phải. Trong thực tế có rất ít doanh nghiệp
đạt được tỷ lệ bằng 1, nhưng giới phân tích đều cho rằng đây sẽ là tỷ lệ chuẩn mà
các doanh nghiệp đều phải lấy đó làm mục tiêu để hướng tới.
Trước khi phân tích tỷ lệ này, chúng ta sẽ xem xét qua tình hình tăng giảm
các khoản phải thu của công ty trong hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2008.
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
12
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chỉ tiêu Mã
số
Cuối năm 2008 Đầu năm 2008 Chênh lệch
Số tiền %
I.Các khoản phải
thu khách hàng
130 11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12
1.Phải thu khách hàng 131 11.163.505.927 13.577.827.953 -2.414.322.026 17,78
2.Trả trước người bán 132 333.140.750 1.264.610.169 -931.469.419 279
3 .Các khoản phải thu
khác
135 0 112.143.300 -112.143.300 100

Tổng
11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12
Bảng 4: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu
Theo tài liệu trong bảng phân tích trên, ta thấy:
Các khoản phải thu của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm
23,12% về số tương đối và 3.457.935.749 đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân chính
làm cho nợ phải thu giảm là do phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảm nhanh
2.414.322.026 đồng tương ứng 17,78% chiếm khoảng 84,38% khoản giảm xuống
tương ứng của các khoản phải thu.
Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết TK 131 và hệ thống báo cáo tài chính, ta
tính được:
Tổng số tiền hàng
Số vòng luân bán chịu 89,321.627.610
chuyển các = = = 7,35
khoản phải thu Số dư bình quân 12.146.134.670
các khoản phải thu
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
13
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365
vòng của các = = = 49,66
khoản phải thu Số vòng luân chuyển 7,35
các khoản phải thu
Trong khi thời gian mà công ty cho khách hàng nợ ghi trong hợp đồng là 30
ngày thì thời gian quay vòng của các khoản phải thu là hơn 49 ngày, gấp 1,6 lần.
Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ của mình. Bởi điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình sản xuất của công ty. Thu hồi nợ chậm sẽ làm vốn lưu chuyển
chậm và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.

Để xem xét tỷ lệ của việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của
người khác có hợp lý hay không, chúng ta sẽ đi phân tích tình hình tăng giảm các
khoản nợ phải trả để biết được tình trạng chiếm dụng vốn này có hợp lý hay
không? Có điểm nào cần phải lưu ý hay không?
Chỉ tiêu

số Cuối năm 2008 Đầu năm 2008
Chênh lệch
Số tiền %
A.Nợ phải trả 300 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2
I.Nợ phải trả ngắn hạn 310 26.158.847.674 18.649.632.447 7.509.215.227 40,2
1.Vay và nợ ngắn hạn 311 10.184.112.110 5.836.903.607 4.347.208.503 74,5
2.Phải trả người bán 312 6.079.179.116 8.539.342.660 -2.460.163.544 28,8
3.Người mua trả tiền
trước
313 2.143.862.242 2.122.508.125 21.354.115 1,006
4.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
314 216.070.585 289.387.531 -73.316.946 25,33
5.Phải trả người lao
động
315 3.259.641.124 1.639.528.444 1.620.112.680 98,8
6.Các khoản phải trả
khác
319 4.275.982.497 221.962.080 4.037.679.044 1819
II.Nợ dài hạn 330 32.584.750 32.584.750 0
Tổng 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2
Bảng 5: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
14

14

×